PHÁP NGỮ 9 - Thiền Sư Viên Minh



Hiểu đúng chính là tu tập thực tế


 “Cái hiểu của chúng ta về Phật giáo không phải chỉ là cái hiểu lý trí. Hiểu đúng chính là tu tập thực tế.”
TINH THẦN THIỀN TRUYỀN THỐNG “Nếu quí vị cố gắng đạt giác ngộ, quí vị đang tạo nghiệp và bị nghiệp lèo lái, và quí vị đang phí thì giờ trên chiếc bồ đòn màu đen của quí vị.”
...Trước khi Bồ-đề Đạt-ma đến Trung Hoa, hầu hết tất cả những câu nói rất nổi tiếng của Thiền có sẵn đều được đem ra dùng. Chẳng hạn, có ngữ cú, “bỗng nhiên giác ngộ” (sudden enlightenment: đốn ngộ). “Bỗng nhiên giác ngộ” không phải là cách dịch thích đáng, nhưng tạm thời tôi sẽ dùng cách diễn đạt này. Giác ngộ đột nhiên đến với chúng ta. Đây là chân giác ngộ. Trước Bồ-đề Đạt-ma, người ta nghĩ rằng sau một thời gian dài chuẩn bị, đột nhiên giác ngộ sẽ đến. Như vậy, tu Thiền là một loại luyện tập để đạt giác ngộ. Thực tế, ngày nay nhiều người đang tu tập tọa thiền với ý niệm này. Nhưng đây không phải là cách hiểu Thiền truyền thống.

Ngắm nhìn tĩnh tại thôi

Chúng ta thường nghe nói rằng chữ tu có nghĩa là sửa. Tu tập có nghĩa là ta sửa đổi để mình có thể được trở nên tốt đẹp hơn, sống an vui và hạnh phúc hơn. Nhưng vấn đề “sửa đổi” ấy cũng không dễ hiểu và đơn giản như chúng ta vẫn tưởng. Vì thế nào là sửa đổi, mà thật ra ta có thể thay đổi được những gì?

Tu tập Bát Chánh Đạo

... Thiền minh sát (vipassanā) bao giờ cũng gồm định và tuệ; và khi thực hành thì chánh niệm mang chức năng của định và tỉnh giác mang chức năng tuệ. Vậy, trong tất cả các trường hợp khi đi đứng nằm ngồi, mặc áo ăn cơm, lái xe, làm việc tại công sở... hành giả minh sát phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh giác. Tuy nhiên, điều đặc biệt lưu ý là chánh niệm, tỉnh giác không phải hai trạng thái tâm trí tách biệt, định tuệ tách biệt. Nó là nhất như đấy!

TÂM THIỀN - Ni Sư Ayya Khema

...Không có tâm thiền và sự trải nghiệm, Pháp không thể phát khởi trong lòng ta, vì Pháp không nằm trong ngôn từ. Đức Phật có khả năng diễn đạt bằng ngôn từ những kinh nghiệm diễn ra bên trong Ngài vì lợi ích của chúng ta, để ban cho chúng ta những lời hướng dẫn. Có nghĩa là Phật chỉ cho ta phương hướng nhưng ta phải tự mình bước đi.
Để có được tâm thiền, ta cần phát triển một số đức tính nội tại quan trọng. Chúng ta đã có sẵn những hạt giống đó ở bên trong, nếu không, ta không thể vun trồng chúng. Ví như nếu muốn hoa mọc trong vườn, mà ta không có hạt giống, thì dù ta có tưới bao nhiêu nước, bón bao nhiêu phân, cũng không có hoa mọc lên.

Thực tập đúng đắn

Đức Thế Tôn, Bậc Toàn Giác đã dạy một phương pháp, tất cả chúng ta có thể thực tập và đến để nhận chân giáo pháp này. Việc ấy không lớn lao, chỉ là việc nhỏ nhưng đúng đắn, chân chánh. Ví như nhìn sợi tóc. Nếu chỉ cần biết một sợi tóc, chúng ta sẽ biết những sợi tóc khác cũng thế, kể cả của chính tự thân hay của ai khác. Chúng ta chỉ đơn giản biết chúng đều là “tóc.” Chỉ với một sợi tóc chúng ta biết tất cả.
Hay suy ngẫm về con người ta. Nếu chúng ta thấy bản chất thật sự của mọi nhân tố nơi chính mình, chúng ta sẽ biết tất cả mọi người trên thế giới này cũng giống như thế bởi vì cấu trúc con người đều giống nhau. Giáo pháp cũng như vậy. Một vật là nhỏ nhưng cũng thật là lớn. Đó là thấy sự thật trong một nhân tố là thấy sự thật trong tất cả.

CƯ SĨ BÀNG LONG UẨN

Ông Bàng Uẩn (tên Trung Hoa là P'ang Yun, theo cuốn A Man of Zen, của R.F. Sasaki, Y. Iriya và D.R. Fraser) người huyện Hành Dương, Trung Hoa, tự là Đạo Huyền (Tao-hsuan) sinh khoảng năm 740 và chết năm 808. Ông sống tại Hành Dương với vợ và hai con: một trai tên Kenh-huo, một gái tên Linh Chiếu (Ling-Chao). Tất cả gia đình tu theo Thiền Tông, và đều được coi như đã ngộ đạo hết.

Thiền và Kiếm

'Thiền' tiếng phạn gọi là "Dhyana", nghĩa đen là định niệm. Ngoài ra "thiền" còn được hiểu như "phương pháp tu dưỡng" ở Nhật Bản nói riêng và đông phương nói chung. Nói đến thiền chúng ta thường hình dung cảnh tham thiền nhập định, ngồi kiết già, điều tức quay mặt vào tường trong thiền viện, hoặc liên tưởng đến trạng thái thoát tục, thanh thoát nhẹ nhàng như nước chảy hoa nở, mây bay, trăng soi, một trạng thái thần tiên hòa nhịp với thiên nhiên cỏ cây như qua mấy vần thơ sau:

Chính cuộc đời là môi trường tốt nhất cho sự giác ngộ giải thoát ("Everyone has the right to freedom of thought...")


Bất cứ ai, dù có Tôn giáo hay không theo chủ thuyết nào, mà biết trở về trải nghiệm, chiêm nghiệm và thấy ra thực tại như nó đang là ngay nơi thân tâm và cuộc sống này thì người ấy vẫn có thể giác ngộ Chân Lý, đơn giản chỉ vì Chân Lý ở khắp mọi nơi. Không phải Tôn giáo hay chủ thuyết nào mà chính cuộc đời là môi trường tốt nhất cho sự giác ngộ giải thoát.

Tâm bình thường là đạo - MASAO ABE


Thiền là gì? Để trả lời câu hỏi này, ngôn từ không phải bao giờ cũng cần thiết hay hoàn toàn thích đáng. Người ta có thể trả lời câu hỏi này bằng cách giơ ngón tay lên hay đập nắm tay xuống bàn hay chỉ bằng cách cứ im lặng. Đây là những câu đáp không lời cho câu hỏi “Thiền là gì?”, đây là biểu lộ chân thực của những gì trú ẩn sâu kín vượt ngoài ngôn từ và sự phân tích có tính cách lý trí.
Tuy nhiên, không nhất thiết là không thể nêu ra một câu đáp bằng lời. Lịch sử của Thiền đã chứng tỏ điều này. Có nhiều trường hợp các thiền sư đã đưa ra những câu đáp bằng lời cho các môn đệ của mình. Thế nhưng những câu đáp bằng lời như thế thường lại hoàn toàn bất ngờ, kỳ cục hoặc phi luận lý. Khi được hỏi “Phật là gì?” là câu hỏi tương đương với câu “Thiền là gì?” thì câu trả lời của Động Sơn (807-869) là “Ba cân gai!”, của Triệu Châu (778-897) là “Hãy xem núi Tây chuyển trên sóng!”.

Kề cạnh cái chết

Với tôi sống chết nào đâu,
Chỉ có sóng thở nhịp cầu tử sinh.

Cơ thể này của chúng ta được sanh ra chỉ một lần trên đời, lớn lên, già đi rồi chết. Thật ra, đây mới chỉ là một sự hiểu biết thể lý, vật chất ở mức độ rất thô thiển mà thôi. Tác giả của bài kệ này không nói về cuộc sống và cái chết của con người ở mức độ thô thiển và nông cạn như thế. Ông muốn nói đến bản chất của cuộc sống và cái chết vi tế ở trong tâm (là các hiện tượng tâm lý).
Là một hành giả thực hành niệm hơi thở (anapana), tác giả muốn ám chỉ đến hơi thở của mình với lối ẩn dụ về những nhịp sóng triều lên xuống. Khi bạn hít vào giống như nhịp sóng lên cao, một hơi thở ra như ngọn triều xuống thấp. Có được một hình ảnh như thế và chú tâm vào nó, bạn có thể quán chiếu về cuộc sống và cái chết, bạn có thể thấy được, có thể hiểu được sinh tử, tử sinh của một kiếp người.

Tám Pháp Thế Gian (Atthalokadhamma)

Thế gian chênh lệch nầy quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ, và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đấy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng.
Với người lạc quan, thế gian nầy tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đấy gai chướng. Nhưng đối vối người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không hoàn toàn xấu xa.

Tự Do Tư Tưởng - Ánh Sáng cho Chính Mình

Tâm trí không thể tự do khi mà nó còn bị rập khuôn hoặc điều kiện hóa. Người ta nghĩ rằng không thể để cho bạn được tự do suy nghĩ, không bị rèn luyện vào khuôn khổ, mà phải bắt tâm trí bạn vào một khuôn khổ nào đó. Ngoài ra, đối với một nền văn minh càng lâu đời, thì sức nặng của truyền thống, của thẩm quyền, của những quy tắc càng đè nặng trĩu lên tâm trí con người.
Lấy thí dụ những chủng tộc cổ xưa như Ấn Độ bị sống gò ép vào khuôn khổ hơn những người sống tại Mỹ, nơi có nhiều tự do về đời sống xã hội và kinh tế, vì đó là một dân tộc gồm những nhà tiền phong mở đường lập quốc mới gần đây.

MILAREPA HƯỚNG DẪN MỘT THANH NIÊN GIÁC NGỘ CHÂN TÂM

Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han.
- Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao?
- Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời.
- Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.
- Với bồ đề tâm.
- Hắn đang ở đâu?
- Trong căn nhà ý thức của tôi.
- Đó là loại nhà gì vậy? Người khách lớn tuổi hơn thắc mắc.
- Đó là thân thể của tôi.

Tâm là nhà - My minds is my home

 – Tôi không có cha mẹ. Tôi lấy Trời và Đất làm cha mẹ.
Điều đó có nghĩa là không chỉ cha mẹ bạn tạo ra bạn. Họ không thể làm việc đó chỉ với chính họ. Đó là toàn thể vũ trụ cho bạn ra đời, đó là tự nhiên, và là nghiệp của bạn.
Khi bạn nghĩ về những dòng này, nó làm cho bạn cảm thấy liên đới với toàn thể vũ trụ, và cảm giác đó là thực sự kinh ngạc. Đó là một cảm giác rất kỳ diệu.

Lợi ích của bình thản chịu đựng


loi-ich-binh-than-chiu-dungKhông ai thích khó khăn, gian khổ đơn giản chỉ vì những điều này rất khó chịu. Nhưng như chúng ta đã biết, không phải tất cả những gì khó chịu đều vô ích hay có hại. Thực ra, phần lớn khổ đau giúp chúng ta thăng hoa rất nhiều phương diện nếu chúng ta biết kiên nhẫn lắng nghe, học hỏi và chiêm nghiệm kỹ càng. Muốn biết vàng ròng phải cần thử lửa, và như vậy muốn vượt qua những thử thách gian khổ để hoàn thành bài học giác ngộ của mình thì trước hết bạn phải có lòng nhẫn nại.
Khi bạn đã có đủ nhẫn nại để vượt qua những trắc nghiệm gian khó thì đồng thời dù không mong đợi bạn vẫn gặt hái được những thành quả xứng đáng bất ngờ.