Yếu tố quan trọng trong thiền quán Tứ Niệm Xứ


...Trong quán niệm, con càng tự nhiên càng tốt. Và cần nhớ rằng chính yếu không phải là đối tượng gì mà là cái thấy sáng suốt, định tĩnh, trong lành của con trên đối tượng ấy. Đối tượng chỉ là trợ duyên cho cái thấy phát huy tính soi chiếu trong sáng trung thực của nó mà thôi. Vì vậy thấy rõ đối tượng không có nghĩa là phải nắm bắt chi tiết ngoại tướng của đối tượng mà là thấy tính chất phổ quát của nó, tức là chỉ cần thấy cốt lỏi tinh yếu là được...



Nghĩ về Krishnamurti

Qua những buổi nói chuyện của Krishnamurti, người ta cảm thấy thái độ của ông đối với tôn giáo có vẻ khắc nghiệt, và điều này làm nhiều người sùng đạo buồn lòng; tuy nhiên, có người tìm ra được những đoạn ông nói về điều bất khả tri, về điều vô lượng, về năng lực phi thường từ hư vô, lại nghĩ ông là người duy linh, mê tín. Nói chung cả thái độ theo tôn giáo lẫn chống tôn giáo tìm thấy ở Krishnamurti điều đáng trách. Chúng ta thấy có nhiều nơi ngăn trở không cho Krishnamurti nói chuyện vì nghĩ rằng ông bài xích tôn giáo, và lại có nơi ngăn trở ông vì cổ xúy tín ngưỡng huyền hoặc hay thuyết giảng tư tưởng tiêu cực.

Bí quyết của GIẢI THOÁT


...Bí quyết của giải thoát không phải là ước mơ hay chạy trốn (bằng mọi hình thức) mà là phải đối mặt với chính cuộc đời. Còn đau khổ là tại vì còn có cái ta để đau khổ, mà còn cái ta để đau khổ thì dù ở bất cứ đâu cũng vẫn cứ đau khổ như thường...


Bể khổ mênh mông - Hồi đầu là bến


... Bể khổ mênh mông, vấn đề không phải là sửa hay không sửa, mà phải biết hồi đầu. Tất cả lỗi lầm đều do lý trí vọng thức mà hướng ra ngoài. Hồi đầu, tức chánh niệm tỉnh giác, là bến. Hồi đầu là không buông trôi theo lý trí vọng thức, cũng không chống lại nó mà quay lại nhìn thẳng vào lý trí vọng thức, vào lỗi lầm đang khởi sinh và đang tự diệt cho nên ngay nơi sinh diệt mà giác ngộ giải thoát...


Tạo ra Hạnh Phúc


Không lo lắng

Buông bỏ “người điều khiển”, tiếp xúc nhiều hơn với giây phút hiện tại và sẵn sàng hơn đối với sự bất định của tương lai giải phóng cho chúng ta khỏi nhà tù của sợ lo sợ. Nó giúp chúng ta đáp ứng với những thách thức của cuộc đời với tuệ giác sẵn có của mình, và đưa chúng ta ra khỏi tình huống khó khăn một cách an toàn.

Đối Nội và Đối Ngoại




...Sống trên đời con sẽ thấy đối nội và đối ngoại đều quan trọng cả. Đối nội thì mình phải trong sáng, hồn nhiên, bình lặng. Đối ngoại thì mình phải thương yêu, giúp đỡ, hòa thuận với mọi người...


CẢM XÚC CÓ VAI TRÒ GÌ TRONG ĐỜI SỐNG ?

Những cảm xúc hình thành bằng cách nào? Rất đơn giản. Chúng hình thành qua sự kích thích, qua bộ thần kinh. Bạn châm kim vào tôi, tôi nhẩy dựng lên. Bạn khen ngợi tôi, tôi thấy thú vị. Bạn sỉ nhục tôi, tôi không thích. Qua các giác quan của chúng ta, cảm xúc hình thành. Và phần đông chúng ta, hiển nhiên là chúng ta hành động dựa theo cảm xúc của khoái lạc, bạn ạ.
Bạn muốn được thừa nhận như là một người Ấn giáo. Thế là bạn đã thuộc về một nhóm, một cộng đồng, một truyền thống, dù là truyền thống cổ xưa; và bạn thích thế, với Áo Nghĩa Thư, và với cả núi truyền thống cổ điển. Người Hồi giáo thì cũng vậy, họ thích cái của họ, v.v... Cảm xúc của chúng ta hình thành từ sự kích thích, từ môi trường sống, vân vân, thật là quá rõ.



Ra Đi và Trở Về

Cuộc đời dường như là cuộc hẹn ra đi và trở về. Sinh ra trong cuộc đời giống như rời bỏ quê hương đi tìm một cái gì đó trong trời đất, và hẹn ngày trở lại... Thế rồi đi vào viễn mộng, trải qua bao nỗi thăng trầm, sóng gió... một ngày nào đó chợt nhớ đến lời hẹn ước trở về cố quận. Ra đi là hẹn hay trở về là hẹn, hay ra đi chính là trở về? Đó là một bí mật mà mỗi người phải tự mình khám phá ra câu trả lời đích thực cho chính mình. Và phải chăng giải đáp đó cũng chính là ý nghĩa cuộc đời?

Thương yêu chăm sóc mọi người

Hạnh phúc chân thật trong cuộc sống bắt đầu có được khi bạn bắt đầu thương yêu chăm sóc mọi người.
TƯ TƯỞNG BỒ ĐỀ TÂM thật vĩ đại không gì so sánh nổi. Bồ Đề Tâm làm nên mọi sự và khiến cho mọi người ưa thích, hài lòng. Bồ đề tâm đích thực là điều mà ta quan tâm trong cuộc sống này. Ngoài ra, bất cứ cái gì khác đều vô nghĩa, trống rỗng, vô ích.
Hạnh phúc chân thật và sự mãn nguyện chân thật sẽ xuất hiện khi bạn bắt đầu sống một cuộc sống vì người khác. Bạn nhập thất ẩn tu vì người, làm việc ở cơ quan cho người, nấu ăn cho người. Khi thái độ của bạn thay đổi nhằm để làm mọi việc, vì người khác, giúp dẹp bỏ khổ đau và tích luỹ hạnh phúc cho họ, lúc đó bạn sẽ có được sự mãn nguyện và bình an chân thật trong tâm.

Hình ảnh và sự chú tâm

Cái gì là mối liên hệ hiện thực giữa chúng ta với nhau trong đời sống hàng ngày? Nếu bạn xem xét điều này thật kỹ và đừng sợ sệt, hãy nhìn điều gì xảy ra. Bạn sẽ có một hình ảnh về chính mình, đúng thế không? Bạn có một hình ảnh, một ý niệm, một hình dung về chính bạn, và người mà bạn liên hệ cũng có hình dung của người đó, hình ảnh của người đó về chính họ. Xin hãy nhớ, bạn đang nhìn ngó chính mình, chứ không phải chỉ nghe những lời này thôi đâu. Ngôn ngữ chỉ là tấm gương và tấm gương trở nên vô dụng nếu bạn tự nhìn ngắm mình. Thế nên bạn cũng như người khác, đàn ông cũng như đàn bà, con trai cũng như con gái, chồng cũng như vợ, v.v…, mỗi người đều có một hình ảnh, một kết luận, một ý niệm về chính bản thân mình. 

DVD Thực Tánh Đế - Thầy Viên Minh giảng

Khi Đức Phật nói Pháp, mức độ chứng ngộ của mỗi người khác nhau. Người có thể đắc quả A La Hán,... Tu Đà Huờn...Hoặc không chứng quả gì cả...Tất cả đều là do mức độ thấy Thực Tánh Pháp hay Pháp Chế Định...
Trong Thiền Tông, tất cả những ngữ lực những câu công án, hay câu thoại đầu cũng đưa ra cho người tham công án để thấy nó dưới hình thức Thực Tánh Pháp hay Pháp Chế Định...( Chân Đế hay Tục Đế)
Vậy làm thế nào có thể thấy được Thực Tánh Pháp? Và "THẤY" như thế nào mới là thấy Thực Tánh Pháp...Đây là đề tài rất quan trọng đối với Thiền...Xin mời Quý vị xem DVD dưới đây:

Trung thực và chánh trực.

Năng lực thần thông tôi chẳng có,
Chỉ lấy chân thật làm sức mạnh cho mình.

...Sự chân thật quả là có năng lực thật vĩ đại. Nếu nói một cách thực sự hoàn toàn chân thật (mặc dù tôi hy vọng là mình cũng không quá chấp vào điều đó), tôi phải nói rằng thành thật 100% là một điều cực kỳ khó, khó vô cùng. Đó là lý do tại sao trong một bài kinh, Đức Phật đã hai lần nhấn mạnh đến từ trung thực và chánh trực. Ngài nói "Uju ca, suhuju ca" (Từ Bi Kinh), nghĩa là "ngay thẳng và chánh trực".

Nhị Nguyên

Tư tưởng phương Đông khá quen thuộc trong lý luận về triết thuyết nhị nguyên, tức là xét sự vật trên hai mặt đối nghịch: Thiện và ác, đúng và sai, vật chất và tinh thần, âm và dương… và thường đưa ra hướng dung hòa suy nghĩ này. Krishnamurti lại có cái nhìn khá khác biệt về tính nhị nguyên, xem khái niệm nhị nguyên là một ảo tưởng không thực khi xét về mặt nội tại.

Luật gia trì

Bạn đã nghe nói về luật hấp dẫn, bạn chưa nghe nói về luật gia trì. Luật hấp dẫn là ở chỗ mọi thứ rơi xuống. Luật gia trì là ở chỗ mọi thứ bắt đầu rơi lên. Và luật đó phải có đó bởi vì trong cuộc sống mọi thứ đều được cân bằng bởi cái đối lập. Khoa học đã đi tới khám phá ra luật hấp dẫn: Newton ngồi trên chiếc ghế dài trong vườn nhìn thấy một quả táo rụng - chuyện đó có xảy ra hay không, đấy không phải là vấn đề - nhưng thấy rằng quả táo rơi xuống, một ý nghĩ nảy sinh trong ông ấy: "Tại sao mọi thứ bao giờ cũng rơi xuống? Sao không khác đi?

Sống ĐẠ0 - Krishnamurti

Hỏi :

- Chúng ta có cách nào để có thể sống đạo trong xử thế tiếp vật với đời chăng?

Krishnamurti :

- Khi dùng từ ngữ sống đạo, ý chúng ta muốn nói gì? Phải chăng bạn muốn nói đến một cách sống mà trong đó không có sự phân chia - phân chia giữa đời thường và đời sống tôn giáo, giữa điều nên và điều không nên, giữa tôi và bạn, giữa thích và không thích? Chính sự phân chia này đem lại mâu thuẫn, xung đột. Một đời sống đầy mâu thuẫn, xung đột thì không phải là sống đạo.

Lá thư cho những người tìm đạo


Thân gởi các pháp hữu trên toàn thế giới.Trước hết tôi xin gởi lời chào đầy đạo tình đến mọi người để có thể bắt đầu đi vào lá thư. Có thể tôi đã có dịp gặp gỡ các vị tại ngôi chùa này vào mùa hè năm nay hoặc trong một buổi công giảng nào đó của tôi nhưng tôi vẫn chưa có dịp viết một lá thư để gởi đến các vị. Tôi nghĩ rằng quả là một nhân duyên lớn khi từng người trong số chúng ta tự thấy được rằng mình là một thành viên có mặt trong một tập thể đông đảo cùng hướng về cứu cánh giải thoát.

50 DANH NGÔN CỦA ĐỨC DALAI LAMA 14

Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.

Đâu chỉ của mình trăng thôi


Có lần bà Sylvia Boorstein, tác giả của quyển “Thiền Quán Thực Hành” được mời vào lớp sáu của đứa cháu ngoại để nói về đạo Phật, lớp của các em cũng mới vừa được học xong về xứ Ấn độ. Sau khi bà Sylvia trình bày, có một em trai đưa tay lên hỏi,
"Cháu có nghe nói là những người tập thiền giỏi, họ có thể biết trước được tương lai của mình, có phải vậy không?"

Bà đáp, "Có thể, nhưng đó không phải là mục đích của thiền!"
Nó hỏi tiếp, "Thế thì bà có biết ai tập thiền và có được thần thông không?"
"Bà có nghe nói về một thiền sư ở Ấn độ có khả năng đi xuyên được qua tường!"

Đạo chính là sự sống


Đạo là sáng suốt, định tĩnh, trong lành, là lẽ sống chơn thực, không điên đảo mộng tưởng, nên không phải là phương tiện, cũng không phải là cứu cánh, mà chính là bản thân sự sống như nó đang là.

Cứu Cánh & Phương Tiện


 Tuy Đạo Phật cùng chung một cứu cánh nhưng phương tiện thì tùy ở mỗi người.Tuy Thầy trò chúng ta có chung một hướng nhưng lập hạnh thì chẳng thể giống nhau...


Quan Niệm BỒ TÁT

... Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được. Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm.
Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được...
Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ:

Bản Chất Của Giáo Pháp

Một cội cây ăn trái trổ hoa đầy cành. Thỉnh thoảng một ngọn gió nhẹ nhàng thoáng qua, thổi bay rải rác xuống đất những tai hoa đang tung nở. Vài nụ còn trên cây, nở ra thành trái non. Ngọn gió khác thổi qua, cùng thế ấy làm một vài trái xanh rơi rụng. Trên cành vẫn còn những trái khác gần già hoặc đã già và những trái đã chín mùi, chờ ngày lìa cành.
Con người cũng cùng một thế ấy. Cũng như hoa và trái trước những cơn gió của đời sống con người cũng rơi rụng vào nhiều lứa tuổi khác nhau. Có trẻ con chết từ khi còn trong bụng mẹ. Những em bé khác lìa đời chỉ vài ngày sau khi được sanh ra. Những em khác nữa sống vài năm rồi ra đi.

Đối Diện với SỰ THẬT

Điều kiện tất yếu để giác ngộ là nhìn thẳng vào sự thật, phải thấy trắng (kiến tố) như Lão Tử nói, hay thấy minh bạch (Vipassanà) như Đức Phật dạy. Bởi vì bao lâu còn trốn chạy đau khổ bằng những ảo tưởng về một thứ hạnh phúc nào đó người ta chẳng bao giờ có thể thấy được bản chất của cuộc đời.

Vô ngã và tánh không trong cuộc sống

1. Bát nhã, tánh không

Trong thiền viện nọ, có vị sư từ phương xa đến xin nhập chúng tu học. Vị sư trước đây học Phật pháp tại Phật học viện và giỏi về giáo lý. Sư học hỏi giáo lý nhà thiền, được dạy Bát nhã, tánh Không và kinh Kim Cang.  Được học giáo lý, sư tâm đắc và cảm tưởng mình đã nắm vững tinh ba của thiền. Sư cao hứng, gặp ai hỏi về thiền, sư liền nói về tánh Không, nào là tám cái Không của Long Thọ, hai chục cái Không của Bát nhã, vài chục cái Không của Trung quán.

Hãy nói về Ðau khổ

Bất cứ cái gì đã xuất hiện thì phải có lúc biến mất. Nếu chúng ta có thể buông bỏ hết mọi thứ: Không cực lòng với những đau khổ, không thích thú cũng không bất mãn thì chắc chắn chúng ta sẽ được an lạc. Bất cứ một đau khổ nào có thể xảy ra trong lúc này thì cũng chỉ là những bóng khói hình sương.

Venerable Gavesako (Mitsuo Shibahashi)
Đại đức Gavesako (Mitsuo Shibahashi) sinh năm 1951 tại Nhật Bản. Là một nhà leo núi lão luyện, đại đức đã từng thành lập một nhóm hội viên để chinh phục dãy núi Himalayas. Lần đó đại đức cùng cả đoàn đi sang Ấn Độ và trong thời gian chờ đợi thời tiết tốt để bắt đầu cuộc thám hiểm, đại đức đã quyết định ở lại một thảo xá dưới chân núi. Thế rồi trước khi các thành viên trong đoàn có mặt đầy đủ (đại đức đã đi trước một mình), đại đức bỗng nhiên cảm thấy thích thú với đời sống thiền định qua chút ít kiến thức mà mình đã biết được về pháp môn này để rồi đại đức không còn thấy hứng thú trong chuyện leo núi nữa.

Mọi pháp đều vô ngã

Một đêm nọ tôi ngồi hành thiền ngoài trời, giữ lưng thật thẳng, và nhất quyết hành trì để làm sao cho tâm tôi được an định. Tuy nhiên sau một thời gian dài, tâm tôi vẫn không lắng đọng. Do đó, tôi tự nhủ: "Mình đã cố gắng như thế trong nhiều ngày rồi, mà tâm mình vẫn không được an định. Thôi thì bây giờ mình tạm ngưng sự quyết tâm đó, và chỉ cần tập quán sát tâm mà thôi." Sau đó, tôi bắt đầu bỏ tay và chân ra khỏi tư thế thiền, nhưng ngay khi tôi duỗi một chân ra và chân kia vẫn còn xếp lại, tôi chợt thấy tâm mình như quả lắc đồng hồ đưa qua đưa lại, chậm dần, chậm dần, rồi chậm dần ... cho đến khi nó dừng lại.

Nội tâm trong sáng - Làm sao hiểu và sống tự do

Trong suốt cuộc đời, chúng ta hiếm khi có được những giây phút cô liêu, tịch mịch. Ngay cả những khi sống một mình, cuộc đời chúng ta cũng tràn ngập với quá nhiều nguồn tác động, quá nhiều kiến thức, quá nhiều kỷ niệm của những kinh nghiệm chúng ta đã trải qua, quá nhiều lo âu, đau khổ và mâu thuẫn khiến cho tâm trí chúng ta ngày càng trì trệ, ngày càng chai lì, hoạt động một cách tẻ nhạt, chán chường.
Có bao giờ chúng ta được sống đơn độc thanh thoát chăng? Hay chúng ta luôn luôn mang theo bên mình cả cái đống bùi nhùi của quá khứ?

Tư tưởng đúng đắn

Những tư tưởng đúng đắn, trong lành, hiền thiện, xuất phát từ trí tuệ, từ bi, đem lại thanh tịnh, an lạc cho mình và người thì nên duy trì, phát triển. Điển hình như những tư tưởng vô tham, vô sân, vô hại. Nói một cách tích cực là những tư tưởng vị tha, từ ái, thương yêu, chia sẻ. Loại tư tưởng tích cực này càng phát triển nhiều càng tốt chứ không nên vội vàng chấm dứt nó chỉ vì muốn cầu an trong thảnh thơi, yên ổn. 

Cầu Nguyện - Krishnamurti



- Cầu nguyện là gì? Cầu nguyện có quan trong trong đời sống thường nhật không?

Krishnamurti đáp :


- Tại sao bạn cầu nguyện? Và cầu nguyện là gì?
Phần lớn nội dung sự cầu nguyện chỉ là xin xỏ, nài nỉ. Khi bạn đau khổ, bạn thả mình vào cái loại cầu nguyện này để tự an ủi. Khi bạn cảm thấy quá cô đơn, xuống tinh thần, phiền muộn, bạn cầu Thượng Đế giúp; cho nên bạn coi cầu nguyện như một cuộc van xin.
Hình thức cầu nguyện có thể khác nhau, nhưng mục đích tiềm ẩn phía sau thì thường là giống nhau.

Ý NGHĨA CỦA CUỘC SỐNG


...Sáng suốt, định tĩnh, trong lành nơi chính thực tại hiện tiền (Sanditthiko dhammo) tức là tỉnh thức nơi chính sự sống đang là. Ngay khi đó bản ngã với toàn bộ sự lăng xăng của nó đều chấm dứt: Niết bàn...
...Đừng nói đến an phận hay phản kháng, hãy im lặng lắng nghe hay chú tâm nhìn thẳng vào sự sống đang là. Đó mới chính là tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Đói bụng hãy im lặng tỉnh giác đi nấu cơm, đừng quan tâm đến số mệnh hay tự do, việc đó hãy nhường lại cho các triết gia, các nhà tư tưởng và những người suy tư mơ mộng...


Thực Tại, Thượng Đế đích thực - Một tâm hồn an nhiên...

Thực Tại, Thượng Đế đích thực - Thượng Đế đích thực, không phải là vị Thượng Đế do loài người tạo ra - không hài hòa với một tâm hồn đã bị tàn phá, nhỏ nhen, nông cạn, thiển cận, hẹp hòi. Phải là một tâm hồn lành mạnh mới thẩm thấu nổi. Nhu cầu để hòa nhập với Thực Tại phải là một tâm hồn phong phú -- phong phú ở đây không phải là giầu kiến thức mà là một tâm hồn an nhiên, vô tư ; một tâm hồn chưa hề bị trầy trụa vì kinh nghiệm, một tâm hồn không bị ràng buộc bởi thời gian.

QUAY VỀ TÁNH GIÁC


Khổ đau vì tâm còn vọng động

Phật dạy các pháp đều từ tâm sanh, dù vậy cảnh vật bên ngoài vẫn là hiện hữu. Tuy nhiên sẽ không có cảnh tượng nếu không có tâm tưởng. Những giác quan chính của con người từ nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) đều như thế. Sỡ dĩ ta có thể nhận thức được mọi thứ là do căn tiếp xúc với trần, rồi dùng thức để phân biệt nhận lãnh. Nếu không như vậy ta không thể nhận biết được gì. Các nhà vật lý học nguyên tử nói rằng, các vật chất trông rắn chắc nhưng thật tế chỉ là một khoảng không trong đó là cả một sự di động luân chuyển từ nhiều hạt nguyên tử nhỏ bé lập nên.

Giá trị của ĐAU KHỔ


...Lúc chưa hiểu đạo con có thể xem đau khổ như thù nghịch và con có thể oán trách người khác đem lại đau khổ cho con. Nhưng nay đã hiểu đạo, con hãy sáng suốt, định tĩnh để nhận chân được sự thật của đời sống, sự thật trong chính bản thân con và giữa cuộc đời. Mọi người đều đau khổ, mỗi người đều có mỗi hoàn cảnh riêng và đau khổ riêng. Nhưng khác nhau ở chỗ có nhận chân được chân lý của sự khổ hay không.
Không có bài học nào trong cuộc đời mà không trải qua khó khăn gian khổ. Bài học quá dễ dàng là bài học không có giá trị...



Phương Tiện Thiện Xảo


Thưa Thầy,

Đầu thư, con xin kính chúc Thầy luôn nhiều sức khỏe để chúng con được Thầy dìu dắt thông hiểu mọi điều trên cuộc đời ạ.
Tuy con chưa được gặp Thầy nhưng hàng ngày con vẫn luôn vào đọc bài giảng của Thầy và áp dụng vào cuộc sống, con thấy thật nhiệm mầu, mọi đau khổ dường như được vơi đi, hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống được nhân lên nhiều khi mình định tĩnh, trong lành, sáng suốt Thầy ạ.
Thầy ơi, con chưa quy y Tam Bảo nên giáo lý của Phật con cũng chưa được biết nhiều. Vậy nếu con hỏi có gì không phải, xin Thầy lượng thứ giúp con.

Quyền lợi và bổn phận



...Con cứ bình thản mà làm tròn bổn phận ở đời và sáng suốt mà học bài học giác ngộ trong đó. Con đường giác ngộ là thấy tánh ngay trong sự tướng, thấy tự do ngay trong ràng buộc, diệt khổ bằng cách thấy rõ bản chất của khổ đau, thoát khỏi lo toan bằng cách an nhiên gánh vác trách nhiệm. Bởi vì đạo không có đến và đi cho nên có giải thoát giác ngộ là giải thoát giác ngộ ngay trong hoàn cảnh hiện tiền, chứ không thể có thái độ nắm - bỏ - nhị - nguyên (phân hai và chấp lấy một)...


TÂM KHÔNG


...Muốn nhìn sáng tỏ bạn phải yên tĩnh, muốn nghe sáng tỏ thì tâm không được nói thầm. Nếu bạn thấy sự thật của điều này thì nó sẽ tự xảy ra. Bạn không cần phải dụng công mới có thể bước vào trạng thái yên tĩnh...
...Nếu xem xét, bạn sẽ thấy tất cả mọi sự trong đời đều dựa trên quá khứ, gốc rễ của chúng ta là nằm trong quá khứ. Tri thức là quá khứ do đó không có tri thức của tương lai hay của hiện tại. Chỉ có tri thức của hiện tại nếu có một sự hiểu thấu trọn vẹn đâu là cấu trúc và tự tính của quá khứ và cho nó ngưng bặt...

Căn Nhà Thật Sự Của Chúng Ta

Ngay chính đức Phật với bao công đức tích tụ từ vô lượng kiếp, cũng không tránh khỏi cái chết. Cuối đời, Ngài đã từ bỏ cái thân này thoát khỏi gánh nặng xác thân. Ta cũng nên tự bằng lòng với bao nhiêu năm nương dựa vào thân mình. Ta cần phải thấy đủ. Ta có thể so sánh thân mình với vật dụng trong nhà mà ta xài bao nhiêu năm - ly - chén - muỗng, nĩa v.v... Khi mới được sắm về, chúng sạch bóng, nhưng giờ, sau khi đã được sử dụng quá lâu, chúng bắt đầu hư hao. Có cái sứt mẻ, cái lạc mất, những cái còn lại thì cũ kỹ, không giữ nguyên hình thể ban đầu, và đó là đặc tính của chúng. Thân thể của ta cũng thế. Nó luôn luôn biến đổi kể từ lúc ta vừa mới chào đời, rồi lớn lên, trưởng thành, và già đi. Ta phải chấp nhận điều đó. Ðức Phật bảo mọi duyên hợp, dù là duyên hợp bên trong, ở thân hay bên ngoài, tất cả đều không phải Ngã -- đặc tính của chúng là vô thường, luôn biến đổi. Hãy quán chiếu tư duy này cho đến khi ta thấy thật rõ ràng.

Xướng Họa: Có, Không

Niết Bàn có phải là hư vô?

                                 
Nếu chỉ vì ngũ quan không thể tri giác được mà ta quả quyết rằng Niết Bàn (*) là hư vô, là không không, không có gì hết, thì cũng phi lý như người mù kia kết luận rằng trong đời không có ánh sáng, chỉ vì không bao giờ anh ta thấy ánh sáng.

Những giai đoạn chuẩn bị để vào tuệ quán Vipassanà



... Tất cả các phái thiền Phật giáo từ Nguyên Thủy đến Tiểu thừa, Đại thừa, Kim Cang thừa và Thiền tông đều lấy chánh niệm tỉnh giác làm yếu tố cơ bản, chỉ khác nhau ở cách vận dụng mà thôi. Nói như vậy có nghĩa là chánh niệm tỉnh giác có nhiều mức độ khác nhau tùy theo trình độ của mỗi người.
Theo thiền tuệ quán Vipassanà Nguyên Thủy của Đức Phật thì đối tượng của chánh niệm tỉnh giác phải là pháp có yếu tính là đệ nhất nghĩa đế (paramattha), thực tại hiện tiền(sanditthiko), phi thời gian (akàliko), hồi chiếu (ehipassiko), hướng nội (opanayiko), tự chứng(paccattam veditabbo) v.v... do đó, nhìn chung, hành giả ngày nay ít ai trực tiếp đi vào tuệ quán ngay được.

Như vậy cần phải có những giai đoạn chuẩn bị cho những hành giả chưa đạt tiêu chuẩn chánh niệm tỉnh giác, chưa có thể đi thẳng vào tuệ quán Vipassanà, như sau:


Sống trong Phật Pháp


Vào thời kỳ đức Phật tại thế, Ngài có một vị đệ tử rất thông minh và khéo léo. Một hôm, đức Phật đang thuyết pháp bỗng Ngài đứng dậy rồi quay sang một vị Tỳ kheo và hỏi :"Này Xá Lợi Phất, con tin điều này chăng?" -- Tôn giả Xá Lợi Phất đáp rằng :"Không, bạch đức Thế Tôn, con chưa tin điều này". Và lúc đó đức Phật liền khen ngợi :"Thật là tốt, này Xá Lợi Phất, con là người có thiên tư rất thông minh. Một người thông minh thì không bao giờ sẵn sàng tin vào mọi điều, anh ta sẽ lắng nghe bằng tinh thần cởi mở, rồi cân nhắc sự thật của vấn đề trước khi quyết định tin hay là không tin".

Nguyên lý đời sống Giác Ngộ.



Đời sống bao gồm hai phương diện: ngoại cảnh và nội tâm. Có những tác động từ bên ngoài do những định luật khách quan về vật lý, xã hội, thời tiết, thiên nhiên, và cả siêu nhiên nữa. Có những tác động từ bên trong do những định luật khác về sinh lý, tâm lý, nghiệp báo v.v...


PHÁP NGỮ 2 - Thiền Sư Viên Minh



Bản Ngã và Sự Giáo Dục



Bản ngã của một người được hình thành bởi sự giáo dục của gia đình, trường sở, tôn giáo, xã hội v.v... cộng với sự tập thành do thói quen, tình cảm, lòng ham muốn và sự ngu muội của mỗi cá nhân, khiến họ trở thành những “kẻ xa lạ” như Albert Camus nói. Xa lạ là xa lạ với chính bản chất đích thực của mình. Cho đến khi con người thật hoàn toàn tê liệt thì kẻ xa lạ cũng đã chiếm ngự hoàn toàn, lúc đó ta hoàn toàn nô lệ cho kẻ chiếm ngự ta. 


Gương soi

Từ bấy lâu nay chúng ta có khuynh hướng tạo cho mình nhiều khuôn mặt (mặt nạ). Mỗi khuôn mặt cho một hoàn cảnh khác nhau, nhưng chúng ta chưa bao giờ tự soi gương mặt thật của mình, có thể vì chúng ta quá cận ảnh thì khó nhìn cho rõ. Ngược lại chúng ta hay nhìn người chung quanh, và khi nhìn thấy một gương mặt đẹp đẽ nào đó, ta hình dung ra mình cũng như thế.
Tuy nhiên, "mặt nạ" của ta cũng có lúc bị rơi xuống, hay ta quên không mang nó lên, lúc đó ta mới thoáng thấy hình dáng thực sự của nó ra sao. Thường thì sự thật quá đau lòng đến nỗi ta không chịu đựng được. Ta vội vã che đậy nó lại. Vì chúng ta đã quen thay đổi mọi thứ đến nỗi ta không thể chấp nhận chính chúng ta. Trong lúc đó, dưới tấm mặt nạ, gương mặt thật của ta đang thối rữa vì thiếu không khí, ánh sáng, vì chúng ta không bao giờ nghĩ đến việc lau chùi nó cho sạch sẽ.

Làm tĩnh lặng tâm trí

Phật không thuyết giảng niềm tin nào - tin vào Thượng đế, cõi trời hay địa ngục. Toàn thể nhấn mạnh của ông ấy là tạo ra không gian im lặng bên trong bạn. Bạn đã đầy tri thức; bạn không cần nhiều tri thức nữa. Bạn cần nhiều hồn nhiên. Bạn cần hồn nhiên như đứa trẻ nhỏ. Bạn cần nhiều ngỡ ngàng, nhiều kính nể, nhiều rõ ràng. 
Và tất cả những điều này tới với bạn khi tâm trí im lặng. Khi tâm trí im lặng bạn trong giao cảm với sự tồn tại; khi tâm trì ồn ào bạn bị ngắt ra. Ồn ào riêng của bạn vận hành như bức tường quanh bạn. Im lặng là cây cầu; tri thức, ồn ào, là rào chắn. Và mọi tri thức đều tạo ra ồn ào trong bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên được thấm nhuần, bạn càng đầy rác rưởi, đồ đồng nát.

Tín Tâm trên con đường HỌC ĐẠO



Ngày ........ tháng ........ năm ........

T.U con,

Nhận thư con trong thời gian Thầy đang nhập thất để tĩnh dưỡng tối đa nhân đầu mùa an cư kiết hạ. Đáng lẽ ra thất Thầy mới viết cho con, nhưng Thầy không nỡ để con kéo dài tình trạng khủng hoảng có thể đưa đến thối giảm tín tâm trên con đường học đạo.



Hai Mặt Của Thực Tại


Trong đời sống của chúng ta, hai trường hợp có thể xảy ra: hoặc dể duôi lợi dưỡng trong những sự vật của thế gian, hoặc vươn mình vượt qua khỏi thế gian. Ðức Phật là người đã thoát ra khỏi thế gian, và do vậy Ngài chứng đắc Giải Thoát Tinh Thần.
Cùng thế ấy, sự hiểu biết của chúng ta cũng có hai loại: hiểu biết về những sự vật trong thế gian, và hiểu biết có tính cách tinh thần đạo đức, hay trí tuệ thật sự. Nếu chúng ta chưa thực hành và chưa tự mình rèn luyện thì dầu có thâu đạt bao nhiêu kiến thức, những kiến thức ấy vẫn còn thuộc về thế gian, không đưa đến giải thoát.

Lý Trí và Mặc Cảm



Ngày ........ tháng ........ năm ........

T.U con,
Thầy trả lời thư con hơi chậm, mấy lúc này Thầy không được rảnh lắm. Có một số vấn đề còn tồn tại nơi con mà con cần phải có thái độ dứt khoát, không phân vân nghi ngờ. Tính con có hai đặc điểm rõ nét là lý trí và mặc cảm.