... Một người nọ nhìn thấy cái kén của con bướm. Sau đó, anh thấy một cái lổ nhỏ xuất hiện. Anh ngồi chăm chú theo dõi con bướm trong vài giờ đồng hồ và thấy nó cố gắng vùng vẫy tìm cách chui ra ngoài qua cái lỗ nhỏ đó. Rồi dường như nó không có thêm một tiến triển nào nữa. Trông cứ như thể nó đã làm hết mức có thể rồi và không thể xoay xở gì thêm được. Thấy tội nghiệp nên người đàn ông quyết định giúp con bướm.
Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được...
Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ:
Anh lấy một cái kéo và cắt cái kén. Con bướm dễ dàng thoát ra. Nhưng nó có một cái thân căng phồng và đôi cánh nhỏ bé, teo quắt. Thế là, con bướm đó sẽ phải bỏ ra suốt cả cuộc đời nó chỉ để bò trườn với cơ thề sưng phồng và đôi cánh co lại. Nó không bao giờ bay được...
Cho nên Quy tắc thứ ba của người Ấn độ:
“Trong mỗi khoảnh khắc mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm”.
Người đàn ông tốt bụng đã không hiểu rằng chiếc kén chật hẹp và sự vùng vẫy của con bướm để chui qua được cái lỗ nhỏ ấy chính là cái cách mà Tạo Hóa buộc chất lỏng trong thân con bướm chảy vào cánh để sẵn sàng cho nó có đủ sức mạnh để cất cánh bay...
Vì vậy, đừng bao giờ tin vào quan niệm Bồ Tát độ mình cả, nếu Bồ Tát đến độ mình tức là Bồ Tát can thiệp vào việc mình cần phải làm là để thoát ra khỏi cái kén (thoát vô minh, bóng tối...) chính mình là người cần phải mở ra mọi cái mà mình đã trói buộc vào, không có Bồ Tát nào làm thay cho mình. Cũng như người mẹ nói với con “thôi con đừng đánh vần để mẹ đánh vần cho... Con đừng làm toán để mẹ làm toán cho... vân vân...và vân vân...”
Bồ Tát chỉ ngồi để thấy, để xem mình đau khổ như thế nào và thoát đau khổ như thế nào... mà Tâm Ngài vẫn hoàn toàn bất động, đó mới chính là Bồ Tát chân chính nhất.
Qua câu chuyện trên, con nhộng chỉ cần đợi thêm một chút nữa, nó có thể tự vùng vẫy thoát ra khỏi cái kén, thì nó mới đủ sức mạnh cất cánh bay cao... cũng như con người ta cần phải chịu đựng đau khổ thêm một chút nữa thì mới có được bài học Giác Ngộ cho chính mình...Thế cho nên, Bồ Tát chỉ khai thị mà không có cứu độ... khai thị cho mọi người thấy ra mọi cái đã có sẳn nơi mỗi người, và để mọi người biết tự trở về với chính mình...
Trong Phật Giáo không có quan niệm cứu độ... Đừng xin xỏ mong cầu mà tạo mình trở thành mê tín. Đức Phật dạy, Pháp hộ trì người sống đúng Pháp, thuận Pháp. Những người sống thuận Pháp, khi gặp chuyện thì tự động có Chư Thiên hộ Pháp hộ trì... Cũng như một người sống đúng tốt thì được nhiều người tin tưởng giúp đỡ. Chân lý chính là Thực Tế chứ không phải ảo tưởng.
Đoạn văn trên đây được trích từ Pháp Thoại Thầy Viên Minh giảng về “Hạnh Phúc” và sau đây xin mời Quý vị cùng đọc hỏi đáp mới nhất trong trang web Trung Tâm Hộ Tông để hiểu thêm về “Quan Niệm Bồ Tát”
Hỏi: Kính thưa thầy! Sau thời gian học và làm theo sự chỉ dạy của Thầy con thấy tinh thần cũng như sức khoẻ của con cải thiện rất nhiều. Nhưng gần đây con có những suy nghĩ cũng như tâm trạng khác lạ, không biết điều đó tiêu cực hay tích cực nên hôm nay con xin Thầy chỉ dạy.
Má con rất sân, si và cho rằng những việc làm của mình là việc mà Bồ Tát phải làm để cứu người nên gia đình không êm ấm. Con cái khuyên góp ý thì mẹ nổi sân lên mạt sát, xúc phạm có khi còn đánh anh chị con và con (anh chị con là giáo viên được mọi người kính trọng). Trước kia con rất thương và lúc nào cũng lo lắng cho má, nên con rất mệt mỏi và bệnh thần kinh ngày càng nặng. Bây giờ như con "vô cảm" nhiều khi tự an ủi: "đó là duyên nghiệp của mình, kiếp sau mình với má chưa chắc là mẹ con với nhau" nên con chỉ làm tròn bổn phận của người con và tình cảm cũng như vật chất con mang san sẽ ra bên ngoài.
Con cảm ơn Thầy. Chúc Thầy, các sư và các ni ở chùa Bửu Long dồi dào sức khoẻ.
Trả lời:
Quan niệm Bồ Tát đôi lúc bị hiểu rất lệch lạc trầm trọng đưa đến ngã mạn, tự cao và nhất là tự ý xen vào sự vận hành của pháp, của nhân quả nghiệp báo, của bài học mà mỗi người phải tự thể nghiệm, làm cản trở sự giác ngộ của người khác mà tưởng là mình đi cứu độ người. Sự hiểu biết sai lầm này chính là tà kiến. Địa ngục tà kiến còn tồi tệ hơn nhiều so với địa ngục A-tỳ. Vì dù ở trong cõi Vô sắc giới thì vẫn bị giam hãm trong địa ngục tà kiến này.
Sự giác ngộ của mỗi người không ai thay thế được. Vì vậy các con cứ làm tròn bổn phận của mình, chịu nhẫn nại để học ra trong đó bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi. Biết đâu nhờ thấy mẹ sai lầm mà các con không rơi vào sai lầm đó nữa. Còn mẹ thì các con đừng lo, dù mẹ chưa nhận ra sai lầm của mình thì Pháp vẫn không ngừng âm thầm tác động, nhắc nhở, khai thị để mẹ con tự biết điều chỉnh nhận thức cùng hành vi sai lầmđó. Thấy đúng, làm đúng và biểu hiện tấm lòng thương yêu, thông cảm với trình độ căn cơ của mẹ thì may ra có thể trợ duyên cho mẹ sớm thức tỉnh hơn mà thôi.
Audio: Hạnh phúc đích thực
Con cảm ơn Thầy. Chúc Thầy, các sư và các ni ở chùa Bửu Long dồi dào sức khoẻ.
Trả lời:
Quan niệm Bồ Tát đôi lúc bị hiểu rất lệch lạc trầm trọng đưa đến ngã mạn, tự cao và nhất là tự ý xen vào sự vận hành của pháp, của nhân quả nghiệp báo, của bài học mà mỗi người phải tự thể nghiệm, làm cản trở sự giác ngộ của người khác mà tưởng là mình đi cứu độ người. Sự hiểu biết sai lầm này chính là tà kiến. Địa ngục tà kiến còn tồi tệ hơn nhiều so với địa ngục A-tỳ. Vì dù ở trong cõi Vô sắc giới thì vẫn bị giam hãm trong địa ngục tà kiến này.
Sự giác ngộ của mỗi người không ai thay thế được. Vì vậy các con cứ làm tròn bổn phận của mình, chịu nhẫn nại để học ra trong đó bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi. Biết đâu nhờ thấy mẹ sai lầm mà các con không rơi vào sai lầm đó nữa. Còn mẹ thì các con đừng lo, dù mẹ chưa nhận ra sai lầm của mình thì Pháp vẫn không ngừng âm thầm tác động, nhắc nhở, khai thị để mẹ con tự biết điều chỉnh nhận thức cùng hành vi sai lầmđó. Thấy đúng, làm đúng và biểu hiện tấm lòng thương yêu, thông cảm với trình độ căn cơ của mẹ thì may ra có thể trợ duyên cho mẹ sớm thức tỉnh hơn mà thôi.
Audio: Hạnh phúc đích thực