Thấy và cảm nhận - Chưa bao giờ mất đi

...Cái biết, cái thấy ấy bao giờ cũng có mặt, rất tự nhiên, mà không cần đến một sự cố gắng nào của ta. Không cần tìm kiếm ta vẫn cảm nhận được những cảm giác trong thân, không cần cố gắng ta vẫn nghe được âm thanh chung quanh. Những cảm xúc, âm thanh khác nhau, chúng khởi lên rồi qua đi rất tự nhiên, không cần một nỗ lực nào. Hãy cảm nhận tất cả với một thái độ rộng mở tự nhiên...
Cho dù giữa một cuộc sống đầy những bon chen, hơn thua, những điều hay đẹp ấy có thể bị lu mờ vì một cái thấy sai lầm, hoặc bị cái bản ngã nhỏ hẹp làm méo mó đi, nhưng nó vẫn chưa từng bị hao mất đi bao giờ. Bạn biết vì sao không? Vì tự bản chất của nó bao giờ cũng vẫn là trong sáng. Đức Phật dạy, “Này các thầy, tâm của ta là sáng chói, nhưng bị ô nhiễm bởi các ô nhiễm từ ngoài vào. Khi nào ta làm sạch được những ô nhiễm đó thì tâm ta sẽ tự nhiên trở lại sáng chói như xưa.” (Tăng Chi Bộ, I 5.)

Thất giác chi (bojjhanga), bảy yếu tố đưa đến tuệ giác

Khi tâm trí được tu tập, các giác chi được phát huy đầy đủ thì những lậu hoặc sẽ tự biến mất để nhường chỗ cho tâm giải thoát và tuệ giải thoát, đó là mục đích chính của bhāvanā. Bảy pháp đoạn trừ lậu hoặc (từ tri kiến đến tu tập) nêu trong kinh Sabbāsava đã được nhiều nhà phân tâm học hoan nghênh như những tâm lý liệu pháp thực dụng và hữu hiệu.
Tiến sĩ Robert Thouless, giáo sư Đại học đường Cambridge đã có nhận xét như sau: " Trong kinh Sabbāsava Đức Phật giảng giải y như một Bác Sĩ ngành tâm lý liệu pháp hiện đại... (những giải pháp của Ngài) là một hệ thống tâm lý liệu pháp vượt bậc nhờ nguyên lý nhân quả".Giáo sư nói tiếp: "Khoa tâm lý liệu pháp hiện đại chỉ nhằm đem lại trạng thái yên tĩnh hòa hợp cho bệnh nhân trong đời sống hiện tại. Đức Phật cũng xem đó là một khía cạnh của vấn đề, nhưng vì đời sống hiện tại chỉ là một trong chuỗi sanh tử luân hồi... nên Ngài không những đã tìm cách giúp cho môn đệ thoát khỏi các tâm bệnh trong đời sống này mà còn trong cả kiếp sống vị lai".

QUÁN NIỆM


“Mọi việc xảy đến cho ta đều có nguyên nhân. Khi hành giả đã có thể quán niệm về điều đó một cách nhuần nhuyễn đến độ có thể biết nguyên nhân của chúng, hành giả sẽ có thể vượt lên chúng”. 
“Các uế nhiễm đã khiến ta đau khổ đủ rồi. Bây giờ đến lượt chúng ta khiến chúng khổ đau”.

Một thái độ rộng mở

Rộng mở trong cuộc sống
Cuộc sống bao giờ cũng biến đổi và có nhiều những bất ngờ, chúng ta hãy tiếp xử bằng một thái độ rộng mở. Hãy giữ cho lòng mình được rộng mở và mềm dịu. Sự mềm dịu là thái độ của một tâm từ, biết chấp nhận và thứ tha. Đừng bao giờ khó khăn với mình quá. Một cái thấy rộng mở với sự kham nhẫn, giúp ta tiếp tục vững chãi và khéo léo bước tới. Thái độ ấy giúp ta biết sẵn sàng tiếp nhận, không sợ hãi, và có thể xử lý được những khó khăn và bất ngờ của cuộc sống.

Câu chuyện DÂNG Y KATHINA 2018 tại tu viện Wat Buddha Dhamma, Sydney

Hôm nay, Tu viện Wat Buddha Dhamma (WBD) tổ chức lễ dâng y Kathina vào ngày cuối của mùa. Nằm trên núi Dharug National Park, Wisemans Ferry, phía Bắc Sydney, tu viện do Ni sư Ayya Khema thành lập theo truyền thống Theravada.

Giác Ngộ & Hạnh Phúc

Khó khăn và đau khổ là bậc Thầy tốt nhất trong cuộc đời. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khó khăn cũng dạy cho ta bài học gì đó... Giác ngộ không có gì khác hơn là mở cánh cửa của tâm để đón nhận cuộc đời. Nơi nào có khó khăn và đau khổ, nơi đó có nhân duyên cho ta thực hành lòng từ bi.

THỰC HÀNH THIỀN - Thiền Sư Ajaan Fuang Jotiko


● “Hành thiền là thực tập sự chết, để ta có thể làm đúng khi nó xảy ra.

● Nhiều lần người ta nói với ngài thiền sư Ajaan Fuang rằng –với bao công việc và bổn phận trong cuộc sống- họ không còn thì giờ để hành thiền. Nên cũng nhiều lần, ngài đã trả lời, “Vậy quý vị nghĩ mình sẽ có thì giờ sau khi chết chăng?”

Cuộc sống người tu

Ajaan Fuang Jotiko
Đôi khi người tu sĩ cũng mệt mỏi, nhưng vẫn phải thực hành. Nếu không, ai sẽ làm việc đó cho ta?

1. “Nhiều người cho rằng Tăng sĩ không làm gì cả, nhưng thực ra công việc buông bỏ các uế nhiễm là công việc khó khăn nhất trên đời. Việc làm ở thế gian còn có ngày nghỉ, nhưng công việc của người tu không có lúc nào ngơi nghỉ. Đó là thứ công việc ta phải liên tục thực hành 24 giờ một ngày.
Đôi khi người tu sĩ cũng mệt mỏi, nhưng vẫn phải thực hành. Nếu không, ai sẽ làm việc đó cho ta? Đó là bổn phận của ta, chứ không phải của ai khác. Nếu không, ta sẽ nợ đàn-na thí chủ”.

Tìm Thầy Tâm Linh - Học trò, đệ tử, người thành tâm

Tìm Thầy Tâm Linh

Bạn có thể tới tiếp xúc với thầy chỉ khi bạn thực sự tìm kiếm chân lí một cách mãnh liệt, đam mê; khi bạn có mumuksha, một ham muốn cháy bỏng để biết, và bạn sẵn sàng đánh cược mọi thứ cho nó.
Khi bạn sẵn sàng để biết, khi bạn sẵn sàng trở thành đệ tử, chỉ thế bạn mới có thể đi vào tiếp xúc được với thầy, chỉ thế thì bạn mới có thể được giới thiệu với thế giới của thầy. Sự sẵn sàng của bạn để trở thành đệ tử sẽ là việc giới thiệu của bạn.

Hạt giống mặt trời

Đa số chúng ta bước chân vào con đường tu học là vì muốn tìm một sự giải thoát nào đó, có thể là để chuyển hóa những khó khăn, khổ đau, hay có được một sự an lạc. Nhưng thật ra, theo lời Phật dạy, thì những việc ấy chỉ là vấn đề phụ thuộc, có được một cái thấy sáng tỏ và như thực mới là điều quan trọng, còn vấn đề giải thoát hay chuyển hóa khổ đau chỉ là việc xảy ra theo luật tự nhiên. Như khi mặt trời mọc thì bình minh cũng sẽ xuất hiện thôi. Đức Phật gọi cái thấy như thực đó là chánh kiến.

MAI NỞ VƯỜN XƯA

... Hãy phá tan lớp mây mờ của mọi sự hoài nghi, sợ hãi. Chúng ta phải gan dạ can đảm, một phen buông sạch hết và đừng tiếc nuối hay bám víu một cái gì cả, hãy hoàn toàn vô tác và bản ngã phải được triệt tiêu. Phải một lần chết đi để muôn đời được sống lại. Hãy buông thỏng hai tay và toàn thân nhẹ nhỏm nhảy thẳng vào vực thẳm không đáy.

Câu chuyện DÂNG Y KATHINA 2018 tại Tổ Đình Bửu Long


Tôi đến Tổ Đình Bửu Long vào sáng rằm tháng 9 Mậu Tuất (2018), là ngày Chư Tăng ra hạ sau 3 tháng an cư. Đến phòng khách đảnh lễ Thầy xong, theo Quý Sư lên Chánh Điện cúng dường buổi ngọ, bạn Đạo NT Việt Nam hướng dẫn dâng y và thực phẩm đến Chư Tăng. Sau khi Chư Tăng độ Ngọ, chúng tôi dùng cơm trưa tại Trai đường.

Năm Loại Chánh Kiến (sammā-diṭṭhi)

1. Kammassakatā-sammādiṭṭhi (chánh kiến rằng các chúng sinh là chủ nhân của nghiệp) Sự hiểu biết về niềm tin đối với nghiệp và quả của nghiệp.
Nhờ nghe Pháp, nhờ thấy sự vận hành nhân quả trong cuộc sống, như thấy người đau khổ do tạo nghiệp xấu hay người đạt được thành công do tạo nhiều công đức, thiện pháp, nên chúng ta có niềm tin về nghiệp và quả của nghiệp, có Chánh kiến đối với nhân quả hay nghiệp. Ở trình độ cao hơn khi hành giả hành thiền, có thể thấy biết sự vận hành nhân quả của thân tâm, đó là chánh kiến về nhân quả. Những người không phải Phật Tử, khi thấy người khác nhận lãnh quả ngoài đời thì họ cũng có niềm tin, nhưng niềm tin này không có trí tuệ và không sâu sắc. Còn với người hiểu biết nhân quả nghiệp báu qua tu tập, qua trực giác, thì chánh kiến nhân quả sâu sắc và vững vàng hơn.

HÀNH THIỀN TRONG KHI LÂM CHUNG


Kiếp sống này biến mất rất nhanh chóng
Giống như thứ gì đó được viết trên mặt nước với một que cây

-ĐỨC PHẬT-

Người Cư Sĩ Ưu Việt

Thời Phật tại thế - có những cư sĩ có tuệ ưu việt, có tâm vô biên, có những hành động phi thường mà đầu óc chật hẹp của thế gian không thể suy lường nổi.
Có cư sĩ đã lót vàng mua đất để xây dựng đại tịnh xá cúng dường cho đức Phật và tăng chúng mười phương. Cũng vị cư sĩ nầy, khi gia tài đã khánh tận vì lo cho Tam Bảo, đến nỗi chỉ còn cháo tấm và bột chua, ông vẫn hoan hỷ cúng dường, không phải với tâm thô xấu mà với tâm chói sáng dịu dàng như mạ vàng ròng!
Có người cư sĩ bỏ quên chiếc áo khoác trị giá hằng triệu đồng tiền vàng ở trong chùa, sau đó tự bỏ tiền ra mua lại, lấy tiền ấy để kiến tạo một tu viện nguy nga.

Trải nghiệm nguồn năng lượng vô hạn của con người - Làm sao để dừng tiếng huyên thuyên trong tâm trí? - Hạnh Phúc ở đâu?

1. Trải nghiệm nguồn năng lượng vô hạn của con người 

Một bài thuyết trình rất ấn tượng của Ngài Sadhguru trên đài TED ở Ấn Độ vào năm 2009.

Vào một ngày kia, hai con bò (loại bò Anh) đang gặm cỏ trên cánh đồng Anh Quốc. Một con hỏi con kia "Mày nghĩ gì về bệnh bò điên"? Con kia trả lời: "Tao không thèm quan tâm vụ đó, vì dù sao tao cũng là chiếc trực thăng, là một nhà thần bí, là một tác giả..... là như thế".
Con bò giác ngộ ra mình là con bò và nó trở thành con bò được vinh danh. Bò thiêng phải không? Đơn giản đến thế phải không? Để tôi kể cho các bạn câu chuyện của tôi.

ÁNH TRĂNG TRONG TRANG KINH XƯA

... Krisnamurti nói rằng, một đứa bé từ khi được người lớn dạy cho biết về một đóa hoa, nó sẽ không bao giờ còn thật sự nhìn thấy đóa hoa nữa. Bạn có nghĩ vậy không, những cái “biết” của ta có thể làm ngăn ngại cho cái thấy của mình rất nhiều. Và nếu như ta nghĩ mình đã “biết” ánh trăng rồi, thì có lẽ ta sẽ không còn thật sự nhìn thấy được ánh trăng nữa…
Nhưng làm sao để ta có thể nhìn thấy lại được ánh trăng nguyên sơ? Trong nhà thiền chúng ta thường nghe nói về chánh niệm, mindfulness, như là một sự thực tập giúp ta tiếp xúc với thực tại, nhìn thấy được những gì đang thật sự có mặt trong giây phút này...


Kinh sáu sáu (Chachakka Sutta) - Pháp thoại đưa đến chứng quả A la hán.


1. Bài kinh ngắn giảng cho La hầu la.

Phật giảng cho La hầu la một pháp thoại đưa Ngài đến chứng quả A la hán.

💮💮💮

Một hôm Phật nghĩ đã đến lúc huấn luyện thêm cho tôn giả Rahula trong việc đoạn tận các lậu hoặc, vì tôn giả đã thuần thục trong 15 pháp đem lại giải thoát [tức là tín, tấn, niệm, định, tuệ; 5 tuệ quán vô thường, khổ, vô ngã, từ bỏ, đoạn tận; và năm pháp: bạn lành, giới, thảo luận, tinh tấn, và tuệ.]
Sau bữa ngọ trai, Ngài dạy tôn giả hãy đem theo tọa cụ, cùng với Ngài đi vào rừng Andha. Sau khi tôn giả đảnh lễ Phật và ngồi trên tọa cụ, Phật tuần tự hỏi tôn giả: Mắt, sắc, nhãn thức là thường hay vô thường? Cái gì vô thường là khổ hay vui? Cái gì đã vô thường, đau khổ, thì có hợp lý để xem nó là của tôi, là tôi, hay tự ngã của tôi không? Tôn giả đều thưa không.

Suy ngẫm và thiền - Thiền là siêu việt trên tâm trí

Suy ngẫm và thiền

Điều đầu tiên và quan trọng nhất cần nhớ là ở chỗ suy ngẫm sẽ không giúp ích chút nào. 'Suy ngẫm' không là gì ngoài lời đẹp cho ‘suy nghĩ'. Người mù có thể liên tục nghĩ về ánh sáng, người đó có thể đi tới những kết luận nào đó nữa, nhưng những kết luận đó không thể đúng được. Dù chúng dường như là đúng thế nào, chúng nhất định là giả, không thực.
Trăng trên trời là một thứ và trăng được phản xạ trong hồ im lặng là thứ khác toàn bộ. Trăng này tồn tại, trăng kia chỉ là việc phản xạ. Nếu bạn nhảy vào trong hồ im lặng bạn sẽ không có khả năng nào bắt giữ được trăng; ngược lại, bạn thậm chí có thể khuấy động sự phản xạ vì hồ sẽ bị khuấy động.

Nghiệp Quá Khứ Trở Thành Vô Hiệu Lực Như Thế Nào? - HỎI ĐÁP VỀ NGHỆP

Nghiệp Quá Khứ Trở Thành Vô Hiệu Lực Như Thế Nào?

Việc vô lượng nghiệp quá khứ trở thành vô hiệu lực kể từ sát-na đoạn trừ hoàn toàn thân kiến như thế nào có thể được minh hoạ như sau:
Trong một xâu chuỗi hột, nhiều hột được xâu lại với nhau bằng một sợi chỉ chắc chắn, nếu một hột được bứt ra, tất cả những hột khác cũng sẽ rơi theo hột đó. Nhưng nếu sợi chỉ được tháo ra, lúc đó có lấy bất kỳ hột nào đi cũng không ảnh hưởng gì đến những hột khác vì không còn một sự nối kết nào giữa chúng nữa.
Một chúng sinh còn thân kiến thường chứa trong tâm sự chấp thủ mạnh mẽ đối với các uẩn trong những kiếp quá khứ và những đại kiếp quá khứ bằng cách biến chúng thành cái ‘Tôi’. Họ nghĩ ‘Ta đã từng có cơ hội làm người, làm chư thiên hoặc phạm thiên trong những kiếp quá khứ và đại kiếp quá khứ.’ Như vậy, họ đã xâu được sợi chỉ gọi là thân kiến xuyên qua các kiếp sống.

ĐỐI MẶT VỚI THỰC TẠI


Hạnh phúc và khổ đau đều luôn hiện hữu ở đây, chúng hòa lẫn trong nhau. Đối với một người thực chứng cao thì sự khác nhau giữa các chứng loạn thần kinh và sự thông minh là rất khó nhận biết do bởi đôi khi các biểu hiện bên ngoài của cả hai đều như nhau. Năng lực sáng tạo cơ bản của sự sống - sinh lực - dâng trào và lan tỏa trong tất cả hiện hữu. Nó có thể được nhận biết như một năng lực tràn đầy, không đè nén, tự do và mãnh liệt. Hoặc nó cũng có thể được nhận biết như một thứ năng lực hạn hẹp, xấu xa và gây thương tổn. Mặc dù có quá nhiều lời hướng dẫn, chỉ bảo, nhiều phương pháp thực tập, nhưng tựu trung vẫn là làm sao để trở nên thật sự chân thành đối với những gì tồn tại trong trí óc của bạn - những ý nghĩ, những cảm xúc những cảm giác của thân thể, cả những gì tạo nên cái chúng ta gọi là "Tôi" hay "Ta". Không ai khác có thể phân loại cho bạn những gì có thể chấp nhận và những gì nên chối bỏ, những gì được xem như có thể giúp bạn tỉnh dậy hay làm bạn mê ngủ.

Phật Giáo

"Giáo Pháp mà Như Lai đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi luận lý, tế nhị, chỉ có bậc thiện trí mới thấu hiểu." -- Trung Bộ Kinh

Thế nào là nhất tâm?

“Nếu như tâm ta chỉ chú tâm về một hướng, thì tự chính nó sẽ trở thành một chướng ngại. Nó sẽ là một sự xao lảng, ngăn trở không cho ta thấy được mọi tình huống khác đang xảy ra. Cũng như đứng trước một khu rừng mùa thu, nếu như ta chỉ chú tâm nhìn vào một chiếc lá, ta sẽ thấy được mỗi chiếc lá ấy thôi. Và nếu như ta không vướng mắc vào một chiếc lá nào, thì cả khu rừng thu muôn màu kia sẽ hiển lộ một cách nhiệm mầu.”
... nhất tâm cũng là một thái độ rộng mở. Một thái độ rộng mở là điều kiện cho một cái thấy sáng tỏ, nó giúp ta có thể tiếp nhận được thực tại một cách trọn vẹn...

Tĩnh Lặng và Trí Tuệ

...Thường thì tâm người không tĩnh tại, nó luôn động vọng, chạy nhảy suốt thời gian. Chúng ta phải làm cho tâm mạnh mẽ. Làm tâm mạnh không giống như làm cho thân mạnh. Để có thân thể mạnh mẽ, ta tập luyện thể dục, gồng ép nó để nó được mạnh mẽ. Để làm tâm mạnh mẽ thì chúng ta phải làm cho nó bình yên, không lăng xăng, không nghĩ này nghĩ nọ. Hầu hết chúng ta không có tâm bình an, nó chưa bao giờ được bình an, nó cũng không có một năng lực định tâm (samadhi), vì vậy chúng ta cần phải thiết lập nó trong một giới hạn. Chúng ta ngồi thiền, với cái ‘‘người biết”. Nếu chúng ta thúc ép hơi thở quá dài hay quá ngắn, chúng ta không có sự cân bằng, và tâm sẽ không được bình an. Chỗ này giống như khi chúng ta bắt đầu đạp bàn đạp máy may. Đầu tiên chúng ta phải tập đạp bắt nhịp, đến khi chân đạp đúng theo nhịp thì chúng ta mới may được.
Theo dõi hơi thở cũng giống vậy. Chúng ta không cần quan tâm hơi thở ngắn dài hay mạnh yếu ra sao, chúng ta chỉ nhìn nó, nhìn theo nó. Ta không xía gì vào nó, chỉ đơn thuần nhìn theo hơi thở tự nhiên đi vào, đi ra. Khi nào nó cân bằng, chúng ta lấy nó làm đối tượng thiền.

Bước đi trong tỉnh giác

Bước đi với sự thanh thản

Trong đời sống hàng ngày của chúng ta, chúng ta bước đi với những bước chất đầy những mối băn khoăn, lo nghĩ – đè nặng bởi sợ hãi. Bạn có thể nói rằng cuộc sống của chúng ta được xây dựng bằng những tháng và năm của âu lo. Đó là lý do ta không thể bước đi một cách thanh thản.
Thế giới này đầy những vẻ đẹp, với nhiều con đường đẹp đẽ và quyến rũ để chúng ta lựa chọn. Có những con đường ngào ngạt mùi hương của hoa, và được tô điểm bằng các màu sắc trang nhã.
Nhưng chúng ta đi ngang qua chúng không ý thức, không ngừng lại để chiêm ngưỡng cảnh vật chung quanh với những bước chân loạng choạng của một người không thoải mái.

Cảnh giới niết bàn

Phật bảo Subhuti: ‘Vậy, Subhuti, lắng nghe cho rõ và chăm chú!’
‘Hành giả đi theo con đường của bồ tát cần phải nghĩ rằng,Tất cả các loài chúng sinh trong vũ trụ, dù nhiều vô lượng, ta phải dẫn dắt họ đến niết bàn, nơi chẳng còn để lại cái gì ở phía sau. Tuy nhiên, mặc dù vô lượng vô biên chúng sinh đã được dẫn dắt vào niết bàn, nhưng thật ra không có chúng sinh nào được dẫn vào niết bàn cả.” Và tại sao? Bởi vì nếu vị bồ tát còn có ý nghĩ về “chúng sinh” thì không thể gọi là “bồ tát”. Tại sao vậy? Bởi vì, nếu một ai đó còn có ý nghĩ về ta, về người, về linh hồn, về mạng sống, thì không phải là bồ tát.
Tôi yêu Phật Gautam, vì đối với tôi, ông ấy là cốt lõi tinh hoa của tôn giáo. Ông ấy không phải là người sáng lập Phật giáo - Phật giáo chỉ là sản phẩm phụ - nhưng ông ấy là người bắt đầu cho một loại tôn giáo hoàn toàn khác trên khắp thế giới. Ông ấy là người sáng lập ra tôn giáo phi tôn giáo. Ông ấy đã đề xuất không phải là tôn giáo mà là tinh thần tôn giáo. Và đây là thay đổi triệt để vĩ đại trong lịch sử tâm thức con người.

Trước Phật đã từng có nhiều tôn giáo, nhưng chưa bao giờ có tinh thần tôn giáo thuần khiết.

Chân Như

Hãy cố hiểu từ chân như. Giáo lý của Đức Phật xoay quanh từ ấy. Trong thuật ngữ của Ngài, từ ấy là tathata - chân như. Toàn bộ quan điểm của Phật Giáo có thể quy về từ ấy, sống với từ ấy, sống một cách thâm sâu đến nỗi khái niệm ấy mất hẳn, và bạn trở thành chân như. Thí dụ, bạn bị bệnh. Thái độ của chân như là: chấp nhận nó "Đó là bản chất của cơ thể." Đừng tranh đấu, đừng chống đối. Bạn bị nhức đầu - hãy chấp nhận nó. Đó là luật tự nhiên. Bỗng nhiên có sự thay đổi, bởi vì khi có thái độ như thế, sự thay đổi sẽ theo như hình với bóng. Nếu chấp nhận bạn nhức đầu, nó sẽ dịu hẳn đi.
Hãy thử đi. Nếu bạn thấy khó chịu và chấp nhận, nó sẽ biến mất.

NIẾT BÀN - VÌ SAO BIẾT NIẾT-BÀN LÀ VUI?


NIẾT BÀN


Hỏi:  Kính thưa Sư! Cho con hỏi trong khóa giảng thiền, Thầy nói rằng Niết-bàn ở trong tâm ta không ở đâu cả. Vậy khi Đức Phật tịch về cõi Niết-bàn mà kinh sách thường nói là ở đâu?
Theo con nghĩ Niết-bàn là một cõi mà Đức Phật đã về ở vì Ngài đã thành bậc Chánh Đẳng Chánh Giác thì không thể thành tro bụi được, cũng như bên Bắc Tông quý Thầy nói cõi Cực lạc Tây phương của Đức Phật A-di-đà vậy.
Theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy tu như PHẬT sẽ thành PHẬT rồi về đâu? 


Ứng dụng Thiền định vào đời sống thường nhật

Làm thế nào để đưa cuộc tu của mình vào từng sinh hoạt trong mỗi phút giây đời sống? Ðó là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Nó đòi hỏi ở chúng ta một sự tỉnh thức được kết hợp nhuần nhuyễn với tất cả khả năng bản thân: Từ những vận động sinh lý, những sinh hoạt lớn nhỏ, các cảm giác tâm sinh lý cùng tất cả các mối đối giao quan hệ,... mỗi thứ đều là những phút giây Thiền Ðịnh cả.

Đi đâu loanh quanh

... Chúng ta cũng không cần phải đi đến một nơi nào xa xôi mới có được sự tĩnh lặng, mà là tiếp xúc lại với những gì có mặt chung quanh mình, cho sâu sắc hơn...

Làm Thế Nào Để Phát Triển Tâm Không Dính Mắc - How To Develop A Mind That Clings To Nothing

Người ta nói rằng một trong những vị tổ sư lớn của truyền thống Thiền là tổ Huệ Năng (Hui Neng), đã giác ngộ khi ngài nghe một câu kệ trong Kinh Kim Cương(một trong những bài giảng dạy chính yếu của Đức Phật).
Câu kệ đó có thể được dịch bằng nhiều lối khác nhau, tuy nhiên, một dòng chính yếu trong đó nói rằng, "Hãy phát triển tâm không dính mắc."

TỈNH THỨC VỀ SỰ CHẾT


Giống như khi dệt vải
Ta đi đến kết thúc
Với những sợi chỉ mịn màng xen vào nhau
Đời sống của con người cũng như vậy

- ĐỨC PHẬT

Thật quan trọng để tỉnh thức về sự chết – để quán chiếu rằng ta sẽ không sống mãi trên cuộc đời này. Nếu ta không tỉnh thức về sự chết, thì ta sẽ không tận dụng tất cả những thuận lợi của đời sống con người quý giá này mà ta đang có được. Nó trọn vẹn ý nghĩa vì căn cứ trên việc ấy thì những tác động quan trọng có thể được hoàn thành.
Phân tích sự chết không phải để rồi sợ hãi nhưng để trân trọng đời sống quý giá này, mà trong thời gian sinh tồn ta có thể tiến hành nhiều sự thực tập quan trọng. Thay vì khiếp đảm, ta cần quán chiếu rằng khi sự chết đến, thì ta sẽ đánh mất cơ hội tốt đẹp này để thực tập. Trong cung cách quán chiếu này về sự chết, nó sẽ mang đến nhiều năng lượng hơn cho sự thực tập của ta.
Ta cần chấp nhận rằng sự chết đến trong tiến trình bình thường của sự sống.

Ứng xử với cái chết

... Khi bạn sống trọn vẹn trong từng phút giây, bạn sẽ không còn sợ hãi cái chết, tuyệt đối không có gì để phải sợ hãi. Bạn đã sống cuộc đời của bạn, thưởng thức những ân sủng mật ngọt của nó, với vô vàn biết ơn. Cái chết lúc đó sẽ xuất hiện như một sự nghỉ ngơi dài, không là gì khác... Vì bạn đã biết sống trọn vẹn trong từng khoảnh khắc. Và khi cái chết đến, bạn cũng sẽ biết chết một cách trọn vẹn.

PHẬT QUẢ KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC BẰNG HÀNH ĐỘNG CHỦ Ý

Bất kì cái gì được tạo ra một cách có chủ ý đều bị điều kiện hóa và vô thường, trong khi cái kia thì ngược lại, không được tạo ra và bất tử. Bởi vì nó là bất hoại, hiện thể thanh tịnh chỉ có thể được thấy bằng sự buông xả không chủ ý, không toan tính vào trạng thái tự nhiên. Hành động hướng đích là một tấm lưới bó buộc không dẫn chúng ta đến Phật quả gần thêm hơn một sợi tóc.

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong Phật giáo Nam Tông - Kinh Chuyển Pháp Luân (Dhammacakkappavattana Sutta)

Ý nghĩa ngày rằm tháng 6 trong Phật giáo Nam Tông

Ngày Rằm tháng Sáu, có lẽ đối với người Việt Nam thì chỉ là một ngày Rằm bình thường, chẳng có chút gì gọi là quan trọng, nếu không nói là quá xa lạ với người Việt chúng ta.
Tuy nhiên, với Tăng Tín đồ Phật Giáo Nam truyền, ngày Rằm tháng Sáu có rất nhiều ý nghĩa quan trọng trong cuộc đời lịch sử và hoằng pháp của Đức Phật. Ngày Rằm tháng Sáu còn được gọi là ngày Āsaḷhapūjā.
Pūjā nghĩa là tôn kính, quý kính, còn có nghĩa là sự dâng cúng, cúng dường. Ở đây, Pūjā còn có nghĩa là ngày lễ lớn. Āsaḷha là tên một tháng trong lịch của Ấn Độ. So với âm lịch Việt Nam, Āsaḷha tương ứng với tháng Sáu.

Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng

Cái mà hiện hữu, là bất sinh và bất diệt. Từ đâu mà việc sinh sẽ tới? Chẳng cái gì sinh ra từ cái trống rỗng. Cái chết xảy ra ở đâu? Chẳng cái gì mất đi trong cái trống rỗng. Cái mà hiện hữu là vĩnh hằng. Thời gian không tạo ra phân biệt cho nó; thời gian không ảnh hưởng tới nó. Sự tồn tại này không bên trong sự hiểu của chúng ta bởi vì các giác quan của chúng ta chỉ có thể hiểu hình và dạng. Các giác quan của chúng ta không thể hiểu thấu cái ở bên ngoài tên và hình.

Thấy ra nhờ biết buông xả

Biết rõ nhờ buông xả 
 
Tôi học được rằng, chánh niệm và tỉnh giác là hai yếu tố khác nhau về tính chất và tác dụng, nhưng chúng lại bổ túc và hầu như luôn đi đôi với nhau như hai mặt của bàn tay. Chánh niệm thuộc về định, và tỉnh giác thuộc về tuệ. Chánh niệm giữ tâm trọn vẹn trên đối tượng, và tỉnh giác soi sáng đối tượng.
Ví dụ như ta cầm một cây đèn pin để soi chiếu một vật gì. Giữ cho yên và chiếu đúng trên đối tượng là chánh niệm, soi sáng để thấy rõ đối tượng là tỉnh giác.

Thiền và Phương pháp - Thiền là thanh thản

Thiền và Phương pháp

Thiền không phải là kiểm soát, bởi vì kiểm soát tạo ra căng thẳng và thiền dựa trên thảnh thơi. Thiền có vài điều bản chất trong nó, dù bất kì phương pháp nào. Nhưng vài điều bản chất đó là cần trong mọi phương pháp. 
Thứ nhất là trạng thái thảnh thơi: không tranh đấu với tâm trí, không kiểm soát tâm trí, không tập trung.
Thứ hai, chỉ quan sát với nhận biết thảnh thơi bất kì cái gì đang diễn ra, không có bất kì can thiệp nào... chỉ quan sát tâm trí, một cách im lặng, không có bất kì phán xét nào, bất kì đánh giá nào.

Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp - Chẳng pháp nào không phải là Phật pháp

Có lẽ không ai trong chúng ta, những Phật tử tại gia, đặc biệt là những người căn cơ, có duyên lành với Đại thừa chánh pháp, ưa chuộng con đường trí huệ giải thoát của đức Phật, lại không từng nghe qua hay đọc qua ở đâu đó, chí ít là năm ba lần trong đời, lời dạy của đức Phật : "Tất thảy pháp đều là Phật pháp - Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp" hoặc "Nhất thiết pháp vô phi Phật pháp - Không gì chẳng phải là Phật pháp".

Sự khai phóng con tim thương yêu

Sống trong cuộc đời, chúng ta bao giờ cũng mong có một ngày sẽ biết thương mình sâu sắc hơn và gần gũi với người chung quanh hơn. Nhưng chúng ta hành động hoàn toàn ngược lại. Ta tự đóng kín mình, rất sợ sự thân mật, và mang mặc cảm ngăn cách, xa lìa với sự sống chung quanh. Chúng ta thèm khát tình thương nhưng cứ ôm chặt sự cô đơn. Chính cái ý tưởng sai lầm rằng mỗi chúng ta là một phần tử khác biệt, độc lập đã là nguồn gốc của nỗi đau này. Nhưng làm sao ta có thể giải thoát ra khỏi nó?
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta. Hạnh phúc ấy sẽ tỏa chiếu và biểu hiện ra thế giới chung quanh. Ta sẽ khám phá rằng: sự sống của ta nối liền với mọi sự sống khác. Chúng ta sẽ tiếp xúc được với nguồn năng lượng lớn của hạnh phúc, vượt ra ngoài mọi ý niệm và ước định. Và sự giải thoát ấy sẽ giúp ta sống tự tại trong cuộc đời, không còn bị chi phối hoặc giam giữ bởi những giới hạn do chính ta đặt ra.
Đức Phật gọi con đường tâm linh đưa đến sự giải thoát này là “sự khai phóng con tim thương yêu.

Ba câu trả lời lớn từ Giáo Lý Duyên Sinh.


Thứ nhất: Con ngươi` từ đâu đến?
Trả lời:
Con người từ quá khứ đến, từ những gì chúng ta đã làm trước đây;
từ những công việc vẫn chưa làm xong; từ những cái xấu và tốt trong quá khứ; từ tăm tối vô minh của chúng ta; từ những tham muốn của chúng ta. Vì thế, có thể nói chúng ta đi vào kiếp sống hiện tại này, mang theo với chúng ta những cái tốt và cái xấu của quá khứ.

Những hiểm họa của Tâm Định – Ajahn Chah

Tâm định (samàdhi) có thể đem lại nhiều tai hại cũng như nhiều lợi ích đến hành giả. Ta không thể nói quả quyết điều nầy hay điều nọ. Đối với người không có trí tuệ thì có hại, nhưng với người có trí tuệ thì tâm định đem lại nhiều lợi ích thật sự. Tâm định có thể đưa đến Tuệ Minh Sát.
Điều có thể gây tai hại lớn lao nhất cho hành giả là các tầng Thiền (Jhàna), tâm định với trạng thái vắng lặng vững chắc và thâm sâu. Tâm định nầy đem lại rất nhiều an lạc. Khi có an lạc là có thỏa thích.

Khi thỏa thích ắt có luyến ái, dính mắc, và bám níu chặt chẽ vào sự thỏa thích ấy. Hành giả không còn muốn quán chiếu gì khác nữa mà chỉ thỏa thích trong thọ cảm nhàn lạc mà mình đang hưởng.

Thiền Tuệ là Nghệ Thuật Sống - Sunlungu Vipassanā Meditation

1. Thiền sư Sunlun Sayadaw 

Thiền sư Sunlun Sayadaw là một người trung thực, lời nói nghiêm túc và súc tích, ngài có một sức mạnh nội tâm và rất cương quyết.
Ngài đắc được đạo quả Tu-đà-huờn - hương vị Níp-bàn đầu tiên - giữa năm 1920. Tháng sau, ngài đắc được đạo quả Tư-đa-hàm. Tháng thứ ba ngài đắc được đạo quả A-na-hàm... 

Cho đến tháng mười năm 1920, ngài đạt được đạo quả giải thoát cuối cùng A-la-hán. Sự thành đạt của ngài trong hàng ngũ chư tăng ai cũng biết đến và nhiều vị đến thử nghiệm ngài. Ngài là bậc giải thoát hoàn toàn, cho nên những câu trả lời của ngài giải tỏa những thắc mắc cho những ai tìm học.

MỘT VỊ TỲ-KHEO PHÀM NHÂN VÀ BỐN VỊ A-LA-HÁN

Khi Đức Phật đang trú ngụ tại Kỳ Viên Tịnh Xá, một vị Tỳ-kheo nọ lo lắng muốn biết cách làm thế nào để có thể chứng đắc Niết-bàn nên đã đi đến một vị A-la-hán nọ và hỏi, ‘Thưa hiền giả điều gì đòi hỏi phải có để thấy rõ Niết-bàn?’Vị A-la-hán trả lời, (Này hiền giả, để có được cái thấy rõ ràng về Niết Bàn, điều đòi hỏi phải có là phải biết và nhận ra sự sanh và diệt của sáu căn xứ- đó là nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, và tâm- đúng như thực.) Danh và Sắc phải được nhận thức đúng như chúng thực sự là, tức thấy chúng chỉ là các hiện tượng sanh và diệt. Nếu một người có thể tuệ tri sáu căn xứ này đúng như thực, họ sẽ thấy và chứng đắc Niết-bàn. 

Bước nhảy lượng tử từ tâm trí sang vô trí

... Con người của chứng ngộ không bao giờ chết, không bao giờ luân hồi. Luân hồi dành cho người dốt nát, chuyển từ hình tướng này sang hình tướng khác, từ tính con vật này sang tính con vật khác. Nhưng với người đã thức tỉnh, với người đã chứng ngộ, không có chết và không có luân hồi. Người đó đơn giản khuếch tán vào trong tính toàn thể của vũ trụ.
Người đó thậm chí không để lại bước chân của mình và các dấu chân đằng sau hệt như bông tuyết biến mất hay tiếng vọng trong núi.
Người đó đơn giản vứt bỏ sự bó buộc của mình và làm toàn thể bầu trời là bản thể mình. Người đó ở mọi nơi và người đó không ở đâu cả nói riêng.

Ngôn ngữ của Chánh Pháp & Ngôn Ngữ thường ngày

 Phần đông chúng ta chỉ quen thuộc với lời nói thông thường hằng ngày, cái ngôn ngữ được người thường dùng đến, tức là ngôn ngữ bình dân thế tục. Ta còn chưa nhận thức ra được, có một loại ngôn ngữ rất đặc biệt, hoàn toàn khác hẳn: ngôn ngữ của tôn giáo, ngôn ngữ của Chánh Pháp (Dhamma).
Ngôn ngữ của Chánh Pháp là điều khác hẳn với lời nói thông thường hằng ngày. Cần nên ghi nhớ rõ điều nầy vào tâm. Lời nói thường và lời nói của Chánh Pháp là hai điều dị biệt nhau và cách nói năng cũng khác nhau. Lời nói hằng ngày là ngôn ngữ thế tục, tiếng nói của hạng bình dân còn chưa thông hiểu Chánh Pháp. Ngôn ngữ của Chánh Pháp là lời nói của những vị đãđạt được sự minh triết thâm viễn về Chơn Lý, về Chánh Pháp. Đã thâm nhập vào Chánh Pháp, các vị ấy diễn tả bằng những ngôn từ thích hợp với các kinh nghiệm của các vị ấy, và do đó mà ngôn ngữ Chánh Pháp đã ra đời. Cung cách đặc biệt trong lời nói, đó là điều mà ta gọi là ngôn ngữ của Chánh Pháp. Đó là một thứ ngôn ngữ khác hẳn với lời nói thường ngày.

Thập Nhị Nhân Duyên - Sự chấp nhận - Thiền sư Sayadaw U Jotika

Có hai cách hiểu về 12 nhân duyên (hay còn gọi là pháp tuỳ thuộc phát sinh) – paticcasamupāda. Đối với chúng ta, những người hành thiền, nó bắt đầu từ việc quan sát, chẳng hạn: cakkhuñ-ca paticca rūpe ca uppajjati cakkhuviññānam – mắt và cảnh sắc bên ngoài, bởi vì hai yếu tố này, nên nhãn thức sinh lên, và bạn có thể quan sát cả quá trình này. Tôi chơi trò này từ rất lâu; tôi cố gắng chánh niệm khi nhắm mắt lại và ý thức về nhãn thức. Tôi nhận thức được một cái gì đó, một ánh sáng mờ mờ hay một vài hình ảnh. Giữ chánh niệm, thật chánh niệm, tôi mở mắt ra và đột nhiên có cái gì đó rất khác lạ. Chơi như vậy cả một thời gian dài, tôi có thể thấy được sự sanh khởi của nhãn thức, một loại nhãn thức rất khác biệt. 

ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ - BỐN CHÂN LÝ CAO CẢ

ĐỪNG XEM ĐÓ LÀ CHÂN LÝ

Trong đạo Lão có một câu danh ngôn rất nổi tiếng như sau: "Đạo mà có thể nói ra, đó không phải là Đạo cứu cánh" ( Đạo khả đạo phi thường Đạo). Hoặc bạn cũng có thể nói rằng bạn chưa từng nghe nói về điều này, nhưng "Khi bạn quá tin vào một điều gì đó thì bạn khó nhận thức sáng suốt những điều khác"Cái chân lý mà bạn đang tin tưởng và bám víu vào đôi lúc sẽ làm bạn không còn thật sự sẵn lòng lắng nghe những điều gì mới mẻ nữa.

Tiến Trình NHÂN QUẢ qua biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên của ngài MOGOK.

 Đức Phật Thích Ca đã từng dạy rằng mọi việc xảy ra cho chúng sinh ở đời đều do Duyên hay luật Nhân Quả chi phối. Hầu hết chúng sinh trong mọi cảnh giới đều phải trải qua nhiều kiếp trong vòng tái sinh luân hồi.
Qua sự thấu triệt lời dạy của đức Phật về luân hồi, ngài Mogok đã vẽ ra biểu đồ Thập Nhị Nhân Duyên như đã thấy.

Hình ảnh & Pháp Đàm Thiền Sư Zaw-Ti-Ka giảng tại Parami Dhamma Centre, Sydney 24.06.2018


Mục đích cuối cùng của Thiền
Kính thưa quý vị, hôm nay Sư sẽ giảng cho quý vị cách thực hành Pháp, giúp thoát khỏi khổ đau.
Muốn chấm dứt khổ đau và vô minh lầm lỗi, chúng ta không thể chỉ là cầu nguyện. Tuy nhiên, chúng ta có thể đọc kinh, có thể cầu nguyện, nhưng hiểu biết rồi thực hành mới là điều quan trọng.
Trong Phật giáo, Pháp mà Đức Phật để lại cho chúng ta gồm có chân đế và tục đế. Thực sự, hai mặt này liên hệ chặt chẽ với nhau, nên Sư dạy cách sống thế nào để hàng ngày có thể đem chân đế vào tục đế một cách viên mãn.

Tất cả mọi sự đều không đáng chấp thủ


Nếu chúng ta không được tiếp xúc với Pháp,... chúng ta đi qua sinh và tử chỉ để tạo nghiệp với một sinh tử khác và để tiếp tục quay tròn trong ưu phiền và đau khổ.
Chúng ta phải suy ngẫm cho đến khi chúng ta thật sự thấy rõ khổ: Ðấy chính là lúc chúng ta sẽ trở nên không tự mãn và cố gắng diệt khổ hay đạt đến sự giải thoát khỏi khổ.

Cốt Lõi của đạo Phật - Thiền Sư Viên Minh

Ban biên tập "Cội Nguồn" xin được lược trích ghi chép lại pháp thoại của Thầy Viên Minh tại Paris, Pháp. Xin chia sẻ với bạn bè đồng đạo, nếu có điều gì sai sót mong bạn đọc thông cảm bỏ qua và chúng con cũng xin sám hối Thầy nếu chúng con không ghi được lời dạy của Thầy một cách hoàn toàn trung thực.

MYSTERY CỦA TÂM THỨC - THUYẾT SÁT NA của NHÀ PHẬT

Cái vô tướng là tối quan hệ vì là nguồn gốc, còn hình tướng là thứ yếu vì là biến hiện...

Nietzsche xưa kia từng nói: “Cuộc sống chỉ đáng giá khi nó là công cụ cho NHẬN THỨC, cho sự hiểu biết…” (La vie ne qu’en tant que instrument de connaissance).
Vậy thì chúng ta, mang cái xác thân phù du này, cưỡi trên con ngựa Vô thường, rong ruổi dạo chơi giữa cái vũ trụ lúc nào cũng nửa-sanh-nửa-diệt này, ta cần phải HIỂU BIẾT cái gì?


SỰ SỐNG VÀ SỰ CHẾT

Đối với người thực hành Giáo Pháp, thời gian sống trên đời là được dành để quán tưởng về sự vận hành của các Pháp. Ngay cả cái chết của người thân thương cũng là một phần của quá trình quán tưởng nầy. Chúng ta thấy rằng sự kiện được sinh ra làm người bao hàm ý nghĩa là đến một lúc nào đó, chúng ta sẽ xa lìa nhau, sẽ chứng kiến cái chết của những người thân quen, và cuối cùng tất cả chúng ta đều sẽ chết. Vì thế, sự kiện con người bị cuốn hút, gắn chặt, và trải qua quá trình sống và chết nầy cũng là một trong các Pháp của thế gian. Đó là quá trình vận động tự nhiên của vạn vật; không có gì sai trái và bất hợp lý cả.

Không có gì đặc biệt

...Thiền không phải là một phương pháp gì đáng để làm cho ta đam mê. Có người hành thiền vì tánh tò mò, nhưng hạng người này chỉ tự làm cho đời sống họ bận rộn thêm mà thôi. Nếu sự tu tập làm cho bạn mỗi ngày một bận rộn hơn thì vô lý quá. Tôi nghĩ rằng mỗi tuần ngồi thiền một lần cũng là đủ lắm rồi. Đừng đam mê tập thiền quá. Những người trẻ tuổi khi ham thiền rồi thì bỏ cả mọi chuyện, muốn trốn lên núi cao hay vào rừng sâu để tu tập. Sự đam mê ấy không chân thật. Hãy cứ tiếp tục công việc hằng ngày một cách tỉnh lặng và tự nhiên.
Tu tập cũng giống như là nấu bánh – ta phải pha trộn từng chút, thực hành theo từng bước một, nhiệt độ đòi hỏi phải vừa đúng. Và chỉ có ta mới hiểu mình nhất, ta biết nhiệt độ cần thiết cho mình phải là bao nhiêu. Ta biết rõ mình cần gì. Hãy thành thật với chính mình...

Pháp thân của Phật - Tôi là phật trong cái ta riêng của tôi

Pháp thân của Phật

Một sư có lần hỏi Kokushi, "Thân chân lí của Pháp thân Phật là gì?"
"Lấy cho ta bầu nước," Kokushi đáp ứng.
Khi sư này đem nó tới cho ông ấy, Kokushi nói, "Để nó trở lại chỗ cũ của nó." Sư này, sau khi đã làm điều được yêu cầu làm, lặp lại câu hỏi trước đây của mình.
Kokushi nói, "Hỡi ôi! Phật cổ mất đã lâu rồi!"
Cái gì đã xảy ra trong giai thoại nhỏ này?

Vấn Đáp Thiền (Thiền Trong Sinh Hoạt)

Trong khi tu Thiền Quán, hành giả không nhất thiết phải tu Chỉ để đạt tới tình trạng an định. Ðiều tối cần là hành giả phải có trí tuệ ba-la-mật (panna paramita) tức là trí thông minh có sẳn. Nếu hành giả có trí tuệ ba-la-mật và ở tình trạng sẳn sàng, thì y có thể đắc ngộ ngay sau khi chỉ nghe một bài giảng. Do đó, với trí tuệ giải thoát, hành giả sống tại gia vẫn có thể đắc ngộ khi quán chiếu vô thường bên trong hay ngoài bản tâm, tại gia hay ngoài xã hội.

Ledi Sayadaw
(Vipassana Dipani)

Thế nào là được tự do?

Theo ý nghĩa Phật giáo, 'tự do' có nghĩa là không còn đau khổ, là đạt được sự tự tại của nội tâm trong đó đau khổ đã chấm dứt. Dĩ nhiên đây là một điều kiện tâm thức lý tưởng - nhưng làm sao chúng ta đạt được đây? Muốn đạt được tự do nội tâm, chúng ta phải tìm nó với một 'tâm hồn tự do'. Cũng như câu nói: 'Muốn bắt được trộm, ta phải biết suy nghĩ như kẻ trộm'. Thứ tự do mà chúng ta đang tìm đây là một tình trạng tuyệt đối - đúng vậy - đó là thứ tự do vô biên, hoàn toàn giải thoát và vô giới hạn. Chúng ta bắt đầu cuộc tìm kiếm với một tâm thức hữu biên, bị trí thức cột trói và trong chính nó đã bị giới hạn rồi. Nếu chúng ta còn nhồi nhét thêm vào đó đủ thứ lý tưởng, quan niệm, giáo thuyết và phán đoán - thì tâm thức vốn đã nặng nề của chúng ta không bao giờ có đủ tự do để thể nghiệm trọn vẹn chân lý.

Tĩnh lặng

Khi bạn đánh mất liên lạc với sự im lắng ở nội tâm, bạn sẽ đánh mất liên lạc với chính mình. Khi bạn đánh mất liên lạc với chính mình, bạn sẽ tự đánh mất mình trong thế giới của hình tướng. Mọi thứ hữu hình là tất cả những gì trong đời sống, trong vũ trụ mà ta có thể sờ mó, nhìn thấy, cảm nhận hoặc có thể tạo thành một khái niệm ở trong ta. Tất cả đều là biểu hiện của Tâm. Nói một cách khác, Tâm là nơi muôn vật, mọi thứ hữu hình được tạo ra, được sinh ra.

Sống thật với mình

...Thánh St. Francis de Sales có viết “Be who you are, and be that well”, tôi nghĩ ông cũng cùng chia sẻ một ý đó: be that well.  Hãy sống thật với mình bằng cách sống thiện. Mà thật ra cái thiện không có một khuôn mẫu nhất định nào hết. Nó cần được khám phá bằng chánh niệm, tỉnh giác và một thái độ từ ái. Những gì thiện và tốt lành thì bao giờ cũng có một năng lượng rất to tát, nó có thể chuyển hóa và chữa lành những thương tích lớn trong ta.
    Và đôi khi ta không cần làm việc gì lớn lao hết, chỉ cần sống thiện với chính mình thôi, là ta cũng đang chuyển hóa được khổ đau của cuộc đời này rồi... 

Con đường trung đạo

“Người biết canh tâm mình sẽ thoát khỏi lưới Ma Vương”. Tuy nhiên, cái biết ấy cũng chính là tâm, thế thì ai đang quan sát tâm? Những ý tưởng như vậy có thể khiến bạn cực kỳ rối trí. Tâm là một thứ; cái biết là thứ khác; nhưng cái biết ấy lại xuất phát từ chính cùng một cái tâm. Vậy thế nào là biết tâm mình? Đối diện với các cảm xúc và trạng thái tâm là thế nào? Khi không có cảm xúc phiền não thì như thế nào? Cái hiểu tất cả những điều đó, chính là “cái biết”. Cái biết quan sát tâm, và từ cái biết này, trí tuệ sẽ khởi sanh. Tâm là cái suy nghĩ và bị mắc kẹt trong các cảm xúc, cái này theo sau cái khác – giống y như con trâu của chúng ta. Bất cứ hướng nào nó lang thang tới, hãy luôn để mắt đến nó. Làm thế nào mà nó lang thang đi mất? Nếu nó bén mảng đến ruộng lúa, hãy quát nó. Nếu nó không nghe lời, nhặt cây roi và quất nó một cái. Đó chính là cách bạn vô hiệu hóa ái dục.
Huấn luyện tâm mình cũng không khác. Khi tâm có một cảm xúc và ngay lập tức bám víu vào cảm xúc ấy, công việc của “cái biết” là dạy nó. Hãy kiểm tra, xem xét trạng thái tâm ấy xem nó là tốt hay xấu...

Điều Kỳ Diệu của Giáo Pháp Như Lai - Ngài Tam Tạng thứ 10 Sundara Tipiṭakadhara

 Ban biên tập "Cội Nguồn" xin được lược trích ghi chép lại những lời chỉ dạy của Ngài  Tam Tạng thứ 10 trong buổi pháp đàm tổ chức tại Tu viện Sydney Burmese Buddhist Vihara ngày chủ nhật 20/05/2018 vừa qua, được thông dịch từ Sư Thiện Đức. Xin chia sẻ với bạn bè đồng đạo, nếu có điều gì sai sót mong bạn đọc thông cảm bỏ qua và chúng con cũng xin sám hối Ngài nếu chúng con không ghi được lời dạy của Ngài một cách hoàn toàn trung thực.

BẢN ĐỒ TÂM LINH (Căn trần thức - Tứ Diệu Đế - Tứ Niệm Xứ)





CĂN-TRẦN-THỨC

Thế giới biểu hiện sự vận hành hỗ tương giữa lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và ý).  Lục trần (sắc, thinh, hương, vị, xúc, và pháp). Lục thức (nhãn thức, nhĩ thức, tỷ  thức, thiệt thức, thân thức và ý thức) gọi là 18 giới.

Nhưng yêu đời bể khổ/ Ta chọn kiếp phù du


Người gặp người trong đời đau khổ,
Người gặp người trong đời khổ đau
Người ngàn xưa ngàn sau yêu nhau
Dắt dìu nhau qua cuộc bể dâu

Hòa Thượng Viên Minh có đoạn thơ tôi rất thích:
"Nhưng yêu đời bể khổ
  Ta chọn kiếp phù du
"*
 Trong cuộc sống ta chạy theo cơm áo gạo tiền mà quên rằng ngoài trách nhiệm với bản thân, chúng ta còn có trách nhiệm đối với nhân quần xã hội chúng sinh nữa. Trong khả năng làm gì được cho đời thì đừng bỏ qua. Thân người khó được chánh pháp khó gặp cơ hội sống thiện không nhiều.

Con Đường Niết Bàn - Phẩm hạnh A La Hán


Tất cả các pháp hữu vi [1] đều vô thường,
Tất cả các pháp hữu vi đều đau khổ
Tất cả các pháp, hữu vi và vô vi, đều vô ngã."
-- Kinh Pháp Cú

NGŨ UẨN - THẬP NHỊ NHÂN DUYÊN VÀ NGŨ UẨN


Ngũ uẩn bắt nguồn từ sự vận hành của  các tâm sở biến hành cơ bản xúc, thọ, tưởng, tư mà biến thành uẩn. Vì vậy, hiểu được đặc tính, tướng trạng, tác dụng và sự vận hành của các tâm sở mà chúng ta đã bàn ở trên thì sẽ dễ dàng hiểu sự tập khởi của ngũ uẩn. Chúng ta có thể so sánh như sau:
   Xúc   →   Thọ    →   Tưởng   →   Tư
                                                     ↓              ↓                ↓                ↓
        Sắc uẩn   Thọ uẩn  Tưởng uẩn  Hành uẩn   
Nhiều tôn giáo và triết thuyết Đông Tây chủ trương con người có một linh hồn hay bản ngã vĩnh hằng. Thực ra, đó chỉ là những giả thuyết có từ niềm tin tín ngưỡng hay suy luận triết học hơn là sự kiện có thực. Khổ thay, chính vì niềm tin này mà con người dựng lên và bám dính vào cái gọi là “Ta, Của Ta và Tự Ngã Của Ta” để rồi tự đánh lừa mình trong ảo tưởng của chính mình mà hậu quả chỉ kéo dài thêm luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau.

BẢY LOẠI THÁNH NHÂN

Như chúng ta đã thấy, tất cả các bậc thánh đều có thiền siêu thế kèm theo các đạo, quả chứng của họ. Hơn nữa, ở mỗi trong bốn giai đoạn giải thoát, các vị Thánh đệ tử còn có quyền sử dụng thiền siêu thế thuộc quả chứng tương ứng, qua đó các vị có thể nghỉ ngơi để thọ hưởng hạnh phúc của Niết bàn ngay trong hiện tại.

Thấy ra sự thật là giác ngộ giải thoát

...Thiền thật ra là soi sáng thực tại thân-tâm-cảnh để thấy ra sự thật. Thấy ra sự thật là giác ngộ giải thoát, không thấy ra sự thật thì dù có thành tựu sở đắc cao siêu đến mấy cũng vẫn bị trói buộc trong Tam giới mà thôi!