Thơ Thầy Viên Minh



Hạnh phúc và khổ đau

Hạnh phúc thật sự không ở nơi cái với tay tìm kiếm, mà ở nơi chỗ không kiếm tìm.
Ngay trong chính khổ đau ai biết lắng nghe cho đến tận cùng thì ở đó, hạnh phúc, tình yêu, và vẻ đẹp vẫn cứ đơm hoa kết trái.Hãy biết lắng nghe, hạnh phúc ở nơi chính các con, không phải ở tương lai mà cũng không phải ở thiên đàng, không ai ban cho và cũng chẳng cần tìm kiếm. Nó đang tràn ngập mọi nơi, cần biết đủ (trong điều kiện sẵn có của mình) là đủ, đó chính là hạnh phúc.

Đạo là gì?

Đạo không trong không ngoài,
Chẳng có chẳng không, nhưng:
Lặng lặng không đâu mà chẳng có
Loay hoay chẳng có ở nơi đâu!

Giấc mộng và vô thức

Đa số mọi người ai cũng nghĩ rằng mình biết rõ những ý nghĩ và tình cảm của chính mình. Mình suy nghĩ và hành động bằng ý thức của chính mình, và chỉ bởi ý thức của mình thôi, ngoài ra không có gì khác. Tuy nhiên, đôi khi trong cuộc sống, ta lại có những lúc hành động khác thường, những quyết định lạ lùng, dường như không xuất phát từ chính bản tâm (mind) của mình. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, bác sĩ Freud sau những nghiên cứu lâm sàng đã đưa ra lý thuyết về vô thức (unconscious mind). Tâm con người có hai phần: Ý thức và Vô thức.Ý thức là lớp ở trên, là những suy nghĩ và nhận thức mà ta biết rất minh bạch.Vô thức là lớp sâu bên dưới, là những phần nhân thức mơ hồ, nhưng tiềm tàng những đông lực sẵn sàng trào lên mặt ngoài ý thức.

Vô thức và ý thức

Theo Phật giáo, thế giới loài người thuộc Dục Giới, vì hầu hết sinh hoạt đời sống của họ dựa trên sự tương giao giữa giác quan và ngoại cảnh. Sự tương giao này là nền móng của cảm giác, tri giác, tư tưởng, kinh nghiệm, kiến thức, và những phản ứng tâm sinh vật lý. Nói chung là bản năng, tình cảm và lý trí mà phần lớn diễn ra trong vô thức nhiều hơn là có ý thức. Do đó những tích lũy, những nội kết này ngày càng đa dạng, phong phú nhưng cũng rất phức tạp trong kho chứa vô thức (bhavaṅga) đã dễ dàng vượt khỏi vòng kiểm soát của ý thức con người.

GIÁC NGỘ


Ta không biết đâu suối nguồn An Lạc
Sáng sớm ra vườn bón đậu trồng dưa.
Ta không biết đâu bến bờ Diệu Giác
Đúng ngọ về chùa cất cuốc ăn trưa.


Viên Minh




Người giác ngộ là nội tâm thanh tịnh thấy rõ các Pháp, tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng tức là phản ánh tất cả các Pháp như chân như thật...trở lại với cái tâm xích tử, với cái tâm như con trẻ...

Nghệ thuật sống

“Không hiểu biết” và “ngây thơ” cũng có chỗ giống nhau nhưng chúng không phải là một.
Ignorance là tình trạng không biết, giống như ngây thơ. Nhưng có một khác biệt lớn mà cả nhân loại đến bây giờ cũng không biết. Ngây thơ là không có kiến thức nhưng không hề khao khát có được kiến thức.