Phật Giáo Nguyên Thủy Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại


PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY TỪ TRUYỀN THỐNG ĐẾN HIỆN ĐẠI
(Hội Thảo Khoa Học tại ĐHKHXH &NV- ĐHQG TP.HCM 18-01-2014)
 1) Vài nét đại cương về lịch sử Phật Giáo Nguyên Thủy trong bối cảnh chung của Phật Giáo thế giới:

Sự tĩnh lặng

Khi bạn nhìn ngắm mà không khởi động tư duy, một niềm vắng lặng lớn đến vào trong bạn. Bộ não tự nó tĩnh lặng, không bất kỳ một phản ứng nào, không một vận động, và kỳ lạ để cảm được cái vắng lặng vô lượng. "Cảm" không phải là ngôn ngữ. Phẩm chất của cái vắng lặng đó, cái ngưng đọng đó thì không được cảm bởi bộ não; nó vượt qua cả bộ não. Não bộ có thể nhận thức, công thức hóa hay vẽ kiểu cho tương lai, nhưng cái tĩnh lặng này vượt ra ngoài phạm vi của nó, vượt ra mọi tưởng tượng, vượt ra mọi thèm khát. Bạn tĩnh lặng đến nỗi thân xác bạn trở thành một phần hoàn toàn của mặt đất, một phần của tất cả những gì tĩnh lặng.

Lời Phật dạy - Osho

"Ta là sinh linh cũng hệt như các ông. Ta đã dò dẫm trong bóng tối cũng như các ông thôi. Ta đã làm đủ mọi thứ như các ông đang làm; ta chẳng đặc biệt theo bất kì cách nào. Mọi điều đã xảy ra cho ta đang xảy ra cho các ông và cái gì đó còn hơn thế đã xảy ra cho ta mà có thể xảy ra cho các ông nếu các ông cho phép nó xảy ra. Ta bình thường như các ông vậy; chỉ mỗi một điều đã xảy ra cho ta mà đã tạo ra mọi khác biệt. Ta đã trở nên nhận biết còn các ông vô nhận biết. Các ông đang mang chân lí trong các ông cũng như ta vậy. Ta nhận biết về nó; các ông không nhận biết về nó.

Sự thật về câu chuyện "NIÊM HOA VI TIẾU"


Câu hỏi: Nay con kính thư xin Thầy chỉ cho con được rõ một thắc mắc như sau: Xin thầy cho biết trong KINH NGUYÊN THỦY có ghi lại câu chuyện NIÊM HOA VI TIẾU không? Câu chuyện đó có thật xảy ra trong thời kỳ Đức Phật còn tại thế? Chúng con kính xin Thầy từ bi chỉ giúp. Kính cám ơn Thầy.
Trả lời: Trong Tam Tạng Pāli sớm nhất của Phật Giáo không có câu chuyện Niêm Hoa Vi Tiếu, kể cả các Tông phái Phật Giáo khác tại Ấn Độ đều không Kinh Sách nào nói đến, chỉ lịch sử Thiền Tông viết sau thời Lục Tổ Huệ Năng mới nói đến câu chuyện này.

Con xem thêm cuốn Thiền Phật Giáo: Nguyên Thủy và Phát Triển trong mục Thư Viện, thầy có nói rõ điều này. 

Hỏi Đáp: Trung Tâm Hộ Tông

Nhân câu hỏi về "NIÊM HOA VI TIẾU" này. Chúng tôi xin được lượt trích đoạn "So sánh Thiền Vipassanā với Thiền Tông" trong cuốn "Thiền Phật Giáo - Nguyên Thủy và Phát Triển" Mời quý vị cùng tham khảo:

Hủy diệt

Hủy diệt

Dù rất thánh thiện, Minh Sư có vẻ hơi đối kháng với tôn giáo. Điều nầy luôn khiến các đệ tử hoang mang vì, không giống Minh Sư, họ xem tôn giáo ngang hàng với linh đạo.
Minh Sư nói: "Tôn-giáo như người ta thực hành hôm nay chỉ chú trọng đến việc thưởng phạt. Nói cách khác, tôn giáo chỉ nuôi dưỡng sự sợ hãi và lòng ham muốn - hai việc tai hại nhất đối với linh đạo."
Về sau, ngài còn nói thêm một cách chua chát: "Đó chẳng khác nào dùng nước để ngăn chặn hồng thủy; hoặc dùng lửa để chữa hỏa-hoạn."

Không bao giờ hết tu

Ngay cả đối với những người đang theo một nếp sống khắc khổ như trong tu viện, sự buông bỏ những thói quen huân tập từ lâu đời lâu kiếp cũng không bao giờ dễ dàng được. Chúng ta hành xử dựa theo những phán đoán trong những giá trị mà chúng ta đã chọn sẵn, phân biệt những hình tướng mà mắt chúng ta nhìn thấy, phân biệt những âm thanh mà tai chúng ta nghe, phân biệt những mùi mà mũi chúng ta ngửi. Chúng ta phân biệt những vị mà lưỡi chúng ta nếm, tưởng tượng đủ thứ qua xúc giác cảm thấy ngoài da, lập thành những định kiến trong ý thức.

Đừng lo sợ phạm lỗi

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường không nhớ rằng sự phạm lỗi thật ra chẳng có gì quan trọng. Ðối với Phật giáo, nếu lỡ làm lỗi thì cũng không sao cả. Chúng ta không bắt buộc phải toàn hảo. Quý vị thấy có đáng mừng không? Vì không phải cần phải toàn hảo, chúng ta mới có thể sống một cách tự nhiên, không phải luôn luôn cần làm những việc phi thường xuất chúng mà không được lầm lỗi. Thật là đáng sợ nếu chúng ta không được phép phạm lỗi, vì khi phạm tội, chúng ta phải tìm cách che dấu. Như vậy, nơi ta sống sẽ không đem lại an lạc nữa. Có người sẽ nói: "Nếu cho phép phạm tội, ta sẽ không học được gì, vì người ta sẽ tiếp tục lầm lỗi thêm mà thôi." Sự thật không phải vậy. Tôi xin đưa ra một ví dụ. Khi tôi còn bé, cha tôi hay nói rằng cho dù phạm bất cứ lỗi gì, tôi cũng không bị đuổi ra khỏi nhà. Nghe vậy, tôi biết cụ thương tôi lắm. Vì thế, tôi càng kính yêu cụ hơn, đến nỗi tôi không dám làm gì để cụ buồn, và tôi lại càng cố gắng để tỏ ra xứng đáng sống bên cụ.

Ký ức sự kiện - Ký ức tâm lý

Tôi không bảo bạn vứt bỏ kí ức sự kiện của bạn. Điều đó sẽ là ngu ngốc! Kí ức sự kiện của bạn là cái cần phải có. Bạn phải biết tên mình, bố bạn là ai và mẹ bạn là ai và vợ bạn là ai và con bạn là ai và địa chỉ của bạn; bạn sẽ phải đi về khách sạn, bạn sẽ phải tìm ra căn phòng của mình. Kí ức sự kiện không được ngụ ý tới - kí ức tâm lí mới được ngụ ý tới. Kí ức sự kiện không phải là vấn đề, nó là việc hồi tưởng lại thuần tuý. Khi bạn trở nên bị ảnh hưởng về tâm lí, thế thì vấn đề nảy sinh. Cố hiểu khác biệt này.

"Tuyết thượng gia sương"


...Nguyên tắc Vipassanā là trực chỉ sát-na thực tại hiện tiền, không qua bất kỳ phương tiện nào khác như các vị thiền sư cùng thời thường vận dụng. Nếu không nắm vững nguyên tắc cơ bản và rốt ráo này chúng ta rất có nguy cơ nhầm lẫn thiền Vipassanā với những lối thiền ám thị, thiền tinh tấn, thiền niệm, thiền định, và nhất là thiền tư duy quán tưởng.
Tuy nhiên, vì đây là giai đoạn cuối, đối đầu với cánh cửa thực tại nên ở đó thực tánh pháp rốt ráo vẫn luôn luôn sẵn sàng xuất đầu lộ diện, nhưng nếu chỉ còn một chút bụi trong mắt cũng đủ biến thành vô vàn hoa đốm giữa hư không, để rồi "Đầu thượng trước đầu, tuyết thượng gia sương" (Trên đầu đội đầu, trên tuyết thêm sương) như các thiền sư thường cảnh báo.

Thiền và thi ca


"Ðừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết
Ðêm qua sân trước một cành mai".
Lời thơ ấy cho đến bây giờ vẫn còn vang vọng và vang vọng cho đến khi nào bặt hết mọi ngôn từ, lúc ấy nó mới trở về từ nơi mà nó đã xuất hiện. Im lặng.