Trà Đạo Bửu Long 27.08.2016 (Cách hiểu và hành lời Phật dạy)


Cách hiểu lời dạy của đức Phật

Hỏi: Thưa Thầy trong Kinh Pháp Cú phẩm Ngu, đức Phật có dạy:
Tìm không được bạn đường,
Hơn mình hay bằng mình,
Thà quyết sống một mình,
Không bè bạn kẻ ngu.
Nếu vậy chỉ tìm bạn giỏi để chơi mà bỏ mặc những người kém hơn mình xung quanh thì có đúng không thưa Thầy?

- Trước hết cần khắc cốt ghi tâm rằng không phải lời dạy nào của Phật cũng đúng cho mọi trường hợp, vì đức Phật chỉ đối cơ mà dạy cho trường hợp đặc thù nhất định nào đó thôi.

CHÁNH NIỆM VÀ THIỀN

Thiền, theo cách tôi hiểu về nó, thì không phải là để tạo ra một cái gì cả (dù đó là sự tĩnh lặng, định tâm hay tuệ giác, hay bất cứ một cái gì khác)[6]. Mà thiền là để thấy rõ bất cứ những gì đang diễn ra trong hiện tại theo một cách nhìn rất đơn giản. Đặt mục tiêu là sự tĩnh lặng, hay cố gắng tạo ra sự tĩnh lặng hoặc tuệ giác là bạn đang cố bắt đầu đi từ nơi mà chúng ta sẽ đến. Do đó chúng ta sẽ luôn tụt lại chỗ đang đứng, bởi vì chúng ta không bắt đầu đi từ nơi mà chúng ta đang đứng. Một cách diễn tả khác nữa là: thiền là sự tiếp xúc, kết nối và thấu hiểu nội tâm hoàn toàn; hiểu biết về cuộc sống (những vấn đề của cuộc sống) một cách sâu sắc chính là thiền.

Trà Đạo ngày 25.08.2016 (Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn? - Đạo có phải là con đường?)


Phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

Hỏi: Thưa Thầy phải chăng cuộc đời đã lập trình sẵn?

- Cuộc đời không phải đã được lập trình sẵn về mọi mặt, nhưng nó giống như một cuộc cờ có quy luật hẳn hoi, trong đó mỗi quân cờ, mỗi nước cờ đều có công dụng và vị trí nhất định của nó mà người chơi đương nhiên phải tuân thủ. Còn thắng hay bại, vui hay buồn, vinh hay nhục... là do quyết định của người trong cuộc đi quân cờ nào, chọn nước cờ nào, với mục đích gì... thì mỗi người có quyền tự do lựa chọn tuỳ khả năng, tuỳ trình độ nhận thức và cách xử lý trong ván cờ của mình.

Trà Đạo Bửu Long 23.08.2016 (Nghi Hoặc trong 5 Triền Cái & Hoài Nghi trong 10 Kiết Sử)


Nghi HoặcHoài Nghi

Hỏi: Trong 5 triền cái, “nghi hoặc” thuộc bất thiện, và trong 10 kiết sử, “hoài nghi” cũng thuộc bất thiện, nhưng khi dạy cho người xứ Kālāma đức Phật khuyên đừng vội tin, như vậy có vẻ như cần phải nghi mới tốt. Vậy 2 loại nghi này khác nhau thế nào?

- Thật ra, chưa biết rõ sự thật tất nhiên phải nghi ngờ (kaṅkhā), tức chưa vội tin, nghi này mang tính cẩn thận, dè dặt là cái nghi cần thiết, người học Đạo nên có cái nghi của sự thận trọng này. Trong khi nghi hoặc (vicikicchā) thuộc triền cái (nīvaraṇa) có tính si - phân vân, do dự - thiếu yếu tố “tứ” (vicāra) để thẩm định đối tượng rõ ràng khiến tâm bị trở ngại chưa ổn định được.

KỆ TIỂU SỬ PHẬT

Kính lạy Phật: Toàn Tri Diệu Giác
Đấng trượng phu giải thoát trong đời
Đoạn căn sinh tử luân hồi
Bậc thầy vô thượng trời, người nhờ nương.

Kính lạy Pháp: Dược Vương Tôn Bảo
Bệnh trầm kha, phiền não chúng sanh
Lương phương diệt tận vô minh
Ba tòa tạng báu, uy linh hằng thường.

Kính lạy Tăng: Người đương Chí Cả
Bậc thừa hành giáo hoá nhân quần
Một lòng xả phú cầu bần
Xả thân cầu đạo, giới tâm trọn lành.

Giá Trị Hạnh Phúc Qua Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây

Từ khi còn là một Thái tử cho đến khi thành tựu đạo Vô thượng Bồ đề, đức Phật đã trải qua đủ mọi lạc thú ở thế gian, kể cả những lạc thú cao cấp trong Thiền định như Vô sở hữu xứ và Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Nhưng tất cả những lạc thú đó cuối cùng để lại cho Ngài một ưu tư lớn về tính chất vô thường, và không thể nào tìm thấy hạnh phúc chân thật trong các lạc thú đó. Và thật sự có một hạnh phúc chân thật không bị quy luật vô thường chi phối được, Ngài tìm thấy ngay sau khi giác ngộ, đó là Giải thoát bất động. Nhờ kinh nghiệm tự thân và kinh nghiệm chứng ngộ ấy, đức Phật đã trình bày năm hạng người điển hình đang tìm cầu hạnh phúc qua “Đại kinh Ví dụ lõi cây”.

Trà Đạo ngày 20.08.16 (Xử lý cơ thể sau khi chết)


Xử lý cơ thể sau khi chết

Hỏi: Hôm trước Thầy nói về xá-lợi của người thường và bậc Thánh. Nếu ý nghĩa không lớn như vậy việc lưu giữ có ý gì không? Như giữ nhục thể của những vị cao Tăng?

- Giữ xá-lợi và tro cốt tùy quan niệm của mỗi nơi. Chẳng hạn người theo đạo Hindu Ấn độ tin rằng để linh hồn người chết được lên thiên đàng, do đó người thân đưa xác đến bên sông Hằng và tiến hành nghi lễ hoả táng (thiêu). Thiêu xong đẩy tro cốt xuống sông Hằng. Còn tập tục điểu táng là đặt xác người chết bên rừng cho kên kên, quạ và thú ăn, đó cũng là một hình thức bố thí xác thân. Nói chung, có nhiều cách xử lý xác chết.

Trà Đạo ngày 18.08.2016 (Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật?)


Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật?

Hỏi: Hiến xác có phải Bố thí Ba-la-mật? Có người nói hiến như vậy khi chết rồi tâm thức thấy thân mình bị mổ xẻ sinh ra đau khổ, sợ hãi, có đúng không?

- Cứ bố thí thì bố thí, đừng nghĩ là Ba-la-mật hay không Ba-la-mật gì cả. Mục đích bố thí là để vượt qua cái ngã xan tham ích kỷ, vượt qua bản ngã chính là Ba-la-mật. Vì xan tham ích kỷ chỉ củng cố cho cái ngã sở hữu nên càng tích luỹ nhiều càng đau khổ nhiều vì vậy bố thí để bớt xan tham ích kỷ chính là vượt qua chính mình. Nói chung có tâm hiến xác sau khi chết là tốt rồi. Thường người phát tâm hiến xác là người có trình độ nhận thức tốt về sự sống chết.

Không đích đến

Bởi mỗi khoảnh khắc, là đây. Đó có thể là sự sống, có thể là cái chết, có thể thành công, cũng có thể là thất bại, có thể hạnh phúc lại cũng có thể là bất hạnh. Mỗi khoảnh khắc… đều là đây.

TỈNH THỨC VÀ HIỂU BIẾT

Trong bài kinh Kalama nổi tiếng, thường được nhắc đến, Đức Phật đã đề ra mười điều mà ta không nên dựa vào để chọn người thầy hay để đi theo con đường tâm-linh nào đó. Tất cả đều có liên quan đến một hệ thống niềm-tin dựa vào truyền thống hay vào các cổ thư. Không tin, nhưng ta phải tự tìm ra sự-thật là điều Đức Phật thường nhấn mạnh. Nếu không làm thế, ta sẽ khó có được cái thấy nội-tại, là bước đầu tiên đưa ta đến con đường đạo.

Trà Đạo ngày 13.08.2016 (Thập mục ngưu đồ - Vị ngọt và sự nguy hại)


Thập mục ngưu đồ

Hỏi: Thập mục ngưu đồ, có trong Kinh điển Nguyên thủy không? Xin Thầy giảng Thập mục ngưu đồ liên hệ trong tu tập.


- Thập mục ngưu đồ dùng để diễn tả tiến trình tu tập theo Thiền Tông. Có 2 loại Thập mục ngưu đồ: Thập mục ngưu đồ của Thiền Tông và Thập mục ngưu đồ của Đại Thừa.
Phật giáo Nguyên thủy không có Thập mục ngưu đồ. Chỉ có bài Kinh đức Phật dạy cách chăn bò so sánh với việc tu hành thôi. Thập mục ngưu đồ đại khái ví việc tu tập như việc chăn trâu qua quá trình như sau:

Tiếng Vọng Từ Chân Tâm



Ngài Ðại Ðức Acharn Mun dạy rằng tâm của tất cả mọi người đều có ngôn ngữ giống nhau. Dầu ta nói tiếng gì, dầu ta là người thuộc dân tộc nào, tâm chỉ là sự hay biết (lời người dịch: chữ tâm được phiên dịch từ phạn ngữ "citta". Bản Chú giải định nghĩa là cái gì hay biết một đối tượng). Vì lẽ ấy Ngài nói rằng tất cả tâm đều có ngôn ngữ giống nhau. Khi một ý nghĩ phát sanh, chúng ta hiểu nó, nhưng khi chúng ta diễn đạt ra thành lời, nó trở thành ngôn ngữ này hay ngôn ngữ nọ. Do đó chúng ta không thật sự thông hiểu lẫn nhau. Mặc dầu vậy, những cảm giác sâu kín trong lòng mỗi người đều như nhau.

Trà Đạo ngày 04.08.2016 (“Tọa Vong” trong học thuyết của Trang Tử - An trú Tánh Không)


“Tọa Vong” trong học thuyết của Trang Tử

Hỏi: Trong Thiên Đại Tông Sư của Trang Tử Nam Hoa Kinh có nói: “Giải thể, bỏ thông minh, lìa hình, bỏ trí, đồng với Đạo lớn, đó gọi là tọa vong”. Nếu toạ vong là ngồi quên tất cả thì có trái với chánh niệm tỉnh giác?

-  Nếu “tọa vong” thật sự hoàn toàn không còn bản ngã thì đó chính là "an trú Tánh Không" hoặc “diệt thọ tưởng định” mà đức Phật đã dạy. Nhưng cũng có thể đó chỉ là 4 thiền vô sắc do tưởng “không” mà định. Trước kia khi chưa hoàn toàn giác ngộ đức Phật cũng đã từng an trú 4 tầng định không này, nhưng sau khi giác ngộ Ngài "an trú Tánh Không" sâu sắc hơn. Vì bây giờ là "an trú Tánh Không" của tự tánh Rỗng Lặng Trong Sáng mà đức Phật gọi là Tâm Chói Sáng (Pabhassara Citta) an nhiên tịch tịnh. Đây là bản chất rỗng lặng trong sáng hoàn toàn tự nhiên của tâm. Khi tâm hoàn toàn buông thư, vô vi, vô ngã thì nó trở về với Tánh Không mà Thiền Tông gọi là Vô Tâm hay Vô Sự. Đó cũng là Chánh Định: “Định này tịch tịnh, vi diệu, vắng lặng, nhất tánh, không điều kiện, không đối kháng, không trở ngại” (Dīgha Nikāya).

Trà Đạo ngày 02.08.2016 (Người xiển dương Phật Pháp là người biết đọc quyển sách tâm mình)


Chánh Định – Tà Định / Chánh Kiến – Tà Kiến
Hỏi: Tà định là khi định có mục đích bất thiện. Nhưng trong lúc hành thiền không có bất cứ ý niệm bất thiện nào thì mới vào định được. Chỉ cần có 1 tâm sở bất thiện không thể nào vào định được. Vậy tà định và chánh định khác nhau chỗ nào?

- Tà định thường được hiểu theo nghĩa có động cơ và mục đích xấu, nhưng tà định nói chung chỉ có nghĩa là không phải chánh định thôi. Vì vậy, nên nói “không phải chánh định” chính xác hơn là nói tà định chung chung.

Thực phẩm cho Tâm

Trong cuộc sống chúng ta có hai khả năng: hoặc là chìm đắm trong lạc thú trần gian hoặc vượt qua nó. Đức Phật là người đã vượt thoát ra khỏi lạc thú trần gian và đạt được sự tự do tự tại.
Cũng như thế, có hai loại hiểu biết – hiểu biết về cõi trần gian và hiểu biết về tâm linh hay giác ngộ thật sự. Nếu chúng ta chưa tu tập và rèn luyện, thì dù kiến thức của chúng ta có cao siêu đến đâu, nó vẫn mang tính chất trần thế và không giúp giải thoát chúng ta được.

Trà Đạo ngày 30.07.2016 (Đừng hiểu lầm lời Phật dạy - Quả Dự Lưu)



Đừng hiểu lầm lời Phật dạy

Hỏi: Trong nhiều bản kinh Đức Phật khuyến khích hành giả ngồi thiền, nên hiểu như thế nào?

Thời đức Phật chưa ra đời, hầu hết các tôn giáo bấy giờ xem thiền định là tối cao nên họ cho rằng vào rừng tu là mục đích tối thượng, nếu không ngồi thiền định bị thiên hạ cho là không tu hành gì cả. Khi Phật giác ngộ, thấy ra thiền định, khổ hạnh không đưa đến giác ngộ giải thoát, nhưng thời đó người Ấn thích như vậy, nên Ngài vẫn duy trì thiền định như một hình thức hiện tại lạc trú mà thôi. Thật ra đó mới chỉ là tu ngoài da, chưa giác ngộ thì thiền định vẫn còn ở ngoài da, chưa thấy được cốt lõi của Đạo.