ĐẠO CỦA VẬT LÝ

Một Khám Phá Về Sự Tương Đồng Giữa Vật Lý Hiện Đại và Đạo Học Phương Đông 
Nguyên Tác: The Tao Of Physics của Fritjof Capra 
Biên Dịch: Nguyễn Tường Bách 

Địa ngục, cõi trời, thế giới, niết bàn


Địa ngục và cõi trời không có tính địa lí đâu, nhớ điều đó. Nó chỉ là biểu dụ để giải thích cái gì đó về tâm lí. Địa ngục là trạng thái của tâm trí đang trong khổ sâu sắc - tất nhiên, được tạo ra do việc làm riêng của bạn thôi. Mọi cát bụi bạn ném ra ngược chiều gió đều sẽ rơi vào bản thân bạn, đó là địa ngục - mọi điều sai bạn đã làm cho mọi người sẽ quay lại bạn. Bạn phải thu hoạch lấy mùa màng bởi vì bạn đã gieo hạt mầm. Nếu bạn gieo mầm chất độc thì bạn sẽ phải gặt lấy chất độc. Điều đó đơn giản thế: aes dhammo sanantano - đây là luật vĩnh hằng.

ÂM NHẠC TRONG KINH PHẬT


Bài này được viết để khảo sát về một số đoạn văn trong Kinh Tạng Pali có liên hệ tới âm nhạc, để thấy rằng âm nhạc khi sử dụng như một phương tiện hoằng pháp cũng được Đức Phật tán thán.
Đúng là trong luật nhà Phật đã cảnh giới về âm nhạc, đàn hát. Không chỉ với người xuất gia, mà cả với hàng cư sĩ. Thí dụ, Kinh Trường Bộ 31 (DN31) gồm những lời khuyên cho hàng cư sĩ tại gia, có đưa âm nhạc ca múa vào 6 điều nguy hiểm... (Bản Việt dịch của HT Thích Minh Châu: Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt - http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-69_4-139_5-50_6-1_17-26_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark)

PHIỀN NÃO LÀ GÌ? Thực Hành Thiền Chánh Niệm


Phiền não không chỉ là sự thể hiện của tham-sân-si ở dạng thô mà còn là bạn bè và họ hàng thân thích, thậm chí còn là họ hàng rất xa của chúng nữa!! Hãy xem bạn đã bao giờ có một trong những ý nghĩ sau đây – hay những điều tương tự như vậy – thoáng qua trong tâm chưa?
“Lẽ ra không nên bật đèn vào giờ này trong ngày như vậy”

Luật nghiệp quả - The law of karma





Chúng ta không có lý do gì để phải có cảm giác xa cách với bất cứ một việc gì hay một ai bởi vì chúng ta đã từng là tất cả và đã từng làm tất cả những điều đó. Làm sao chúng ta có thể tự cho là mình lúc nào cũng đúng hay được loại trừ không giống một ai đó hay không hề làm một hành động nào đó? Không có một chỗ nào trên trái đất này mà chúng ta đã không cười, khóc, sinh ra và chết đi. Vì vậy ở một khía cạnh nào đó, mỗi nơi mà chúng ta đi qua đều là nhà.

Tứ Niệm Xứ Bốn Nền Tảng Của Chánh Niệm

Các vị thiền sư Phật Giáo đã nói rất nhiều về cách hành trì Pháp Tứ Niệm Xứ (Satipattana), ngoại trừ người tu sĩ nầy. Cho nên, trong bài pháp ngắn hôm nay, tôi cũng xin theo xu hướng nầy để trình bày một vài điều quan sát thực tế về pháp hành thiền đó, vốn là một pháp giảng của Ðức Phật mà có lẽ đã có nhiều ngộ nhận trong hàng thiền sinh Phật Tử.

Hỏi đáp về Cuộc sống 2 [THẦY VIÊN MINH]



Hỏi Đáp: THIỀN 3 [THẦY VIÊN MINH]





SỐNG BIẾT MÌNH trong mọi HOẠT ĐỘNG....chính là ĐẠI ĐỊNH

Câu hỏi: Kính thưa Thầy, cho con được hỏi về việc ngồi thiền ạ. Không hiểu sao con rất hay rơi vào hôn trầm trong lúc ngồi thiền. Con không thể bám vào đối tượng một cách liên tục. Con đã dùng các phương pháp mà không hiệu quả. Nhiều người nói con đếm hơi thở nhưng chỉ được một chút. Con cũng không biết có nên chọn một đối tượng chính không? Mong Thầy chỉ dạy cho con.

THẤU TRIỆT CÓ THỂ MANG LẠI MỘT THAY ĐỔI CỦA NHỮNG TẾ BÀO NÃO



David Bohm: Ngày hôm qua tôi đã bàn luận với vài người ở San Francisco, và họ nói ông đã nói rằng, thấu triệt thay đổi những tế bào não. Họ rất quan tâm nhưng tôi không thể nói nhiều thêm. Tôi không biết liệu chúng ta có thể bàn luận chủ đề đó?
Krishnamurti: Như nó được tạo thành, bộ não vận hành trong một phương hướng: ký ức, trải nghiệm, hiểu biết. Nó đã vận hành trong khu vực đó càng vững vàng bao nhiêu càng tốt, và hầu hết mọi người đều được thỏa mãn bởi nó.

Phỏng vấn Thiền Sư Ajahn Brahmavamso

Thiền sư Ajahn Brahmavamso là vị trụ trì tu viện Bodhinyana (Giác Minh), bang Tây Úc, Australia. Ngài cũng là vị cố vấn tinh thần của Hội Phật giáo Tây Úc. Ngài đã từng tu học tại Thái Lan, trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, dưới sự hướng dẫn của ngài Thiền sư Ajahn Chah. Sau đây là vài đoạn trích dịch từ một bài phỏng vấn của bà Rachael Kohn, phóng viên đài phát thanh Úc châu, vào tháng 3-2003

Biết ơn cha mẹ


Có hai hạng người, này các tỷ kheo. Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai ? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm cho đến 100 tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện, đại tiện, như vậy, này các tỷ kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha… …
...Nhưng ai đối với mẹ cha không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào (thiện) giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các tỷ kheo là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha. --

Ngập Sâu Trong Ân Sủng (Knee Deep In Grace)




Cuộc đời của Thiền sư Dipa Ma đã được tác giả Amy Schmidt đem vào tác phẩm “Knee Deep in Grace, The extraordinary Life and Teaching of Dipa Ma”. Sau đó, tác phẩm nầy được bổ túc thêm để trở thành tác phẩm mang tên “Dipa Ma ,The Life and Legacy of a Buddhist Master”.
Dipa Ma (1911- 1989) ra đời tại Chittagong, một làng nhỏ nằm về phía Đông xứ Bengal (ngày nay là Bengladesh). Lúc dó Bà mang tên là Nani Bala Barua chớ chưa phải là Dipa Ma.

YÊU THƯƠNG - Thầy Viên Minh


Tình yêu đích thực là vô điều kiên, là cho đi mà không mong cầu đáp trả. Thậm chí khái niệm cho và nhận không tồn tại, chỉ còn sự tương giao một cách trọn vẹn và vô ngã. Tình yêu nam nữ phổ biến hiện nay chỉ là sự trao đổi, mà hàng hóa chính là cảm xúc và cảm giác của hai bên. Khi còn ảo tưởng về cái tôi thì không thể xảy ra tình yêu đích thực, vì thế nào cũng có điều kiện nào đó hiện diện. Tình yêu lúc đó dù bắt đầu có nồng thắm đến đâu, dù cảm xúc có mạnh mẽ đến đâu cũng thật mong manh. Vì chỉ cần xuất hiện yếu tố bên ngoài làm cảm xúc - cảm giác của một bên thay đổi, thế là bão táp phong ba liền ập tới.

Không dừng lại và cũng không vội vã...

Hakuin là một thiền sư Nhật vào cuối thế kỷ 17 (1685–1768), ông cũng là người có công khôi phục lại dòng thiền Lâm tế tại Nhật.  Thiền sư Hakuin là một nhà tu, mà cũng vừa là một nhà thơ và lại là một họa sĩ rất tài. Những bức thư pháp và tranh vẽ của Hakuin, còn được gọi là nét cọ giác ngộ, có những nét đơn sơ và rất mới lạ, chúng đã mang lại nhiều cảm hứng và là sự hướng dẫn tu học cho biết bao thế hệ thiền sinh.

Tâm bản nhiên


Dilgo Khyentse Rinpoche mô tả một hành giả lang thang qua một Thu vườn. Ông hoàn toàn tỉnh giác trước vẻ đẹp huy hoàng của những đóa hoa, thưởng thức màu sắc, hình dáng, mùi hương của chúng. Nhưng không có dấu vết nào của sự bám víu ở nơi ông, hay bất cứ một "hậu ý" nào trong tâm. Như Dudjom Rinpoche nói:
- Bất cứ nhận thức gì khởi lên, bạn hãy nên làm như một đứa trẻ đi vào một ngôi chùa trang hoàng lộng lẫy. Nó nhìn mà sự bám víu tuyệt nhiên không đi vào nhận thức của nó. Cứ thế, bạn để mọi sự vật ở nguyên trong trạng thái mới mẻ, tự nhiên, sống động, vô nhiễm của nó. Khi bạn để mọi sự ở nguyên trạng thái nó, thì hình dáng nó không thay đổi, màu sắc của nó không phai nhạt, vẻ sáng sủa của nó không biến mất. Bất cứ gì xảy đến không bị ô nhiễm bởi chấp thủ nào, bởi thế tất cả gì bạn thấy đều khởi lên như là tuệ giác trần trụi của (Rigpa) Tâm bản nhiên, và vốn là sự bất khả phân của ánh sáng và hư không.

Mở rộng con tim thương yêu

Tâm biểu lộ ra bằng lời nói.
Lời nói biểu lộ ra bằng hành động.
Hành động biến thành thói quen.
Thói quen trở nên tánh tình.
Thế cho nên,
ta hãy quán sát tâm ý cẩn thận,
hãy để nó phát xuất từ một tình thương
vì lợi lạc của cả muôn loài.
− Lời Phật dạy

KHOA HỌC VÀ CON ÐƯỜNG ÐƯA ÐẾN NIẾT BÀN

Con đường đưa đến giác ngộ, giải thoát và Niết Bàn chính là Bát Thánh Ðạo, Tứ Diệu Ðế; và phần quan trọng nhất trong con đường này là Thiền định.
Trải qua hơn hai ngàn năm trăm năm, Thiền định Phật giáo đã trở nên đa dạng vì pháp môn này được du nhập từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác và đã chịu ảnh hưởng của nghi lễ và truyền thống địa phương. Do đó, ngày nay có hằng loạt pháp môn Thiền Phật giáo khác nhau, những người cổ xúy cho pháp môn Thiền của họ thường nhấn mạnh một vài nét khác biệt nhỏ để phân biệt truyền thống của họ với các truyền thống khác. Mặc dù mang tính đa dạng, phần lớn các trường phái Phật giáo vẫn thành công trong việc giúp cho con người được giác ngộ.

Tiếng vỗ của một bàn tay


Đa số chúng ta có lẽ đều biết câu truyện này.  Có một vị thiền sư được những người chung quanh ca tụng là người sống trong sạch.  Một gia đình sống ở gần đấy có một cô con gái xinh đẹp.  Một hôm cha mẹ cô gái khám phá ra rằng cô có thai, và cô gái thú nhận rằng cha của đứa bé chính là vị thiền sư này.  Cha mẹ cô gái vô cùng tức giận.  Sau khi đứa bé sinh ra, ông bà mang nó tới trao cho vị thiền sư, và ông không nói gì chỉ thốt lên vỏn vẹn hai tiếng: “Thế à?” rồi thôi.  Lúc đó ông đã mất hết danh dự, nhưng không hề buồn.  Vị thiền sư săn sóc đứa bé rất tử tế, ông đi xin sữa của những bà mẹ hàng xóm và những đồ dùng cần thiết để nuôi đứa bé.  Một năm sau cô gái không chịu đựng được nữa.  Cô thú thật với cha mẹ rằng người cha thật sự của đứa bé không phải là vị thiền sư ấy, mà là một thanh niên hàng xóm.  Lập tức gia đình đến gặp vị thiền sư xin tha lỗi, và xin đem đứa bé về.  Khi trao lại đứa bé, ông cũng chỉ thốt hai tiếng: “Thế à?”
Và vị thiền sư trong truyền thuyết đó là ngài Hakuin Ekaku, người Trung hoa dịch là Bạch Ẩn Huệ Hạc. 

‘Học cách thấy’ và ‘Thấy biết sự vật đúng như nó đang hiện hữu.’


Trong đạo Phật, chánh niệm và tỉnh giác là nền tảng của mọi pháp thực hành.
Nầy các vị tỷ-khưu, đây là con đường độc nhất đưa đến sự thanh tịnh cho mọi chúng sinh, vượt thắng mọi phiền muộn và thất vọng,... thành tựu chá
nh đạo, thực chứng niết-bàn– đó là Bốn lĩnh vực quán niệm. (D-N 11. 315)
Và, như nhà thơ triết gia Ấn Độ thế kỷ thứ 8 Śāntideva đã nói:
Những mong ước phòng hộ tâm ý, lời chào nầy cất tiếng từ trong tôi: ‘Canh phòng với toàn thể sự tinh cần với cả chánh niệm và tỉnh giác.’
Như người bị bối rối bởi bệnh tật, không đủ năng lực cho mọi hoạt động, tâm thiếu chánh niệm và tỉnh giác cũng như vậy.
Khi tâm thiếu chánh niệm và tỉnh giác, điều học được nhờ phản quán và khai thị sẽ không thể nào nhớ được, như nước trong bình bị lỗ thủng.

CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT


"Này chư tỳ kheo, đại dương chỉ có một vị duy nhất là vị mặn, cũng vậy giáo pháp của Như Lai chỉ có một vị duy nhất là vị giải thoát"- Tiểu Bộ Kinh, Udāna
So với vô số chúng sanh sống trên thế gian thì nhân loại chỉ là một phần rất nhỏ, cho nên được sanh làm người không phải dễ. Nhưng duy trì được kiếp sống một cách toàn vẹn lại còn khó hơn vì phải chịu già, bệnh, chết, lo âu, phiền muộn, khổ đau, thất vọng...

Bài kinh Bàhiya - Năm phút nhiệm mầu


Một thời Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, ngôi vườn ông Anàthapindika. Nhờ lời thuyết pháp tóm tắt này của Thế Tôn, tâm của Bàhiya Dàruciriya được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ.
- Vậy này Bàhiya, Ông cần phải học tập như sau: "Trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy. Trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe. Trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng. Trong cái thức tri, sẽ chỉ là các thức tri ". Như vậy, này Bàhiya, Ông cần phải học tập. Vì rằng, nàyBàhiya, nếu với Ông, trong cái thấy, sẽ chỉ là cái thấy; trong cái nghe, sẽ chỉ là cái nghe; trong cái thọ tưởng, sẽ chỉ là cái thọ tưởng; trong cái thức tri, sẽ chỉ là cái thức tri. Do vậy, này Bàhiva, ông không là chỗ ấy. Vì rằng, này Bàhiya, Ông không là đời này, không là đời sau, không là đời chặng giữa. Như vậy là đoạn tận khổ đau.

Bài kinh từ cây cải bắp


Có lần tôi tu tập tại thành phố Bernares, ở Ấn độ, trong một tu viện nằm giữa một bên là trạm xe buýt và một bên là ga xe lửa.  Ngay giữa một nơi xô bồ và náo nhiệt này, có một miếng vườn rất nhỏ, chưa đến một mét vuông.
Một hôm tôi ngồi ở ngoài, cạnh bên những mảnh cỏ có vài cây ấy, tôi chợt nhận thấy trong miếng vườn nhỏ có một cây bắp cải đang mọc.  Và trong giây phút ấy, bổng dưng tôi có một kinh nghiệm rất kỳ diệu và sâu sắc.  Ngồi đó, chỉ nhìn vào cây bắp cải ấy, tôi chợt ý thức được rất rõ sự đồng nhất của mình với nó!

Giáo dục thánh thiện và Vipassana

Albert Eisntein đã nói như sau, kiến thức là những gì còn lại khi tất cả những gì học được đều bị quên hết. Nếu chúng ta ước lượng cách giáo dục hiện tại với định nghĩa trên, thì chúng ta thấy, kết quả chỉ là những tranh chấp táo tợn, và tánh tự cao, đố kỵ hiện diện. Sự giáo dục ít nhất cũng đem lại cho chúng ta những hiểu biết, những kỹ năng chuyên môn, nhưng nó không mang lại cho ta sự phát triển về mặt nội tâm.
Kết quả là sự giáo dục chỉ đào tạo những học sinh tự cao, thiên về vật chất. Vì vậy trẻ em ở tuổi niên thiếu, thay vì mơ về vẻ đẹp, tình cao thượng và sự hoàn mỹ, thì chúng hiện nay mơ giàu sang để hưởng thụ, và bỏ thời gian để nghĩ cách làm cho có nhiều tiền. Bởi thế cho nên xã hội chúng ta hiện nay đang bị dằng xé bởi hai điều kinh khủng nhất, là sự tích trữ và sự tiêu thụ, cộng với những vấn đề về xã hội như tham nhũng, xung đột và bạo động.

Chúng ta là những việc mình làm

Ngày nay chúng ta thấy chữ karma được dùng nhan nhản khắp nơi.  Nhưng điều đáng tiếc là phần lớn nó đã được dùng một cách rất sai lầm.  Không hiểu vì lý do gì, trong Anh ngữ chữ karma lại có nghĩa như là "định mệnh" hay là "vận số" (fate, destiny, theo American Heritage Dictionary).  Điều này thật là một sự bóp méo đáng tiếc, vì trong Phật giáo, karma là một ý niệm rất thâm thúy và có ý nghĩa rất sâu sắc.
Tác ý, hành động và kết quả
Chữ karma đơn giản có nghĩa là "hành động", nó có gốc ở động từ kr có nghĩa là "làm" hay "chế tạo."  Trong chữ này ta thấy có ba ý khác biệt, nhưng một điều rất đặc biệt là cả ba đều cùng là những giai đoạn không thể tách rời của chung một tiến trình. 

Chỉ Trong Một Chớp Mắt "In the Blink of an Eye"


Trong kinh kể, có lần một thanh niên Bà la môn đến thăm Phật.  Gặp anh, Phật hỏi thầy anh dạy các anh tu tập chuyển hóa khổ đau như thế nào.  Người thanh niên đáp, "Thầy tôi dạy thực tập làm sao để mắt đừng thấy sắc, tai đừng nghe tiếng… thì ta sẽ không còn khổ đau."  Phật nói, nếu vậy thì hóa ra những người mù và điếc đều là những người không còn có khổ đau chăng!  Anh thanh niên cúi đầu hổ thẹn vì không trả lời được.

PHẬT GIÁO CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO KHÔNG?

Tôn giáo là gì? Khi nghiên cứu lịch sử tôn giáo, chúng ta tìm thấy nhiều giải đáp cho câu hỏi này. Vậy đâu là giải đáp thoả đáng nhất. Những giải đáp ấy có thích ứng với đạo Phật không? Chúng ta hãy tìm hiểu một vài định nghĩa thông dụng nhất.
* Một định nghĩa nói rằng tôn giáo là hệ thống các tín điều. Định nghĩa này rất đúng đối với nhiều tôn giáo trên thế giới, nhưng không phù hợp với đạo Phật vì những lý do sau đây:

Chánh Niệm đưa đến giải thoát



Chữ "chánh niệm", mindfulness, ngày nay đã trở thành một danh từ "thông dụng và nghe rất bắt tai", bà Thubten Chodron chia sẻ, và mỗi người chúng ta lại sử dụng nó theo cách riêng của mình. Trong khi thực tập có chánh niệm về mỗi hành động của mình là một sự thực tập rất có giá trị, bà nói, nhưng một chánh niệm đưa ta đến giải thoát nó đòi hỏi nhiều công phu hơn thế. Xin gửi đến các bạn bài chia sẻ dưới đây của bà.
Thunten Chodron là một sư cô người Hoa kỳ, tu theo truyền thống Tây tạng. Hiện giờ bà là trụ trì của tu viện Sravasti Abbey gần Spokane, Washington.

Thiền Vipassanā và Thiền Tông


 Một hành giả thiền vipassanā, ngay nơi thân, thọ, tâm, pháp chỉ thấy thực tánh, tuyệt không một ý niệm thì lấy đâu ra ngã với pháp? Cũng vậy, ngay khi chấp tác bạn chỉ cần khởi lên ý nghĩ “sao thầy kia không chấp tác mà tôi phải chấp tác” thì nói như Krishnamurti là cùng với tư tưởng ấy bạn đã mang cái tôi vào cùng với thời gian, nhân quả và dĩ nhiên là đau khổ não phiền. Bạn không thể chấp tác với vô ngã và phi thời gian sao? Hãy thử xem, là thiền đấy chứ không có thiền nào khác đâu.

TÌNH THƯƠNG YÊU



Ni Sư Ayya Khema là người Đức gốc Do Thái  được sinh ra và lớn lên ở Berlin. Cuốn sách I Give You My Life (Quà Tặng Cuộc Đời) chính là cuốn tự truyện cuộc đời của Ni Sư...Rất thú vị. Xin mời click vào đọc:


      Quà Tặng Cuộc Đời

Và sau đây xin mời quý vị đọc bài viết " Tình thương yêu" của Ni Sư: 

THỜI GIAN và VĨNH CỬU

HỎI : Ông được sinh ra nơi một ngôi làng mà điều kiện sinh sống rất là nghèo khổ và ông có nói rằng chưa bao giờ ông được học hỏi, nghiên cứu kinh điển. Vậy nghiệp lành nào đưa ông đến sự giải thoát nầy ?

KRISHNAMURTI : Một câu hỏi thật lý thú, nếu ông chú ý thì vấn đề nầy không những chỉ riêng cho cá nhân mà còn là chung cho tất cả mọi người. Do đâu một người nào đó hiểu biết rõ ràng hơn, biết nhạy cảm về cõi trần và các vấn đề của nó. Do đâu một người linh thị hay kinh nghiệm vài sự việc thuộc lĩnh vực tinh thần ? Vấn đề là đây chớ nào phải người ấy đã ra đời nơi một ngôi làng nhỏ bé hoặc ở nơi nào khác, sự việc ấy không quan trọng. Hãy nghĩ cẩn thận việc nầy cùng với tôi. Vì sao một tinh thần bị lệ thuộc vào hình hài sắc tướng bên ngoài, bị áp đặt vào vài tính chất hành động nào đó mà người kia thì không ? Phải chăng đây là vấn đề của nghiệp, của nhân và quả ?

Phật và Bồ Tát khác nhau thế nào?


Câu hỏi:
Kính thưa Thầy,
Con cũng không muốn đưa câu hỏi này ra nhưng không đưa ra hỏi Thầy con lại áy náy vì trước khi con đi vào Sài Gòn, có một người cứ nhờ con gặp Thầy nhờ Thầy giải đáp câu hỏi: "Phật và Bồ Tát khác nhau thế nào?" Mong Thầy hoan hỷ ạ.


Trả lời:
Nói tới điều này là nói tới nhiều quan niệm về Phật và Bồ-tát khác nhau trong các Tông Phái, mà đã là quan niệm thì tất nhiên chưa hẳn đã đúng sự thật. Tốt nhất là mỗi người tự biết mình trước, cho đến khi đã giác ngộ thì sẽ hiểu Phật và Bồ-tát khác nhau hay đồng nhau như thế nào.
Có hai cách hiểu nổi bật nhất là: Lúc đầu theo định nghĩa của Phật Giáo Nguyên Thủy thì Phật là bậc đã giác ngộ, còn Bồ-tát là bậc đang tu tập để giác ngộ. Về sau Phật Giáo Phát Triển có thêm định nghĩa là sau khi thành Phật trở lại cứu độ chúng sinh gọi là Bồ-tát.

Dưới đây là lượt trích từ bài giảng của Bhikkhu Bodhi :
 "A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT" xin mời tham khảo :