TƯ TÁC chính là NGHIỆP


Khi mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với sắc, thanh, hương, vị, xúc thì thọ khởi lên, kế đó là hiện tưởng. Nhưng trong trường hợp ý thức thì hồi tưởng và tưởng tượng hoạt động như sau:

Như Lai là gì?

Một trong các cái tên của Phật là Như Lai (Tathagata). Chúng ta có nhiều tên cho Phật, chỉ để biểu thị các phẩm chất khác nhau của Phật tính. Một trong các tên được dùng nhiều nhất là Như Lai; bản thân Phật đã dùng nó. Ông ấy hiếm khi dùng từ tôi, ông ấy dùng Như Lai. Ông ấy sẽ nói, "Như Lai cư ngụ trong vườn nào đó, và thế rồi điều này xảy ra." "Như Lai đang trên đường, đi vào thành phố nào đó, thế rồi điều này xảy ra." Ông ấy sẽ dùng từ 'Như Lai' thường xuyên hơn là ông ấy dùng từ tôi. 
Câu hỏi là: Như Lai (Tathagata) là gì? 

Sự khởi tâm của kẻ ngu và người trí

Con nghe Sư nói, nếu mình cứ để tâm bình thường, đừng khởi vô minh ái dục gì hết, như vậy có thể nói là mình được đạo. Nếu như mình khởi tâm lên để tu, để mong đạt được cái này, cái kia, tức nhiên sẽ rơi vào dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Ở đây, có vấn đề giả dụ một người ngu, họ chẳng khởi tâm tu tập hay khởi tâm để đắc cái này cái kia chi cả, tâm họ cũng bình thường vậy thôi. Trường hợp ấy có khác gì với trường hợp của người trí? Sự khác nhau giữa hai việc không khởi tâm của kẻ trí và người ngu như thế nào?


THẤY TÁNH và NGỒI THIỀN

Ở Nhật Bổn có một bộ sách tên là Thiếu Thất lục môn. Thiếu Thất là tên riêng của Đạt Ma, sơ tổ Thiền Tông; sách gồm có sáu bài luận, trong số ấy có vài bài chắc do Tổ nói ra, kỳ dư đều không phải của Tổ, có lẽ mới được soạn ra sau này trong đời nhà Đường khi Thiền Tông bắt đầu gieo ảnh hưởng sâu rộng hơn trong giới Phật tử Trung Hoa. Nhưng tinh thần quán xuyến toàn bộ sách vẫn là chấn phong thuần túy của đạo Thiền. Một trong những bài luận ấy có tên là “huyết mạch luận”, luận về sự thấy tánh, hoặc ngộ mà tác giả coi là cốt tủy của Đạo Thiền.

Tìm hiểu bản chất khổ đau

Đạo Phật thường quán niệm và suy tưởng về khổ đau vì đó là kinh nghiệm chung của toàn thể nhân loại. Trong đạo Phật, khổ đau không nhất thiết đến từ một thảm kịch lớn lao hay một nỗi bất hạnh kinh hoàng nào mà nó chỉ đơn giản là tình cảm bất toại nguyện, không hạnh phúc và thất vọng mà tất cả chúng ta đều trải qua nhiều lần trong đời. Khổ đau là kinh nghiệm chung của cả nam lẫn nữ, cả người giàu lẫn người nghèo. Dù chung ta khác biệt về màu da và dân tộc, khổ đau vẫn là sợi dây ràng buộc và nối kết chúng ta lại với nhau.Vì thế, trong Đạo Phật, khổ đau được xem là một sự thật thánh thiện. Tuy nhiên, khi Đức Phật thuyết giảng về khổ đau như một sự thật thánh thiện, Ngài không có ý muốn khuyên chúng ta bám vào kinh nghiệm khổ đau và mù quáng tin vào đó như một sự thật tuyệt đối. Trái lại, Ngài dạy chúng ta dùng kinh nghiệm khổ đau như một chân lý thánh thiện để quán niệm và suy tưởng.

Huyền thoại về giây phút hiện tại

Trong nhà thiền có truyền cho nhau một huyền thoại: Khi chánh niệm của ta càng sâu sắc bao nhiêu, ta sẽ càng có khả năng nhìn thấy cái đẹp trong những sự vật bình thường nhất bấy nhiêu. Với một tâm “chú ý đơn thuần”, thì ngay cả bọt xà phòng trong nước rửa bát - khi những bọt bong bóng lấp lánh trong nắng - cũng là một thực tại tỏa sáng nhiệm mầu. Đó chỉ là một huyền thoại.
Mà sự thật là ngược lại như thế. Thật ra, khi ta càng có chánh niệm bao nhiêu thì những đối tượng cảm giác của ta lại càng ít hấp dẫn đi bấy nhiêu. Cho đến một lúc ta sẽ không còn ham muốn chúng nữa.

Thái độ tiêu cực

Ngày hôm nay là một ngày thật bình yên, tiếng mưa đang rơi trên mái nhà và trên những ngọn cây. Nghe thật mê ly làm sao. Trong buổi sáng Chủ Nhật bình yên này, tôi muốn nói về một vấn đề lại chẳng bình yên chút nào.
Tôi thích nói về những điều tích cực, những tư tưởng tích cực, những ý tưởng đẹp bởi vì khi chúng ta suy nghĩ và nói nhiều về những điều tích cực, thì sẽ càng có nhiều điều tốt đẹp đến với cuộc đời chúng ta. Điều này thực sự rất quan trọng. Tôi nhận thấy nhiều người rất hay suy nghĩ đến những điều tiêu cực – những điều tiêu cực về mọi người, về cuộc đời của họ, về hoàn cảnh, về chính bản thân mình, về thời tiết, về chính phủ, về cả thế giới này. Tất nhiên là có rất nhiều điều tiêu cực đang diễn ra - ở bên trong chúng ta và xung quanh chúng ta. Nhưng nếu suốt ngày chỉ đào sâu vào những điều tiêu cực đó thì chẳng lợi ích chút nào cả.

NĂM UẨN

Khi các cơ quan của con người đang còn tồn tại và giác quan đang hoạt động, chúng ta phải thường xuyên quán sát, tỉnh táo và chánh niệm, bởi vì mãnh lực của thói quen tham đắm thế giới dục lạc như là tự ngã vô cùng mạnh mẽ. Đây là điều kiện hết sức hệ trọng đối với tất cả chúng ta. Vì vậy, con đường mà Đức Phật đã dạy là phương pháp chánh niệm với sự phản chiếu của tuệ giác. Thay vì bàn luận về vấn đề siêu hình, về sự hữu hạn của con người, hoặc điểm cuối cùng của vũ trụ, giáo pháp của Đức Phật chỉ nhắm đến tác duyên của dục lạc là điều duy nhất đã đẩy chúng ta rời xa tuệ giác.

Tư Tưởng Thiền và Giai thoại nói về ăn chay ăn mặn của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Khi đề cập đến nguồn gốc của con người, Thượng sỹ quan niệm rằng không có nguồn mà cũng chẳng có gốc, không có thủy cũng chẳng có chung. Nguồn là dòng nước chảy mãi, liên miên bất tận như sinh tử, tử sinh vậy, biết đâu mà tìm cái gốc của cái nguồn đó. Nếu cố gắng giữ cái gốc, tìm cái gốc thì nước làm sao mà chảy, mà nước không chảy thì nguồn ở đâu mà có. Trong Ngữ lục, có người hỏi Thượng sỹ rằng: Như hà thị bản nguyên? Thượng sỹ đã trả lời bằng một câu kệ:
Tầm nguyên phi hữu bản
Cứ bản diệc vô nguyên.
(Tìm nguồn chẳng có cội
Nắm cội cũng không nguồn)

Ngữ lục – Trúc Thiên dịch.

Kêu dài một tiếng lạnh cả hư không


Một thiền sinh khi cảm hứng đã làm một bài thơ trong đó có câu: “Sau lưng, trước mặt, hư không một trời”. Nghe thật lạc loài, buồn bã. Ngược lại, thiền sư Không Lộ cũng có câu thơ:

“Hữu thời, trực thướng cô phong lãnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
(Có lúc lên đỉnh núi cao vút,
kêu dài một tiếng lạnh cả hư không). 


Nghe thực trầm hùng, siêu thoát. Cũng đều ám chỉ khoảng không bát ngát, mà sao câu thơ của thiền sinh âm hưởng nỗi cô đơn vời vợi của một tâm hồn hụt hẫng, còn câu thơ của thiền sư lại toát ra vẻ hiên ngang của Người đã chinh phục được tự tâm, và do vậy chinh phục cả vũ trụ?

Vô Ngã - Thiền Sư Viên Minh

Tất cả pháp dù hữu vi hay vô vi, sinh tử hay Niết-bàn đều vô ngã, vì nó vận hành theo nguyên lý của nó chứ không theo ý đồ của ai cả. Bản ngã chỉ là "cái ta ảo tưởng" hoàn toàn không có thật, cho nên dù có chủ trương "ta", "của ta", "tự ngã của ta" hay không thì mọi pháp đang là vẫn vô ngã...
- Đối với pháp thì tự bản chất của nó là vô ngã, đối với nhận thức thì không khởi niệm chấp trước bất cứ điều gì là vô ngã.
 Niết-bàn là vô ngã chứ không phải vô ngã là Niết-bàn.
- Tinh tấn rốt ráo nhất là buông mọi ý đồ lăng xăng của bản ngã để trở về với tự tánh không là gì cả (vô ngã). 

Chết trong khi đang sống - Thiền sư Soko Morinaga

Thiền sư Soko Morinaga
Khi tôi trở thành một tăng sĩ và gia nhập thiền viện, tôi đã ước ao thật mãnh liệt, hơn bất cứ thứ gì trên đời, là làm sao được giác ngộ. Kyoto, nơi có trụ sở thiền viện của tôi, không phải là một mảnh đất có ruộng đồng trù phú, vì thế phần thực phẩm quy định cho một tháng thường được giới hạn chỉ đủ cho mười ngày. Thực phẩm chính của mười ngày ấy bao gồm những thứ như là bắp và bột khoai lang, và đôi khi một thứ bột trà mầu vàng úa không thể nào uống được. Ðó là những thứ đã nuôi thân mạng tôi khi đang ở trong thiền đường, nhất tâm tọa thiền và tìm sự giác ngộ.
Nhưng kinh nghiệm giác ngộ không đến một cách dễ dàng. Trước khi bắt đầu tu Thiền, tôi đã được dậy để nhìn bằng mắt, nghe bằng tai, suy nghĩ bằng đầu óc, và đó là cách duy nhất tôi dùng để tìm hiểu mọi sự. Nhưng khi vào tu, tôi lại được chỉ cho rằng satori (giác ngộ) không phải là một loại kết luận rút ra từ những phán xét riêng tư dựa trên những cảm giác phân biệt của sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý). Dù vậy, tôi vẫn chưa thể nắm được cách nào để buông bỏ những thói quen cảm nhận xưa nay và tập kinh nghiệm theo một cách khác.

Giác Ngộ - Thiền sư Đạo Nguyên

Khi vạn pháp được coi như pháp Phật thì thấy có ngộ và mê, có tu tập, có sanh tử, Phật và chúng sinh.
Khi vạn pháp được coi như vô ngã, sẽ không thấy có ngộ và mê, không có tu, không sanh không tử, không Phật không chúng sinh.
Phật Đạo vượt ra khỏi cái có và không. Cho nên có mê ngộ, có sinh tử, Phật và chúng sinh. Nhưng những đóa hoa đẹp chúng ta ưa thích vẫn héo tàn, và những cỏ dại chúng ta không ưa vẫn lớn mạnh.
Cố dấn thân đi tìm sự tu tập và kinh nghiệm vạn pháp thì đó là mê. Khi vạn pháp tu tập và kinh nghiệm chính mình thì đó là ngộ.
Giác từ chỗ mê thì gọi là Phật, mê trong chỗ giác thì gọi là chúng sanh. Lại có giác ngộ theo sau giác ngộ, có mê ở trong mê.

Thư thái với Sayadaw U Tejaniya

Vào năm 2007, Sayadaw U Tejaniya, một nhà sư người Miến điện, đến thăm các trung tâm Phật Pháp Phương Tây tại Mỹ lần thứ hai. Tôi đã có cơ hội đến nghe Thầy giảng pháp ở một vài nơi, phỏng vấn Thầy và người phiên dịch xuất sắc của Thầy là cô Tet- Tet và trò chuyện với các thiền sư và thiền sinh về kinh nghiệm của họ trên cách tiếp cận mới mẻ của Thầy đối với sự thực hành Giáo Pháp.
Cách hướng dẫn độc đáo của Sayadaw giờ đây đang ảnh hưởng một số các thiền sư phương tây dạy thiền minh sát. Thầy nhấn mạnh đến việc thực hành một cách thư giãn nhưng liên tục, thay cho ép mình phải cố gắng; mở rộng sự hay biết đến mọi đối tượng của các giác quan hơn là bắt đầu với một đề mục chính để thiết lập định tâm, đi thiền hành với tốc độ bình thường hơn là chậm rãi khi tham dự khóa tu tích cực; không ấn định một thời gian biểu cố định trong thời gian khóa tu; và tập trung vào mối quan hệ giữa hành giả và đối tượng hơn là chính đối tượng. Sự phối hợp các yếu tố này có vẻ như có tác dụng củng cố ngũ căn (indriya) – tín, tấn, niệm, định, tuệ. – và làm sâu sắc hơn khả năng thực hành trong cuộc sống hàng ngày.

Tâm, chánh niệm và hành thiền

Theo như tôi hiểu biết về thiền, dù nó không tạo nên một điều gì đó (vắng lặng, tập trung hay tuệ giác hoặc không là gì cả). Nói cho đúng hơn nó là sự nhận thức rõ ràng bất cứ điều gì đang xảy ra ngay ở giây phút hiện tại (từng sát na) bằng một hình thức hết sức giản đơn. Quyết tâm hoặc tạo nên sự vắng lặng, hoặc tuệ giác là cố gắng bắt đầu lại nơi mà chúng ta
Như vậy chúng ta luôn luôn trở lại nơi chúng ta hình thành bởi vì chúng ta đã không khởi đầu bằng bản chất thật của mình. Nói một cách khác: Thiền là sự truyền đạt nội tâm hoàn hảo, hoặc cuộc sống (các vấn đề) được hiểu sâu sắc là thiền.

Chúng ta thực sự là ai ?

Khi chúng ta suy niệm về Giáo pháp - lời dạy của Đức Phật, chúng ta khéo đặt câu hỏi cá tính thực sự là cái gì: Ý thức về một sự tách rời, sự riêng biệt của chính chúng ta, hay sự nhận thức về bản thân mình như là một con người khác với những người còn lại.
Ngày nay con người đang bắt đầu hiểu biết về bản chất của ý thức ngày càng nhiều hơn, mặc dù đó là một kinh nghiệm mà chúng ta ai cũng có, nhưng có lẽ để hiểu được nó thì vẫn còn rất ít.
Các nhà khoa học nghiên cứu về ý thức, cố gắng tìm một cơ sở vật chất cụ thể cho nó. Nó ở trong não phải không? Nó là gì? ... Nhưng việc này cũng hoài công giống như cố gắng để tìm hiểu cái ngã thực sự của chúng ta là gì. Càng cố tìm hiểu chúng ta thực sự là ai, chúng ta dường như càng đi vòng quanh hoặc hệt như đuổi theo những cái bóng, chúng ta không thể nắm điều gì được lâu, những gì chúng ta hiểu thoạt đến là biến mất.

Thiền Sư Ni Diệu Nhân với bài kệ thị tịch

...Sanh, già, bệnh, chết, là lẽ thường, ta cần làm chủ điều tự nhiên đó, nó vốn như vậy, nhưng do ta khuấy động lên, dính vào, níu lại, cầu cạnh, chạy nhảy lăng xăng, tìm kiếm lung tung, đào bới khắp chốn mọi nơi, vái lạy mười phương. Đây là điều cần xét lại, thông thường ta bám vào đó, rồi ra công gắng sức bồi đắp, vẫy vùng, đập phá, “trên đầu còn chồng thêm một cái đầu nữa” sao không để nó ở nguyên vị như chính nó đã ở, đang ở, ta chỉ việc minh mẫn dõi theo, trông thấy rõ ràng bản thể như thật của nó, tức khắc ta nhẹ nhàng thong dong, không cần phải làm gì cả, “mím miệng ngồi yên”.

Suy nghĩ có bao giờ ngưng không?

Đức Phật khuyên các Tỳ kheo, “ Này các Tỳ kheo, khi các ông tụ họp với nhau, các ông nên làm một trong hai điều: Thảo luận về Giáo Pháp hoặc quan sát sự im lặng cao quý "
Im lặng cao quý là trạng thái của tâm khi không có sự suy nghĩ. Tâm hoàn toàn im lặng. Suy nghĩ chỉ có thể ngừng nếu chúng ta huấn luyện tâm của chúng ta làm như vậy thông qua thiền tập đúng cách.
Một hành giả nên bắt đầu bằng cách chú tâm liên tục, không để bị phân tâm, trên một đối tượng duy nhất mà không bình luận gì về kinh nghiệm trong tâm. Khi bạn bình luận hoặc gắn những khái niệm cho sự vật, bạn sẽ làm gián đoạn sự chú tâm của bạn và kéo dài sự suy tư của mình đến bất tận.

Tìm hiểu tâm

Cội nguồn của đau khổ chính là những gì mà chúng ta gọi là avijja – vô minh, hay sự không biết về bản chất thực sự của sự vật. Vô minh, căn bản là do chúng ta không hiểu bản chất thật của chúng ta.
Chúng ta đau khổ vì quan niệm, ý kiến, thói quen và những hiện tượng mà chúng ta không hiểu.
Chúng ta sống cuộc đời của chúng ta trong tình trạng vô minh, không hiểu bản chất của sự vật. Nếu bạn thực sự chú tâm lắng nghe chính mình đôi khi bạn có thể nghe những câu nói như, “ tôi nên làm như thế này, tôi không nên làm như thế kia, tôi nên như thế này, không nên như thế kia” hoặc là thế giới nên khác hơn, cha mẹ chúng ta phải nên thế này, thế nọ và không nên giống như cái cách của họ hiện nay.

Ý NGHĨA KHỔ ĐAU VÀ CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ VƯỢT THOÁT TRONG THIỀN TÔNG

" Làm thinh như Chánh Pháp
Nói năng như Chánh Pháp"

ĐẠO PHẬT VÀ KINH DOANH

...Kinh doanh là giúp cho sinh hoạt xã hội cân bằng và tương trợ lẫn nhau dựa vào nguyên tắc lợi mình lợi người (chứ không phải lợi mình hại người).
...Trong Phật giáo có vô số những pháp giúp cho doanh nhân làm giàu một cách chân chính, ví dụ Tứ nhiếp pháp, Tứ vương pháp v.v.
...Phật tử chân chính nên ứng dụng đạo đức kinh doanh trước và chứng minh được sự thành công của mình để làm những tấm gương điển hình cho những người khác...

Chấp nhận chính mình

Quả là một hiện tượng lạ khi con người thường thấy rất khó để yêu thương chính bản thân mình, vậy mà chúng ta vẫn thường nghĩ rằng việc này dễ nhất trên đời vì có ai mà không thường xuyên quan tâm đến chính mình.
Lúc nào chúng ta cũng bận tâm đến việc chúng ta làm được bao nhiêu tiền, thành quả công việc của mình tốt đẹp ra sao, chúng ta thấy thoải mái như thế nào. Chẳng phải Đức Phật đã từng dạy rằng: "Chúng sanh yêu chính mình hơn ai hết ” sao? Vậy tại sao chúng ta lại cảm thấy thực sự khó để yêu thương chính mình?
Yêu thương chính mình không có nghĩa là dễ dãi với chính mình. Yêu thương bản thân mình một cách thực sự là một thái độ mà hầu hết mọi người chẳng ai có, bởi vì chúng ta ai cũng biết mình có nhiều những cái thật chẳng dễ ưa.

SỰ TƯƠNG GIAO - KRISHNAMURTI

HỎI: Ngài thường nói về tương giao, nhưng đối với ngài, tương giao có nghĩa là gì ?
J.KRISHNAMURTI: Trước tiên hết, không có cái gì gọi là biệt lập cả. Ở đời là liên hệ với mọi sự, không có liên hệ tương giao thì không có sự hiện hữu. Đối với chúng ta , tương giao có nghĩa là gì ? Đó là sự thách thức và đáp ứng liên giao giữa hai người, giữa các ngài và tôi, ngài ném ra sự thách thức và tôi đón nhận sự thách thức ấy hoặc tôi đáp ứng sự thách thức ấy ; đồng thời tôi cũng quăng ném ra sự thách thức cho các ngài .