Tư Tưởng Thiền và Giai thoại nói về ăn chay ăn mặn của TUỆ TRUNG THƯỢNG SĨ

Khi đề cập đến nguồn gốc của con người, Thượng sỹ quan niệm rằng không có nguồn mà cũng chẳng có gốc, không có thủy cũng chẳng có chung. Nguồn là dòng nước chảy mãi, liên miên bất tận như sinh tử, tử sinh vậy, biết đâu mà tìm cái gốc của cái nguồn đó. Nếu cố gắng giữ cái gốc, tìm cái gốc thì nước làm sao mà chảy, mà nước không chảy thì nguồn ở đâu mà có. Trong Ngữ lục, có người hỏi Thượng sỹ rằng: Như hà thị bản nguyên? Thượng sỹ đã trả lời bằng một câu kệ:
Tầm nguyên phi hữu bản
Cứ bản diệc vô nguyên.
(Tìm nguồn chẳng có cội
Nắm cội cũng không nguồn)

Ngữ lục – Trúc Thiên dịch.
Khi giải thích về quan niệm "bẩn sạch", Thượng sĩ nói về "Pháp thân thanh tịnh" bằng 4 câu thơ :
Xưa nay không bẩn, sạch 
Pháp thân không vướng mắc 
 Nào “trọc” với nào “thanh! 
 Bẩn, sạch đều hư danh.
Có người hỏi: "Thế nào là đạo " 

- Thượng Sĩ đáp : "Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo". 
...
Hoàng Thái hậu hỏi :
“Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?” Thượng sĩ cười đáp : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải thoát đó sao” 





Tuệ Trung Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung (Trần quốc Tung) (1230-1291) có tước hiệu Hưng Ninh Vương, là con trưởng của An Sinh Vương Trần Liễu, cũng là anh ruột của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (là vợ vua Trần Thánh Tông). Trong cuộc kháng chiến chống Mông Cổ lần 2 và lần 3, ông đều trực tiếp tham gia. Sau khi kháng Nguyên thành công, đã được phong chức Tiết độ sứ cai quản phủ Thái Bình. Ít lâu sau ông lại lui về ấp Tịnh Bang (Hải Phòng), lập Dưỡng Chân Trang để theo đuổi nghiệp Thiền. Thượng Sĩ vừa thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình theo hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các việc xã hội mà triều đình giao phó. Được vua Trần Thánh Tông kính nể do kiến thức uyên bác, tôn làm sư huynh. Ông vui hoà cùng thế tục, sống lạc đạo an bần ; Đói thì ăn, khát thì uống, sống tự tại tiêu diêu.
Điểm độc đáo nơi tư tưởng Thiền của ông là « phá chấp » : phá bỏ ý tưởng cho rằng giáo lí kinh điển nhà Phật là hoàn toàn đúng đắn, là chấp vào giới ( giáo lý), lệ thuộc vào kinh chữ. Giới luật chỉ là phương tiện, khi giác ngộ rồi thì phải vượt trên giới, hiểu và hành động vượt lên trên khuôn khổ, đổi mới nhận thức, tiếp thu tinh hoa trên tinh thần phê phán, không rập khuôn máy móc. Tư tưởng này có từ thời Đức Phật, nhưng không được phát triển nhiều nơi Phật giáo Trung Hoa và Ấn Độ, tới Tuệ Trung Thượng Sĩ mới được phát huy quang đại ở nước ta. Khi giải thích về quan niệm « bẩn sạch », ông nói về « Pháp thân thanh tịnh » bằng 4 câu thơ :



Xưa nay không bẩn, sạch 
Pháp thân không vướng mắc 
 Nào “trọc” với nào “thanh! 
 Bẩn, sạch đều hư danh.

Có người hỏi: 
"Thế nào là đạo " 

Thượng Sĩ đáp : "Đạo không ở trong câu hỏi, câu hỏi không ở trong đạo". 
Khi giải thích về Phật Pháp như không giải thích gì để phá sự chấp nê, có người khác hỏi :
"Thế ấy thì người học nhân đâu vào được chỗ đầu ?". 
Thượng Sĩ trả lời :
"Gãi ngứa không phải người khác ngứa
  Đói ăn chính thật là ông ăn ". 
Ý nói : thấy được chỗ vào đó là nhờ mình thấy và mình sống chớ không ai khác. Quan niệm giác ngộ của ông không chấp vào khuôn khổ, giới luật, không thoát li hiện thực đất nước. Tuệ Trung cho rằng : người tu hành một khi đã giác ngộ thì phải « nhập thế » chứ không « xuất thế », phải hòa mình vào thế tục, Ông nói : 
 Đi đến xứ cởi trần
 vui vẻ mà bỏ áo 
 Không phải là quên lễ 
Tuỳ thói tục mà thôi 

(Theo Ân Linh)


Khi đề cập đến nguồn gốc của con người, Thượng sỹ quan niệm rằng không có nguồn mà cũng chẳng có gốc, không có thủy cũng chẳng có chung. Nguồn là dòng nước chảy mãi, liên miên bất tận như sinh tử, tử sinh vậy, biết đâu mà tìm cái gốc của cái nguồn đó. Nếu cố gắng giữ cái gốc, tìm cái gốc thì nước làm sao mà chảy, mà nước không chảy thì nguồn ở đâu mà có. Trong Ngữ lục, có người hỏi Thượng sỹ rằng: Như hà thị bản nguyên? Thượng sỹ đã trả lời bằng một câu kệ:

Tầm nguyên phi hữu bản
Cứ bản diệc vô nguyên.
(Tìm nguồn chẳng có cội
Nắm cội cũng không nguồn)

Ngữ lục – Trúc Thiên dịch.

Trong vấn đề sinh tử của kiếp người cũng vậy, sinh không phải nguồn mà tử cũng chẳng phải gốc. Trong vòng luân hồi sinh tử chuyển xoay bất tận, làm gì thấy gốc của sinh, làm gì thấy nguồn của tử?! Từ cách nhìn đó, Tuệ Trung Thượng sỹ đưa ra quan niệm: sinh tử nguyên lai tự tánh không. (tự tánh của sinh tử là Không): Không chính là tự tánh của sinh và tử. Nhìn thấy có sinh, có tử là do vọng thức sinh ra, sinh và tử chỉ là giả, Không mới là tự tánh của con người; đồng thời, Không cũng là tự tánh của vạn vật...

Tâm chi sinh hề sinh tử sinh
Tâm chi diệt hề sinh tử diệt
(Tâm mà sinh thì sinh tử cũng sinh
Tâm mà diệt thì sinh tử cũng diệt).


Như vậy, với Thượng sỹ, tâm là đầu mối của sinh tử. Tâm sinh là gì và tâm diệt là gì? Sinh ở đây không nên hiểu là sống để đối lập với cái chết còn diệt cũng không nên hiểu là mất, tiêu vong và đối lập với sự sống. Tâm sinh là tâm dính mắc, tâm chấp trước, tâm bám víu vào hình ảnh hư ảo của vạn vật còn tâm diệt là tâm đã nhìn thấy được thức tánh của vạn pháp là giai Không, là tâm không còn bám víu, chấp trước vào những hình ảnh không thật có của vạn vật.  Trong Sinh tử nhàn nhi dĩ, Thượng sỹ viết tiếp:

Sinh tử nguyên lai tự tính không
Thử huyễn hóa thân diệc đương diệt
(sinh tử xưa nay vốn tánh không
Thân này hư dối rồi cũng diệt)


...Sinh tử với Thượng sỹ là không thật có, là huyễn hóa, là ánh điện, là tia chớp giữa trời quang, là trò chơi thưởng ngoạn của kẻ nhàn du thôi vậy (thị tại môn tiền náo, nguyệt lai môn hạ nhàn -Nguyễn Công Trứ). Vậy thì hãy cứ nhàn nhã với chuyện sinh tử đi, lo âu và than khóc làm chi cho mệt. Chuyện than khóc, chuyện âu lo, chuyện phiền não vì sinh tử chỉ là chuyện của kẻ ngu thôi:

Ngu nhân điên đảo bố sinh tử
Trí giả đạt quan nhàn nhi dĩ
(kẻ ngu sống chết mãi lo âu,
người trí rõ thông nhàn thôi vậy).


Quan niệm về thực tánh của vạn pháp là không nên quan niệm về sanh tử cũng là không. Do đó, đối diện với vấn đề sinh tử, người trí nhàn nhã biết bao. Ở đây ta thấy sự đan xen hòa quyện giữa phong thái tiêu dao, nhàn nhã của Lão Trang với tư tưởng bản thể luận của Phật giáo rất rõ nét. Hiếm gặp một phong cách nào trong làng thiền học Việt Nam đạt đến sự hòa quyện tuyệt vời như thế.
...Thượng Sỹ nhìn lợi danh, thịnh suy…cũng không có gì đáng lo âu, không có gì đáng để phiền muộn. Tất cả đều chỉ là giả huyễn như nước chảy, mây trôi, không nên để chúng ràng buộc vào mình. Ông khuyên chúng ta đừng có dính mắc vào mà làm gì, rũ bỏ nó đi, thân này là giả huyễn, vạn vật là giả huyễn, thời gian như nước chảy, lợi danh phú quý chỉ là áng mây trôi…

Quang âm lưu thủy, phú quý phù vân
Phong hỏa tán thời, lão thiếu thành trần
Hồn phách phân sắc thân như mộng.
(tháng ngày nước chảy, giàu sang mây trôi
Gió lửa rã tan, già trẻ thành bụi
Hồn lìa phách sắc thân như mộng)


Bàn về vấn đề giải thoát, thiên đường và địa ngục cũng là một trong những đề tài quan trọng của Phật giáo nói riêng và các học thuyết triết học tôn giáo nói chung. Người ta tranh luận, tìm hiểu Niết Bàn (thiên đường) có phải ở trên cao xanh không, có xa cõi uế trược này không? Còn Địa ngục ở đây hay ở dưới lòng đất… rồi người ta sợ hãi với địa ngục, trồn tránh dịa ngục để mong cầu Niết Bàn… Với Thượng sỹ, Niết bàn hay địa ngục về thực tánh cũng là Không. Nó tồn tại là do tâm thức hiện khởi mà ra. Chưa hiểu về Tự Tánh Không của vạn pháp thì còn tồn tại Niết bàn, địa ngục. Hiểu về tự tánh Không của vạn pháp thì Niết Bàn hay địa ngục cũng chỉ là quáng nắng giữa trưa hè…

Phiền não bồ đề ám tiêu ma
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt
(phiền não bồ đề bỗng mất tiêu
Địa ngục thiên đường tự khô kiệt)


Trong bài Tâm vương, Tuệ Trung viết:

Tâm vương vô tướng diệc vô hình
Nhãn tự ly châu giã bất minh
Dục thức giá ban chân diện mục
Ha ha nhật ngọ đả tam minh
(Tâm vương không tướng cũng không hình
Mắt tợ ngọc ly bởi chẳng rành
Muốn biết sao là khuôn mặt thực
Ha ha trưa nắng điểm tam canh.)


Tại sao Tâm thể hiện mọi nơi như vậy mà không thấy? Vì nhãn quan của ta bị che mờ, bị phủ kín bởi phiền não, si mê… nên không thấy “ khuôn mặt thực” kia chính là Phật, trong sáng viên mãn tròn đầy. Muốn thấy nó thì phải biết tháo bỏ cái “ngọc” trên mắt đi. Nhờ vậy mà Tâm Phật trong sáng, tròn đầy mới hiển lộ ra được.

Trong Phật Tâm Ca, Tuệ Trung viết:

Tích vô tâm
Kim vô Phật
Phàm thánh nhân thiên như điện phất
Tâm thể vô thị diệc vô phi
Phật tánh phi hư diệc phi thực.
(Xưa không tâm
Nay không Phật
Phàm thánh trời người như điện phất
Tâm thể không thị cũng không phi
Phật tánh chẳng hư cũng chẳng thực.)


Phật là thế, tâm cũng là thế, có cái gì để tìm ư? Có đích đến để cầu ư? Thật uổng công vô ích.

Xuân đến tự hoa xuân mỉm miệng
Thu về đâu chẳng nước thu trong.
(Xuân lai tự thị xuân hoa tiếu
Thu đáo vô phi thu thủy thâm)


Ai tin được như vậy, ai làm được như vậy thì quả vị Phật có gì khó khăn đâu. Tỉnh là Phật, mê là chúng sinh, Niết Bàn hay Địa ngục cũng đều như thế cả. Sống trong thực tánh  thì dù có đi trên than hồng vẫn rực rỡ sắc hương như thường (nhứt đóa hồng lô hỏa lý liên).

(Trích: "Tư tưởng triết học của Tuệ Trung Thượng sỹ" Tác giả: Trí Không)

Giai thoại nói về vấn đề ăn chay ăn mặn của Thượng Sĩ :

Một hôm, Hoàng Thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm (em gái của Tuệ Trung Thượng sĩ ) mở tiệc trong cung điện. Trên bàn có cả thức ăn mặn và thức ăn chaỵ Thượng sĩ gắp thức ăn không phân biệt chay hay mặn. Hoàng Thái hậu hỏi :
“Anh tu Thiền mà ăn thịt cá thì làm sao thành Phật được ?” Thượng sĩ cười đ
áp : “Phật là Phật, Anh là Anh. Anh không cần thành Phật. Phật cũng không cần thành Anh. Em không nghe các bực cổ đức nóị Văn Thù là Văn Thù, Giải thoát là giải thoát đó sao” Trong bữa tiệc này có cả vua Trần Nhân Tông, vua rất thắc mắc về việc này và chưa hiểu rõ ý nghĩa câu trả lời của Thượng sĩ, nhưng chưa tiện hỏi... 

Năm Đinh Hợi (1287), Hoàng thái hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm băng. Thượng hoàng Trần Thánh Tông trông lo việc triều chỉnh ở kinh đô, vua Trần Nhân Tông phải cấp tốc về đất An Bang để thỉnh cậu là Thượng sĩ Tuệ Trung về lo lễ tang. Trên đường về kinh đô bằng thuyền, có thời giờ để Thượng sĩ Tuệ Trung và cháu (vua Trần Nhân Tông) đàm luận. Khi đó, vua vẫn còn thắc mắc về việc Thượng sĩ ăn mặn và những câu trả lời của Thượng sĩ trong bữa tiệc mà Thái hậu đãi lần trước, vì vậy, vua hỏi Thượng sĩ : Thưa cậu, chúng sanh quen cái nghiệp ăn thịt, uống rượu, làm thế nào thoát khỏi tội báo nghiệp lực ?
Thượng sĩ đáp : "Nếu có người đứng xây lưng lại, thình lình có vua đi qua phía sau lưng, người kia không biết, vô tình ném vật gì đó trúng vào vua, thử hỏi người ấy có sợ bị tội hay không và vua có giận bắt tội hay không ? Nên biết, hai việc đó không dính dấp gì đến nhau cả." Tiếp theo đó Thượng sĩ đọc cho vua nghe hai bài kệ trong kinh sách Phật :

Vô thường chư pháp hành
Tâm nghi tội tiện sanh
Bổn lai vô nhứt vật
Phi chủng diệc phi manh
Nhựt nhựt đối cảnh thời
Cảnh cảnh tòng tâm xuất
Tâm cảnh bổn lai vô,
Xứ xứ Ba-la-mật.


Tạm dịch : 


Vô thường các pháp hiện,
Tâm ngờ tội liền sanh
Xưa nay không một vật
Không giống cũng không mầm
Ngày ngày thi đối cảnh
Cảnh cảnh theo tâm xuất
Tâm cảnh vốn là không,
Khắp nơi là “Niết bàn”.


Vua suy nghĩ giây lâu nhưng vẫn chưa hiểu hết ý Thượng sĩ nên lại hỏi cậu : Tuy là như vậy, nhưng nếu tội và phước rõ ràng thì làm thế nào ?
Thượng sĩ biết vua chưa hiểu rõ nên đọc thêm một bài kệ để chỉ bảo thêm :

Khiết tháo dữ khiết nhục,
Chúng sanh các sở thuộc,
Xuẩn lai bách thảo sanh
Hà xứ liến tội phúc. .


Tạm dịch (TT) : 

Ăn chay cùng ăn thịt
Chúng sanh tùy sở thích
Xuân về cây cỏ tươi
Chỗ nào thấy tội phước !


Vua lại hỏi: Như vậy, việc công phu giữ giới tinh nghiêm không chút lơi lỏng là để làm gì ? Thượng sĩ chỉ cười mà không đáp câu hỏi, vua cố năn nỉ, Thượng sĩ đọc hai bài kệ ấn tâm cho vua :

Trì giới kiêm nhẫn nhục
Chiêu tội bớt chiêu phúc
Dục tri vô tội phúc,
Phi trì giới nhẫn nhục,
Như nhân thượng thọ thì
An trung tự cầu nguy
Như nhân bất thượng thọ
Phong nguyệt hà sờ vi 


Tạm dịch : 

Trì giới và nhẫn nhục
Chuốc tội chẵng chuốc phúc
Muốn biết không tội phúc,
Không nhẫn nhục trì giới
Như người đang leo cây
Đang yên lại tìm nguy .
Như người không leo cây
Trăng gió làm gì được?


Đoạn Thượng sĩ bí mật dặn kỹ vua :
Đừng nói với những người không hiểu biết, (Vật thị phi nhân).
Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới biết môn phong Thiền học của Thượng sĩ cao thâm siêu việt. Một hôm khác, vua Trần Nhân Tông hỏi Thượng sĩ về “yếu chỉ của Thiền Tông” và muốn biết được bí quyết giác ngộ mà Thượng sĩ được Thiền sư Tiêu Dao truyền. Thượng sĩ ứng khẩu đáp : “Hãy quay về tự quán xét chính bản thân mình chứ không thể nhờ một người nào khác”. (phản quan tự kỷ bản phận sự, bất tòng tha đắc).
Nhờ vào lời dạy thâm sâu bí yếu này của Thượng sĩ mà vua Trần Nhân Tông ngộ được yếu chỉ của Thiền tông và thấy được đường vào Đạọ Từ đó, vua Trần Nhân Tông mới hết lòng tôn kính Thượng sĩ và thờ Thượng sĩ làm thầỵ


Trên đây là trích đoạn “Tuệ Trung Thượng Sĩ Với Thiền Tông Việt Nam, Viện Khoa Học Xã Hội, Trung Tâm Nghiên Cứu Hán Nôm, Nhà Xuất Bản Đà Nẵng 2000 (trang 352-355)”