Con sợ bị vô cảm...Con băn khoăn không biết phải làm sao...



Khi đã có cái ta ý chí hay lý trí xen vào thì đồng thời, dĩ nhiên, sự nghi hoặc, sợ hãi cũng phát sinh theo...Tất nhiên khi cái ta nỗ lực “chỉ tập trung nhìn rõ vào các sự vật bây giờ” thì nó không để ý đến những gì đã qua và chưa đến thuộc “thời gian đồng hồ” nữa. Nhưng tập trung vào đối tượng hiện tại chỉ mới là định thôi, chưa phải là tuệ, chính vì vậy mà một mặt con “có cảm giác như bị mất trí nhớ” mặt khác con lo lắng ...và con đã “sợ bị vô cảm”..

...Nếu con buông luôn nỗ lực tập trung (định) vào đối tượng hiện tại, mà chỉ hồn nhiên thấy thực tại đến đi sinh diệt tự nhiên (tuệ) thì tuyệt vời biết bao!

NHỮNG LỜI DẠY CUỐI CÙNG CỦA PHẬT



Dưới đây là tóm tắt những lời dặn dò cuối cùng của Đức Phật. Thật ra, Đức  Phật đã đau yếu từ ba tháng trước và đã khởi sự dặn dò người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà. Phật bảo A-Nan-Đà tập họp các đệ tử để nghe giảng và thông báo trước sự tịch diệt của mình. Lúc ấy đức Phật đã 80 tuổi. Trong những tháng cuối cùng, đức Phật gầy gò và mệt mỏi, nhưng vẫn đi thuyết giảng như thường, tuy không còn đi xa được nữa. A-Nan-Đà xin Phật hãy tĩnh dưỡng trong những ngày còn lại, nhưng Ngài khoát đi và dạy rằng :
« Thân ta tuy có kém mạnh khoẻ, nhưng lòng từ bi của ta, trí sáng suốt của ta không kém sút. Ta còn tại thế ngày nào thì ngày ấy không phải là một ngày vô ích ».

HỌC CÁCH HÀNH XỬ VỚI CUỘC ĐỜI


(… Năm sa di La Hầu La 17 tuổi được THẾ TÔN giáo hóa )
1. Này La Hầu La con hãy học cách hành xử của Đất:
Dù người ta có đổ hay rải lên đất những thứ tinh sạch và thơm tho như hương hoa, nước ngọt, sữa thơm… hoặc những thứ hôi hám và dơ dáy như máu mủ, nước tiểu, phân rác… thì đất cũng tiếp nhận thứ ấy một cách rất thản nhiên, không vướng mắc, tự hào cũng không oán thù tủi nhục.
Tại sao?
Vì đất là ĐỊA ĐẠI có dung tích rộng lớn, có khả năng tiếp nhận và chuyển hóa. Nếu tâm con rộng lớn vô lượng như đất thì cũng có thể tiếp nhận và chuyển hóa tất cả bất công, oan ức và những thứ ấy sẽ không làm con buồn tủi và khổ đau.