Nhưng yêu đời bể khổ/ Ta chọn kiếp phù du


Người gặp người trong đời đau khổ,
Người gặp người trong đời khổ đau
Người ngàn xưa ngàn sau yêu nhau
Dắt dìu nhau qua cuộc bể dâu

Hòa Thượng Viên Minh có đoạn thơ tôi rất thích:
"Nhưng yêu đời bể khổ
  Ta chọn kiếp phù du
"*
 Trong cuộc sống ta chạy theo cơm áo gạo tiền mà quên rằng ngoài trách nhiệm với bản thân, chúng ta còn có trách nhiệm đối với nhân quần xã hội chúng sinh nữa. Trong khả năng làm gì được cho đời thì đừng bỏ qua. Thân người khó được chánh pháp khó gặp cơ hội sống thiện không nhiều.
Bất cứ cái gì cũng do duyên mà có, và có rồi phải mất. 
 Lão Tử có nói :
Đừng xem thường những suy nghĩ thoáng qua trong đầu khi nó thoáng qua trong đầu nhiều lần nó sẽ biến thành hành động và lời nói .” 
Luôn luôn nhớ rằng mọi thứ đều sẵn sàng đội nón ra đi. Hãy sống với tinh thần trách nhiệm và sống với tinh thần buông bỏ cao độ. Đó là trí tuệ nhận thức về nhân quả và tam tướng. Người sống bằng 2 nhận thức này thì không cần làm lễ cầu an và tới lúc lâm chung tâm hồn thanh thản không có sợ hãi tiếc nuối nên cũng không cần cầu siêu.

***
Một người sống bằng thiện tâm thì cũng là đã đóng góp cho đời.
Nhà thơ Tô Thùy Yên có câu

Cảm ơn hoa đã vì ta nở. 
Thế giới vui từ nỗi lẻ loi.
Hoa vô danh có thể nó không mùi, nó không làm thuốc, nhưng nó lặng lẽ vươn lên từ mặt đất, rồi ai đó là khách qua đường nhìn nó cho lòng nó nhẹ đi một tí. Đó cũng là một cách đóng góp của
 đóa hoa vô danh. Một đóa hoa nhỏ, chỉ đẹp cho riêng nó thì nó đã là một đóng góp cho đời. 
Dẫu một con ruồi, con kiến nó bé mọn tầm thường, nhưng trong dòng chảy miên viễn thiên thu của luân hồi chắc chắn sẽ có một lúc nó trồi lên làm ông hoàng, bà chúa. Nó sẽ là Từ Hy Thái Hậu, Võ Tắc Thiên, Hitler, Mao Trạch Đông, Fidel Castro v.v... 

***


Thế giới này được Đức Phật chia thành danh (tinh thần) và sắc (vật chất ). Tùy trường hợp Ngài phân tích danh sắc. Có lúc Ngài phân tích danh sắc qua ngũ uẩn và có lúc Ngài phân tích qua 6 căn và 6 trần. Phân tích qua 5 uẩn là: Sắc uẩn gồm 28 sắc pháp, cũng gọi là pháp sắc - (rūpī dhamma) và 4 danh uẩn là Thọ, Tưởng, Hành và Thức, nói cách khác tức là tâm và tâm sở. níp-bàn cũng là pháp danh, nhưng là danh pháp vô vi, ngoại uẩn.
Sắc uẩn: yếu tố tạo nên phần vật chất và sinh lý của con người: 4 nguyên tố lớn: đất, nước, gió, lửa. Do sự kết hợp của 4 nguyên tố này nên con người được tạo thành, đó là phần sinh lý gồm có 5 giác quan (Ngũ căn): mắt, tai, mũi, lưỡi, thân (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân; eye, ear, nose, tongue, body), và các đối tượng vật chất tương ứng có 5 trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc.
Thọ uẩn (feeling) cảm giác.
Tưởng uẩn (perception) dựa trên hồi ức kiến thức kinh nghiệm và khái niệm.
Hành uẩn (mental factor) thiện và ác. (Sankhàrakhandha) bao gồm 52 sở hữu.
Thức uẩn (Vinnànakhandha) bao gồm tất cả tâm (89 hoặc 121 tâm)



***
Tam Tạng gồm có:

- Tạng Luật là những gì Đức Phật đã quy định Tăng Ni nên làm và không nên làm.
- Tạng Kinh là nội dung Tứ Diệu Đế được thuyết giảng qua nhiều cách khác nhau, với cách trình bày gần gũi nhất cho tất cả những đối tượng hữu duyên mà Đức Phật gặp gỡ trên đường du hóa.
- Tạng Luận: Tạng A Tỳ Đàm là nội dung Tứ Diệu Đế được trình bày theo cách chuyên môn nhất, rốt ráo nhất, bằng những khái niệm và từ ngữ khá xa lạ để hướng người nghe lên một tầm nhận thức mới. Như một người chắc chắn sẽ có 2 cảm nhận khác nhau khi nghe từ NƯỚC và H2O. Như ở Tạng kinh, Phật dạy một người thiện nam hay tín nữ nổ lực làm lành lánh dữ để không bị đọa và nhân được sinh về Nhân Thiên, nếu đủ duyên thì giải thoát sinh tử. Nhưng ở Tạng A Tỳ Đàm (Tạng luận) thì Phật dạy khác hơn nhiều:
Khi 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì sẽ tạo ra 6 căn biết 6 trần như ý. Nếu đủ duyên thì trong tương lai sẽ không còn 6 căn tái hiện nữa. 
Toàn bộ sự hiện hữu của những gì mà ta vẫn gọi là chúng sinh, vũ trụ, gồm cả phàm thánh siêu đọa đều nằm gọn trong sự có mặt và sự hoạt động của 6 căn, 6 trần. Từ vô thỉ luân hồi tất cả phàm phu đều sinh tử theo công thức đơn giản này: 
- 6 căn biết 6 trần bằng tâm lành thì đời sau kiếp khác sinh ra với 6 căn biết 6 trần như ý.
- 6 căn biết 6 trần bằng tâm bất thiện thì đời sau kiếp khác sinh ra sẽ có mặt với 6 căn biết 6 trần bất toại. 
Hai trường hợp trên đây được gọi theo ngôn ngữ thông thường là siêu và đọa. Từ vô lượng kiếp chúng ta hết siêu lại đọa hết đọa lại siêu. Phật ra đời dạy cho ta thấy rằng sự quẩn quanh trong vòng tròn siêu đọa ấy chỉ là sự lặp lại buồn tẻ và vô vị, nên Ngài đã dạy cho ta thấy ra những sự thật mà bao đời nay ta chưa từng có lúc nhận ra. Đó là Tứ Diệu Đế, đó là mối tương quan giữa 6 căn với 6 trần, với thiện ác. 

Tứ Diệu Đế (bốn sự thật) tr
ên đời có 4 sự thật mà kẻ phàm phu phải hiểu để thành Thánh nhân.

1- Sự thật thứ nhất (Khổ Đế) là tất cả mọi hiện hữu đều là khổ.
2- Sự thật thứ hai (Tập Đế) chính vì mọi thứ đều là khổ, nên những gì ta thích đều là thích trong cái khổ.
3- Sự thật thứ ba muốn hết khổ, thì phải chán những gì đã đam mê, bằng cách hiểu khổ là gì. Thích khổ thì ta sẽ đầu tư cái khổ mới. Thích cõi dục thì trở về với cõi dục. Mê thiền định thì sẽ trở về cõi Phạm Thiên, sống hết tuổi thọ rồi trở về chỗ thấp nhất.
4- Sự thật thứ tư là lìa bỏ đam mê thì ta phải hành trì đúng cách thì mới buông được. 
Buông có hai cách : 
- Buông chỉ vì không cần nữa, chỉ đơn giản vậy thôi.
- Buông là vì mình biết rõ tại sao mình buông.

Hành trì đúng cách đó là hành trì theo tinh thần Bát Chánh Đạo.
Mà cái rốt ráo ngắn gọn dễ nhớ nhất chính là tinh thần của Chánh Niệm.
Cái gọi là "TÔI" chỉ là sự lắp ráp của Đất, Nước, Gió, Lửa. Còn về tinh thần nó là chỗ lắp ráp gặp gỡ hội tụ của: Thiện, Ác, Buồn, Vui. Chỉ vậy thôi không có gì nhiều hơn nữa .
Tôi không phải là thiền sư, càng không phải là hành giả, tôi là người sợ chết, chết nhát, tôi là người rất dễ bị tổn thương, có nhiều mặc cảm tự ti, và chính pháp môn Tứ Niệm Xứ giúp tôi tháo gỡ tất cả những thứ đó .
Không đi tìm cái ngọt, cái béo, cái thơm, cũng không trốn chạy cái đắng, cái chua, cái chát. Tự tại thong dong đi giữa cuộc đời, nó làm sao thì nhận như vậy.
Người Mỹ họ nói : 
"Kẻ giàu nhất không phải là người muốn gì có nấy, mà chính là người có thể sống được với mọi hoàn cảnh."

***

Đức Phật Ngài dạy rằng: một người cư sĩ, một người Phật Tử sống đẹp nhất, sống đúng lời dạy của Phật là trở thành một cái giếng nước ở ngã tư ở chỗ đông người chứ không phải là cái giếng ở trên rừng sâu .
Mình sống làm sao mà từng ngày của mình nó là một sự đóng góp . Đóng góp có nghĩa là có hy hiến có trao ra một cái gì đó cho đời.

***
Ta làm thiện với tâm hợp trí đời sau sanh ra là người thông minh .
Ta làm thiện với tâm hoan hỷ đời sau sanh ra may mắn và vui tính .
Ta làm thiện với sự tự phát đời sau sanh ra làm người mau lẹ .
Ta làm thiện với lòng hờ hững đời sau sanh ra làm người lạnh lùng.


Lượt trích từ những bài Pháp Thoại của Sư Toại Khanh


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét