Thưa Thầy,
Đầu thư, con xin kính chúc Thầy luôn nhiều sức khỏe để chúng con được Thầy dìu dắt thông hiểu mọi điều trên cuộc đời ạ.
Tuy con chưa được gặp Thầy nhưng hàng ngày con vẫn luôn vào đọc bài giảng của Thầy và áp dụng vào cuộc sống, con thấy thật nhiệm mầu, mọi đau khổ dường như được vơi đi, hạnh phúc, vui vẻ trong cuộc sống được nhân lên nhiều khi mình định tĩnh, trong lành, sáng suốt Thầy ạ.
Thầy ơi, con chưa quy y Tam Bảo nên giáo lý của Phật con cũng chưa được biết nhiều. Vậy nếu con hỏi có gì không phải, xin Thầy lượng thứ giúp con.
Thầy ơi, con có một thắc mắc là con rất thấm thía luật nhân quả của giáo lý Phật. Mình gieo nhân thì mình ắt sẽ gặt quả, nhân tốt sẽ là quả lành, nhân xấu sẽ là quả đắng, không thể tránh khỏi. Nhưng con có đọc về lạy Phật thì trong sách có ghi khi mình lạy Phật thì tội diệt hà sa, một động tác lạy Phật giúp cho mình có được nhiều công đức. Con cảm thấy có điều gì đó con vẫn chưa thông đạt ở đây. Thực tế con đã lạy Phật mỗi ngày 100 lạy đều đặn được gần 1 tháng thì thấy sức khỏe tốt hơn, dường như khi con lạy Phật các tế bào cũng lạy Phật, cuộc sống cũng tốt hơn, nhưng con cảm thấy mình chưa thực sự thấu hiểu.
Xin Thầy chỉ bảo thêm giúp con.
Con cảm ơn Thầy rất nhiều ạ.
Trả lời:
Có một ông phú hộ ăn quá nhiều cao lương mỹ vị nên không còn ăn gì biết ngon nữa. Ông ta mời rất nhiều lương y tài giỏi đến chữa trị nhưng không có thầy thuốc nào chữa khỏi bệnh ông, càng uống thuốc bổ tỳ vị vào càng mất luôn cả vị giác. Một hôm có người đến tự xưng là thầy pháp nhìn ông phú hộ mà nói rằng, ông ta chẳng bệnh gì cả chỉ là bị một con ma ở cây đa đầu đình làng ám hại mà thôi. Rồi ông thầy pháp đưa cho ông phú hộ một trăm cây roi dâu bảo mỗi ngày chạy ra đình làng, dùng một cây roi dâu trừ ma đánh vào cây đa cho đến khi nào cây roi cùn hết thì chạy về nhà thật nhanh để con ma không đuổi kịp. Đánh hết 100 cây roi dâu, con ma sẽ không còn dám ám hại nữa. Ông phú hộ làm theo lời dặn thì chỉ vài ba ngày đã thấy thèm ăn, và cứ thế ngày càng ăn ngon hơn cho đến khi chỉ mới vài chục cây roi bị cùn thôi đã thấy bệnh thuyên giảm rất nhiều.Thầy đố con người thầy pháp đó chữa bệnh bằng cách nào mà phú hộ ăn ngon lại được vậy? Nếu con trả lời được thì thầy khỏi trả lời câu hỏi của con.
***
Buông Xả
Chúng ta đã bàn về Khổ Ðế - về cái khổ - về cái thực trạng càng ngày càng trở nên hiển nhiên trong lúc bạn ngồi suy gẫm về thân tâm của chính bạn. Chỉ cần ý thức về những gì xảy ra thôi: bạn có thể thấy rằng hạnh phúc hiện diện trong những trạng thái tâm thức khi những tư tưởng thoải mái hoặc niềm vui sướng thể chất trôi qua, trái lại khi có niềm đau nỗi khổ, khi có sự phủ nhận và những điều tiêu cực xảy đến, thì cũng bao nhiêu là xao xuyến lo âu và tuyệt vọng đi kèm. Thế thì chúng ta có thể thấy chúng ta luôn luôn vướng vào thói quen cố gắng để thành đạt, hoặc để duy trì, hoặc để giải trừ những quy định đã bị điều kiện hóa. Tập Ðế đề cập đến ý thức trực tiếp về sự nảy sinh của ba loại dục vọng chúng ta vẫn hằng có - dục ái, hữu ái và hủy ái - và trong những điều kiện nào những dục vọng này thường phát khởi. Sự thấu đạt Diệt Ðế là để thấy được mọi vật đều có sinh và có diệt. Chúng ta ý thức được sự diệt, sự buông xả, và từ đó khai triển Ðạo Ðế, Chân Ðế về Bát Chánh Ðạo - chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định - nói một cách khác, Bát Chánh Ðạo là con đường dẫn đến sự trực thức.
Ðể ý thức được sự buông xả chúng ta phải dùng những phương tiện thiện xảo, bởi vì chúng ta thường bị làm hoang mang bối rối lúc đầu. Chúng ta có khuynh hướng ý niệm sự trực thức, cố gắng trở nên có ý thức, và nghĩ rằng sự trực thức đó là một cái gì ta phải có được hoặc đạt được hoặc phải cố gắng phát triển; nhưng chính ngay cái ý định này, ngay cái sự khái niệm hóa này làm ta đánh mất sự chú tâm! Chúng ta cứ luôn luôn cố gắng để trở nên chú ý lưu tâm, thay vì chỉ ý thức được sự vận hành của tâm thức trong lúc cái tâm đang cố gắng trở nên, cố gắng đạt được, và cố gắng chạy theo ba loại dục vọng đã gây ra biết bao đau khổ cho chúng ta.
Sự thực hành "buông xả" rất là hiệu quả cho những ai thường bị ám ảnh bởi lối tư duy có tính cách cưỡng bách: bạn chỉ cần đơn giản hóa lối hành thiền của mình thành hai chữ - "buông xả" - thay vì cố gắng để khai triển sự thực hành này, phát triển sự thực hành kia; thực hiện cái này, đi sâu vào cái nọ, và phải hiểu được điều này, phải đọc những đoạn kinh kia, và phải nghiên cứu thêm về A-tỳ-đạt-ma, ... học tiếng Pali, tiếng Phạn, ... rồi học Thuyết Trung Ðạo và kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða ... thọ giới với Nguyên thủy, Ðại Thừa, Kim Cang Thừa, ... viết sách và có được cương vị của kẻ có bề thế thẩm quyền và tiếng tăm quốc tế về Phật Giáo. Thay vì trở thành nhà thông thái của thế giới về Phật Giáo, được mời đến những cuộc Hội Thảo Phật Giáo Quốc Tế to lớn, bạn chỉ cần "buông, buông, và buông".
Ngoài sự buông xả trên ra tôi chẳng làm gì khác hơn trong suốt hai năm - mỗi một khi tôi cố gắng hiểu hoặc giải lý điều gì, tôi tự nhủ "buông, buông" cho đến khi dục vọng tan biến mất. Như vậy tôi đang đơn giản hoá vấn đề này cho bạn, để bạn đừng vướng vào nỗi khổ đau vười vợi. Không có gì sầu muộn ủ rũ hơn việc phải đi dự những Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế! Một vài bạn có lẽ có ước vọng trở thành Chư Phật của thời đại, hoặc trở thành một vị Bồ Tát ban tỏa lòng từ ái cho mọi chúng sinh khắp thế gian - nhưng thay vì thế, tôi đề nghị bạn chỉ cần là một con giun đất, buông bỏ hết mọi dục vọng để chỉ bộc lộ tình thương vào trong đất. Chỉ cần là một con giun đất biết vỏn vẹn chữ - "buông, buông, buông". Bạn thấy gì chưa, giáo phái Tiểu Thừa của chúng tôi chỉ là một Chiếc Xe Nhỏ khiêm tốn, vì vậy mà chúng tôi chỉ có những hành trì đơn giản thiếu thốn nghèo nàn!
Ðiều quan trọng trong cách hành thiền là phải cương quyết trước sau như một trong sự thực hành, với sự quyết tâm giác ngộ. Ðừng khờ khệch chểnh mảng, đừng để bị lừa dối về việc này, mà phải cương quyết ngay cả trong những hoàn cảnh rủi ro. Hãy nhắc nhở lấy chính bạn về Phật-Pháp-Tăng, và kiên trì với điều đó - buông bỏ những xao xuyến lo âu, buông bỏ những thống khổ u sầu, buông bỏ những niềm đau, lòng hoài nghi, buông bỏ mọi thứ gì sắp sửa nảy sinh và đã trôi qua mà ta thường bám víu và gắn bó vào theo thói quen. Hãy duy trì tinh thần "buông xả" này như một sự kiềm chế không đổi trong tâm bạn, để sự buông xả có thể tự nó xuất hiện và vận hành dù cho bạn đang có mặt ở bất cứ nơi đâu.
Thoạt tiên bạn phải luôn luôn nghĩ đến điều này, bởi vì cái tâm của chúng ta thường bị ám ảnh bởi tất cả những điều vô dụng - với những lo âu về thứ này thứ nọ, với sự hoài nghi, với sự giận dữ, ý muốn trả thù, lòng ghen tuông, nỗi sợ hãi, sự chán chường và sự ngu xuẩn dới đủ mọi hình thức. Tâm trí của chúng ta bị ám ảnh với những thứ luôn gây ra cho chúng ta niềm đau và đa đẩy chúng ta vào những nỗi khó khăn của cuộc sống. Xã hội dạy chúng ta cách nhồi nhét độn đầy tâm óc với những ý nghĩ, thiên kiến, hối tiếc, đợi chờ, mong ngóng - một xã hội đang chất đầy chiếc tâm thuyền của bạn như thế đấy. Hãy nhìn vào những cửa hàng sách báo ở đây tại Oxford, đang được nhét đầy với tất cả những tin tức mà bạn có thể muốn biết, những tin tức được ấn bản dưới những bìa sách trông thật khéo với những hình ảnh và những hàng chữ thuyết minh dẫn dụ ... Hay chúng ta có thể nhét đầy đầu óc của chúng ta bằng cách xem TV, đi coi xi-nê, đọc báo ... Ðó là cách tốt để đong đầy tâm trí của bạn - nhưng hãy nhìn kỷ những gì được in trên sách báo! Những tin tức đang kêu gọi khuyến dụ bản năng, dục tính sơ cấp của con người - tất cả đều nói về những bạo hành, chiến tranh, tham nhũng, những lề thói tai ác và những tin đồn nhảm nhí.
Tất cả những điều trên đều có tác động đến tâm thức. Khi nào chúng ta còn nhồi nhét thêm vào một tâm trí đã bị ám ảnh bởi những sự kiện, những biểu tượng và những quy ước, tâm trí sẽ trở nên nghẹt cứng và chúng ta sẽ còn hành động một cách ngu xuẩn điên dại. Chúng ta có thể đi ra ngoài chè chén say sưa - phải chăng đó là một cách để buông xả? Bạn nghĩ những tửu điếm dành để làm gì? Trong đó bạn dám thốt ra những lời bạn muốn nói nhưng không có gan để nói ra khi bạn còn tỉnh hoặc sáng suốt. Khi bạn mất lý trí, ngớ ngẩn, cười nói hí hửng, bạn biện minh "bởi vì tôi say, tôi bị tác động bởi rượu".
Khi chúng ta không hiểu bản tính của sự vật, chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng. Bạn đã thấy các thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi những sự đề xuất, gợi ý trong xã hội của chúng ta. Nào là thế hệ của nhạc rốc punk - mọi người trong thế hệ đó cho rằng chính họ là những cá thể có những hành động chống lại thái độ nệ theo quy ước cổ lỗ. Thời trang cũng vậy, tất cả đều là một sự gợi ý - đối với phụ nữ bạn không tự cho mình đẹp trừ khi bạn ăn mặc theo một lối nào đó. Phim ảnh lại đề xuất tất cả những niềm vui sướng kích thích và làm thoả mãn các giác quan, và cứ thế mà chúng ta nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên thử qua những điều đó cho biết, biết đâu chúng ta còn thiếu một cái gì đó nếu chúng ta không chịu sở nghiệm nó.... Sự gợi ý này tai hại như thế đó đến nỗi con người không còn biết phân biệt cái gì đẹp hoặc cái gì xấu nữa. Có người nói rằng hòa âm là tạp âm, và nếu bạn không biết, nếu bạn còn là đối tượng của sự gợi ý, bạn có khuynh hướng tin vào điều đó. Dù cho bạn không tin vào điều đó lúc ban đầu đi nữa, sự gợi ý đã khởi sự vận hành trên tâm trí của bạn và điều đó làm bạn bắt đầu suy nghĩ: "Có lẽ nó đúng theo cách đó, có lẽ sự đồi bại cũng là đạo đức, và đạo đức cũng là sự đồi bại".
Chúng ta cảm thấy mình bị bắt buộc phải biết tất cả mọi thứ - để hiểu và cố gắng để làm những người khác tin. Bạn dự nghe những buổi nói chuyện của tôi, bạn đọc sách, rồi bạn muốn dạy đời những người khác về Phật Giáo - ngay cả bạn có thể cảm thấy có chút ít đức tin vào thuyết Phúc Âm sau những lần ẩn trí - nhưng hãy duy trì sự buông xả ngay cả đối với ý muốn khuyến dụ người khác trong sự thực hành này. Khi chúng ta cảm thấy phấn chấn, hăng hái, chúng ta bắt đầu áp đặt điều này lên những người khác; nhưng trong phương pháp tu thiền chúng ta buông bỏ cả ước muốn ảnh hưởng người khác cho đến khi thời điểm thuận lợi cho phép điều đó xảy ra - rồi nó sẽ xảy ra một cách tự nhiên thay vì bắt nguồn từ cái tham vọng háo thắng.
Như vậy bạn chỉ làm những điều cần làm, và bạn buông bỏ những cái còn lại. Khi người ta khuyến dụ bạn nên đọc quyển sách này, cuốn sách kia, học môn này và khoá nọ ... nghiên cứu tiếng Pali, A-tỳ-đạt-ma ... đi sâu vào lịch sử Phật Giáo, lý luận Phật Giáo ... vân vân và vân vân như thế ... hãy "buông ra, buông ra và buông ra". Nếu bạn nhồi nhét thêm vào tâm trí của bạn với những khái niệm, ý kiến mới, bạn chỉ làm tăng thêm khả năng nghi ngờ của bạn. Chỉ nhờ vào tu tập cách trút bỏ hết những gì vướng bận trong tâm, bạn mới có thể tiếp thu những điều bổ ích và có giá trị - và tuy vậy học cách trút bỏ hết những phiền trược và những quy định nô lệ trói buộc của tâm thức đòi hỏi một sự minh triết phi thường.
Những đề nghị tôi đang đặt ra cho sự hành thiền vào lúc nhập thất là những phương tiện thiện xảo. Phương châm của sự "buông xả" là một phương châm thiện xảo - trong khi bạn lập đi lập lại điều này, mỗi khi một ý tưởng phát khởi, bạn ý thức được nó đang phát khởi. Bạn duy trì sự buông xả trên bất cứ cái gì chuyển biến - nhưng nếu nó không chuyển dời, thì đừng nên cố gắng cưởng bức nó. Sự hành trì "buông xả" này là một cách xoá bỏ tất cả những sự ám ảnh và những điều tiêu cực ra khỏi tâm trí; bạn phải vận dụng nó một cách dịu dàng, uyển chuyển, nhưng với một sự cương quyết. Tham thiền là một sự buông xả thiện xảo, cố ý trút sạch hết những gì trong tâm để ta có thể thấy được sự tinh khiết của tâm thức - dọn dẹp nó sạch sẽ để ta có thể chứa đựng trong đó những điều bổ ích.
Nếu bạn quý trọng cái tâm của mình, bạn phải lựa chọn cẩn thận những gì bạn muốn chứa đựng trong đó. Cũng như nếu bạn có một ngôi nhà đẹp, bạn không đem những rác rưởi từ ngoài đường vào, bạn đem vào những thứ nào có thể cải biến nó thành một nơi tươi mát và thoải mái.
Nếu bạn sắp sửa hòa nhập với bất cứ điều gì thứ gì, đừng bao giờ đồng hoá chính bạn với những điều kiện tiêu vong. Hãy xem sự đồng hóa đó là gì - khảo sát tâm thức của chính bạn để nhìn rõ ràng bản chất của tư tưởng, của hoài niệm, của tri giác và của cảm thọ, để thấy chúng chỉ là những điều kiện vô thường. Hãy mang sự trực thức của bạn đến gần những điều thật tinh tế, đến sự thay đổi cảm giác nhất thời của thân thể; khảo sát nỗi đau và thấy nó như một năng lực đang chuyển dời, một điều kiện đang chuyển biến. Mỗi khi bạn cảm thấy đau đớn về mặt cảm xúc, điều kiện ấy dường như trường tồn không nguôi, nhưng thật ra đó chỉ là một ảo tưởng của cảm xúc mà thôi - hãy buông hết ra. Ngay cả nếu bạn có được sự nội chứng, ngay cả bạn chứng ngộ mọi thứ một cách rõ ràng thông suốt - hãy buông luôn cả sự nội chứng.
Khi tâm thức hoàn toàn trống không, hãy nói "Ai buông?" Hãy đặt câu hỏi đó, cố gắng xác định ai buông bỏ, cái gì buông bỏ. Hãy dựng lên trạng thái không-biết đó với chữ "Ai" - "Tôi là ai? Ai buông?" Một trạng thái vô định nảy sinh; hãy dựng điều này lên, cho phép nó là ... và rồi sẽ có sự trống không, sự trống rỗng, trạng thái vô định khi cái tâm trí đã buông bỏ trút sạch mọi thứ.
Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng chánh kiến, chánh nghiệp, chánh tư duy, có khuynh hướng đơn giản hoá đời sống của bạn để bạn khỏi bị vướng vào những hoạt động phức tạp và bất chánh. Và như thế để bạn đừng sống một cách vô ý thức, lợi dụng kẻ khác hoặc không tôn trọng chính bạn và những người xung quanh. Hãy khai triển cái Giới Bản như một tiêu chuẩn, và phát huy tinh thần Lánh Tục (nekkhamma), viễn trần ly cấu - từ bỏ tất cả những gì bất lương, bất chánh hoặc không nhất thiết - và tạo điều kiện để tâm trí có thể buông bỏ những cái tham, sân, si.
Ðiều này không có nghĩa là một sự phản kháng chống đối lại những điều kiện này mà chỉ là buông chúng ra, khi bạn nhận ra sự ràng buộc. Khi bạn đau khổ - "Tại sao tôi đau buồn? Tại sao tôi thống khổ?" Bởi vì bạn cứ mãi bám víu vào một cái gì đó! Hãy tìm cho ra cái gì điều gì bạn đang bám víu, nhìn sâu vào cội rễ căn nguyên của những điều đó. "Tôi bất hạnh bởi vì không ai thương yêu tôi". Ðiều đó có thể thật đấy, có thể không ai thương yêu bạn, nhưng nỗi bất hạnh đến từ lòng ham muốn người khác thương yêu bạn. Ngay cả nếu có người thương mến bạn, bạn sẽ vẫn đau khổ nếu bạn nghĩ rằng những người khác phải chịu trách nhiệm cho niềm hạnh phúc hoặc nỗi khổ đau của bạn. Nếu một người nào đó nói, "Bạn là người cao quý nhất đời!" - bạn nhảy cởn lên vì sung sướng. Một người khác nói, "Bạn là người đáng ghét nhất mà tôi đã từng gặp trong đời!" - bạn đâm ra buồn rầu sầu muộn. Hãy buông sự phiền não ra, buông cả hạnh phúc luôn. Hãy giữ sự thực hành thật đơn giản: hãy sống cuộc đời bạn với sự hành niệm, với đạo đức, và cả lòng tin vào sự buông xả.
Nhận thức được chúng ta không phải là những nạn nhân vô vọng của số mệnh là một điều rất quan trọng - thật ra chúng ta vẫn là nạn nhân nếu chúng ta còn vô minh. Khi nào bạn còn vô minh, bạn còn là nạn nhân vô vọng của sự vô minh đó. Tất cả những gì vô minh nảy sinh và chết, nó phải chấm dứt - thế thôi, tất cả những thứ đó bị vướng vào vòng sanh tử luân hồi. Và nếu bạn chết, bạn sẽ tái sinh - bạn có thể tin chắc vào điều đó. Bạn càng sống một cách vô ý thức bao nhiêu, sự tái sinh càng thảm hại bấy nhiêu.
Vì vậy mà Ðức Phật đã dạy chúng ta phải chặt đứt xiềng xích của vòng luân hồi, và qua sự trực thức, qua sự nhìn nhận được sự luân hồi thay vì bị ràng buộc vào đó. Khi bạn buông vòng luân hồi ra, bạn không còn bị hãm hại bởi nó nữa. Nhưthế bạn buông bỏ vòng luân hồi, buông cả sinh, cả tử, buông cả sự trở thành. Buông bỏ dục vọng là sự phát triển của Diệt Ðế, là sự mở đường cho Bát Chánh Ðạo.
Lắng Nghe Tâm Thức
Trong khi hành thiền, hãy lắng nghe những chuyển biến bên trong tâm thức một cách kỹ càng. Ðể lắng nghe được nội tâm, chúng ta phải xem ngoại giới chỉ là những hiện thể không quan trọng một cách triệt để - hãy vượt thoát khỏi những khái niệm và những ý tưởng; vì những điều đó không phải là bạn. Bên cạnh những ngôn từ quen thuộc, hãy lắng nghe những điều kiện khác, ví dụ như không gian hoặc sự im lặng.
Bây giờ, trong khi lắng nghe, bạn có nghe được cái gì không? Hãy lắng nghe sự vật đang chuyển biến như ai khác đang nói, "Tôi không thích cái này hoặc cái kia. Tôi chán chường, ngán ngẫm; Tôi muốn quay về". Hoặc lắng nghe một "kẻ cuồng tín", một "nhà khuyển nho giễu cợt"; bất cứ hình thức hoặc phẩm tính nào của tiếng nói, chúng ta cũng có thể ý thức được bản tính chuyển biến thay đổi của chúng.
Bạn không còn một dục vọng trường tồn bất biến. Khi nào bạn tập lắng nghe được nội tại một cách liên tục không ngừng, bạn sẽ bắt đầu sở nghiệm được trạng thái không tính. Thông thường, chúng ta không lắng nghe một cách hữu hiệu, và chúng ta cứ tưởng chúng ta là những tiếng nói này, từ đó chúng ta tự tạo ra cho chính mình những vấn đề kinh khiếp bằng sự gắn bó đồng lõa với tiếng nói của dục vọng. Chúng ta tưởng rằng có một nhân cách hoặc chủ thể cố định nào đó, với một lòng tham bất biến; nhưng trong lúc hành thiền, chúng ta có thể thấy rằng những tiếng nói này phát sinh từ cái trống không - chúng phát khởi, hiện ra và rồi biến đi.
Theo lời dạy của Ðức Phật, sự thực hành là để biết những điều quen thuộc. Nhưvậy là để biết điều gì? Phật Tử phải biết những gì? Và "Người Thiện Tri Thức" thì sao? Người Thiện Tri Thức biết rằng những điều kiện chuyển biến này không có tính tự ngã. Không có bất cứ phẩm tính hằng cửu như linh hồn nào cả, cũng không có thực chất nào trong những điều kiện này mà ta có thể gọi là một sự chiếm hữu vĩnh cửu. Người Thiện Tri Thức biết rằng nếu một sự thể phát sinh, nó sẽ tiêu vong. Bạn không cần phải chứng ngộ nhiều hơn thế để trở thành Phật.
Là Chư Phật có nghĩa là trực chứng được mọi điều qua sự quan sát (như thực tri kiến), không phải qua sự tin vào kinh điển hoặc những người như tôi. Hãy thấy được điều đó cho chính bạn. Hãy thử tìm xem có điều kiện nào nảy sinh mà không tàn lụi. Có thứ gì được sinh ra mà sẽ không chết hoặc tiêu vong? Chỉ cần làm Phật dới tinh thần này, nhận biết được điều trên bằng cách dồn hết những tinh lực vào việc sở nghiệm cuộc đời bạn ở đây và ngay giờ phút này, đừng để lầm đường lạc lối trong cái vọng tưởng của ý niệm làm Phật - "Tôi là Phật; tôi biết hết mọi thứ". Ngay cả dục vọng nhiều khi cũng đội lốt Phật. Thật ra, không ai biết và nhận thức về điều Phật không phải chỉ làm Phật mà thôi.
Những tu sĩ theo giáo phái Nguyên Thủy thường nói về vô ngã (anatta), còn những tu sĩ theo giáo phái Ðại Thừa thường nói về tánh Không (shunyata) - những điều này thật ra chỉ là một. Ðể chứng nghiệm được vô ngã, ta phải khảo sát và nhận ra rằng sự bám víu vào cái tôi, cái bệnh thần kinh mà tất cả chúng ta đều có, vào những ý tưởng, lòng tham, mối thù và vọng tưởng, tất cả đều là vô ngã. Không có bản ngã nào để phải gìn giử cả, chỉ có những điều kiện trống rổng phát sinh từ cái trống không và một lúc nào đó sẽ chui ngược vào cái không này mà không để lại dấu vết nào. Như vậy chúng ta buông mọi thứ ra, cho phép mọi thứ như nó đang là, và mọi thứ sẽ tự nó chuyển hoá một cách tự nhiên. Bạn không cần phải cưởng bức chúng. Nếu bạn đang kinh nghiệm một điều gì đó không vừa lòng, bạn không cần phải tiêu diệt nó; nó sẽ tự biến đi. Những kẻ tự lừa dối mình thường nói, "Tôi không thích điều kiện này. Tôi phải tiêu diệt nó, tẩy trừ nó". Ðiều này chỉ làm cho hoàn cảnh trở nên phức tạp hơn - bạn đang cố gắng đẩy lùi cái gì đó ra xa, vùi đầu trốn tránh thực tại và nói, "Ô, nó đã trôi qua!" Nhưng cái ước vọng tẩy trừ - gọi là hủy ái - đó chỉ tạo những điều kiện cho nó tái phát mà thôi, bởi vì chúng ta cha thấy nó tiêu vong một cách tự nhiên.
Giờ đây chúng ta ngồi cùng nhau trong một gian phòng đầy những hình thái nghiệp uẩn mà chúng ta cho là những nhân cách cố định. Chúng ta mang cái nghiệp của mình đi khắp nươi như một cái "bọc chứa đầy những quan niệm", bởi vì chúng ta thường nhìn kẻ khác như những nhân cách cố định từ phạm trù tư tưởng có tính cách khái niệm. Bạn đã thường mang bao nhiêu thứ theo bạn đi khắp nơi - mối thù hằn, sự mê đắm, nỗi sợ hãi và những gì thuộc về quá khứ? Chỉ nhớ đến tên những kẻ đã gây cho chúng ta đau khổ, chúng ta cũng đủ cảm thấy khó chịu rồi - "Sao họ lại cả gan làm điều đó, dám đối xử với tôi như thế à!" - mặc dầu điều đó đã xảy ra ngót hai mươi năm rồi! Có những người tốn cả cuộc đời đem những mối thù hằn đó theo họ khắp nơi, để rồi những mối thù đó sẽ tàn phá quãng đời còn lại của họ.
Tuy nhiên là những thiền giả, chúng ta phải phá bỏ được khuôn khổ của ký ức. Thay vì nhớ những kẻ đó và coi họ như thực, chúng ta thấy rằng, trong phút chốc, hoài niệm và nỗi cay đắng đang là những điều kiện đang chuyển biến; chúng ta thấy được chúng là vô ngã, khổ, và vô thường (anicca, dukkha, anatta). Những điều kiện này được hình thành theo thời gian, chỉ như những hạt cát của sông Hằng - dù cho đẹp, xấu, trắng hoặc đen, cát cũng chỉ là cát.
Và như vậy hãy lắng nghe tiếng nói của nội tâm. Hãy lắng nghe tâm thức khi bạn bắt đầu kinh nghiệm nỗi đau của thân xác; nâng đở tiếng nói của tâm thức, "Tôi không muốn nỗi đau này, bao giờ tiếng chuông quái ác nguyền rủa sắp sửa reo?". Hãy lắng nghe tiếng than van, rên rỉ không vừa lòng - hoặc lắng nghe khi bạn cảm thấy hoan lạc, "Ôi diễm phúc, tôi cảm thấy thật tuyệt vười". Hãy lắng nghe những chư thiên (devatta) đang đắm mình trong dục lạc và diễm phúc, hãy lấy cương vị của một người chỉ im lặng lắng nghe, không bộc lộ sự thiên vị giữa chư thiên và ma quỷ. Và hãy nhớ rằng nếu đó là một điều kiện, nó sẽ chấm dứt.
Nhận diện được mọi sự việc, cho phép chúng đến và đi - những sự việc này chỉ là những điều kiện nghiệp uẩn đang chuyển biến, vì thế đừng can thiệp vào. Khuynh hướng suy nghĩ trong thời đại ngày nay thường cho rằng có con yêu tinh nào đó ẩn núp sâu kín bên trong, chỉ thừa cơ chờ đợi một giây phút sơ hở để hớp hồn bạn và làm cho bạn trở nên điên loạn vĩnh viễn. Có người thực sự sống cả cuộc đời mình với nỗi sợ hãi đó, và mỗi lần con yêu tinh đó xuất hiện thì: "Ôi...Ôi...!" Nhưng quỷ quái yêu tinh chỉ là những hiện tượng cấu thành một loại hành uẩn (sankhara), chỉ là một hạt cát khác của sông Hằng. Có thể là một hạt cát xấu, thế thôi. Nếu bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi bạn nhìn thấy một hạt cát xấu, bạn sẽ thấy đời sống càng ngày càng khó khăn hơn. Ðôi khi bạn phải chấp nhận sự hiện diện của những hạt cát xấu. Hãy để cho nó xấu; đừng cảm thấy khó chịu gì cả. Nếu bạn gặp tôi ngồi cạnh bờ sông Hằng nhìn những hạt cát xấu, và nói, "Có lẽ tôi trở nên điên mất!", chắc bạn sẽ nghĩ "Thầy Sumedho điên!". Ngay cả một hạt cát thật xấu cũng chỉ là một hạt cát.
Vì vậy những gì chúng ta làm là nhìn những yếu tố tầm thường chung của tất cả những phẩm tính khác nhau này - những con yêu tinh ẩn hình, những năng lực, tinh lực bị ức chế ngấm ngầm và những sức mạnh nhân tính khuôn mẫu - tất cả những điều đó chỉ là hành (sankhara), không có gì đáng kể cả. Bạn hãy giữ lấy cương vị của Ðức Phật: hiện thân của sự hiểu biết.
Ngay cả những điều xa lạ - chúng ta chỉ nhìn nó như một điều kiện đang chuyển biến khác - đôi khi có điều quen biết, đôi khi có điều xa lạ; điều này quy định trói buộc điều kia. Hố Ðen (theo thuyết Black Hole) sâu thẳm của vũ trụ, ánh sáng mặt trời, ngày và đêm tất cả đều chuyển biến, thay đổi; không có bản ngã, không có gì để trở thành nếu bạn là hiện thể của sự hiểu biết. Nhng nếu bạn phản ứng lại tất cả những phẩm tính của vòng sanh tử luân hồi (samsara), bạn sẽ trở nên điên loạn. Ðiều đó lại là vô cùng tận, cũng như phản ứng lại tất cả những hạt cát của sông Hằng, bạn cảm thấy sảng khoái nhờ những hạt đẹp và u sầu vì những hạt xấu, phải thế không? Tuy vậy đó lại là những gì con người làm, họ tự làm chính họ chán ngán mệt mỏi, đần độn chán mứa hẳn ra để rồi kiệt lực với những hỗn loạn không ngừng về mặt cảm xúc, và cuối cùng chỉ muốn tự kết liểu lấy đời mình. Cứ như thế họ bắt đầu dùng ma túy, rợu chè ngày đêm để tự làm cho mình trở nên chai lì, thiếu nhạy cảm.
Thay vì tạo dựng một cái vỏ và ẩn núp khỏi sự sợ hãi và nỗi chán chường, những gì chúng ta nên làm là quan sát và nhận ra rằng không có cái gì điều gì có tính tự ngã cả. Vì thế chúng ta không cần phải tự làm chúng ta chai lì: ngay cả chúng ta có thể trở nên nhạy cảm hơn, rõ ràng và sáng suốt hơn. Trong sự minh bạch và sáng suốt đó, có cả sự hiểu biết: rằng nếu nó nảy sinh, nó sẽ tiêu vong - và đó chính là điều những vị Chư Phật biết!
Ajahn Sumedho
Dương Vĩnh Hùng dịch
(Nguyên tác: Skillful Means, in "Teachíng From The Silent Mind")
Có một ông phú hộ ăn quá nhiều cao lương mỹ vị nên không còn ăn gì biết ngon nữa. Ông ta mời rất nhiều lương y tài giỏi đến chữa trị nhưng không có thầy thuốc nào chữa khỏi bệnh ông, càng uống thuốc bổ tỳ vị vào càng mất luôn cả vị giác. Một hôm có người đến tự xưng là thầy pháp nhìn ông phú hộ mà nói rằng, ông ta chẳng bệnh gì cả chỉ là bị một con ma ở cây đa đầu đình làng ám hại mà thôi. Rồi ông thầy pháp đưa cho ông phú hộ một trăm cây roi dâu bảo mỗi ngày chạy ra đình làng, dùng một cây roi dâu trừ ma đánh vào cây đa cho đến khi nào cây roi cùn hết thì chạy về nhà thật nhanh để con ma không đuổi kịp. Đánh hết 100 cây roi dâu, con ma sẽ không còn dám ám hại nữa. Ông phú hộ làm theo lời dặn thì chỉ vài ba ngày đã thấy thèm ăn, và cứ thế ngày càng ăn ngon hơn cho đến khi chỉ mới vài chục cây roi bị cùn thôi đã thấy bệnh thuyên giảm rất nhiều.Thầy đố con người thầy pháp đó chữa bệnh bằng cách nào mà phú hộ ăn ngon lại được vậy? Nếu con trả lời được thì thầy khỏi trả lời câu hỏi của con.
***
Chính là ông thầy pháp đã dùng "mẹo" để chữa trị cho lão phú hộ. Mẹo còn gọi là "phương tiện thiện xảo" nghĩa là biện pháp mang tính tâm lý hơn là nói thẳng sự thật. Nếu nói thẳng lão phú hộ lười biếng không lao động mà chỉ lo nhậu nhẹt mới bệnh thì lão sẽ nổi giận đuổi đi ngay, nên ông thầy phải dùng mẹo vậy thôi. Một người theo đạo Thiên Chúa không lạy Phật mà lạy Chúa, một bác sĩ không lạy ai mà chỉ tận tình phục vụ bệnh nhân (vì phục vụ chúng sinh là phục vụ Phật, phục vụ Chúa) vẫn có hiệu quả tương tự. Thực ra dù đang làm bất cứ việc gì, ở đâu mà con không phân tâm, chỉ chân thành trọn vẹn trong sáng với chính mình trong giây phút ấy thì hiệu quả còn cao hơn rất nhiều. Do đó, đức Phật không dùng "mẹo" nào cả mà Ngài chỉ thẳng vào sinh hoạt đời sống hàng ngày bằng cách dạy chúng ta trở về chân thành trọn vẹn trong sáng với thực tại thân-tâm-cảnh thì không phải chỉ khi lạy Phật thôi mà mọi lúc mọi nơi đều được an nhiên tự tại, tiêu tan nghiệp chướng.
Tuy nhiên, đừng hiểu tiêu tan nghiệp chướng là cố gắng thoát khỏi nhân quả nghiệp báo để luôn được vui tươi mạnh khỏe, vì chỉ khi nào tâm thanh tịnh trong sáng thì mới có thể an nhiên tự tại trước mọi nghiệp quả phải gặt trong đời. Nếu con tìm một trạng thái yên ổn nào đó để tạm thời trốn tránh quả của nghiệp thì trước sau gì con cũng phải giáp mặt nó, và khi đó con càng thấy đau khổ nhiều hơn. Thực ra, nghiệp chướng của mỗi người là do chính họ gây nên, do đó cách tốt nhất là bình thản đón nhận hậu quả để học ra bài học nhân quả nghiệp báo mới có thể thật sự giác ngộ giải thoát. Một liều thuốc giảm đau chỉ tạm thời, không bằng chịu khó giải phẫu vết thương đã bị ung hoại để khỏi lây lan. Nhưng chữa lành bệnh vẫn chưa đủ, còn phải hiểu biết để đừng gây ra bệnh nữa mới hay. Hơn nữa phương tiện hay cho người này chưa hẳn sẽ hay cho người khác, vì căn cơ trình độ mỗi người mỗi khác. Nguyên lý thì có thể phổ biến chung cho mọi người, nhưng phương tiện "mẹo"thì đúng cho những ai thích hợp với nó mà thôi. Nếu thầy thuốc không biết rõ căn bệnh của người ốm thì tốt hơn không nên dùng "mẹo" mà người trí chỉ tùy duyên tạm ứng thế thôi.
Tuy nhiên, đừng hiểu tiêu tan nghiệp chướng là cố gắng thoát khỏi nhân quả nghiệp báo để luôn được vui tươi mạnh khỏe, vì chỉ khi nào tâm thanh tịnh trong sáng thì mới có thể an nhiên tự tại trước mọi nghiệp quả phải gặt trong đời. Nếu con tìm một trạng thái yên ổn nào đó để tạm thời trốn tránh quả của nghiệp thì trước sau gì con cũng phải giáp mặt nó, và khi đó con càng thấy đau khổ nhiều hơn. Thực ra, nghiệp chướng của mỗi người là do chính họ gây nên, do đó cách tốt nhất là bình thản đón nhận hậu quả để học ra bài học nhân quả nghiệp báo mới có thể thật sự giác ngộ giải thoát. Một liều thuốc giảm đau chỉ tạm thời, không bằng chịu khó giải phẫu vết thương đã bị ung hoại để khỏi lây lan. Nhưng chữa lành bệnh vẫn chưa đủ, còn phải hiểu biết để đừng gây ra bệnh nữa mới hay. Hơn nữa phương tiện hay cho người này chưa hẳn sẽ hay cho người khác, vì căn cơ trình độ mỗi người mỗi khác. Nguyên lý thì có thể phổ biến chung cho mọi người, nhưng phương tiện "mẹo"thì đúng cho những ai thích hợp với nó mà thôi. Nếu thầy thuốc không biết rõ căn bệnh của người ốm thì tốt hơn không nên dùng "mẹo" mà người trí chỉ tùy duyên tạm ứng thế thôi.
Hỏi Đáp: Trung Tâm Hộ Tông
Chúng ta đã bàn về Khổ Ðế - về cái khổ - về cái thực trạng càng ngày càng trở nên hiển nhiên trong lúc bạn ngồi suy gẫm về thân tâm của chính bạn. Chỉ cần ý thức về những gì xảy ra thôi: bạn có thể thấy rằng hạnh phúc hiện diện trong những trạng thái tâm thức khi những tư tưởng thoải mái hoặc niềm vui sướng thể chất trôi qua, trái lại khi có niềm đau nỗi khổ, khi có sự phủ nhận và những điều tiêu cực xảy đến, thì cũng bao nhiêu là xao xuyến lo âu và tuyệt vọng đi kèm. Thế thì chúng ta có thể thấy chúng ta luôn luôn vướng vào thói quen cố gắng để thành đạt, hoặc để duy trì, hoặc để giải trừ những quy định đã bị điều kiện hóa. Tập Ðế đề cập đến ý thức trực tiếp về sự nảy sinh của ba loại dục vọng chúng ta vẫn hằng có - dục ái, hữu ái và hủy ái - và trong những điều kiện nào những dục vọng này thường phát khởi. Sự thấu đạt Diệt Ðế là để thấy được mọi vật đều có sinh và có diệt. Chúng ta ý thức được sự diệt, sự buông xả, và từ đó khai triển Ðạo Ðế, Chân Ðế về Bát Chánh Ðạo - chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm và chánh định - nói một cách khác, Bát Chánh Ðạo là con đường dẫn đến sự trực thức.
Ðể ý thức được sự buông xả chúng ta phải dùng những phương tiện thiện xảo, bởi vì chúng ta thường bị làm hoang mang bối rối lúc đầu. Chúng ta có khuynh hướng ý niệm sự trực thức, cố gắng trở nên có ý thức, và nghĩ rằng sự trực thức đó là một cái gì ta phải có được hoặc đạt được hoặc phải cố gắng phát triển; nhưng chính ngay cái ý định này, ngay cái sự khái niệm hóa này làm ta đánh mất sự chú tâm! Chúng ta cứ luôn luôn cố gắng để trở nên chú ý lưu tâm, thay vì chỉ ý thức được sự vận hành của tâm thức trong lúc cái tâm đang cố gắng trở nên, cố gắng đạt được, và cố gắng chạy theo ba loại dục vọng đã gây ra biết bao đau khổ cho chúng ta.
Sự thực hành "buông xả" rất là hiệu quả cho những ai thường bị ám ảnh bởi lối tư duy có tính cách cưỡng bách: bạn chỉ cần đơn giản hóa lối hành thiền của mình thành hai chữ - "buông xả" - thay vì cố gắng để khai triển sự thực hành này, phát triển sự thực hành kia; thực hiện cái này, đi sâu vào cái nọ, và phải hiểu được điều này, phải đọc những đoạn kinh kia, và phải nghiên cứu thêm về A-tỳ-đạt-ma, ... học tiếng Pali, tiếng Phạn, ... rồi học Thuyết Trung Ðạo và kinh Bát-Nhã Ba-La-Mật-Ða ... thọ giới với Nguyên thủy, Ðại Thừa, Kim Cang Thừa, ... viết sách và có được cương vị của kẻ có bề thế thẩm quyền và tiếng tăm quốc tế về Phật Giáo. Thay vì trở thành nhà thông thái của thế giới về Phật Giáo, được mời đến những cuộc Hội Thảo Phật Giáo Quốc Tế to lớn, bạn chỉ cần "buông, buông, và buông".
Ngoài sự buông xả trên ra tôi chẳng làm gì khác hơn trong suốt hai năm - mỗi một khi tôi cố gắng hiểu hoặc giải lý điều gì, tôi tự nhủ "buông, buông" cho đến khi dục vọng tan biến mất. Như vậy tôi đang đơn giản hoá vấn đề này cho bạn, để bạn đừng vướng vào nỗi khổ đau vười vợi. Không có gì sầu muộn ủ rũ hơn việc phải đi dự những Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế! Một vài bạn có lẽ có ước vọng trở thành Chư Phật của thời đại, hoặc trở thành một vị Bồ Tát ban tỏa lòng từ ái cho mọi chúng sinh khắp thế gian - nhưng thay vì thế, tôi đề nghị bạn chỉ cần là một con giun đất, buông bỏ hết mọi dục vọng để chỉ bộc lộ tình thương vào trong đất. Chỉ cần là một con giun đất biết vỏn vẹn chữ - "buông, buông, buông". Bạn thấy gì chưa, giáo phái Tiểu Thừa của chúng tôi chỉ là một Chiếc Xe Nhỏ khiêm tốn, vì vậy mà chúng tôi chỉ có những hành trì đơn giản thiếu thốn nghèo nàn!
Ðiều quan trọng trong cách hành thiền là phải cương quyết trước sau như một trong sự thực hành, với sự quyết tâm giác ngộ. Ðừng khờ khệch chểnh mảng, đừng để bị lừa dối về việc này, mà phải cương quyết ngay cả trong những hoàn cảnh rủi ro. Hãy nhắc nhở lấy chính bạn về Phật-Pháp-Tăng, và kiên trì với điều đó - buông bỏ những xao xuyến lo âu, buông bỏ những thống khổ u sầu, buông bỏ những niềm đau, lòng hoài nghi, buông bỏ mọi thứ gì sắp sửa nảy sinh và đã trôi qua mà ta thường bám víu và gắn bó vào theo thói quen. Hãy duy trì tinh thần "buông xả" này như một sự kiềm chế không đổi trong tâm bạn, để sự buông xả có thể tự nó xuất hiện và vận hành dù cho bạn đang có mặt ở bất cứ nơi đâu.
Thoạt tiên bạn phải luôn luôn nghĩ đến điều này, bởi vì cái tâm của chúng ta thường bị ám ảnh bởi tất cả những điều vô dụng - với những lo âu về thứ này thứ nọ, với sự hoài nghi, với sự giận dữ, ý muốn trả thù, lòng ghen tuông, nỗi sợ hãi, sự chán chường và sự ngu xuẩn dới đủ mọi hình thức. Tâm trí của chúng ta bị ám ảnh với những thứ luôn gây ra cho chúng ta niềm đau và đa đẩy chúng ta vào những nỗi khó khăn của cuộc sống. Xã hội dạy chúng ta cách nhồi nhét độn đầy tâm óc với những ý nghĩ, thiên kiến, hối tiếc, đợi chờ, mong ngóng - một xã hội đang chất đầy chiếc tâm thuyền của bạn như thế đấy. Hãy nhìn vào những cửa hàng sách báo ở đây tại Oxford, đang được nhét đầy với tất cả những tin tức mà bạn có thể muốn biết, những tin tức được ấn bản dưới những bìa sách trông thật khéo với những hình ảnh và những hàng chữ thuyết minh dẫn dụ ... Hay chúng ta có thể nhét đầy đầu óc của chúng ta bằng cách xem TV, đi coi xi-nê, đọc báo ... Ðó là cách tốt để đong đầy tâm trí của bạn - nhưng hãy nhìn kỷ những gì được in trên sách báo! Những tin tức đang kêu gọi khuyến dụ bản năng, dục tính sơ cấp của con người - tất cả đều nói về những bạo hành, chiến tranh, tham nhũng, những lề thói tai ác và những tin đồn nhảm nhí.
Tất cả những điều trên đều có tác động đến tâm thức. Khi nào chúng ta còn nhồi nhét thêm vào một tâm trí đã bị ám ảnh bởi những sự kiện, những biểu tượng và những quy ước, tâm trí sẽ trở nên nghẹt cứng và chúng ta sẽ còn hành động một cách ngu xuẩn điên dại. Chúng ta có thể đi ra ngoài chè chén say sưa - phải chăng đó là một cách để buông xả? Bạn nghĩ những tửu điếm dành để làm gì? Trong đó bạn dám thốt ra những lời bạn muốn nói nhưng không có gan để nói ra khi bạn còn tỉnh hoặc sáng suốt. Khi bạn mất lý trí, ngớ ngẩn, cười nói hí hửng, bạn biện minh "bởi vì tôi say, tôi bị tác động bởi rượu".
Khi chúng ta không hiểu bản tính của sự vật, chúng ta rất dễ bị ảnh hưởng. Bạn đã thấy các thanh thiếu niên bị ảnh hưởng bởi những sự đề xuất, gợi ý trong xã hội của chúng ta. Nào là thế hệ của nhạc rốc punk - mọi người trong thế hệ đó cho rằng chính họ là những cá thể có những hành động chống lại thái độ nệ theo quy ước cổ lỗ. Thời trang cũng vậy, tất cả đều là một sự gợi ý - đối với phụ nữ bạn không tự cho mình đẹp trừ khi bạn ăn mặc theo một lối nào đó. Phim ảnh lại đề xuất tất cả những niềm vui sướng kích thích và làm thoả mãn các giác quan, và cứ thế mà chúng ta nghĩ có lẽ chúng ta cũng nên thử qua những điều đó cho biết, biết đâu chúng ta còn thiếu một cái gì đó nếu chúng ta không chịu sở nghiệm nó.... Sự gợi ý này tai hại như thế đó đến nỗi con người không còn biết phân biệt cái gì đẹp hoặc cái gì xấu nữa. Có người nói rằng hòa âm là tạp âm, và nếu bạn không biết, nếu bạn còn là đối tượng của sự gợi ý, bạn có khuynh hướng tin vào điều đó. Dù cho bạn không tin vào điều đó lúc ban đầu đi nữa, sự gợi ý đã khởi sự vận hành trên tâm trí của bạn và điều đó làm bạn bắt đầu suy nghĩ: "Có lẽ nó đúng theo cách đó, có lẽ sự đồi bại cũng là đạo đức, và đạo đức cũng là sự đồi bại".
Chúng ta cảm thấy mình bị bắt buộc phải biết tất cả mọi thứ - để hiểu và cố gắng để làm những người khác tin. Bạn dự nghe những buổi nói chuyện của tôi, bạn đọc sách, rồi bạn muốn dạy đời những người khác về Phật Giáo - ngay cả bạn có thể cảm thấy có chút ít đức tin vào thuyết Phúc Âm sau những lần ẩn trí - nhưng hãy duy trì sự buông xả ngay cả đối với ý muốn khuyến dụ người khác trong sự thực hành này. Khi chúng ta cảm thấy phấn chấn, hăng hái, chúng ta bắt đầu áp đặt điều này lên những người khác; nhưng trong phương pháp tu thiền chúng ta buông bỏ cả ước muốn ảnh hưởng người khác cho đến khi thời điểm thuận lợi cho phép điều đó xảy ra - rồi nó sẽ xảy ra một cách tự nhiên thay vì bắt nguồn từ cái tham vọng háo thắng.
Như vậy bạn chỉ làm những điều cần làm, và bạn buông bỏ những cái còn lại. Khi người ta khuyến dụ bạn nên đọc quyển sách này, cuốn sách kia, học môn này và khoá nọ ... nghiên cứu tiếng Pali, A-tỳ-đạt-ma ... đi sâu vào lịch sử Phật Giáo, lý luận Phật Giáo ... vân vân và vân vân như thế ... hãy "buông ra, buông ra và buông ra". Nếu bạn nhồi nhét thêm vào tâm trí của bạn với những khái niệm, ý kiến mới, bạn chỉ làm tăng thêm khả năng nghi ngờ của bạn. Chỉ nhờ vào tu tập cách trút bỏ hết những gì vướng bận trong tâm, bạn mới có thể tiếp thu những điều bổ ích và có giá trị - và tuy vậy học cách trút bỏ hết những phiền trược và những quy định nô lệ trói buộc của tâm thức đòi hỏi một sự minh triết phi thường.
Những đề nghị tôi đang đặt ra cho sự hành thiền vào lúc nhập thất là những phương tiện thiện xảo. Phương châm của sự "buông xả" là một phương châm thiện xảo - trong khi bạn lập đi lập lại điều này, mỗi khi một ý tưởng phát khởi, bạn ý thức được nó đang phát khởi. Bạn duy trì sự buông xả trên bất cứ cái gì chuyển biến - nhưng nếu nó không chuyển dời, thì đừng nên cố gắng cưởng bức nó. Sự hành trì "buông xả" này là một cách xoá bỏ tất cả những sự ám ảnh và những điều tiêu cực ra khỏi tâm trí; bạn phải vận dụng nó một cách dịu dàng, uyển chuyển, nhưng với một sự cương quyết. Tham thiền là một sự buông xả thiện xảo, cố ý trút sạch hết những gì trong tâm để ta có thể thấy được sự tinh khiết của tâm thức - dọn dẹp nó sạch sẽ để ta có thể chứa đựng trong đó những điều bổ ích.
Nếu bạn quý trọng cái tâm của mình, bạn phải lựa chọn cẩn thận những gì bạn muốn chứa đựng trong đó. Cũng như nếu bạn có một ngôi nhà đẹp, bạn không đem những rác rưởi từ ngoài đường vào, bạn đem vào những thứ nào có thể cải biến nó thành một nơi tươi mát và thoải mái.
Nếu bạn sắp sửa hòa nhập với bất cứ điều gì thứ gì, đừng bao giờ đồng hoá chính bạn với những điều kiện tiêu vong. Hãy xem sự đồng hóa đó là gì - khảo sát tâm thức của chính bạn để nhìn rõ ràng bản chất của tư tưởng, của hoài niệm, của tri giác và của cảm thọ, để thấy chúng chỉ là những điều kiện vô thường. Hãy mang sự trực thức của bạn đến gần những điều thật tinh tế, đến sự thay đổi cảm giác nhất thời của thân thể; khảo sát nỗi đau và thấy nó như một năng lực đang chuyển dời, một điều kiện đang chuyển biến. Mỗi khi bạn cảm thấy đau đớn về mặt cảm xúc, điều kiện ấy dường như trường tồn không nguôi, nhưng thật ra đó chỉ là một ảo tưởng của cảm xúc mà thôi - hãy buông hết ra. Ngay cả nếu bạn có được sự nội chứng, ngay cả bạn chứng ngộ mọi thứ một cách rõ ràng thông suốt - hãy buông luôn cả sự nội chứng.
Khi tâm thức hoàn toàn trống không, hãy nói "Ai buông?" Hãy đặt câu hỏi đó, cố gắng xác định ai buông bỏ, cái gì buông bỏ. Hãy dựng lên trạng thái không-biết đó với chữ "Ai" - "Tôi là ai? Ai buông?" Một trạng thái vô định nảy sinh; hãy dựng điều này lên, cho phép nó là ... và rồi sẽ có sự trống không, sự trống rỗng, trạng thái vô định khi cái tâm trí đã buông bỏ trút sạch mọi thứ.
Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần rằng chánh kiến, chánh nghiệp, chánh tư duy, có khuynh hướng đơn giản hoá đời sống của bạn để bạn khỏi bị vướng vào những hoạt động phức tạp và bất chánh. Và như thế để bạn đừng sống một cách vô ý thức, lợi dụng kẻ khác hoặc không tôn trọng chính bạn và những người xung quanh. Hãy khai triển cái Giới Bản như một tiêu chuẩn, và phát huy tinh thần Lánh Tục (nekkhamma), viễn trần ly cấu - từ bỏ tất cả những gì bất lương, bất chánh hoặc không nhất thiết - và tạo điều kiện để tâm trí có thể buông bỏ những cái tham, sân, si.
Ðiều này không có nghĩa là một sự phản kháng chống đối lại những điều kiện này mà chỉ là buông chúng ra, khi bạn nhận ra sự ràng buộc. Khi bạn đau khổ - "Tại sao tôi đau buồn? Tại sao tôi thống khổ?" Bởi vì bạn cứ mãi bám víu vào một cái gì đó! Hãy tìm cho ra cái gì điều gì bạn đang bám víu, nhìn sâu vào cội rễ căn nguyên của những điều đó. "Tôi bất hạnh bởi vì không ai thương yêu tôi". Ðiều đó có thể thật đấy, có thể không ai thương yêu bạn, nhưng nỗi bất hạnh đến từ lòng ham muốn người khác thương yêu bạn. Ngay cả nếu có người thương mến bạn, bạn sẽ vẫn đau khổ nếu bạn nghĩ rằng những người khác phải chịu trách nhiệm cho niềm hạnh phúc hoặc nỗi khổ đau của bạn. Nếu một người nào đó nói, "Bạn là người cao quý nhất đời!" - bạn nhảy cởn lên vì sung sướng. Một người khác nói, "Bạn là người đáng ghét nhất mà tôi đã từng gặp trong đời!" - bạn đâm ra buồn rầu sầu muộn. Hãy buông sự phiền não ra, buông cả hạnh phúc luôn. Hãy giữ sự thực hành thật đơn giản: hãy sống cuộc đời bạn với sự hành niệm, với đạo đức, và cả lòng tin vào sự buông xả.
Nhận thức được chúng ta không phải là những nạn nhân vô vọng của số mệnh là một điều rất quan trọng - thật ra chúng ta vẫn là nạn nhân nếu chúng ta còn vô minh. Khi nào bạn còn vô minh, bạn còn là nạn nhân vô vọng của sự vô minh đó. Tất cả những gì vô minh nảy sinh và chết, nó phải chấm dứt - thế thôi, tất cả những thứ đó bị vướng vào vòng sanh tử luân hồi. Và nếu bạn chết, bạn sẽ tái sinh - bạn có thể tin chắc vào điều đó. Bạn càng sống một cách vô ý thức bao nhiêu, sự tái sinh càng thảm hại bấy nhiêu.
Vì vậy mà Ðức Phật đã dạy chúng ta phải chặt đứt xiềng xích của vòng luân hồi, và qua sự trực thức, qua sự nhìn nhận được sự luân hồi thay vì bị ràng buộc vào đó. Khi bạn buông vòng luân hồi ra, bạn không còn bị hãm hại bởi nó nữa. Nhưthế bạn buông bỏ vòng luân hồi, buông cả sinh, cả tử, buông cả sự trở thành. Buông bỏ dục vọng là sự phát triển của Diệt Ðế, là sự mở đường cho Bát Chánh Ðạo.
Lắng Nghe Tâm Thức
Trong khi hành thiền, hãy lắng nghe những chuyển biến bên trong tâm thức một cách kỹ càng. Ðể lắng nghe được nội tâm, chúng ta phải xem ngoại giới chỉ là những hiện thể không quan trọng một cách triệt để - hãy vượt thoát khỏi những khái niệm và những ý tưởng; vì những điều đó không phải là bạn. Bên cạnh những ngôn từ quen thuộc, hãy lắng nghe những điều kiện khác, ví dụ như không gian hoặc sự im lặng.
Bây giờ, trong khi lắng nghe, bạn có nghe được cái gì không? Hãy lắng nghe sự vật đang chuyển biến như ai khác đang nói, "Tôi không thích cái này hoặc cái kia. Tôi chán chường, ngán ngẫm; Tôi muốn quay về". Hoặc lắng nghe một "kẻ cuồng tín", một "nhà khuyển nho giễu cợt"; bất cứ hình thức hoặc phẩm tính nào của tiếng nói, chúng ta cũng có thể ý thức được bản tính chuyển biến thay đổi của chúng.
Bạn không còn một dục vọng trường tồn bất biến. Khi nào bạn tập lắng nghe được nội tại một cách liên tục không ngừng, bạn sẽ bắt đầu sở nghiệm được trạng thái không tính. Thông thường, chúng ta không lắng nghe một cách hữu hiệu, và chúng ta cứ tưởng chúng ta là những tiếng nói này, từ đó chúng ta tự tạo ra cho chính mình những vấn đề kinh khiếp bằng sự gắn bó đồng lõa với tiếng nói của dục vọng. Chúng ta tưởng rằng có một nhân cách hoặc chủ thể cố định nào đó, với một lòng tham bất biến; nhưng trong lúc hành thiền, chúng ta có thể thấy rằng những tiếng nói này phát sinh từ cái trống không - chúng phát khởi, hiện ra và rồi biến đi.
Theo lời dạy của Ðức Phật, sự thực hành là để biết những điều quen thuộc. Nhưvậy là để biết điều gì? Phật Tử phải biết những gì? Và "Người Thiện Tri Thức" thì sao? Người Thiện Tri Thức biết rằng những điều kiện chuyển biến này không có tính tự ngã. Không có bất cứ phẩm tính hằng cửu như linh hồn nào cả, cũng không có thực chất nào trong những điều kiện này mà ta có thể gọi là một sự chiếm hữu vĩnh cửu. Người Thiện Tri Thức biết rằng nếu một sự thể phát sinh, nó sẽ tiêu vong. Bạn không cần phải chứng ngộ nhiều hơn thế để trở thành Phật.
Là Chư Phật có nghĩa là trực chứng được mọi điều qua sự quan sát (như thực tri kiến), không phải qua sự tin vào kinh điển hoặc những người như tôi. Hãy thấy được điều đó cho chính bạn. Hãy thử tìm xem có điều kiện nào nảy sinh mà không tàn lụi. Có thứ gì được sinh ra mà sẽ không chết hoặc tiêu vong? Chỉ cần làm Phật dới tinh thần này, nhận biết được điều trên bằng cách dồn hết những tinh lực vào việc sở nghiệm cuộc đời bạn ở đây và ngay giờ phút này, đừng để lầm đường lạc lối trong cái vọng tưởng của ý niệm làm Phật - "Tôi là Phật; tôi biết hết mọi thứ". Ngay cả dục vọng nhiều khi cũng đội lốt Phật. Thật ra, không ai biết và nhận thức về điều Phật không phải chỉ làm Phật mà thôi.
Những tu sĩ theo giáo phái Nguyên Thủy thường nói về vô ngã (anatta), còn những tu sĩ theo giáo phái Ðại Thừa thường nói về tánh Không (shunyata) - những điều này thật ra chỉ là một. Ðể chứng nghiệm được vô ngã, ta phải khảo sát và nhận ra rằng sự bám víu vào cái tôi, cái bệnh thần kinh mà tất cả chúng ta đều có, vào những ý tưởng, lòng tham, mối thù và vọng tưởng, tất cả đều là vô ngã. Không có bản ngã nào để phải gìn giử cả, chỉ có những điều kiện trống rổng phát sinh từ cái trống không và một lúc nào đó sẽ chui ngược vào cái không này mà không để lại dấu vết nào. Như vậy chúng ta buông mọi thứ ra, cho phép mọi thứ như nó đang là, và mọi thứ sẽ tự nó chuyển hoá một cách tự nhiên. Bạn không cần phải cưởng bức chúng. Nếu bạn đang kinh nghiệm một điều gì đó không vừa lòng, bạn không cần phải tiêu diệt nó; nó sẽ tự biến đi. Những kẻ tự lừa dối mình thường nói, "Tôi không thích điều kiện này. Tôi phải tiêu diệt nó, tẩy trừ nó". Ðiều này chỉ làm cho hoàn cảnh trở nên phức tạp hơn - bạn đang cố gắng đẩy lùi cái gì đó ra xa, vùi đầu trốn tránh thực tại và nói, "Ô, nó đã trôi qua!" Nhưng cái ước vọng tẩy trừ - gọi là hủy ái - đó chỉ tạo những điều kiện cho nó tái phát mà thôi, bởi vì chúng ta cha thấy nó tiêu vong một cách tự nhiên.
Giờ đây chúng ta ngồi cùng nhau trong một gian phòng đầy những hình thái nghiệp uẩn mà chúng ta cho là những nhân cách cố định. Chúng ta mang cái nghiệp của mình đi khắp nươi như một cái "bọc chứa đầy những quan niệm", bởi vì chúng ta thường nhìn kẻ khác như những nhân cách cố định từ phạm trù tư tưởng có tính cách khái niệm. Bạn đã thường mang bao nhiêu thứ theo bạn đi khắp nơi - mối thù hằn, sự mê đắm, nỗi sợ hãi và những gì thuộc về quá khứ? Chỉ nhớ đến tên những kẻ đã gây cho chúng ta đau khổ, chúng ta cũng đủ cảm thấy khó chịu rồi - "Sao họ lại cả gan làm điều đó, dám đối xử với tôi như thế à!" - mặc dầu điều đó đã xảy ra ngót hai mươi năm rồi! Có những người tốn cả cuộc đời đem những mối thù hằn đó theo họ khắp nơi, để rồi những mối thù đó sẽ tàn phá quãng đời còn lại của họ.
Tuy nhiên là những thiền giả, chúng ta phải phá bỏ được khuôn khổ của ký ức. Thay vì nhớ những kẻ đó và coi họ như thực, chúng ta thấy rằng, trong phút chốc, hoài niệm và nỗi cay đắng đang là những điều kiện đang chuyển biến; chúng ta thấy được chúng là vô ngã, khổ, và vô thường (anicca, dukkha, anatta). Những điều kiện này được hình thành theo thời gian, chỉ như những hạt cát của sông Hằng - dù cho đẹp, xấu, trắng hoặc đen, cát cũng chỉ là cát.
Và như vậy hãy lắng nghe tiếng nói của nội tâm. Hãy lắng nghe tâm thức khi bạn bắt đầu kinh nghiệm nỗi đau của thân xác; nâng đở tiếng nói của tâm thức, "Tôi không muốn nỗi đau này, bao giờ tiếng chuông quái ác nguyền rủa sắp sửa reo?". Hãy lắng nghe tiếng than van, rên rỉ không vừa lòng - hoặc lắng nghe khi bạn cảm thấy hoan lạc, "Ôi diễm phúc, tôi cảm thấy thật tuyệt vười". Hãy lắng nghe những chư thiên (devatta) đang đắm mình trong dục lạc và diễm phúc, hãy lấy cương vị của một người chỉ im lặng lắng nghe, không bộc lộ sự thiên vị giữa chư thiên và ma quỷ. Và hãy nhớ rằng nếu đó là một điều kiện, nó sẽ chấm dứt.
Nhận diện được mọi sự việc, cho phép chúng đến và đi - những sự việc này chỉ là những điều kiện nghiệp uẩn đang chuyển biến, vì thế đừng can thiệp vào. Khuynh hướng suy nghĩ trong thời đại ngày nay thường cho rằng có con yêu tinh nào đó ẩn núp sâu kín bên trong, chỉ thừa cơ chờ đợi một giây phút sơ hở để hớp hồn bạn và làm cho bạn trở nên điên loạn vĩnh viễn. Có người thực sự sống cả cuộc đời mình với nỗi sợ hãi đó, và mỗi lần con yêu tinh đó xuất hiện thì: "Ôi...Ôi...!" Nhưng quỷ quái yêu tinh chỉ là những hiện tượng cấu thành một loại hành uẩn (sankhara), chỉ là một hạt cát khác của sông Hằng. Có thể là một hạt cát xấu, thế thôi. Nếu bạn cảm thấy khó chịu mỗi khi bạn nhìn thấy một hạt cát xấu, bạn sẽ thấy đời sống càng ngày càng khó khăn hơn. Ðôi khi bạn phải chấp nhận sự hiện diện của những hạt cát xấu. Hãy để cho nó xấu; đừng cảm thấy khó chịu gì cả. Nếu bạn gặp tôi ngồi cạnh bờ sông Hằng nhìn những hạt cát xấu, và nói, "Có lẽ tôi trở nên điên mất!", chắc bạn sẽ nghĩ "Thầy Sumedho điên!". Ngay cả một hạt cát thật xấu cũng chỉ là một hạt cát.
Vì vậy những gì chúng ta làm là nhìn những yếu tố tầm thường chung của tất cả những phẩm tính khác nhau này - những con yêu tinh ẩn hình, những năng lực, tinh lực bị ức chế ngấm ngầm và những sức mạnh nhân tính khuôn mẫu - tất cả những điều đó chỉ là hành (sankhara), không có gì đáng kể cả. Bạn hãy giữ lấy cương vị của Ðức Phật: hiện thân của sự hiểu biết.
Ngay cả những điều xa lạ - chúng ta chỉ nhìn nó như một điều kiện đang chuyển biến khác - đôi khi có điều quen biết, đôi khi có điều xa lạ; điều này quy định trói buộc điều kia. Hố Ðen (theo thuyết Black Hole) sâu thẳm của vũ trụ, ánh sáng mặt trời, ngày và đêm tất cả đều chuyển biến, thay đổi; không có bản ngã, không có gì để trở thành nếu bạn là hiện thể của sự hiểu biết. Nhng nếu bạn phản ứng lại tất cả những phẩm tính của vòng sanh tử luân hồi (samsara), bạn sẽ trở nên điên loạn. Ðiều đó lại là vô cùng tận, cũng như phản ứng lại tất cả những hạt cát của sông Hằng, bạn cảm thấy sảng khoái nhờ những hạt đẹp và u sầu vì những hạt xấu, phải thế không? Tuy vậy đó lại là những gì con người làm, họ tự làm chính họ chán ngán mệt mỏi, đần độn chán mứa hẳn ra để rồi kiệt lực với những hỗn loạn không ngừng về mặt cảm xúc, và cuối cùng chỉ muốn tự kết liểu lấy đời mình. Cứ như thế họ bắt đầu dùng ma túy, rợu chè ngày đêm để tự làm cho mình trở nên chai lì, thiếu nhạy cảm.
Thay vì tạo dựng một cái vỏ và ẩn núp khỏi sự sợ hãi và nỗi chán chường, những gì chúng ta nên làm là quan sát và nhận ra rằng không có cái gì điều gì có tính tự ngã cả. Vì thế chúng ta không cần phải tự làm chúng ta chai lì: ngay cả chúng ta có thể trở nên nhạy cảm hơn, rõ ràng và sáng suốt hơn. Trong sự minh bạch và sáng suốt đó, có cả sự hiểu biết: rằng nếu nó nảy sinh, nó sẽ tiêu vong - và đó chính là điều những vị Chư Phật biết!
Dương Vĩnh Hùng dịch
(Nguyên tác: Skillful Means, in "Teachíng From The Silent Mind")
Nguồn: http://www.budsas.org/