Làm tĩnh lặng tâm trí

Phật không thuyết giảng niềm tin nào - tin vào Thượng đế, cõi trời hay địa ngục. Toàn thể nhấn mạnh của ông ấy là tạo ra không gian im lặng bên trong bạn. Bạn đã đầy tri thức; bạn không cần nhiều tri thức nữa. Bạn cần nhiều hồn nhiên. Bạn cần hồn nhiên như đứa trẻ nhỏ. Bạn cần nhiều ngỡ ngàng, nhiều kính nể, nhiều rõ ràng. 
Và tất cả những điều này tới với bạn khi tâm trí im lặng. Khi tâm trí im lặng bạn trong giao cảm với sự tồn tại; khi tâm trì ồn ào bạn bị ngắt ra. Ồn ào riêng của bạn vận hành như bức tường quanh bạn. Im lặng là cây cầu; tri thức, ồn ào, là rào chắn. Và mọi tri thức đều tạo ra ồn ào trong bạn. Bạn càng biết nhiều, bạn càng trở nên được thấm nhuần, bạn càng đầy rác rưởi, đồ đồng nát. Bạn cần bản thể quang đãng bên trong mình, hoàn toàn trống rỗng, trống rỗng tới mức ngay cả bạn cũng không có đó, im lặng tới mức ngay cả ý tưởng về 'tôi' cũng đã biến mất. Thế thì không có rào chắn giữa bạn và sự tồn tại. Bạn rơi vào trong hài hoà. Bạn trở thành một phần của lễ hội mênh mông này vẫn đang diễn ra mãi. Bạn nhảy múa với các vì sao, bạn nhảy múa với gió, bạn nhảy múa với các đám mây. Toàn thể bản thể bạn trở thành điệu vũ, bài ca. Bạn bùng nở thành hàng nghìn bông hoa. Nhưng bản thể im lặng là điều phải có; trong bản thể ồn ào, chẳng cái gì là có thể. Tâm trí ồn ào là bất lực; nó không phải màu mỡ, nó không sáng tạo. Tâm trí im lặng là mảnh đất đúng cho bản thể của bạn phát triển - phát triển tới đỉnh cao và chiều sâu tối thượng của nó.

Do đó lời kinh thứ nhất: Làm tĩnh lặng tâm trí ông.

Đôi khi người ta cảm thấy ngạc nhiên về cách Phật bắt đầu. Cách Phật tiếp cận tới thực tại là duy nhất thế. Nó cách mạng hoàn toàn, triệt để. Người ta đã nghĩ ông ấy phải bắt đầu bằng lời cầu nguyện Thượng đế - nhưng không có Thượng đế. Trong linh ảnh của Phật Thượng đế không có chỗ. Thượng đế là bịa đặt của người dốt nát.
Với Phật không có Thượng đế như một người; không có đấng sáng tạo bởi vì việc sáng tạo là vĩnh hằng. Vâng, có tính sáng tạo, nhưng không có đấng sáng tạo. Có tính thượng đế, nhưng không có Thượng đế. Toàn thể sự tồn tại này tràn ngập với tính thượng đế, nhưng Thượng đế không phải là người cho nên bạn không thể cầu nguyện ông ấy được. 

Nhớ lấy, lời cầu nguyện là không thể được với Phật

Lời cầu nguyện giả định trước một Thượng đế, một Thượng đế con người, người có thể thiên vị bạn nếu bạn ca ngợi ông ấy, người có thể ghét bỏ bạn nếu bạn chọc giận ông ấy. Điều này là ấu trĩ - toàn thể cách tiếp cận này là ấu trĩ; nó không tôn giáo chút nào.
Phật bắt đầu theo một cách rất khoa học. Thay vì nói về Thượng đế ông ấy nói về bạn và về thực tại của bạn. Như bạn hiện thế, bạn không là gì ngoài ồn ào. Nhìn vào bên trong và bạn sẽ thấy tính sự kiện của Phật: bạn chỉ là ồn ào; thậm chí không có lấy một khoảnh khắc im lặng xảy ra cho bạn. Do đó các cánh cửa và cửa sổ của bạn vẫn còn bị đóng. Bạn bị bao quanh bởi rác rưởi riêng của mình mà bạn cứ tạo ra và tích luỹ, cứ tưởng rằng nó là kho báu lớn.
Làm tĩnh lặng tâm trí ông ... Và phát biểu này rất có ý nghĩa, bởi vì khoảnh khắc tâm trí yên tĩnh, tâm trí biến mất. Tâm trí yên tĩnh nghĩa là vô trí. Tâm trí yên tĩnh không còn là tâm trí chút nào nữa. Một cách phủ định bạn có thể gọi là vô trí. Đó là điều Thiền nhân đã làm, đó là điều các nhà huyền môn như Kabir, Nanak đã làm. Họ gọi nó là amani - trạng thái của vô trí. Nhưng bạn có thể dùng thuật ngữ khẳng định nữa. Phật giáo Đại thừa gọi trạng thái này là bodhichitta - Bồ đề Tâm. Tâm với chữ T viết hoa, bạn để ý đấy, không phải là tâm trí của bạn, không phải tâm trí của tôi, mà đơn giản Tâm: Tâm đại dương, Tâm của cái toàn thể.
Cả hai đều tốt. Nếu bạn thích cách nói tích cực bạn có thể gọi nó là bồ đề tâm - Tâm của Phật, Tâm phổ quát. Hay, nếu bạn thích chính xác hơn, thế thì cách nói phủ định nó còn đúng hơn nhiều; thế thì gọi nó là vô trí, bởi vì khi ồn ào biến mất, tâm trí biến mất. Cũng như khi bệnh của bạn biến mất, sức khoẻ còn lại sau - không phải là bây giờ bạn có bệnh khoẻ. Bệnh tật không bao giờ là mạnh khoẻ và tâm trí không bao giờ im lặng. Bệnh là bệnh và tâm trí là ồn ào. Khi không có bệnh thì có mạnh khoẻ; khi không có ồn ào thì có vô trí.
Nhưng kinh nghiệm mới nảy sinh trong cốt lõi bên trong nhất của bạn: kinh nghiệm của âm nhạc im lặng, âm thanh vô âm. Các nhà huyền môn đã gọi nó là anaphat nad, âm thanh vô âm; hay như Thiền nhân nói, tiếng vỗ tay của một bàn tay. Nó về căn bản là ngược đời; do đó mới có cách diễn đạt này, tiếng vỗ tay của một bàn tay.
Phật nói: Làm tĩnh lặng tâm trí ông. Thực sự ông ấy nói: Vượt ra ngoài tâm trí, vứt bỏ tâm trí, được kết thúc với nó. Và con đường là gì? Nó phải được làm như thế nào?

Phản ánh... 

Đó là điều nền tảng thứ nhất. Nhớ lấy, với "phản ánh" ông ấy không ngụ ý suy tư, suy nghĩ. Không, với phản ánh ông ấy thực sự ngụ ý phản xạ - như tấm gương. Tấm gương phản xạ; bất kì cái gì tới trước tấm gương, nó đều phản xạ. Nó không nghĩ về vật đó, nó không suy tư về vật nó; nó đơn giản phản xạ. Khi vật đó dời đi, phản xạ biến mất.
Điều này phải là nền tảng: phản ánh mọi sự, và khi chúng đã biến mất, để chúng biến mất. Đừng cứ mang quá khứ. Đừng trở thành kính ảnh; nhớ vẫn còn là tấm gương. Kính ảnh cũng phản xạ, nhưng nó trở nên bị gắn với sự phản xạ, nó trở thành bị ám ảnh với sự phản xạ. Nó níu bám lấy sự phản xạ, nó trở nên bị in với sự phản xạ. Tấm gương vẫn còn sạch; nó không bị in bởi cái nó phản xạ. Nó không trở nên đẹp khi khuôn mặt đẹp được phản xạ; nó không trở nên xấu.
Người tìm kiếm cũng phải như vậy. Khi thành công tới, phản ánh; không trở nên bị gắn với nó. Khi thất bại tới, phản ánh; không bị rối loạn bởi nó. Khi bạn ở trong cung điện, phản ánh cung điện, và khi bạn ở trong lều, phản ánh lều. Để mọi thứ tới và qua, và bạn đơn giản là tấm gương.
Nếu bạn là tấm gương bạn không thể mang quá khứ đi cùng mình, và nếu bạn không mang quá khứ bạn sẽ còn tươi tắn, bạn sẽ còn trẻ trung, bạn sẽ còn trong quá trình liên tục của việc sinh. Từng khoảnh khắc bạn sẽ được sinh mới. Chúng ta trở nên già... tôi không nói về tuổi sinh lí, tôi đang nói về tuổi tâm lí. Chúng ta trở nên rất già bởi lẽ đơn giản là chúng ta thu thập quá khứ.
Bạn vẫn mang cái gì đó đã xảy ra ba mươi năm trước. Ai đó đã xúc phạm bạn và vết thương đó vẫn còn đó; bạn vẫn khao khát trả thù. Bạn đã giầu năm mươi năm trước, bạn chưa thể quên được điều đó; hay bạn đã nghèo và bạn vẫn còn mang điều đó cùng mình.
Đó là cách bạn thấy thế giới đầy những người khổ. Họ từ đâu tới? Đây là những người nghèo đã trở nên giầu, nhưng họ vẫn níu bám lấy cái nghèo của họ. Chỉ trên bề mặt họ có của cải, nhưng sâu bên dưới họ nghèo, rất nghèo. Họ không thể rời bỏ được cái nghèo của họ - họ không thể đi khỏi quá khứ của họ. Họ đang mang nó; nó đã trở thành thói quen, nó đã trở thành bản tính thứ hai của họ. Do đó mới có níu bám lấy tiền. Họ không thể tiêu được, họ không thể dùng được tiền của họ.

Trích từ "Dhammapada: Con đường của Phật - Tập 10"