Cảnh đẹp thiên nhiên trên thế giới và Thiền Ngôn


- Chân Lý ở khắp mọi nơi và trí tuệ thì đã có sẵn trong tánh biết của mỗi người, chỉ cần trở về quan sát lại mình là thấy ra Sự Thật. 

- Tu chủ yếu là trở về quan sát lại chính mình trong khi tiếp xúc với hoàn cảnh để thấy ra hoạt động của thân (Niệm Thân) và qua đó phát hiện ra những cảm giác (Niệm Thọ), những phản ứng nội tâm (Niệm Tâm) và những diễn biến trong sự tương giao căn-trần-cảnh (Niệm Pháp). 

Vi
ên Minh


Tâm của người hành thiền thì không chạy đây đó. Nó nằm yên tại một chỗ.
Khi tốt và xấu, hạnh phúc và đau khổ đến, người hành thiền chỉ đơn thuần nhận biết mà không để chúng thấm ướt tâm. Nói cách khác người hành thiền không dính mắc vào cái gì cả.
Đừng cố gắng trở thành cái gì. Đừng nhẩy vào bất cứ chuyện gì. Cũng đừng là một thiền sinh. Đừng mong giác ngộ. Lúc ngồi thì hãy ngồi. Khi đi thì hãy đi. Chẳng nắm giữ gì mà cũng không chống đối gì cả... Hãy để mọi sự tự nhiên. 


Ajahn Chah


Người chấp hữu thì tính toán thiệt hơn, cao thấp, xấu tốt... Người chấp không thì trú vào không tịch vì thấy mọi thứ đều huyễn hư mộng ảo. Pháp tự nó không ảo cũng không thực. Đạo là sự đến thì cứ khởi tâm mà ứng tiếp, sự đi thì tâm rỗng lặng sáng trong. Người giác ngộ, khi KHÔNG để thấy tánh tịch nhiên của vạn pháp, khi HỮU thì thấy tướng dụng sai biệt của muôn loài, nên không chấp giữ bên nào. Đó chính là sống tuỳ duyên thuận pháp vô ngã vị tha vậy.

Viên Minh


Chúng ta không thể kiểm soát những gì sinh khởi trong tâm, nhưng chúng ta có thể suy ngẫm về những gì chúng ta đang cảm nhận và học hỏi từ chúng hơn chỉ đơn thuần nhắm mắt để cho sự bốc đồng và thói quen của chúng ta cuốn chúng ta đi. Mặc dù có rất nhiều trong thứ trong cuộc sống chúng ta không thể thay đổi chúng, nhưng chúng ta có thể thay đổi thái độ của chúng ta đối với chúng. Đó chính là ý nghĩa thực sự của thiền tập - thay đổi từ thái độ lấy cái tôi, cái ta làm trung tâm của chúng ta “ tống khứ cái này hoặc lấy thêm cái kia” đến một thái độ tiếp nhận cuộc sống như nó thực là.

Ajahn Sumedho


Phương pháp đã có sẵn nơi mỗi người, biết sử dụng những yếu tố vốn đã đầy đủ nơi chính mình (tự tánh) là được, đừng vay mượn hay lệ thuộc vào bất cứ phương pháp nào của người khác. Do tập khí đã tích lũy lâu ngày trong Bhavanga nên nó sẽ khởi lên như những xung động vô thức, nếu cái tâm thiếu tinh tấn chánh niệm tỉnh giác thì bị dòng thác tập khí này cuốn đi mà không hề hay biết. Đó chính là vô minh nên Phật dạy phải thường quay lại thấy nó như nó đang là (Ehipassiko), thấy tức là minh. Điều này Phân Tâm Học gọi là hữu thức hoá vô thức. Lúc đầu bị vô thức cuốn đi xa rồi mới ý thức lại được, nhưng đừng vội vàng tìm cách xử lý, lấy hay bỏ, vì đó là thái độ tham sân si của bản ngã lý trí, chỉ đẩy tập khí vào vô thức để nuôi lớn nó thêm thôi. Cứ nhẫn nại mà trở về thấy nó tức đang chuyển hoá vô thức thành hữu thức một cách tự nhiên. Một khối tập khí lớn lao như vậy mà muốn giải quyết được ngay là điều không thể.

Viên Minh


- Nhìn thẳng vào hiện thể “cái đang là “ là chân lý, và tất cả mọi sự khác đều là chạy trốn thoát ly, chứ không phải chân lý,không tự hiểu bản thân thì nhất định rốt ráo rồi cũng đi đến hỗn loạn ảo tưởng. Vì thế, thực tại cái đang là không phải ở tận đằng xa hun hút . Thực tại ở đây, bây giờ, ngay lập tức. Sự vĩnh cửu hoặc sự thiên thu phi thời gian là ngay bây giờ và một kẻ bị vướng kẹt vào lưới thời gian không thể nào hiểu cái bây giờ ấy được.

- Hiểu được cái đang là thì thực sự vô cùng khó khăn, bởi vì cái đang là thì không bao giờ đứng yên một chỗ, không bao giờ tĩnh chỉ, không bao giờ tĩnh chết, cứng đọng, cái đang là thì luôn luôn di chuyển, vận hành, chuyển động thường xuyên. Cái đang là là chính bạn, bản chất của bạn, hiện thể của bạn, đó là bản tính thực sự của bạn, chứ không phải lý tưởng, hình ảnh xa vời mà ban muốn trở thành; nó không phải là lý tưởng bởi vì tất cả lý tưởng đều huyễn hoặc, không có thực, nhưng những gì đang xảy ra hiện nay, đang hiện thực. những gì đang là thì chính là những gì bạn đang làm, đang nghĩ và đang cảm thấy từ giây phút này đến giây phút khác. Cái đang là là cái đang xảy ra, đang hiện thực, và muốn hiểu hiện thực thì bạn cần phải có một trí óc sáng suốt, ý thức , nhanh nhẹn, tỉnh thức thường xuyên.
 

J.Krishnamuti


- Khi tâm phân biệt theo kiến chấp thì đã rơi vào tà đạo, trong khi Sự Thật vẫn luôn đồng nhất, bất dị và bất nhị. Ví dụ như sóng nhỏ sóng lớn chấp mình to hơn nhỏ hơn, khen mình chê người, không biết rằng thấy như vậy là vì cái ngã ảo tưởng chấp theo duyên tướng bên ngoài, không thấy chúng có chung một tánh nước duy nhất. Chân Lý hay Sự Thật giống như tánh nước, luôn bất dị và bất nhị, chỉ có cái ngã ảo tưởng của sóng duyên khởi mới tự cho mình là cao thấp lớn nhỏ mà thôi. Đó cũng chính là tà kiến và tham ái trong vô minh ái dục vậy.

Tánh biết hay tánh giác không sinh diệt có thể thấy mọi hiện tượng tâm (bất thiện, thiện, vô nhân, duy tác) luôn sinh diệt mà hoàn toàn không bị chi phối. Ngay nơi thân tâm này, hễ vướng vào hiện tượng tâm thức sinh diệt thì liền rơi vào sinh tử (Tập Đế, Khổ Đế), còn trở về với tánh biết (Ehipassiko) thì liền thấy Niết-bàn (Đạo Đế, Diệt Đế)

- Đừng cố gắng đạt được hay trụ vào một tâm lý tưởng nào, vì tâm quá khứ, tương lai, hiện tại gì cũng không thể nào đắc được, tốt hơn tâm không nên trụ vào đâu.

Viên Minh
- Điều bất ngờ và khó giải thích được là: thay vì phải đối diện với nỗi sợ hãi và thống khổ cùng cực vì những mất mát đó, thì họ chấp nhận tất cả và bỗng dưng có một cảm nhận rất thiêng liêng về Hiện Hữu, một niềm an bình sâu sắc, hoàn toàn thoát khỏi mọi sợ hãi. Thánh Paul hẳn đã quen với hiện tượng này khi ông viết “Có một niềm an bình của Thượng Đế, niềm an bình vượt lên trên mọi hiểu biết thông thường”

- Niềm an bình của Thượng Đế. Là chân lý tối thượng về bản chất của bạn, vì bạn không phải là cái này hay cái kia, mà bạn chính là Tất-Cả-Những-Gì-Đang-hiện-Hữu.

- Niềm an bình sâu lắng đó dâng lên khi bản ngã ở trong bạn vừa bị sụp đổ. Thật vậy, khi bạn đã nhận diện được bản ngã ở trong mình và cách chúng hoạt động, sai khiến ta như thế nào, khi những hình tướng – mà bạn đã tự đồng nhất mình và cho bạn cảm nhận về chính mình trước đây – bỗng dưng bị sụp đổ, khi đó bản ngã của bạn cũng sẽ bị sụp đổ theo. Vì bản chất của bản ngã là tự đồng hóa mình với hình tướng. 


Eckhart Tolle


Không thể phá hủy tiêu trừ bản ngã bằng kỷ luật, bởi vì kỷ luật cũng chỉ là một tiến trình củng cố bản ngã. Tuy thế mà những tôn giáo của bạn vẫn hỗ trợ tiến trình này.Những tôn giáo đã cố gắng đủ cách để thuyết phục con người xua bỏ sinh hoạt vị ngã xuất phát từ tâm điểm của cái "tôi" , những tôn giáo đã dùng mọi hình thức để làm việc này, như hứa hẹn ở kiếp sau, hăm dọa, gây sợ hãi về chuyện địa ngục, kiêng kỵ cấm đoán đủ điều, thế mà tôn giáo vẫn thất bại.Muốn hiểu được bản chất của sinh hoạt vị ngã, bạn phải ý thức về trọn vẹn tiến trình khảo sát nó, ngắm nhìn nó...Nếu bạn có thể ý thức được về nó, mới mong giải tan nó.

J.Krishnamuti




- Quy y Tam Bảo chính là trở về sống với bản tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành sẵn có nơi mỗi người. Sáng suốt là đức tính của Phật Bảo, định tĩnh là đức tính của Pháp Bảo, trong lành là đức tính của Tăng Bảo. Phát huy ba đức tính ấy một cách viên mãn là hoàn toàn giác ngộ giải thoát. Tập sống sáng suốt, định tĩnh, trong lành mọi lúc mọi nơi chính là sống "Tuỳ duyên thuận pháp, vô ngã vị tha". Đó là cách quy y Tam Bảo đúng đắn nhất.





- Mỗi người sinh ra trên đời đều có một "sứ mệnh" gọi là "bổn phận sự" phải làm, đó là "học được gì từ cuộc đời và làm được gì cho cuộc đời" để trả ơn những bài học quý giá vô cùng mà đời trao tặng đã giúp mình giác ngộ và khai mở tự tâm. V
ị Thầy chỉ là một pháp như bao nhiêu pháp khác đều bình đẳng với nhau.


- Tất cả những gì đến đi trong đời sống đều là bài học quý báu để giác ngộ, đó chính là pháp thuyết, quan trọng hơn nhiều so với những gì thầy thuyết. Thầy chỉ gợi ý thôi còn các con phải tự mình lắng nghe pháp thuyết từng phút giây trong đời sống cam go nhưng muôn màu muôn vẻ này.

Viên Minh