THẦY và ĐỆ TỬ

Con xin kính chúc thầy mạnh khỏe với khí trời mùa xuân của châu Mỹ! Thưa thầy con có câu chuyện này xin thầy chỉ bày thêm vì ý nghĩa rất hay mà lời lẽ thì khó nghe, con xin sám hối! SỰ THƯƠNG YÊU CỦA NGƯỜI THẦY VÀ SỰ Ù LÌ CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ. Tình thương yêu của người thầy hướng đến cho người đệ tử đầu tiên lúc nào cũng cảm mến như người chủ chăn bò, phải dẫn dắt đến chỗ cỏ non tươi tốt để nó có thể có bữa ăn ngon cùng khí trời tươi mát, dẫn dắt thế này...bằng mọi cách phải tránh xa nhưng nơi hiểm trở núi đồi của cuộc đời. Và dần dần sự thương yêu đó làm người đệ tử đang trải nghiệm cuộc sống như con bò đang cùng những bãi cỏ xanh, cũng vì sự tận tình của người thầy... dần dần sự linh hoạt của con bò lại trở thành sự lười biếng, ù lì... nói nó cũng chẳng nghe, chỉ khi nó đói, tới bữa thì ăn, đầy đủ thì nó ngủ, ỷ lại người chủ (người thầy). Thế rồi người đệ tử xa dần cái mà người thầy muốn chuyển tải đến đệ tử. Thế nên con thấy: người đệ tử nên thận trọng với sự bảo bọc này, nếu không thì thành sự ù lì mà không hay. THẾ CHO NÊN KHI THUẬN LÀ NGHỊCH, KHI NGHỊCH LÀ THUẬN PHẢI KHÔNG THƯA THẦY? Xin thầy chỉ dạy thêm cho con! Con xin cám ơn THẦY!


Trả lời:


Tình thương của người thầy đối với đệ tử có nhiều loại: 
1) Thương yêu chỉ vì hay để đệ tử tuân phục mình. 
2) Thương yêu bảo bộc và nuông chiều quá đáng làm đệ tử hư hỏng. 
3) Thương yêu để lấy lòng đệ tử hoặc để thu phục nhiều đồ chúng. 4) Thương yêu nhưng chỉ khai tâm cho đệ tử biết tự giác, biết trải nghiệm khó khăn, biết nhẫn nại, tinh cần và sáng tạo... 
Còn đệ tử cũng có nhiều loại: 
1) Đệ tử chỉ biết tuân phục theo khuôn mẫu của thầy. 
2) Đệ tử ù lì vì ỷ lại vào thầy. 
3) Đệ tử chỉ biết lấy lòng thầy. 
4) Đệ tử biết tự giác, nhẫn nại, tinh cần và sáng tạo đúng pháp chứ không rập khuôn. Vậy cũng còn tuỳ cách thương yêu của thầy và cách học tập của tử chứ không phải thầy nào cũng thương yêu sai hay trò nào cũng ù lì cả đâu, phải không con?


Đệ tử học thiền được chia làm ba loại, tùy vào sự liên hệ của họ với thầy của họ: “Những người xuất sắc nhất ràng buộc với thầy họ trong sự căm ghét, người tầm thường trung bình trong lòng thương xót, và những người yếu kém nhất là trong sự khuất phục quyền lực.”
Những người xuất sắc nhất là những đệ tử hạng nhất, hay là người có đức hạnh lớn. Nếu nhìn bề ngoài, những đệ tử này trông còn có vẻ hằn học nữa. Thầy càng đối xử với họ nghiêm khắc chừng nào, họ càng cố gắng tiến sâu hơn, thề quyết phải vượt qua cho bằng được, để tỏ cho thầy họ thấy khả năng của họ đạt được như thế nào. Không có điều gì làm những đệ tử này có thể buông lơi ra được.
Những đệ tử tầm thường trung bình là những người thực sự gặp khó khăn trong sự tu tập và muốn rút lui, nhưng cảm thấy họ không thể bỏ cuộc được, khi thấy Thầy đã hết sức tử tế và yểm trợ cho họ. Những đệ tử loại này được lôi kéo nhờ tình thương của người Thầy.
Sau hết, loại đệ tử yếu kém nhất, khi cảm nhận thấy quyền lực độc tôn của người Thầy, họ muốn nương dựa vào “bóng mát cây cổ thụ” ấy. Ðiều đó có nghĩa là, đối với họ nếu phải nương dựa vào một người nào, thì tốt nhất là người ấy phải có nhiều quyền lực. Câu nói, “Những kẻ thấp kém hay bị hấp dẫn bởi quyền lực” không chỉ dừng lại ở trong cánh cổng của một thiền viện, mà còn đúng với xã hội nói chung.

Trích: "Từ Nụ đến Hoa"
Thiền sư Soko Morinaga
Dịch giả: Ngọc Bảo



Guru tồn tại chỉ bởi vì đệ tử cần thầy. Guru không tồn tại từ phía của bản thân guru; đó là phóng chiếu của đệ tử. Khi đệ tử đã hiểu ra, không có đệ tử không có guru. Khi đệ tử đang cần hiểu, có đệ tử và guru. Guru và đệ tử cả hai tồn tại trong tâm trí của đệ tử.
Điều đó phải được hiểu: Tôi không tồn tại khi có liên quan tới tôi, tôi tồn tại trong tâm trí của bạn. Bạn cũng tồn tại trong tâm trí bạn. Chính là nhu cầu của bạn để biết mới phóng chiếu ra tính guru, rằng bạn bắt đầu nghĩ về tôi như Thầy, như Thầy của bạn; nó là một phần của tính đệ tử. Ngày bạn sẽ hiểu ra, thức tỉnh, và đệ tử của bạn biến mất, trong cùng khoảnh khắc đo guru cũng sẽ biến mất.
Như đỉnh núi tồn tại, vậy thung lũng tồn tại bên cạnh nó. Khi đỉnh núi biến mất, thung lũng đã biến mất; không thung lũng nào có thể tồn tại mà không có đỉnh núi. Bạn thấy con sóng lớn trong đại dương. Theo sau con sóng là sóng hõm xuống, sóng thung lũng, trong việc thức dậy của nó; chúng cả hai là cùng nhau. Khi sóng biến mất, sóng hõm xuống đi theo sau nó cũng biến mất. Lặng tồn tại cùng âm thanh. Nếu âm thanh biến mất, lặng sẽ biến mất.
Lặng tồn tại như khoảng trống giữa hai âm thanh. Nếu những âm thanh đó biến mất, lặng sẽ biến mất. Có trạng thái của im lặng và có trạng thái bên ngoài của cả lặng và âm. Người thực sự là Thầy - và khi tôi nói 'thực sự là Thầy' tôi ngụ ý: sự hiện diện của người đó có thể giúp cho đệ tử; không phải là người đó làm cái gì đó đâu, sự hiện diện của người đó chỉ là tác nhân xúc tác - trong sự hiện diện của người đó mọi sự xảy ra.
Khi cái gì đó xảy ra cho bạn, tôi không cảm thấy rằng tôi đã làm nó. Tôi không ở đây để làm nó. Tôi đơn giản biết nó đã xảy ra. Bạn có thể cảm thấy biết ơn tôi, nhưng tôi biết rõ rằng đấy chỉ là việc xảy ra: tôi đã không làm nó. Bạn đã cho phép nó, tôi đã không làm nó, do đó nó đã xảy ra. Về căn bản hơn, điều đó là tuỳ vàoviệc cho phép nó của bạn. Nếu bạn cho phép, mọi sự sẽ xảy ra trong sự hiện diện của Thầy. Nếu mọi sự xảy ra trong sự hiện diện của Thầy khi bạn cho phép, thế thì người đó là Thầy. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói 'Thầy'; không phải người làm... nhưng chỉ sự hiện diện của người đó giúp cho mọi sự xảy ra.

Người đó không có nhu cầu... không cần đệ tử, người lãnh đạo phải cần người theo sau - đó là khác biệt giữa người lãnh đạo và Thầy. Thầy không phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo không thể tồn tại mà không có người theo sau, người lãnh đạo cần người theo sau. Thực ra, người lãnh đạo cần người theo sau nhiều hơn người theo sau cần người lãnh đạo. Người lãnh đạo cứ thuyết phục người theo sau: 'Tôi là người rất được cần tới' nhưng người đó phụ thuộc vào người theo sau. Người lãnh đạo là người theo sau của người theo sau. Người đó nhìn vào những người theo sau - điều họ muốn, và người đó sẽ làm điều đó. Nhớ lấy, Jesus là Thầy, giáo hoàng là người lãnh đạo. Shankaracharya nguyên gốc là Thầy, Shankaracharya của người Puri bây giờ là người lãnh đạo. Mohammed là Thầy, nhưng Maulwi là người lãnh đạo.
Thầy là người có nhu cầu đã biến mất, người mà bản thân người đó đã biến mất... nhu cầu có thể bám vào đâu được? Nhu cầu cần bản ngã để níu bám. Người đó không có nhu cầu: dù bạn có hay không không tạo ra khác biệt.
Nhìn vào điều đó theo cách này: mặt trời mọc vào buổi sáng và hoa mở ra và chim hót. Nếu không hoa nào mở ra, điều đó không tạo ra khác biệt gì cho mặt trời - nó sẽ cứ mọc lên. Có hàng triệu ngôi sao nơi không hoa nào mở ra, có những hành tinh nơi không hoa nào mở, nhưng mặt trời cứ chiếu sáng. Hoa không thể mở ra mà không có mặt trời - điều đó là chắc chắn - nhưng mặt trời có thể cứ mọc lên mà không có hoa mở ra. Thầy hệt như ánh sáng. Nếu bạn mở, nếu hoa của bạn mở trong sự hiện diện của thầy - tốt. Nếu không cái gì mở ra trong sự hiện diện của thầy- tốt. Không có khác biệt giữa hai điều này. Nếu có khác biệt, thế thì Thầy là người lãnh đạo, chưa phải là Thầy.
Hoa mở ra trong rừng sâu. Không ai đã bao giờ đi qua. Hương thơm sẽ tiếp tục lan toả xung quanh. Nó không chờ đợi lữ khách, không chờ đợi ai đó tới và ca ngợi - đó không phải là vấn đề chút nào. Nếu ai đó tới và ca ngợi - tốt; nếu không ai tới và không ai ca ngợi, nó vẫn là tốt như điều kia. Không có phân biệt, không khác biệt.
Thầy và đệ tử cả hai tồn tại trong đệ tử. Khi tâm trí của đệ tử trở nên thức tỉnh, người đó sẽ cười và người đó sẽ đi tới biết ai là đệ tử và ai là Thầy. Toàn thể trò chơi trở thành khôi hài. Nhưng vì đệ tử chưa tỉnh táo, trò chơi vẫn tiếp tục. Krishnamurti là đúng khi ông ấy nói không Thầy nào là được cần. Vâng, một ngày nào đó bạn cũng sẽ biết rằng không Thầy nào được cần cả, nhưng bạn sẽ biết chỉ khi ai đó đã đánh thức bạn hay bạn đã trở nên thức tỉnh trong sự hiện diện của ai đó. Thế thì bạn sẽ biết, bạn sẽ nói 'Krishnamurti là đúng.' Nhưng nếu bạn nghe Krishnamurti ngay bây giờ và tin rằng không Thầy nào được cần, bạn sẽ không bao giờ đi tới biết rằng Krishnamurti là đúng. Bạn sẽ vẫn còn chưa thức tỉnh.
Điều này sẽ có vẻ như điều ngược đời. Lắng nghe và tin vào Krishnamurti bạn sẽ không bao giờ đi tới biết rằng ông ấy là đúng. Nếu bạn muốn biết rằng ông ấy là đúng, quên mọi điều ông ấy nói đi, tìm một Thầy; và một ngày nào đó bạn sẽ biết rằng Thầy là không được cần tới, chưa bao giờ thực sự được cần. Nhưng điều đó sẽ được biết tới chỉ khi bạn đã trở nên thức tỉnh. Khi bạn sẽ nhìn lại, thế thì bạn có thể nói 'Vâng, Thầy không được cần thực sự. Tôi đã có thể trở nên được thức tỉnh...'. Nhưng bạn đã không thể thức tỉnh, nhớ lấy.
Điều này có vẻ giống như thách đó - nó không phải vậy, nó là đơn giản. Đôi khi bạn không quan sát sao? Bạn đang cố giải một câu đó, câu hỏi khó, câu đố từ chéo hay cái gì đó. Khoảnh khắc nó được giải, bạn bắt đầu cảm thấ rất khôi hài. Tại sao, trong hàng giờ, bạn không thể giải được nó? Bây giờ bạn thấy rằng nó đơn giản thế. Sao ngu xuẩn thế - vật lộn trong ba giờ và bạn không thể giải được nó, và bây giờ nó đơn giản thế. Một khi được giải rồi, nó đơn giản tới mức bạn biết bất kì ai cũng có thể giải được nó, nhưng bạn cũng biết rằng trong ba giờ bạn đã vật lộn, hay trong ba ngày, và bạn không thể giải được nó.
Điều đó xảy ra cho mọi nhà khoa học. Khi người đó làm ra một khám phá, thỉnh thoảng phải mất mười năm, hai mươi năm, để làm việc. Cái ngày nó được giải người đó đơn giản không thể tin được làm sao mình đã bỏ lỡ nó. Nó đơn giản thế. Tại sao phí hoài hai mươi năm? Tại sao nó đã không thể xảy ra vào ngày đầu tiên?
Một khi bất kì cái gì được biết, nó có vẻ rất đơn giản, nhưng nó có vẻ đơn giản chỉ khi bạn đã biết nó. Sau việc biết, sau việc kinh nghiệm, chân lí đơn giản thế, sẵn có thế, 'đã có đó' thế. Nhưng ngay bây giờ, khi bạn đang ngủ say và lạc trong mơ, ai đó được cần tới để lay bạn ra khỏi giấc ngủ của bạn. Nhu cầu này là của bạn.
Thầy không có nhu cầu về đệ tử. Thực ra, một người là Thầy chỉ khi người đó không cần đệ tử. Nếu người đó vẫn khao khát đệ tử thì bản thân người đó đang ngủ say và ngáy. Tránh người đó ra! Thoát khỏi người đó đi!

Osho

Nguồn: oshovietnam.net