PHÉP THỌ TRÌ TAM QUY, NGŨ GIỚI, BÁT QUAN TRAI & PHÉP NIỆM ÂN ĐỨC PHẬT



PHÉP LỄ BÁI - 
NAMASSAKĀRA 

Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa. (3 lần)
Tôi đem hết lòng thành kính làm lễ Đức BHAGAVĀ đó, Ngài là bậc ARAHAṂ  cao thượng, được chứng quả Chánh-Biến-Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (3 lần)


PHÉP THỌ TRÌ TAM QUY VÀ NGŨ GIỚI


Ukāsa, mayaṃ (ahaṃ) bhante, visuṃ visuṃ rakkhan’atthāya, tisaraṇena saha pañca-sīlani yācāma.
Dutiyam’pi...Ukāsa mayaṃ Bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaranena saha atthaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāma.
Tatiyam’pi...

Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích.
Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ nhì.
Bạch quá Đại đức Tăng, chúng con xin thọ trì Tam qui và ngũ giới nơi Tam bảo để vâng giữ hành theo cho được sự lợi ích, lần thứ ba.


Vị thầy đọc phần truyền Tam Qui và Ngũ giới, Phật tử đọc theo.

Namo tassa Bhagavato Arahato Sammā Sambuddhassa.(3 lần)


Con đem hết lòng thành kính làm lễ Đức Bhagavā đó, Ngài là bậc Arahaṃ cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy. (3 lần, lạy)

TAM QUY

Buddhaṃ saranaṃ gacchāmi.

Con đem hết lòng thành kính xin quy y Phật.
Dhammaṃ saranaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Pháp
Saṅghaṃ saranaṃ gacchāmi.
Con đem hết lòng thành kính xin quy y Tăng.
Dutiyampi… (lần thứ nhì)
Tatiyampi… (lần thứ ba)

Thầy truyền giới đọc: Phép quy y Tam Bảo tròn đủ chỉ có bấy nhiêu
Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

PHẦN NGŨ GIỚI


1. Pāṇ’ātipātā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.
2. Adinn’ādānā veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.
3. Kāmesu-micchācāra veramaṇī sikkhā-padaṃ samādiyāmi.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
5. Surā-meraya-majja-ppamāda-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự tà dâm.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi, uống rượu và các chất say.

Thầy truyền giới đọc:

Imāni pañca sikkhā-padāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālaṃ sammārakkhitabbaṃ.

Chư thiện tín sau khi thọ trì Tam Quy và Ngũ Giới nơi Tam Bảo hãy cố gắng vâng giữ hành theo cho được trong sạch đến trọn đời, chẳng nên dễ duôi.

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

Thầy truyền giới đọc:
Sīlena sugatiṃ yanti,
Sīlena bhogasampadā,
Sīlena nibbutiṃ yanti,
Tasmā sīlaṃ visodhaye.


Tất cả chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên chư thiện tín hãy cố gắng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ.

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.


PHÉP THỌ TRÌ BÁT QUAN TRAI GIỚI

Ukāsa mayaṃ Bhante visuṃ visuṃ rakkhanatthāya tisaranena saha atthaṅgasamannāgataṃ uposathaṃ yācāma.
Dutiyam’pi mayaṃ….
Tatiyam’pi mayaṃ ….



(PHẦN TAM QUI giống như THỌ TRÌ NGŨ GIỚI ở trên)

PHẦN BÁT QUAN TRAI GIỚI


1. Pāṇ’ātipātā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
2. Adinn’ādānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi
3. Abrahma-cariyā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
4. Musā-vādā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
5. Surā-meraya-majja-ppamāda-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
6. Vikāla-bbhojanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
7. Nacca-gīta-vādita-visūka-dassanā, mālā-gandha-vilepana-dhāraṇa-maṇḍana-vibhūsana-ṭṭhānā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.
8. Uccā-sayana-mahā-sayanā veramaṇī sikkhāpadaṃ samādiyāmi.

1. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự sát sanh.
2. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự trộm cắp.
3. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự thông dâm.
4. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự nói dối.
5. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự dễ duôi uống rượu và các chất say.
6. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự ăn sái giờ.
7. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa sự múa haut, thổi kèn, đờn, xem múa hát, nghe đờn kèn, trang điểm, thoa vật thơm, dồi phấn và đeo tràng hoa.
8. Con xin vâng giữ điều học là cố ý tránh xa chỗ nằm ngồi nơi quá cao và xinh đẹp.

Người thọ giới đọc tiếp:

Imaṃ aṭṭh’aṅga-samannāgataṃ Buddhappaññattaṃ uposathaṃ imañca rattiṃ imañca divasaṃ sammad’eva abhirakkhituṃ samādiyāma.

Con xin thọ trì Bát quan trai giới trọn đủ tám điều của Đức Phật đã giáo truyền, hầu để vâng giữ hành theo cho được trong sạch trọn ngày nay và đêm nay, mong cầu gieo được giống lành để thấy rõ Niết Bàn trong ngày vị lai.

Thầy truyền giới nói:

Imāni aṭṭha-sikkhā-padāni sādhukaṃ katvā appamādena niccakālam sammārakkhitabbaṃ.

Phật tử đọc: Āma bhante - Dạ, xin vâng.

Thầy truyền giới đọc:

Sīlena sugatiṃ yanti,
Sīlena bhogasampadā,
Sīlena nibbutiṃ yanti,
Tasmā sīlaṃ visodhaye.


Tất cả chúng sanh được sanh về cõi trời cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giàu sang cũng nhờ giữ giới, tất cả chúng sanh được giải thoát nhập Niết-bàn cũng nhờ giữ giới. Bởi các cớ ấy, nên chư thiện tín hãy cố gắng thọ trì giới luật cho được trong sạch đừng để lấm nhơ.

Phật tử thọ giới đọc: Ama bhante – Dạ, xin vâng.

.http://www.trungtamhotong.org/thuvien/index.php?module=mucluc&function=detail&id=384


-ooOoo-


CHI CỦA NGŨ GIỚI


GIỚI SÁT SANH CÓ 5 CHI:

1- Chúng sanh có thức tánh (Pāṇo).
2- Biết chúng sanh có thức tánh (Pāṇa-saññitā).
3- Tính giết (Vadhakacittaṃ).
4- Rán sức giết (Upakkamo).
5- Chúng sanh chết bởi sự ráng sức ấy (Tena-maranaṃ).

GIỚI TRỘM CẮP CÓ 5 CHI:

1- Vật có chủ gìn giữ (Parapariggahitaṃ).
2- Biết rằng vật có chủ gìn giữ (Paraparig-gahitasaññitā).
3- Tính trộm cắp (Theyyacittaṃ).
4- Rán sức trộm cắp (Upakkamo).
5- Trộm cắp được bởi rán sức ấy (Tenaha-ranaṃ).

GIỚI TÀ DÂM CÓ 4 CHI:

1- Người nữ không nên tà dâm, nghĩa là gái có người gìn giữ (Agamanīyatthānaṃ).
2- Tính tà dâm với gái đó (Tasmiṃseva nā citaṃ).
3- Rán sức tà dâm (Upakkamo).
4- Ðã tà dâm (Maggena maggappatī pādanaṃ).

GIỚI NÓI DỐI CÓ 4 CHI:

1- Ðiều không thật (Atathaṃ vatthu).
2- Tính nói dối (Visaṃ vādanacittaṃ).}
3- Rán sức nói dối (Tajjovāyāmo).
4- Ðã làm cho người tin chắc lời nói dối ấy (Parassa tadatthavijānanaṃ).

GIỚI ẨM TỬU CÓ 4 CHI:

1- Rượu (Majjanīyavatthu).
2- Tính uống (Pātukaṃ yatācittaṃ).
3- Rán sức uống rượu ấy (Tajjovāyāmo).
4- Ðã uống rượu ấy khỏi cổ (Tassa pānaṃ).

CHI CỦA GIỚI BÁT QUAN TRAI


Các chi trong giới sát sanh, trộm cắp, nói dối, uống rượu đều giống trong ngũ giới.

GIỚI THÔNG DÂM CÓ 4 CHI:
1- Trong 30 khiếu (Xem trong Luật Xuất gia, quyển nhất, chỗ "hành dâm" - điều học Bất cộng trụ thứ nhất) (Bhedanavatthu).
2- Tính thông dâm (Sevanacittaṃ).
3- Rán sức thông dâm (Tajjovāyāmo).
4- Ðã thông dâm (Maggena maggappati-pādanaṃ).

GIỚI ĂN SÁI GIỜ CÓ 3 CHI:
1- Sái giờ (là từ chinh xế đến mặt trời mọc) (Vikālo).
2- Vật thực được phép ăn trong giờ (Yāvakālikaṃ) (từ mặt trời mọc đến đứng bóng).
3- Ðã ăn khỏi cổ (Ajjhoharanaṃ).

GIỚI MÚA HÁT, ÐỜN KÈN, XEM MÚA HÁT, NGHE ÐỜN KÈN, ÐIỂM TRANG NHAN SẮC, NHỨT LÀ XỨC DẦU THƠM, DỒI PHẤN, ÐEO TRÀNG HOA CÓ 6 CHI:
1- Múa hát, đờn kèn (Naccagītādi).
2- Tính làm (Kattukamyatācittaṃ).
3- Ði nghe hoặc xem và đã nghe hoặc đã xem (Sutadassanatthāyagamanaṃ).
4- Vật để trang điểm nhứt là tràng hoa (Mālādi).
5- Cố ý dùng đồ trang điểm nhan sắc (Dhāranacchandatā).
6- Ðã dùng đồ trang điểm mà trang sức (Tassa dhāranaṃ).

GIỚI NẰM NGỒI CHỖ QUÁ CAO VÀ XINH ÐẸP CÓ 3 CHI:
1- Nơi nằm ngồi quá cao và xinh đẹp (Uccāsayanamahāsayanaṃ).
2- Tính nằm hoặc ngồi (Paribhogacittaṃ).
3- Ðã nằm hoặc đã ngồi (Paribhogakara-naṃ).
Khi thiện tín đã phạm đều đủ chi trong mỗi giới gọi là dứt giới, bằng phạm chưa đủ chi, chỉ gọi là giới bất tịnh.

HẠN KỲ TRONG PHÉP THỌ GIỚI BÁT QUAN TRAI
Nếu luận về ngày kỳ, thì giới Bát Quan Trai chia ra làm hai cách:
1) Phép bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm (Pakati uposatha).
2) Phép bát quan trai thọ trì thêm ngày rước và ngày đưa (Paṭijāgara uposatha).
Bát quan trai thọ trì trong một ngày, một đêm có 8 ngày trong mỗi tháng: ngày 5, 8, 14, 15, 20, 23, 29, 30, tháng thiếu thì ngày 28 và 29.
Bát quan trai thọ thêm ngày rước và ngày đưa, có 12 ngày trong mỗi tháng: ngày 1, 4, 6, 7, 9, 13, 16, 19, 21, 22, 24, 28 tháng (thiếu ngày 27): trong 12 ngày ấy đều là ngày trước và sau liên tiếp 8 ngày bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm.


GIẢI TÓM TẮT VỀ HAI CÁCH THỌ TRÌ BÁT QUAN TRAI
Trong bát quan trai thọ trì trong một ngày và một đêm ấy, thiện tín phải đối trước mặt thầy Tỳ Khưu hoặc Sa Di, mà xin thọ giới mỗi khi đến ngày kỳ.
Trong bát quan trai thọ trì thêm ngày đưa và ngày rước, Thiện tín phải trau giồi đức tánh, tưởng nhớ tám điều học, trong 12 ngày đưa rước, chỉ phải giữ mình, lánh xa ngũ trần để chờ ngày đặng xin thọ trì bát quan trai 1 ngày, 1 đêm cho thêm sự tinh khiết, không buộc phải đi thọ giới nơi thầy Tỳ Khưu hoặc Sa Di.
Phép bát quan trai thọ trì 1 ngày 1 đêm, dạy phải đối trước mặt thầy Tỳ Khưu hoặc Sa Di mà xin thọ trì tám điều học; đến khi mãn một ngày một đêm ấy, chỉ phải giữ gìn không cho phạm đến tám điều học, nhưng không buộc phải xin thọ giới.
Khi Phật còn tại thế có truyền phép bát quan trai 6 ngày trong mỗi tháng, là ngày 8, 14, 15, 29, 30, (tháng thiếu thì 28, 29).
Sau khi Phật tịch diệt được 4 tháng, có cuộc đại hội nhóm 500 vị A La Hán. Ðại Ðức Ma ha Ca Diếp làm tọa chủ để kết tập kinh luật, thấy còn cách khoảng (từ 15 đến 20 từ 30 tới mùng 8), các Ngài định thêm ngày 5 và 20 để làm phép bát quan trai trong mỗi tháng có tám ngày.

VIỆC NÊN LÀM
Thiện nam, Tín nữ đã xin thọ giới bát quan trai 1 ngày 1 đêm, trong mỗi kỳ, nếu muốn được trọn phước thì phải giữ gìn thân và khẩu cho trong sạch, y như lời Phật đã truyền răn.
Muốn cho thân được tinh khiết phải tránh xa các nghiệp nghệ trong ngày ấy, nhứt là nghề ruộng rẫy, mua bán, vì là việc làm cho giới bất tịnh.
Muốn cho khẩu được trọn lành, phải ngăn ngừa những lời nói vô ích, nói đến thế sự; nhứt là biện luận về cơm, gạo, tốt, hay xấu, xứ này xứ kia có nước đục hay trong, y phục dày hay mỏng, nam nữ nhiều hay ít, v.v...; phải nói về điều lành là bàn luận về phép thọ ngũ giới, bát quan trai giới, và món quả báo của sự trì giới, tham thiền, trí huệ và nghe thuyết pháp. Trước khi niệm Phật tham thiền phải suy nghĩ về các tội của ngũ dục bằng cách sau này:
Sắc, thinh, hương, vị, xúc năm món trần ấy, đều làm cho mình mắc phải nhiều sự phiền não luôn luôn. Hoặc suy gẫm về cái thân ngũ uẩn, cho thấy rõ là vô thường, khổ não, vô ngã; nó sẽ tan rã do nhiều duyên cớ, nhứt là bị thời tiết; nó chỉ làm cho mình phải lao khổ, nó sẽ tan rã tự nhiên, nó chẳng có chi là quí trọng cả; thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn cũng đều là vô thường, khổ não, vô ngã như sắc uẩn vậy.
Lại suy gẩm thêm về phép động tâm:
Tất cả chúng sanh trong vũ trụ, chẳng có một ai mà mình nương nhờ được dầu là cha mẹ, vợ chồng, con trai, con gái, bậu bạn hoặc gia tài cũng đều là khổ, đều là không phải là chỗ nương nhờ, không có một ai chia sự vui, sự buồn hoặc thay thế cái đau, cái chết cho mình được.
Nếu mình đã tạo nhân dữ, thì mình phải mang quả khổ; bằng làm lành thì được hưởng quả vui, cái khổ hoặc cái vui nó chỉ đến cho một mình ta: dầu có của cải bao nhiêu cũng không thể đem theo được, nếu suy gẫm như thế đó rồi, thì sẽ thấy cả trong vũ trụ đều không có chỗ nhờ; chỉ có ân đức Phật, Pháp, Tăng; chỉ có phép bố thí, trì giới, tham thiền, trí tuệ, là đáng cho mình nương theo, thì mình sẽ được tiếp dẫn trong kiếp vị lai chẳng sai vậy. Nếu đã suy gẫm như vậy rồi ắt sẽ được tỏ ngộ, cảm mến đến ân đức Tam Bảo, dùng 10 hiệu của Phật để niệm tưởng.
Ðức Phật có dạy cách niệm như sau này: phải tìm nơi thanh vắng ngồi kiết già hoặc bán già cho ngay thẳng thong thả tâm cho thanh tịnh mà niệm.

PHÉP NIỆM PHẬT CÓ BA CÁCH
1 - Phải tưởng "Itipi so bhagavā arahaṃ , sammāsambuddho... " cho đến "Bhagavā"rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối, cho đủ 10 hiệu Phật. Tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt; tùy sức của mình (Xem hiệu Phật nơi chương Ân Ðức Phật Bảo).
2 - Phải tưởng "So bhagavā itipi arahaṃ so bhagavā itipi sammāsambuddho..." cho đến "So bhagavā itipi bhagavā " rồi niệm trở lại từ đầu đến cuối cho đủ 10 hiệu của Phật; tưởng như vậy được bao nhiêu lần cũng tốt, được 1.000 lần hoặc 10.000 lần, hoặc nhiều hơn nữa càng thêm tốt, tùy sức của mình.
3 - Phải tưởng một hiệu Arahaṃ , hoặc Sammāsambuddho, hoặc Buddho, hoặcBhagavā. Trong 10 hiệu, niệm hiệu nào cũng được, nghĩa là chỉ tưởng một hiệu mà thôi, tưởng được nhiều càng thêm tốt tùy sức mình. Song niệm thì phải hiểu nghĩa mỗi hiệu mới được (xem ở chương Ân Ðức Phật Bảo).
Niệm đặng thanh tịnh thì sẽ thấy 5 pīti (phỉ lạc, vui sướng, no lòng không biết đói khát) phát sanh ra trong mình như sau này.
1 - Các no vui, da và lông đều nổi ốc (Khuddakāpīti).
2 - Cách no vui, như thấy trời chớp (Khanikāpīti).
3 - Cách no vui, hiển hiện như lượng sóng dội nhằm mình (Okkantikāpīti).
4 - Cách no vui nhiều, có thể làm cho thân bay bổng trên hư không (Ubengāpīti).
5 - Cách no vui, làm cho mát mẻ thân tâm (Pharanāpiti).
Nếu có một trong 5 cách no vui phát sanh thì được kết quả gần vào bậc sơ định.
Phép niệm Phật không có mãnh lực cho kết quả đến bậc sơ định được, bởi ân đức của Phật là vô lượng vô biên, khó thấu cho cùng tột được. Người thường năng niệm Phật thì tham, sân, si không phát khởi lên đặng: năm phép chướng ngại (tham, sân, nghi nan, buồn ngủ, phóng tâm) cũng đều yên lặng. Người niệm Phật phải hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi của mình, như có Phật hằng ở trước mắt mình vậy.
Cho nên dầu ít căn lành, cũng được sự hạnh phúc, sẽ sanh làm người phú túc, cao sang, hoặc làm bậc trời trong kiếp vị lai; vì thế, các bậc thiện trí thức không nên khinh rẻ phép niệm Phật: phép này có nhiều phước báu, y theo lý đạo đã giải trên.

THẬP ÁC NGHIỆP
1 - THÂN CÓ BA NGHIỆP:
1. Sát sanh (Pānātipāto).
2. Trộm cắp (Adinnādānaṃ).
3. Tà dâm (Kāmesu micchācāro).
2- KHẨU CÓ 4 NGHIỆP:
1. Nói dối (Mū āvādo).
2. Nói hai lưỡi (Pisuṇāvācā).
3. Nói độc ác (Pharusavācā).
4. Nói vô ích (Samphappalāpo).
3 - Ý CÓ 3 NGHIỆP:
1. Tham muốn (Abhijjhā).
2. Thù oán (Byāpādo).
3. Thấy lầm (Micchādiṭṭhi).
Các chi của nghiệp: sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối đã có giải ở chương Ngũ giới và bát quan trai rồi.

NGHIỆP NÓI HAI LƯỠI CÓ 4 CHI:
1. Người mà ta đâm thọc (Bhinditabboparo).
2. Cố ý nói đâm thọc người ấy (Bhedana-purekkhāratā).
3. Rán sức nói đâm thọc người ấy (Tajjovāyāmo).
4. Làm sao cho người ấy biết rõ cách đâm thọc đó (Tassa tadatthavijānānaṃ).

NGHIỆP NÓI ÐỘC ÁC CÓ 3 CHI:
1. Người mà ta đã mắng chưởi (Akkositabbo paro).
2. Lòng nóng giận (Kuppitacittaṃ).
3. Ðã mắng chưởi (Akkosanā).

NGHIỆP NÓI VÔ ÍCH CÓ 2 CHI:
1. Lời nói vô ích, nhứt là nói về việc đánh giặc của vua Mahābhārada và nói về chuyện Rābaṃ cướp nàng Sitā (Bhārata-yuddhasitaharanādiniratthakathā).
2. Ðã nói lời vô ích có trạng thái như thế ấy (Tathārū pīkathākathanaṃ).
Ý THAM MUỐN CÓ 2 CHI:
1. Tài vật của người (Parabhaṇḍaṃ).
2. Tính muốn đem về làm của mình (Attano parināmanaṃ).
Ý THÙ OÁN CÓ 2 CHI:
1. Người khác (ngoài mình ra) (Parasatto).
2. Tính chờ làm hại người ấy (Tassa taṃ taṃ vināsacintā).
Ý THẤY LẦM CÓ 2 CHI:
1. Ý biến đổi theo điều lầm lạc, nhứt là không tin Tam Bảo (Vatthuno ca gahitākaravipāritatā).
2. Ý thấy lầm lạc ấy hiểu lầm cách nào và chấp theo sự hiểu lầm ấy cho là phải (Yathā ca naṃ ganhāti tathăbhāvena tassū paṭṭhanaṃ).
Trong 10 nghiệp dữ đã giải, khi đã phạm đều đủ chi trong mỗi nghiệp, thì người phạm tội phải mang quả khổ trong đời này và đời sau. Nếu trong đời hiện tại mà chưa bị hành phạt, là bởi cái quả dữ ấy chưa đến kỳ, qua đời vị lai sẽ bị hành phạt chẳng sai.

THẬP THIỆN NGHIỆP

1 - THÂN CÓ 3 NGHIỆP:
1. Không sát sanh.
2. Không trộm cắp.
3. Không tà dâm.

2 - KHẨU CÓ 4 NGHIỆP;
1. Không nói dối.
2. Không nói hai lưỡi.
3. Không nói độc ác.
4. Không nói vô ích.

3 - Ý CÓ 3 NGHIỆP:
1. Không có ý muốn được tài vật của người về làm của mình.
2. Không có ý thù oán mong làm hại người.
3. Thấy chánh rồi càng thêm tin lẽ chánh ấy. Người nào hành theo 10 nghiệp lành đã giải trên, thì sẽ được hưởng quả vui trong đời hiện tại và vị lai chẳng sai.

TỨ THẬP NGHIỆP - (KAMMAPATHA)

GIẾT LOÀI ÐỘNG VẬT
1. Mình giết loài động vật.
2. Bảo kẻ khác giết loài động vật.
3. Vui trong sự giết loài động vật.
4. Khen sự giết loài động vật.

TRỘM CẮP
5. Mình trộm lấy của người.
6. Bảo kẻ khác trộm lấy của người.
7. Vui trong sự trộm lấy của người.
8. Khen sự trộm lấy của người.

TÀ DÂM
9. Mình làm sự tà dâm.
10. Bảo kẻ khác làm sự tà dâm.
11. Vui trong sự tà dâm
12. Khen sự tà dâm.

NÓI DỐI
13. Mình nói dối.
14. Bảo kẻ khác nói dối,
15. Vui trong lời nói dối.
16. Khen lời nói dối.

NÓI ÐÂM THỌC
17. Mình nói lời đâm thọc.
18. Bảo kẻ khác nói lời đâm thọc.
19. Vui trong lời đâm thọc.
20. Khen lời nói đâm thọc.

NÓI DỮ
21. Mình nói lời dữ.
22. Bảo kẻ khác nói lời dữ.
23. Vui trong lời nói dữ.
24. Khen lời nói dữ.

NÓI LỜI VÔ ÍCH
25. Mình nói lời vô ích.
26. Bảo kẻ khác nói lời vô ích.
27. Vui trong lời nói vô ích.
28. Khen lời nói vô ích.

THAM MUỐN CỦA NGƯỜI
29. Lòng mình tham muốn của người về làm của mình.
30. Bảo kẻ khác tham muốn của người.
31. Vui trong việc tham muốn của người.
32. Khen việc tham muốn của người.

THÙ OÁN
33. Lòng mình thù oán mong hại người.
34. Bảo kẻ khác thù oán hại người.
35. Vui trong việc thù oán hại người.
36. Khen việc thù oán hại người.

THẤY QUẤY
37. Mình thấy quấy (giả cho là thiệt, tà cho là chánh).
38. Bảo kẻ khác thấy quấy,
39. Vui trong việc thấy quấy;
40. Khen việc thấy quấy.
Trong 40 nghiệp này, nếu phạm vào một nghiệp nào, thì gọi là nghiệp ác.