1. BUÔNG Ý TÌM CHÂN BỔNG THẤY CHÂN
Câu hỏi: Bạch thầy! Thầy cho con hỏi. Con biết rằng tâm con còn có tham sân si, nên con không thường an lạc, con muốn ngồi Thiền để thanh lọc tâm ý, để được an lạc. Vậy thái độ đó của con có tiềm ẩn nguy cơ bất an hay không ạ? Con chân thành cảm ơn thầy!
Trả lời: Ý nghĩ đó vẫn tiềm ẩn sự bất an. Nói cách khác ý nghĩ đó là nguyên nhân tạo thêm sự bất an. Không phải chỉ ý nghĩ đó là hiện thân của bát an mà ngay cả các định sắc giới và vô sắc giới do nó tạo ra cũng bất an. Cho Phật mới nói Tam giới bất an như ngôi nhà lửa. Khi bất an con chỉ cần lặng lẽ lắng nghe trọn vẹn sự bất an đó thì con liền thấy được thực tánh của pháp (tánh đế). "Tâm thấy" thấy được sự bất an mà không lăng xăng giải quyết (theo ý đồ của bản ngã) thì "tâm thấy" đó không bất an. Trạng thái bất an nếu được để tự nhiên mà thấy thôi không can thiệp vào thì nó luôn luôn có khuynh hướng tự an, nhưng nếu con muốn nó an theo ý con thì chính là con đang tạo thêm sự bất an cho nó.
2. QUAN SÁT NỘI TÂM
Hỏi: Thưa thầy, con kính nhờ thầy giải đáp thắc mắc của con về việc thực hành quan sát nội tâm. Đối với những cảm xúc có kèm theo những thay đổi về thể chất như giận, lo lắng thì con có thể quan sát và thấy nó dịu xuống từ từ rồi biến mất. Tuy nhiên có nhiều vọng tưởng nó biến mất ngay khi con nhận ra rằng con đang vọng tưởng. Khi con ngồi thiền cũng vậy, khi con nhận ra rằng con đang suy nghĩ lan man thì suy nghĩ đó chấm dứt liền. Câu hỏi của con là:
1) Có phải vì sự quan sat của con chưa tinh tế nên con không theo dõi đến khi nó diệt hoặc ngưng lại.
2) Hay là vì con đã bắt nó ngừng lại mà con không biết.
3) Hay là bản chất của những vọng tưởng (không kèm theo biến đổi thể chất) là như vậy, khi mình biết nó thì nó chấm dứt. Như vậy thì nó có trái với điều mà nhiều sách viết là khi mình biết mình đang vọng tưởng thì đừng bắt nó dừng lại mà chỉ quan sát nó. Con cám ơn thầy nhiều.
Đáp: Theo nguyên lý vận hành của một tiến trình tâm, khi có tâm thất niệm thì không có tâm chánh niệm và ngược lại. Những ý nghĩ lan man thuộc tâm thất niệm nên khi có chánh niệm thì nó biến mất là đúng. Còn khi thấy từ từ dịu xuống là không phải thấy tâm mà là thấy thân dịu xuống. Ví dụ sân, khi chánh niệm tỉnh giác thì đã hết sân nhưng tim còn đập mạnh, người còn nóng bừng v.v... chính những hiện tướng do sân để lại trên thân mới dịu dần chứ không phải tâm sân dịu dần. Trong trường hợp thấy tâm sân yếu dần là vì tâm minh sát còn yếu nên tâm sân diệt rồi khởi lên lại nhiều lần nữa nhưng càng về sau càng yếu đi khi tâm minh sát mạnh hơn. Vì tâm sinh diệt quá nhanh nên tưởng là một tâm sân yếu dần.
Đó là nói thấy biết ở mức độ ý thức có năng sở (thức tri), còn biết ở mức độ rỗng lặng trong sáng của tánh biết (tuệ tri: đây mới thật sự là tâm thiền minh sát) thì có thể thấy được sự sinh diệt của một trạng thái tâm như tham, sân, si v.v... Vậy phải còn tùy sự quan sát của con ở mức độ thức tri hay tuệ tri mới được. Hãy tiếp tục quan sát để thấy ra điều đó.
3. PHÂN BIỆT "tướng hơi thở" và "trạng thái thở"
Hỏi: Kính thưa thầy, trong câu trả lời trước thầy có nói rằng "trong thiền tuệ thì lấy trạng thái thở (pháp thực tánh) làm đối tượng." Kính xin thầy giải thích rõ hơn về thế nào là "lấy trạng thái thở làm đối tượng." Con kính xin cảm ơn thầy
Đáp: Vì "hơi thở" chỉ là một khái niệm chế định không có thực tánh nên chỉ có thể làm đối tượng cho thiền định, còn đối tượng thiền tuệ phải là thực tánh vì vậy phải lấy thực tánh của trạng thái thở làm đối tượng. Trạng thái thở là thực trạng diễn biến của động thái thở, nói cách khác là tình trạng đang diễn ra của động tác thở. Nếu con không phân biệt được "tướng hơi thở" và "trạng thái thở" thì con sẽ không biết được đâu là thiền định đâu là thiền tuệ và như vậy làm sao hành được.
4. Thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì
Câu hỏi: Kính bạch Thầy, Con nghe lời Thầy không ngồi thiền mỗi ngày nữa, nhưng sao con thấy khó chịu quá thưa Thầy. Một ngày không tu con thấy mình có lỗi, lỗi thọ của đàn-na, lỗi với mọi người xung quanh. Con tự hổ thẹn với chính mình quá. Đúng như Thầy nói, cái bệnh tu và cái bệnh không tu. Thời gian qua con trông coi thư viện của chùa. Nơi đây là chỗ hàng ngày con học tập và hành thiền. Song, con viết một tờ thư pháp để trước mặt "PHẢI ĐẮC ĐẠO", "SANH TỬ SỰ ĐẠI, VÔ THƯỜNG TẤN TỐC" nhằm chỉ để sách tấn mình mà thôi và mỗi ngày con hành thiền 2 thời miên mật, đúng 1g45 mỗi khuya con ngồi đến 3g15 ra công phu khuya cùng chúng và 5g sáng ngồi lần nữa (ban ngày đi học, chiều về tụng Tịnh độ) con rất gầy ốm, nhưng con nghĩ phải chịu khó, chịu khổ để tu tập chứ không để thời gian qua mau. Thậm chí con tập được ngày ăn một bữa ngọ. Nhưng sau khi gặp Thầy, con mới biết như thế là sai, nhưng ngưng ngồi thiền lại, trạng thái tâm con khó chịu quá. Nó như bị thiếu cái gì. Thầy ơi, Con phải làm sao?
Trả lời: Con tu theo Bắc Tông hẳn biết nơi con pháp vốn đã tự đầy đủ nên Tổ Huệ Năng sau khi ngộ đã nói: "Hà kỳ tự tánh bổn tự cụ túc", Kinh Bát-Nhã cũng nói: "Bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm", chỉ tại con mong cầu mà thấy thiếu thôi. Cốt lõi của Phật Pháp là Không, Vô Tướng, Vô Nguyện nghĩa là vô vi vô tác nên Tổ Huệ Năng nói: "Tâm bình hà lao trì giới, hạnh trực hà dụng tham thiền". và "Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ không phải thiền". Con cũng đã biết như vậy là "lấy đá đè cỏ", "mài gạch thành gương", vậy tại sao con phải ngồi thiền để mong cầu một trạng thái an lạc nào? Không phải mọi trạng thái đều "vô thường tấn tốc" sao, vậy con mong đạt được trạng thái gì?
Thiền Minh Sát Tuệ Nguyên Thủy lại càng rõ hơn nữa. Cứ ngay nơi thân tâm con mà chánh niệm tỉnh giác, đừng chạy theo ý đồ của bản ngã, chỉ sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha là con đã xứng đáng thọ dụng của đàn-na tín thí rồi sao con lại hổ thẹn hay mặc cảm gì nữa. Một hôm có người hỏi đức Phật rằng nếu chỉ chánh niệm tỉnh giác thôi thì ít quá. Phật dạy chớ có nói vậy, chánh niệm tỉnh giác là đã làm rất nhiều. Con ngồi thiền một ngày nhiều lắm được bảy tám tiếng đồng hồ, mà chỉ ngồi lo cho sự an ổn của mình, còn nếu con hàng ngày vừa phục vụ đạo pháp, tha nhân vừa chánh niệm tỉnh giác, thì trừ giờ ngủ, con luôn phát huy phước tuệ đầy đủ như vậy không phải là nhiều hơn chỉ lo giải thoát cho mình sao?
Thôi được, nếu con muốn ngồi thiền cũng được, nhưng khi ngồi hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì
5. Chỉ cần thấy ra mọi hành trình của TÂM
Thiền Minh Sát Tuệ Nguyên Thủy lại càng rõ hơn nữa. Cứ ngay nơi thân tâm con mà chánh niệm tỉnh giác, đừng chạy theo ý đồ của bản ngã, chỉ sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha là con đã xứng đáng thọ dụng của đàn-na tín thí rồi sao con lại hổ thẹn hay mặc cảm gì nữa. Một hôm có người hỏi đức Phật rằng nếu chỉ chánh niệm tỉnh giác thôi thì ít quá. Phật dạy chớ có nói vậy, chánh niệm tỉnh giác là đã làm rất nhiều. Con ngồi thiền một ngày nhiều lắm được bảy tám tiếng đồng hồ, mà chỉ ngồi lo cho sự an ổn của mình, còn nếu con hàng ngày vừa phục vụ đạo pháp, tha nhân vừa chánh niệm tỉnh giác, thì trừ giờ ngủ, con luôn phát huy phước tuệ đầy đủ như vậy không phải là nhiều hơn chỉ lo giải thoát cho mình sao?
Thôi được, nếu con muốn ngồi thiền cũng được, nhưng khi ngồi hãy buông hết mọi ý đồ của bản ngã đi và để cho thân tâm được nghỉ ngơi vô sự. Khi tâm nghỉ ngơi vô sự thì tánh biết sẽ tự chiếu soi trong chánh niệm tỉnh giác một cách tự nhiên. Lúc đó chỉ thấy pháp đến đi như thế nào thì biết như vậy, không thêm bớt, không phản ứng, không cố nắm giữ hay loại bỏ gì cả. Đó chính lá thiền Minh Sát Tuệ chứ không phải đem bản ngã ra nỗ lực tìm kiếm điều gì. Hãy nhớ thiền Minh Sát là thấy ra sự thật chứ không phải đạt được điều gì
5. Chỉ cần thấy ra mọi hành trình của TÂM
Câu hỏi: Thưa thầy. Như một người đàn ông thích một người vợ đẹp, rồi đòi hỏi phải thế này thế nọ, và thọ khổ. Rồi ông ấy đòi tìm người vợ khác trẻ đẹp hơn, rồi lại đòi hỏi và lại thọ khổ. Và cứ như thế, ông ấy cưới hết người vợ này đến người vợ khác rồi đến lúc...chết. Con thấy ngay nơi tâm con cũng giống như vậy. Cái ngã cũ sinh ra cái tham rồi khổ. Khi cái ngã cũ chết đi thì cái ngã mới lại sinh ra, rồi lại tham và lại khổ. Cứ như vậy, ngay nơi tâm này, con đang thấy và con đang sống trong trầm luân thưa thầy!
Trả lời: Đúng vậy, đó là một ví dụ điển hình biểu hiện rõ nét bản chất không thật của cái ta tham ái không dừng nghỉ trong đời sống thế gian. Nhận thức được điều này là một sự bùng vỡ khá ngoạn mục. Không cần diệt cái ta ấy bởi vì nó đâu có thực mà diệt, chỉ cần thấy ra mọi hành trình của nó thì nó không còn chướng ngại hay che lấp gì được nữa.
Giống như khi xem một cuốn phim, chúng ta thấy được diễn biến và ý nghĩa của cuốn phim nhờ chúng ta biết không có mình trong phim nên không khổ vui theo những nhân vật trong đó. Nếu chúng ta tự đồng hóa mình với nhân vật trong phim thì cũng sẽ vui buồn theo họ. Ngã và vô ngã cũng vậy, nếu thấy pháp là ngã thì sẽ trầm luân theo pháp, nếu thấy pháp là pháp thì còn ai để trầm luân khổ não nữa đâu? Giác ngộ ra thì pháp cũng không huống chi là ngã!
6. SỐNG THUẬN PHÁP
Câu hỏi: Thưa thầy, khả năng sống thuận pháp như thế nào thể hiện ở trình độ xử lý tình huống ở thực tại hiện tiền? Xin thầy khai thị giúp con.
Trả lời: Người sống thuận pháp xử lý với thái độ sáng suốt (tuệ), định tỉnh (định), trong lành (giới), để có thái độ thuận pháp như vậy con nên thường trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân-tâm-cảnh (tình huống) và thận trọng, chú tâm, quan sát thì mới hành xử đúng tốt được.
7. Vô Sư Trí - Hậu Đắc Trí.
Trả lời: Đúng vậy, đó là một ví dụ điển hình biểu hiện rõ nét bản chất không thật của cái ta tham ái không dừng nghỉ trong đời sống thế gian. Nhận thức được điều này là một sự bùng vỡ khá ngoạn mục. Không cần diệt cái ta ấy bởi vì nó đâu có thực mà diệt, chỉ cần thấy ra mọi hành trình của nó thì nó không còn chướng ngại hay che lấp gì được nữa.
Giống như khi xem một cuốn phim, chúng ta thấy được diễn biến và ý nghĩa của cuốn phim nhờ chúng ta biết không có mình trong phim nên không khổ vui theo những nhân vật trong đó. Nếu chúng ta tự đồng hóa mình với nhân vật trong phim thì cũng sẽ vui buồn theo họ. Ngã và vô ngã cũng vậy, nếu thấy pháp là ngã thì sẽ trầm luân theo pháp, nếu thấy pháp là pháp thì còn ai để trầm luân khổ não nữa đâu? Giác ngộ ra thì pháp cũng không huống chi là ngã!
6. SỐNG THUẬN PHÁP
Câu hỏi: Thưa thầy, khả năng sống thuận pháp như thế nào thể hiện ở trình độ xử lý tình huống ở thực tại hiện tiền? Xin thầy khai thị giúp con.
Trả lời: Người sống thuận pháp xử lý với thái độ sáng suốt (tuệ), định tỉnh (định), trong lành (giới), để có thái độ thuận pháp như vậy con nên thường trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân-tâm-cảnh (tình huống) và thận trọng, chú tâm, quan sát thì mới hành xử đúng tốt được.
7. Vô Sư Trí - Hậu Đắc Trí.
Câu hỏi: Kính thưa Thầy! Xin Thầy cho con hiểu thêm. Khi tâm rỗng lặng, trong sáng thì mình thấy rõ, thấy đúng sự thật, thì trí tuệ tự nó phát sáng, tự nó sẽ cho ta biết phải làm gì với thực tại hiện tiền, phải không Thầy? Nếu vậy thì con nghĩ với tâm rỗng lặng vô tham, vô sân, vô si của mọi người như tờ giấy trắng như nhau, như vậy trí tuệ của mọi người đều bằng nhau cả, không ai thông minh, trí tuệ hơn ai sao! Nhưng thực tế con thấy không phải vậy. Con không hiểu vì sao cùng với tâm rỗng lặng, mà mỗi người lại trí tuệ khác nhau, trí tuệ do đâu mà có? Hiểu được bản chất của trí tuệ thì dễ dàng phát huy trí tuệ hơn phải không Thầy? Con xin tri ân Thầy đã giúp con thêm hiểu biết!
Trả lời: Bản chất của tánh biết rỗng lặng trong sáng thì giống nhau, trí tuệ này được gọi là vô sư trí. Còn trí tuệ do trải nghiệm, chiêm nghiệm và học hỏi từ pháp thì tuỳ căn cơ trình độ khác nhau, trí tuệ này gọi là hậu đắc trí.
8. Lấy tánh biết vô ngã để thấy pháp vô ngã.
Hỏi: - Trong tu tập, cần phải hoàn thành từng bước như giữ giới luật cho thân khẩu được thanh tịnh, rồi phải hành trì thiền định cho tâm được an lạc, cuối cùng mới hành thiền tuệ để chứng đắc Đạo, Quả và Niết-bàn. Như vậy, cần phải chuẩn bị những bước đầu tu tập trong giới luật, thiền định thật nghiêm túc rồi tu thiền quán mới có trí tuệ, làm sao thầy nói chỉ thấy biết trong sáng tự nhiên bình thường thôi mà giác ngộ giải thoát được?
Đáp:
- Tu tập như vậy nếu không đúng hướng thì vẫn rơi vào lập trình rèn luyện để hoàn thiện tiểu ngã trở thành đại ngã của đạo Ba-la-môn!
Trong thời kỳ đầu, đức Phật chưa chế định giới luật đã có rất nhiều vị giác ngộ giải thoát. Trước khi hoàn toàn giác ngộ đức Phật đã đắc thiền định cao nhất của các vị đạo sĩ nhưng Ngài vẫn thấy đó chưa phải là yếu tố giác ngộ. Rồi Ngài khổ công rèn luyện sáu năm trong khổ hạnh cũng không đem lại kết quả nào. Cuối cùng Ngài nhớ lại thuở ấu thơ được ẵm bồng theo vua cha đi làm lễ hạ điền, với tâm bình thường trong sáng tự nhiên của trẻ thơ, Ngài thấy mọi việc diễn ra trong buổi lễ hạ điền rất rõ ràng nhưng vô tư, vô nhiễm, nên không hề có khổ đau phiền muộn gì cả. Ngay đêm đó Ngài sử dụng tánh biết rỗng lặng trong sáng vốn sẵn có trong tâm thái an nhiên tự tại để thấu suốt tất cả bản chất của thân, thọ, tâm, pháp và Ngài đã giác ngộ hoàn toàn. Nhờ phát hiện này mà từ khi đức Phật giác ngộ mới có thiền Vipassanā: Lấy tánh biết vô ngã để thấy pháp vô ngã. Tánh biết vô ngã vốn có bản chất sáng suốt, định tĩnh, trong lành gọi là giới định tuệ tự tánh. Sử dụng giới định tuệ tự tánh thể hiện qua tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác để thấy pháp được gọi là minh sát giới định tuệ. Chính những vị Thánh trong thời kỳ đầu của giáo pháp đức Phật có thể giác ngộ ngay được là nhờ giới định tuệ này.
Về sau, tứ chúng ngày càng đông nên căn cơ trình độ cũng chênh lệch, đức Phật phải tùy trình độ nhận thức của mỗi người mà ban hành giới định tuệ chế định. Qua giới định tuệ này những người trình độ tầm thường có thể tu tập từng bước để buông bớt cái ta ảo tưởng, dọn đường cho giới định tuệ tự tánh minh sát pháp để thấy ra thực tánh. Nếu không thấy rõ mục đích của giới định tuệ chế định là viễn ly, ly tham, đoạn diệt bản ngã vô minh ái dục, tức cái ta ảo tưởng tham sân si thì không thể có an tịnh, chánh trí, giác ngộ Niết-bàn được.
9. Chỉ cần sáng suốt vô tâm...
Hỏi: - Xin thầy cho một vài ví dụ cụ thể để chứng minh rằng không cần dụng công, chỉ cần sáng suốt vô tâm mà được việc hơn là lo tính trước?
Đáp: - Ngài Ananda cố gắng tu tập thiền quán để mong sớm đắc đạo quả A-la-hán nhưng không thành công, Ngài buông ra và nằm xuống nghỉ ngơi thì ngay lúc đó liền đắc đạo quả A-la-hán.
Trong môn cảm xạ học, người ta dùng một quả lắc nhạy cảm để thẩm tra một vài nghi vấn. Muốn có câu trả lời chính xác, người cầm quả lắc phải thật định tĩnh, sáng suốt và vô tâm, không suy tính, không phỏng đoán, vì sẽ làm cho quả lắc đưa ra câu trả lời sai. Đây là một môn khoa học có liên hệ đến sự nhận thức vượt ngoài khả năng phán đoán của lý trí.
Có những vấn đề tưởng chừng như bạn không sao giải quyết được, càng suy nghĩ càng rối thêm. Nhưng khi bạn buông nó ra, ngủ một giấc thật ngon, rồi bỗng nhiên bạn lại thấy ra một giải pháp cực kỳ hoàn hảo. Cũng có lúc bạn cố nhớ tên một ai đó mãi không ra, nhưng khi thôi không cố gắng nữa thì bạn chợt nhớ lại một cách dễ dàng.
Bạn thử xem xét trường hợp đơn giản sau đây: Bạn có một chùm những chìa khóa giống nhau của nhiều phòng. Thật khó khăn mỗi lần tìm một chìa nào đó nên bạn đã dán số cho mỗi chìa để dễ tìm hơn. Vậy mà có lúc, bạn ngạc nhiên khi vô tình lấy đúng chìa khóa bạn cần, từ trong ví, chẳng mất công tìm tòi gì cả. Bởi vì, chính trong khoảnh khắc bạn thật sự bình thản, tự nhiên và vô tâm, tâm bạn trở nên chính xác và bén nhạy với một khả năng cảm ứng thật kỳ diệu.
10. Làm sao buông ra cho tâm rỗng lặng
Hỏi: - Trí tuệ cần được rèn luyện tu tập nghĩa là phải trải qua học hỏi giáo lý (văn), suy ngẫm ý nghĩa (tư), và khổ công hành thiền (tu) thì mới có thể đắc 16 tầng tuệ, làm sao buông ra cho tâm rỗng lặng mà trí tuệ tự soi chiếu được?
Đáp: - Thực ra, vì bị trói buộc bởi cái ta vô minh ái dục, mà bạn quên mất khả năng trí tuệ vốn sẵn có tự nhiên, vì vậy tâm bạn không còn bình lặng, trong sáng và hồn nhiên nữa. Vô minh biểu hiện qua si mê, tà kiến. Ái dục thể hiện qua tham lam, sân hận. Bao lâu còn bị ràng buộc vào những khuynh hướng tình cảm và lý trí này thì trí tuệ vẫn không thể biểu hiện tính rỗng lặng trong sáng của tánh biết tự nhiên. Vì vậy, buông những cản trở này chính là cách “rèn luyện” tốt nhất để phục hồi khả năng trí tuệ, trả tánh biết về với tình trạng chưa bị cái ta ảo tưởng che lấp.
Tất nhiên nếu không thể phát hiện được cái ta ảo tưởng để buông xuống thì bạn đành phải trải qua phương án văn – tư – tu theo giới định tuệ chế định để loại trừ bản ngã và phục hồi lại giới định tuệ tự tánh thì mới giác ngộ giải thoát được.
11. Tỉnh giác xuất phát từ tánh biết trong sáng tự nhiên sẵn có của tâm nên không cần phải tu luyện để phát triển
Hỏi: - Tỉnh giác là bản chất thấy biết xuất phát từ tánh biết trong sáng tự nhiên của tâm hay là do tu luyện mà có?
Trả lời: - Tâm (citta) được định nghĩa là có tánh chất biết pháp nên còn gọi là tánh biết(jānanatā). Khi tâm hay tánh biết không bị cái ta ảo tưởng che lấp thì bản chất tự nhiên của nó chính là tỉnh giác (sampajañña). Từ Pāḷi sampajañña gồm saṃ + pajāna. Pajānāti được dịch là tuệ tri. Saṃ là nguyên vẹn, bản nguyên, toàn diện, toàn bích... vậy sampajañña có nghĩa là tuệ tri thực tánh bản nguyên của pháp, hay tánh biết nguyên vẹn, tánh biết toàn bích... Cho nên từ Sambuddha cũng được dịch là Toàn Tri, Toàn Giác hay Đẳng Giác. Tánh chất tỉnh giác này được biểu hiện qua trải nghiệm của nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức, gọi chung là kiến-văn-giác-tri (diṭṭha-suta-muta-viññāta) hay gọi tắt là tri kiến (ñāṇa-dassana). Vậy, tỉnh giác là thể tánh, còn tri kiến là tướng dụng của tâm, cả hai thể hiện tánh tướng thể dụng của tánh biết. Tóm lại, tỉnh giác xuất phát từ tánh biết trong sáng tự nhiên sẵn có của tâm nên không cần phải tu luyện để phát triển. Ngược lại, theo nguyên lý thiền Vipassanā, tu chính là trở về sử dụng tỉnh giác soi chiếu bóng tối của cái ta ảo tưởng để trả pháp lại cho thực tánh bản nguyên của nó.
12. Thấy ra bản chất thật của PHÁP
Hỏi: - Thầy dạy tỉnh giác chính là tuệ tri toàn bích tự nhiên và sẵn có trong tánh biết, vậy đó có phải là vô sư trí, căn bản trí, tánh giác hay bản giác diệu minh... mà về sau các tông phái Phật Giáo Phát Triển nói đến không?
Đáp: - Tất nhiên Phật Giáo Nguyên Thủy hay Phật Giáo Phát Triển đều nói đến tánh biết. Còn định nghĩa tánh biết như thế nào hay gọi tên gì thì tùy vào sự triển khai của từng tông phái. Nhưng quan trọng không phải là định nghĩa như thế nào hay sử dụng ngôn từ gì để gọi tên tánh biết ấy, mà chủ yếu là có thấy ra bản chất thật của nó để biết tùy nghi ứng dụng trong đời sống thực tế hàng ngày cho sự giác ngộ giải thoát hay không mà thôi.
Vì sự tỉnh giác của tánh biết này thể hiện qua mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân xúc và ý biết, nên đức Phật dạy nguyên lý chánh niệm tỉnh giác đối với thực tại thân-tâm-cảnh hay thân-thọ-tâm-pháp một cách vắn tắt cho Bàhiya như sau: “Trong thấy (của mắt) chỉ là thấy, trong nghe (của tai) chỉ là nghe, trong xúc (của mũi, lưỡi, thân) chỉ là xúc, trong biết (của ý) chỉ là biết... không có ngươi (cái ta của Bàhiya) ở đó”. Vừa nghe xong lập tức Bāhiya thấy ra cái “ta” chỉ là ảo tưởng, trong thấy biết của căn môn đối với trần cảnh chỉ có tánh biết đang biết pháp vận hành mà thôi, và ngay đó Bāhiya đã hoàn toàn giác ngộ giải thoát.
13. Chỉ cần THẤY thôi
Câu hỏi: Kính đảnh lễ Thầy!Dạ thưa Thầy con có những câu hỏi sau, Thầy hoan hỉ cho con để con thực hành pháp tốt hơn ạ:
1/ Khi con làm một việc thì con có sử dụng Thận trọng-Chú tâm-Quan sát, như làm 1 việc gì đó khi ngồi (hay đi đứng) thì con vẫn làm được việc đó tốt, nhưng có những khi bộ phận khác của cơ thể thay đổi tự nhiên (theo kiểu vô thức) thì con lại không biết. Như thế con có bỏ sót cái "thay đổi tự nhiên" mà không biết khi chưa ứng dụng đúng không thưa Thầy?
2/ Trong các sinh hoạt hàng ngày, con cũng chú ý các hành khổ: khi đứng đi ngồi nằm, con cũng nhận thấy giới hạn tới khi nó "khổ" thì khi đó con nên giữ như vậy luôn tư thế đó hay phải thay đổi để hết khổ thưa Thầy? Bình thường con vẫn giữ nó (tới "khổ") một lúc rồi thì tại tư thế "khổ" đó vẫn tồn tại "khổ" cho đến khi con đổi tư thế.
3/ Có những lúc khi Vô minh (tham sân si nổi lên) con thấy được, nó làm thân bức rức, nóng lên và khó chịu, thì con xem nó tiến triển ra sao? Được một lúc thấy nó dịu đi! Nhưng con cũng làm theo cách khác là khi nó Vô minh thì con thấy nó nổi, nó nổi lên thì con kéo nó về "thực tại", ví dụ nhìn hay nghe cái gì khác ngay tại hiện tại chẳng hạn. Vậy tốt nhất con nên làm theo cách nào thưa Thầy? Con cảm ơn Thầy ạ! Chúc Thầy sức khỏe và nhiều Phật duyên để Hoằng Pháp!Trả lời:
1) Cái gì con thấy được thì thấy, cái nào chưa thấy thì cứ để từ từ rồi thấy chứ con vội vã làm gì.
2) Con chỉ cần thấy thôi, còn thấy gì thì tuỳ duyên chứ con cố bắt nó khổ để thấy làm gì cho khổ? Khổ là do tâm đối kháng mà có, còn cảm giác tê chân chỉ là đau chứ đâu có khổ.
3) Con có thể sử dụng cả hai cách tuỳ theo lúc đó cách nào thích hợp với con.
14. Danh sắc thì luôn biến dịch vô thường
Câu hỏi: Con kính chào thầy ạ! Thưa thầy, con là một thiền sinh thiền Vipassana cũng được nửa năm rồi. Khi hành thiền tâm con trở nên yên tĩnh và hành dễ hơn. Thưa thầy, con nên tiếp tục quan sát tất cả những gì xảy ra ở thân và tâm mình, hay tăng khả năng định mà vẫn hay biết những gì đang xảy ra? Nhiều lúc con thấy mình bắt đầu rơi vào trạng thái định mà không biết nên làm gì tiếp theo nữa. Con cảm ơn thầy nhiều ạ. Kính thầy mạnh khỏe ạ!
Trả lời: Chính vì con phát triển định nhiều quá nên mới không biết làm gì tiếp theo. Điều này chứng tỏ rằng con đã có "cái ta hành" trong đó, mà cái ta thì không thể bắt kịp sự vận hành của pháp. Nếu không có cái ta hành thì chỉ có danh thấy sắc, mà danh sắc thì luôn biến dịch vô thường nên khi con dừng lại (định) thì nó đã trôi qua, vì vậy mà con đã không biết làm gì tiếp theo nữa.
15. Muốn tâm an cũng là một bất an
Câu hỏi: Kính thưa Thầy, làm sao cho cái Tâm của con được yên? Mặc dù con không tìm thấy cái Tâm không yên này ở đâu cả mà nó vẫn xuất hiện trong con hàng giờ hàng phút.Làm sao yên được khi cái tâm con mỗi ngày phải lo toan mọi công việc làm ăn hàng ngày, phải suy nghĩ lo lắng chuyện gia đình con cái, sinh hoạt hàng ngày. Nỗi lo sợ viễn vông trong cuộc sống, nỗi suy tư âu lo bởi những tin tức trên báo chí hàng ngày. Con cố gắng làm cho cái tâm này rỗng lặng, sống tùy duyên theo những nổi trôi hàng ngày… nhưng những chuyện bên ngoài vẫn tác động vào trong con không ngừng và làm con rất mệt mỏi. Xin Thầy chỉ dạy cho con làm sao cho tâm được yên khi phải đối diện với cuộc sống đổi thay hàng ngày trước mặt và cũng không phải xao lãng cuộc đời.
Thành tâm cám ơn Thầy.
Trả lời :Muốn tâm an cũng là một bất an. Thực sự thấy tâm bất an như thế nào mới chính là an.
Nguồn : Trung Tâm Hộ Tông