TÍNH KHÔNG
1) Trở về trọn vẹn với thực tại ngay đây và bây giờ, không nương tựa vào ai khác, không ỷ lại thế lực nào, là tính không.
2) Thấy biết rỗng lặng, trong sáng và trực tiếp không qua khái niệm, phương pháp, và bất cứ hình thức quy định hữu tướng nào, là tính không.
3) Buông xuống mọi ý đồ lăng xăng của bản ngã, không còn ý niệm chủ thể và đối tượng, trong và ngoài, trước và sau, là tính không.
4) Khi vô sự, thái độ sáng suốt, định tĩnh, trong lành đối với thực tại, là tính không
5) Khi hữu sự, thân tâm tự ứng thái độ thận trọng, chú tâm, quan sát một cách tự nhiên, mà tùy cơ ứng biến cho thích nghi, không theo tư ý, tư dục, là tính không.
6) Thư giãn, buông xả, nghỉ ngơi vô sự không vướng vào ý niệm quá khứ, hiện tại, vị lai, là tính không.
7) Nhiệt tình sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha, là tính không.
8) Không còn thấy bất cứ điều gì trái ý nghịch lòng cả, là tính không.
9) Thấy tất cả các pháp đều vận hành theo nguyên lý tự nhiên, không thêm bớt lấy bỏ, là tính không.
10) Không còn ước vọng trở thành, không tìm cầu lý tưởng bên ngoài thì ngay đó là tính không.
Khái niệm về sở hữu
Trong giờ phút lâm chung của mình, người ta mới nhận ra rằng họ đã hoang phí cả đời để chạy theo một cái gì không thực, những thứ chỉ để làm tăng thêm cảm nhận của họ về nhân cách, về cái “Tôi” giả dối của mình. Trong khi bản chất chân thật của họ, cũng chính là Hiện Hữu của họ, đã luôn có sẵn ở trong họ. Bản chất bất hoại ấy luôn bị che mờ bởi thói quen tự đồng nhất họ với đồ vật, mà rốt cuộc chính là tự đồng nhất mình với những ý tưởng, suy tư ở trong dầu họ. “Những kẻ nhẹ nhàng ở trong tâm hồn mới thực là những người may mắn vì họ sẽ sở hữu tất cả cõi trời”, Chúa Jesus đã nói như vậy. Nhưng “nhẹ nhàng ở trong tâm hồn” nghĩa là gì? Nghĩa là không đeo nặng, không tự đồng nhất mình với đồ vật, với hình tướng, với những khái niệm chất chứa cảm nhận sai lầm về một cái “Tôi” biệt lập với mọi người và với đời sống. Còn “cõi trời” là gì? Đó chính là an nhiên tự tại, là niềm vui của Hiện Hữu, đơn sơ nhưng sâu sắc khi ta buông bỏ hết sự đồng nhất sai lầm của mình với hình tướng và trở nên “nhẹ nhàng ở trong tâm hồn”. Đây chính là lý do tại sao ngày xưa ở phương Đông lẫn phương Tây, người muốn thực hành tâm linh đúng đắn phải chối bỏ mọi khái niệm về sở hữu. Nhưng khước từ của cải, vật chất không hẳn sẽ giúp bạn thoát ra khỏi sự khống chế của bản ngã. Vì bản ngã của bạn sẽ luôn bảo đảm sự sinh tồn của nó bằng cách tìm một thứ khác để tự dồng nhất với thứ đó, chẳng hạn như bản ngã bạn sẽ tự tạo cho mình một hình ảnh rằng bạn là người đã từ bỏ được mọi thú vui vật chất trên đời và vì thế mà bạn có vẻ cao siêu hơn, có nhiều chất tâm linh hơn những người khác... Cho nên có những kẻ đã chối bỏ tất cả của cải vật chất nhưng bản ngã của họ thì lại lớn hơn bản ngã của nhữngnhà triệu phú. Nếu bạn buông bỏ một phương cách để tự đồng nhất mình với một cái gì đó thì bản ngã của bạn sẽ nhanh chóng tìm ra một phương cách khác để tự đồng nhất. Bản ngã có thể tự đồng nhất nó với bất kỳ cái gì mà nó có thể bám vào, không phân biệt hình thức. Chủ nghĩa bài bác sự tiêu thụ, bài bác sự sở hữu về tài sản rốt cùng cũng chỉ là một quan điểm khác của bản ngã để thay vào quan điểm thích tiêu thụ hoặc sở hữu tài sản trước đây. Nói như thế vì qua đó mà bạn cho rằng mình đúng và người khác là sai. Như ta sẽ thấy sau này, việc cho rằng mình đúng, người khác sai là một trong những khuôn mẫu suy tư của bản ngã, một trong những mê mờ chủ chốt nhất. Nói cách khác, những vật sở hữu của bản ngã có thể thay đổi; nhưng cấu trúc của bản ngã thì không. Một trong những cách nghĩ sai lầm là khi bạn dồng nhất mình với một đồ vật, qua sự hư cấu của chuyện sở hữu tài sản mà sự rắn chắc và bền vững của đồ vật đó sẽ giúp cho cảm nhận về cái Tôi của bạn được rắn chắc và bền vững hơn. Điều này đặc biệt đúng khi đồ vật đó là nhà cửa và đất đai, vì hầu như đất đai là thứ duy nhất mà bạn có thể sở hữu mà không sợ bị hủy hoại. Và do đó, điều lố bịch về chuyện sở hữu một cái gì đó càng hiển nhiên hơn qua chuyện sở hữu đất đai.
ECKHART TOLLE
ECKHART TOLLE
TÂM THIỀN
Tâm thiền là vắng lặng nhưng không phải là sự yên lặng mà tư tưởng có thể nhận thức được. Thiền không phải là cái vắng lặng của một buổi tối. Nó thật sự vắng lặng khi tất cả những tư tưởng, lời nói và nhận thức hoàn toàn ngừng bặt. Tâm thiền này là tâm tôn giáo mà không bị quản thúc bởi một tôn giáo hay bất cứ một hình thức lễ nghi nào.
Tâm tôn giáo là sự bột phát của tình yêu. Một thứ tình yêu hoàn toàn không có sự phân biệt. Ðối với nó xa là gần. Nó không phải là một mà cũng chẳng phải là nhiều, hay nói đúng hơn là một thứ tình yêu mà tất cả sự phân biệt đã dứt bặt. Giống như cái “đẹp” không thể diễn tả bằng lời nói. Từ sự yên lặng này tâm Thiền phát khởi
Thiền là một trong những nghệ thuật tuyệt vời trong cuộc sống. Có lẽ là tuyệt vời nhất và không ai có thể dạy cho bất cứ ai. Ðó là cái đẹp của Thiền. Tự nó không có kỹ thuật cho nên không có người thiện xảo. Khi bạn tìm hiểu về chính mình, nhìn vào chính mình, nhìn vào những bước đi của bạn, bạn ăn như thế nào, nói cái gì, ghét hay thương... Nếu như bạn biết được tất cả những cái đó trong bạn mà không có sự phân biệt thì đó chính là một phần của Thiền.
Do đó Thiền có thể xảy ra trong lúc bạn đang ngồi trên xe buýt hay đang đi trong cánh rừng rợp bóng mát, hoặc đang lắng nghe chim hót hay đang nhìn vào gương mặt vợ con bạn...
Tâm tôn giáo là sự bột phát của tình yêu. Một thứ tình yêu hoàn toàn không có sự phân biệt. Ðối với nó xa là gần. Nó không phải là một mà cũng chẳng phải là nhiều, hay nói đúng hơn là một thứ tình yêu mà tất cả sự phân biệt đã dứt bặt. Giống như cái “đẹp” không thể diễn tả bằng lời nói. Từ sự yên lặng này tâm Thiền phát khởi
Thiền là một trong những nghệ thuật tuyệt vời trong cuộc sống. Có lẽ là tuyệt vời nhất và không ai có thể dạy cho bất cứ ai. Ðó là cái đẹp của Thiền. Tự nó không có kỹ thuật cho nên không có người thiện xảo. Khi bạn tìm hiểu về chính mình, nhìn vào chính mình, nhìn vào những bước đi của bạn, bạn ăn như thế nào, nói cái gì, ghét hay thương... Nếu như bạn biết được tất cả những cái đó trong bạn mà không có sự phân biệt thì đó chính là một phần của Thiền.
Do đó Thiền có thể xảy ra trong lúc bạn đang ngồi trên xe buýt hay đang đi trong cánh rừng rợp bóng mát, hoặc đang lắng nghe chim hót hay đang nhìn vào gương mặt vợ con bạn...
KRISHNAMURTI
THƯỢNG ĐẾ
Nietzsche nói thượng đế không có, thượng đế chết rồi, bởi vì nếu thượng đế có, thế thì bạn phải chấp nhận Jesus, bạn phải chấp nhận Phật, bạn phải chấp nhận Patanjali, Lão Tử, Zarathustra. Họ giống như cầu vồng... bắc cầu giữa cái biết và cái không biết. Nhưng bạn phải nâng đôi mắt mình hướng lên bầu trời.
Nếu bạn nhìn xuống đất và bạn cứ đào ở đó, bạn không thể nhìn vào cầu vồng được. Nếu bạn phủ nhận sự tồn tại của bản thân bầu trời và ai đó nói, 'Nhìn lên đi!' bạn sẽ nói, 'Ở đâu? Không có nhìn lên.' Và nếu ai đó nói, 'Tôi đang nhìn cầu vồng đẹp trên trời,' bạn sẽ nói, 'Anh phải ảo giác rồi, anh phải đang trong ảo tưởng đó. Anh đang nói về cái gì vậy? Không có bầu trời, cho nên không có khả năng nào cho bất kì cầu vồng nào.'Bằng việc phủ nhận thượng đế, chúng ta phủ nhận mọi khả năng của tất cả các cầu vồng. Nhưng thế thì con người trở nên mắc kẹt. Thế thì bạn chẳng đi đâu cả, thế thì bạn là chiếc ao tù đọng... chỉ đợi chết. Với người duy vật thì không có cái gì khác - chỉ đợi chết thôi. Cuộc sống của người đó trở thành gánh nặng vô cùng, nỗi khổ.
Jean-Paul Sartre gọi con người là niềm đam mê vô ích. Nếu không có thượng đế, ông ấy là đúng. Nếu không có thượng đế, thế thì sao bạn lại tồn tại, để làm gì? Nếu bạn không thể trở thành thượng đế, thế thì tất cả điều này phỏng có ích gì? Sao lại cứ tồn tại và sao lại cứ mang nỗi khổ này, nỗi lo lắng này, nỗi lo âu này, cuộc sống căng thẳng này? Tại sao? Sao cứ liên tục cơn ác mộng này? Sao lại không vứt bỏ nó đi?
Trong một tác phẩm vĩ đại của Dostoevsky, 'Anh em nhà Karamazov', một nhân vật nói với thượng đế, 'Nếu như tôi mà gặp ông ấy, tôi muốn trả lại tấm vé này mà ông ấy đã cho tôi để vào thế giới này. Nhận lại nó đi! Tôi không muốn ở đây nữa; nó vô ích thế.'
Jean-Paul Sartre là phải. Nếu không có thượng đế thế thì sự tồn tại là vô nghĩa. Thế thì đấy chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại, đầy những giận dữ và nhặng sị, chẳng có nghĩa gì. Thế thì đó là nhà thương điên.
Với thượng đế, với chính khái niệm về thượng đế, mọi sự bắt đầu vào hàng lối. Thế thì đó không chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại; thế thì cuộc sống có nghĩa. Nghĩa này tới từ cõi bên kia. Nghĩa bao giờ cũng tới từ cái siêu việt. Nghĩa bao giờ cũng vượt trội hơn cái đang đó. Nếu bạn phủ nhận tất cả mọi khả năng tương lai, thế thì nghĩa biến mất, thế thì cuộc sống là vô tích sự.
Tôi tự gọi mình là thượng đế bởi vì tôi muốn giới thiệu cho bạn cuộc sống có nghĩa đam mê, đầy ý nghĩa... cuộc sống của ý nghĩa, của sự vĩ đại, của cái đẹp, chân lí. Có thượng đế, mọi thứ trở thành có thể. Không có thượng đế, mọi thứ trở thành không thể được.
Con người không có thượng đế thì không phải là con người chút nào. Người đó giống con người thôi, nhưng người đó không phải là con người bởi vì người đó không có ý nghĩa siêu việt bên trong mình. Người đó giống như cây không lá. Cây tồn tại theo cách vô tích sự, không hoàn thành. Chừng nào hoa còn chưa nở và hương thơm chưa thoát ra theo gió, cây tồn tại một cách vô ích. Bạn có thể đi và nghe sâu sắc; bạn sẽ thấy nó đang kêu khóc đấy. Sâu trong tim nó bạn sẽ cảm thấy nỗi đau. Khi hoa tới với cây, thơ ca đã bắt đầu xảy ra, cái gì đó siêu việt.
Bạn có thể tưởng tượng được ra hoa bằng việc nhìn vào rễ không? Nếu bạn chưa bao giờ thấy hoa nào và tôi đem rễ của bụi hoa đẹp tới và chỉ cho bạn cái rễ đó, bạn có thể tưởng tượng được rằng hoa là có thể có từ việc nhìn vào rễ xấu xí không? Bạn sẽ đơn giản phủ nhận. Nhưng ẩn trong cái rễ này là hoa đấy.
Ai đó được cần tới để nuôi dưỡng những cái rễ này, để bảo vệ những cái rễ này, để tưới nước cho những cái rễ này, để cho chúng ánh sáng và bóng râm và mặt trời và gió và mưa, và người ta cần cực kì tin cậy rằng cái gì đó sắp xảy ra, bởi vì niềm khao khát sẽ là việc chờ đợi. Thế rồi một ngày nào đó phép màu xảy ra - cây nở hoa. Bạn không thể tin được vào mắt mình. Làm sao rễ xấu xí kia lại được biến hoá thế? được biến đổi thế? Làm sao rễ xấu xí kia lại trở thành hoa hồng đẹp thế? Không thể được. Phi logic. Điều đó đáng phải không thực sự xảy ra chứ. Nó cứ đi ngược lại tất cả các lí lẽ. Nhưng nó là vậy.
Nếu bạn tồn tại mà không có thượng đế, bạn là cây không hoa, bụi hồng không hoa hồng. Và bụi hồng mà không có hoa hồng là gì? Toàn gai...
Khi tôi tự gọi mình là Bhagwan, tôi đơn giản nói với bạn, 'Nhìn tôi đây - hoa hồng đã nở rồi. Và điều đã xảy ra cho tôi có thể xảy ra cho bạn. Cho nên đừng cảm thấy thất vọng và đừng cảm thấy chán nản. Nhìn vào tôi và hi vọng của bạn sẽ quay lại, và bạn sẽ không cảm thấy vô vọng.
'Cho phép tôi đi vào bạn đi. Ít nhất cho phép hương thơm của tôi đi vào mũi bạn. Để tôi có được trái tim của bạn. Để tôi khuấy động trái tim bạn một chút ít sao cho hoa riêng của bạn bắt đầu lớn lên, nụ riêng của bạn bắt đầu mở cánh chúng ra.'
OSHO
Nếu bạn nhìn xuống đất và bạn cứ đào ở đó, bạn không thể nhìn vào cầu vồng được. Nếu bạn phủ nhận sự tồn tại của bản thân bầu trời và ai đó nói, 'Nhìn lên đi!' bạn sẽ nói, 'Ở đâu? Không có nhìn lên.' Và nếu ai đó nói, 'Tôi đang nhìn cầu vồng đẹp trên trời,' bạn sẽ nói, 'Anh phải ảo giác rồi, anh phải đang trong ảo tưởng đó. Anh đang nói về cái gì vậy? Không có bầu trời, cho nên không có khả năng nào cho bất kì cầu vồng nào.'Bằng việc phủ nhận thượng đế, chúng ta phủ nhận mọi khả năng của tất cả các cầu vồng. Nhưng thế thì con người trở nên mắc kẹt. Thế thì bạn chẳng đi đâu cả, thế thì bạn là chiếc ao tù đọng... chỉ đợi chết. Với người duy vật thì không có cái gì khác - chỉ đợi chết thôi. Cuộc sống của người đó trở thành gánh nặng vô cùng, nỗi khổ.
Jean-Paul Sartre gọi con người là niềm đam mê vô ích. Nếu không có thượng đế, ông ấy là đúng. Nếu không có thượng đế, thế thì sao bạn lại tồn tại, để làm gì? Nếu bạn không thể trở thành thượng đế, thế thì tất cả điều này phỏng có ích gì? Sao lại cứ tồn tại và sao lại cứ mang nỗi khổ này, nỗi lo lắng này, nỗi lo âu này, cuộc sống căng thẳng này? Tại sao? Sao cứ liên tục cơn ác mộng này? Sao lại không vứt bỏ nó đi?
Trong một tác phẩm vĩ đại của Dostoevsky, 'Anh em nhà Karamazov', một nhân vật nói với thượng đế, 'Nếu như tôi mà gặp ông ấy, tôi muốn trả lại tấm vé này mà ông ấy đã cho tôi để vào thế giới này. Nhận lại nó đi! Tôi không muốn ở đây nữa; nó vô ích thế.'
Jean-Paul Sartre là phải. Nếu không có thượng đế thế thì sự tồn tại là vô nghĩa. Thế thì đấy chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại, đầy những giận dữ và nhặng sị, chẳng có nghĩa gì. Thế thì đó là nhà thương điên.
Với thượng đế, với chính khái niệm về thượng đế, mọi sự bắt đầu vào hàng lối. Thế thì đó không chỉ là chuyện tào lao do kẻ ngốc kể lại; thế thì cuộc sống có nghĩa. Nghĩa này tới từ cõi bên kia. Nghĩa bao giờ cũng tới từ cái siêu việt. Nghĩa bao giờ cũng vượt trội hơn cái đang đó. Nếu bạn phủ nhận tất cả mọi khả năng tương lai, thế thì nghĩa biến mất, thế thì cuộc sống là vô tích sự.
Tôi tự gọi mình là thượng đế bởi vì tôi muốn giới thiệu cho bạn cuộc sống có nghĩa đam mê, đầy ý nghĩa... cuộc sống của ý nghĩa, của sự vĩ đại, của cái đẹp, chân lí. Có thượng đế, mọi thứ trở thành có thể. Không có thượng đế, mọi thứ trở thành không thể được.
Con người không có thượng đế thì không phải là con người chút nào. Người đó giống con người thôi, nhưng người đó không phải là con người bởi vì người đó không có ý nghĩa siêu việt bên trong mình. Người đó giống như cây không lá. Cây tồn tại theo cách vô tích sự, không hoàn thành. Chừng nào hoa còn chưa nở và hương thơm chưa thoát ra theo gió, cây tồn tại một cách vô ích. Bạn có thể đi và nghe sâu sắc; bạn sẽ thấy nó đang kêu khóc đấy. Sâu trong tim nó bạn sẽ cảm thấy nỗi đau. Khi hoa tới với cây, thơ ca đã bắt đầu xảy ra, cái gì đó siêu việt.
Bạn có thể tưởng tượng được ra hoa bằng việc nhìn vào rễ không? Nếu bạn chưa bao giờ thấy hoa nào và tôi đem rễ của bụi hoa đẹp tới và chỉ cho bạn cái rễ đó, bạn có thể tưởng tượng được rằng hoa là có thể có từ việc nhìn vào rễ xấu xí không? Bạn sẽ đơn giản phủ nhận. Nhưng ẩn trong cái rễ này là hoa đấy.
Ai đó được cần tới để nuôi dưỡng những cái rễ này, để bảo vệ những cái rễ này, để tưới nước cho những cái rễ này, để cho chúng ánh sáng và bóng râm và mặt trời và gió và mưa, và người ta cần cực kì tin cậy rằng cái gì đó sắp xảy ra, bởi vì niềm khao khát sẽ là việc chờ đợi. Thế rồi một ngày nào đó phép màu xảy ra - cây nở hoa. Bạn không thể tin được vào mắt mình. Làm sao rễ xấu xí kia lại được biến hoá thế? được biến đổi thế? Làm sao rễ xấu xí kia lại trở thành hoa hồng đẹp thế? Không thể được. Phi logic. Điều đó đáng phải không thực sự xảy ra chứ. Nó cứ đi ngược lại tất cả các lí lẽ. Nhưng nó là vậy.
Nếu bạn tồn tại mà không có thượng đế, bạn là cây không hoa, bụi hồng không hoa hồng. Và bụi hồng mà không có hoa hồng là gì? Toàn gai...
Khi tôi tự gọi mình là Bhagwan, tôi đơn giản nói với bạn, 'Nhìn tôi đây - hoa hồng đã nở rồi. Và điều đã xảy ra cho tôi có thể xảy ra cho bạn. Cho nên đừng cảm thấy thất vọng và đừng cảm thấy chán nản. Nhìn vào tôi và hi vọng của bạn sẽ quay lại, và bạn sẽ không cảm thấy vô vọng.
'Cho phép tôi đi vào bạn đi. Ít nhất cho phép hương thơm của tôi đi vào mũi bạn. Để tôi có được trái tim của bạn. Để tôi khuấy động trái tim bạn một chút ít sao cho hoa riêng của bạn bắt đầu lớn lên, nụ riêng của bạn bắt đầu mở cánh chúng ra.'
OSHO