TÁM CUỘC ĐÀM LUẬN (tt)


ĐÀM LUẬN 4Th

Người hỏi: Tôi có một thói quen vượt trội hơn hẳn. Tôi cũng có những thói quen khác, nhưng chúng ít quan trọng hơn. Tôi đã từng tranh đấu thói quen này đến lúc nào mà tôi có thể nhớ được. Chắc chắn là nó đã hình thành từ tuổi ấu thơ. Xem ra không ai chú ý đầy đủ để sửa nó nên dần dần tôi lớn lên và nó trở nên và trở nên bám sâu hơn. Thỉnh thoảng nó biến mất rồi sau đó lại trở lại. Tôi xem ra không thể loại bỏ được nó. Tôi muốn hoàn toàn là chủ nhân của nó. Nó trở thành con bệnh trầm kha nên khó cho tôi vượt qua nó được. Tôi phải làm sao bây giờ?


Krishnamurti: Theo lời bạn nói là bạn đã huân tập vào một thói quen này nhiều năm và bạn đã bồi dưỡng một thói quen khác, thói quen tranh đấu nó. Vì vậy bạn muốn loại trừ một thói quen bằng cách bồi dưỡng một thói quen khác để loại bỏ thói quen đầu tiên. Bạn đang tranh đấu thói quen này với một thói quen khác. Khi bạn không thể loại trừ được thói quen đầu tiên, bạn cảm thấy mặc cảm, xấu hổ, tuyệt vọng, có lẽ nổi giận với sự yếu đuối của chính mình. Thói quen này và thói quen kia là hai mặt của cùng một đồng tiền: Nếu không có thói quen đầu tiên, thì thói quen thứ hai sẽ không tồn tại, cho nên thói quen thứ hai thật sự là sự tiếp nối của thói quen đầu tiên như là một sự phản ứng. Vì vậy mà bạn sở hữu hai vấn đề trong khi ở lúc đầu thì bạn chỉ có một mà thôi.
Người hỏi: Tôi biết là ngài sẽ nói gì bởi vì tôi biết ngài sẽ dạy về sự tỉnh thức, nhưng tôi không thể ý thức trong mọi thời được.
Krishnamurti: Bây giờ, ngài có nhiều điều xảy ra cùng một lúc: Trước nhất là tất cả mọi thói quen nguyên thủy. Sau đó là sở cầu muốn loại trừ nó, rồi sau đó là sự thất vọng vì bị thất bại, tiếp đó nữa là giải pháp nên tỉnh thức mọi thời: Đó là một nỗ lực của bạn, và bởi vì bạn muốn loại trừ một thói quen sâu sắc đến mức độ nào: đó là một nỗ lực nữa của bạn, và bạn thì lúc nào cũng tìm cách quân bình giữa thói quen và tranh đấu nó. Bạn không thấy vấn đề thật sự là bạn đang sở hữu các thói quen, tốt hoặc xấu, không chỉ là ở một thói quen nào đó. Vì vậy, câu hỏi thật sự là, có thể nào loại bỏ một thói quen mà không cần bất kỳ nỗ lực nào, mà không cần phải bồi dưỡng đối lập của nó, mà không trấn ngự nó thông qua sự thận trọng không gián đoạn vốn đang kháng cự? Sự thận trọng không gián đoạn đơn thuần là một thói quen khác, bởi nó phát sanh bởi thói quen mà nó đang nỗ lực vượt qua.
Người hỏi: Ý của ngài, tôi có thể loại trừ một thói quen mà không sản sinh một mạng lưới phức tạp của các phản ứng với nó?
Krishnamurti: Miễn là bạn muốn loại trừ nó, thì mạng lưới phức tạp của các phản ứng đó thật sự đang hoạt động. Ý muốn loại bỏ nó là mạng lưới phản ứng ngược lại. Cho nên, thật sự bạn không chấm dứt được phản ứng phù phiếm này với thói quen.
Người hỏi: Nhưng cũng như vậy, tôi phải làm một cái gì về nó chứ!
Krishnamurti: Điều đó biểu hiện là bạn bị khống chế bởi ước muốn này. Ước muốn này và phản ứng của thói quen không khác với một thói quen, và chúng nuôi dưỡng lẫn nhau. Ước muốn được cao hơn không khác với sự thấp kém hơn, nên cái cao hơn tức là cái thấp hơn. Thánh nhân tức là người tội lỗi.
Người hỏi: Tôi có nên, không hề làm gì với nó?
Krishnamurti: Những gì bạn làm là đang bồi dưỡng thêm một thói quen đối lập với thói quen cũ.
Người hỏi: Như vậy, nếu tôi không làm gì cả, tôi vẫn còn lại thói quen, và chúng ta lại trở ngược lại nơi chúng ta đã bắt đầu.
Krishnamurti: Chúng ta có phải là tư tưởng? Thấy biết rằng bạn đang loại bỏ một thói quen tức là bạn đang huân tập một thói quen khác, thì chỉ có thể là một hoạt động mà thôi, vốn không làm gì để đối kháng với thói quen đó. Bất kỳ những gì bạn làm đều nằm trong khuôn khổ của các thói quen, nên không làm gì hết sẽ cho bạn cảm giác là bạn không phải tranh đấu nó, đây là hành động tối cực thông minh. Nếu bạn làm những gì tích cực thì bạn lại trở về địa hạt của các thói quen. Thấy biết điều này thật rõ ràng thì ngay lập tức bạn có một một cảm giác cực kỳ thoải mái nhẹ nhàng. Bây giờ, bạn thấy rằng tranh đấu một thói quen bằng cách bồi dưỡng một thói quen khác không chấm dứt được thói quen đầu tiên nên bạn không còn tranh đấu với nó nữa.
Người hỏi: Nếu thế thì thói quen vẫn còn lại, và không kháng cự với nó.
Krishnamurti: Bất cứ hình thức kháng cự nào đều nuôi dưỡng thói quen, điều đó không có những lúc bạn vẫn tiếp tục với thói quen đó. Bạn trở nên ý thức thói quen và sự bồi dưỡng đối lập của nó, vốn cũng là một thói quen, và sự tỉnh thức này cho bạn thấy rằng bất kỳ bạn làm gì với thói quen đều là sự hình thành của một thói quen khác. Cho nên, hiện giờ, sau khi quan sát toàn bộ tiến trình này, tuệ giác bạn nói, đừng làm bất kỳ điều gì về thói quen. Đừng chú ý nó. Đừng quan tâm nó bởi vì bạn càng quan tâm nó thì nó càng hành hoạt hơn. Bây giờ, tuệ giác đang hoạt động và đang quan sát. Tiến trình quan sát này hoàn toàn khác với sự thận trọng kháng cự thói quen, phản ứng với nó. Nếu bạn có cảm giác của tuệ giác đang quan sát, thì cảm giác này sẽ hoạt động và đối đầu với thói quen, và không phải là giải pháp thận trọng và ý chí. Vì vậy, điều quan trọng không phải là ở thói quen nhưng ở sự hiểu biết thói quen vốn mang đến tuệ giác. Tuệ giác này mãi tỉnh táo ngoài ngọn lửa ham muốn, vốn là ý chí. Ở thí dụ đầu tiên, thói quen đối đầu với sự kháng cự, ở thí dụ thứ hai, nó không hề đối đầu, và đó là tuệ giác. Hoạt động của tuệ giác khiến sự kháng cự với thói quen mà thói quen nuôi dưỡng sẽ bị tàn úa đi.
Người hỏi: Ý của ngài có phải là tôi đã loại bỏ được thói quen của tôi?
Krishnamurti: Hãy chậm một chút, đừng quá vội vã qua giả định của bạn là bạn đã loại bỏ nó. Điều quan trọng hơn thói quen là sự hiểu biết, vốn là tuệ giác. Tuệ giác này thiêng liêng và do vậy chắc chắn xúc chạm được với đôi tay sạch, không bị bóc lột với những trò chơi tầm thường và nhỏ nhặt. Thói quen nhỏ nhặt này của bạn hoàn toàn không quan trọng. Nếu tuệ giác ở đó thì thói quen không đáng kể. Nếu tuệ giác không có ở đó, thì bánh xe thói quen là tất cả những gì mà bạn có.

ĐÀM LUẬN 5Th

Người hỏi: Tôi thấy tôi dính mắc với mọi người quá chừng và lệ thuộc vào họ. Trong mối quan hệ của tôi, sự dính mắc này phát triển thành một thứ đòi hỏi chiếm hữu, một cảm giác khống chế. Khi bị lệ thuộc và thấy sự khó chịu và sự đau đớn của nó, tôi cố gắng không dính mắc nữa. Sau đó thì tôi cảm thấy cô đơn kinh khủng, và không thể đối diện với nỗi cô đơn này, tôi trốn chạy bằng cách rượu chè và những cách khác. Tuy vậy, tôi không muốn chỉ có những mối quan hệ tầm thường và hời hợt.
Krishnamurti: Có sự dính mắc, rồi sau đó là sự vật lộn không bị dính mắc, rồi sau đó là sự xung đột sâu sắc hơn tìm đến, nỗi sợ bị cô đơn. Cho nên, vấn đề của bạn là gì, cái gì mà bạn đang nỗ lực tìm hiểu để học hỏi? Có phải tất cả mọi mối quan hệ là vấn đề của sự lệ thuộc? Bạn đang lệ thuộc môi trường và con người. Có thể được tự do, không chỉ hoàn cảnh và con người, nhưng để giải thoát chính mình, để bạn không còn lệ thuộc trên tất cả hoặc bất kỳ một ai? Có thể có được niềm vui không là kết quả của môi trường hoặc con người? Môi trường thay đổi, con người thay đổi, và nếu bạn lệ thuộc chúng, bạn bị dính mắc bởi chúng, hoặc bạn trở nên xa lạ, nhẫn tâm, cay độc, khô cứng. Vì vậy, không phải là vấn đề là bạn có thể sống một cuộc đời tự do và niềm vui vốn không là hệ quả của môi trường, con người hoặc mặt khác? Đây là một câu hỏi vô cùng quan trọng. Đa số con người đều nô lệ với gia đình của họ hoặc với mọi hoàn cảnh của họ, và họ muốn thay đổi hoàn cảnh và con người, hy vọng do vậy mà tìm được niềm vui, để sống một cách tự do và cởi mở hơn. Nhưng thậm chí dù họ tạo ra môi trường riêng của họ hoặc chọn các mối quan hệ của họ, chẳng sớm thì họ lại bị lệ thuộc lần nữa vào một môi trường mới và những người bạn mới. Vậy sự phụ thuộc này trong bất cứ hình thức nào mang đến niềm vui? Sự lệ thuộc này cũng là sự thúc giục được diễn đạt, thúc giục được trở thành một cái gì. Người sở hữu một tặng phẩm nào đó hoặc khả năng lệ thuộc vào nó, và khi nó biến mất hoặc đồng tan biến thì họ cuống cuồng và trở nên đau khổ và xấu xí. Vì vậy, bị lệ thuộc ở phương diện tâm lý trên bất kỳ thứ gì – con người, sở hữu, lý tưởng, thời gian – là mời mọc đau khổ. Do vậy mà ta hỏi: Có niềm vui nào mà không bị lệ thuộc trên bất kỳ thứ gì hay không? Có ánh sáng nào mà không thắp sáng bởi một
người khác hay không?
Người hỏi: Niềm vui của tôi cho đến bây giờ luôn được thắp sáng bởi một cái gì hoặc bởi một người nào đó ngoài bản thân tôi nên tôi không thể trả lời câu hỏi đó. Có lẽ ngay cả tôi cũng không dám hỏi bởi vì nếu thế thì có lẽ tôi nên thay đổi cách sống của tôi. Tôi chắc chắn là bị lệ thuộc trên rượu chè, sách vở, ái dục và tình bạn bè.
Krishnamurti: Nhưng khi bạn thấy chính mình rõ ràng, rằng sự lệ thuộc này sản sinh nhiều hình thái khác nhau của sợ hãi và đau khổ, chắc hẳn bạn không hỏi một câu hỏi khác, không phải là làm sao thoát khỏi môi trường và mọi người nhưng, thay vì vậy; có một niềm vui, có một sự an lạc, là ánh sáng của riêng nó hay không?
Người hỏi: Có lẽ tôi đã hỏi câu hỏi đó nhưng nó vô giá trị. Bị dính mắc với tất cả vấn đề này, tất cả điều đó đang thật sự hiện hữu trong tôi.
Krishnamurti: Bạn đang quan tâm với sự lệ thuộc, với tất cả mọi ám chỉ của nó, là một sự thật. Sau đó là một sự thật sâu thẳm hơn, là nỗi cô đơn, cảm giác bị cô lập. Cảm giác cô đơn, chúng ta dính mắc với mọi người, rượu chè, và đủ thứ trốn chạy khác. Dính mắc là sự trốn tránh cô đơn. Nỗi cô đơn này có thể thấu hiểu hay không và ta có thể tự tìm hiểu cái gì siêu vượt trên nó không? Đó là câu hỏi thực sự, không phải là phải làm gì với sự dính mắc với mọi người hoặc với môi trường. Cảm giác sâu thẳm của nỗi cô đơn này, của sự trống vắng này, có thể chuyển hoá hay không? Bất kỳ giây phút nào trốn tránh sự cô đơn sẽ củng cố sự cô đơn, và do thế mà có đòi hỏi nhiều hơn nữa trước khi trốn chạy nó. Hiện tượng này khiến sự dính mắc mang đến các vấn đề riêng của nó. Những vấn đề dính mắc bận rộn tâm trí đến mức ta đánh mất thị lực của nỗi cô đơn và không thèm đếm xỉa nó. Do chúng ta không đếm xỉa nguyên nhân và bận rộn chính chúng ta với hậu quả. Nhưng sự cô đơn luôn hành hoạt trong mọi lúc bởi vì không có sự khác nhau giữa nhân quả. Chỉ có thực tại như là. Nó trở thành nguyên nhân chỉ khi nào nó tự nó tách rời chính nó. Thật quan trọng để hiểu là sự tự tách rời chính nó là bản thân nó, và do vậy là kết quả của riêng nó. Tuy thế, không hề có nhân và quả, không hề có sự chuyển động ở bất cứ nơi nào, nhưng chỉ thực tại đang là. Bạn không thấy thực tại đang là bởi vì bạn đang dính mắc với cái quả. Có nỗi cô đơn, và sự tách rời rõ rệt từ sự cô đơn này đến sự dính mắc. Rồi thì sự dính mắc này với tất cả mọi phức tạp của nó trở nên cực kỳ quan trọng, cực kỳ chi phối. Điều đó ngăn cản ta trực diện cái thực tại đang là. Tách rời với thực tại đang là, là nỗi sợ hãi, và chúng ta nỗ lực giải quyết nó bằng cách trốn chạy khác. Đây là sự chuyển động không ngừng, rõ ràng tách rời thực tại đang là, nhưng thật sự thì chẳng hề có sự chuyển động nào cả. Vì vậy chỉ với tâm trí có thể thấy thực tại đang là và không tách rời nó trong bất cứ chiều hướng nào mới ly thoát được thực tại đang là. Từ đó, chuỗi nhân quả là tạo tác của nỗi cô đơn. Rõ ràng chấm dứt tiến trình của sự cô đơn là tiến trình chấm dứt tạo tác đó.
Người hỏi: Tôi nên đi sâu, đi rất sâu vào điều này.
Krishnamurti: Nhưng điều này cũng có thể trở thành sự bận rộn vốn trở thành một sự trốn chạy. Nếu bạn thấy tất cả điều này với sự sáng suốt tỏ tường thì cũng giống như đà điểu không để lại dấu ấn đường bay.

ĐÀM LUẬN 6Th

Người hỏi: Tôi tìm đến ngài để tìm hiểu tại sao lại có sự phân biệt, sự cách biệt, giữa bản thân mình và tất cả mọi thứ khác, thậm chí với vợ của ta và con cái và bản thân ta. Bất cứ nơi nào ta đi, ta tìm thấy sự chia cắt này – không chỉ với bản thân nhưng với tất cả mọi người khác. Ai cũng đề cập rất nhiều về sự đồng nhất và tình anh em nhưng tôi thắc mắc là có thể nào thật sự giải thoát được sự phân biệt này, sự chia cắt đau đớn này? Tôi có thể giả vờ, ở phương diện tinh thần, là không có sự chia cắt thật sự. Tôi có thể giải thích với chính mình mọi nguyên nhân của sự phân biệt này – không chỉ giữa người và người nhưng giữa mọi lý thuyết, mọi học thuyết và các chính phủ - nhưng tôi biết, thật sự với bản thân tôi, có sự phân biệt không giải quyết được, vực thẳm rộng lớn này tách rời tôi với người khác. Tôi luôn cảm giác tôi đang đứng bên bờ mé và mọi người khác thì đang đứng bên bờ bên kia, và có những dòng nước sâu giữa chúng ta. Đó là vấn đề của tôi – Tại sao lại có khoảng cách chia cắt như vậy?
Krishnamurti: Bạn quên không nhắc đến sự khác biệt, sự mâu thuẫn, khoảng cách, giữa một ý niệm này đến một ý niệm khác, giữa một cảm giác này đến một cảm giác khác, sự mâu thuẫn giữa các hành động, sự phân biệt giữa sinh và tử, bức màn che vô tận của các đối lập. Sau khi nhấn mạnh tất cả điều này, câu hỏi của chúng ta là: Tại sao lại có sự phân biệt này, sự chia tách giữa cái đang là và cái đã là hoặc cái nên là? Chúng ta đang hỏi tại sao con người lại sống trong trạng thái nhị nguyên này. Tại sao họ lại chia cắt cuộc đời thành nhiều mảnh vụn khác nhau? Có phải chúng ta đang hỏi để tìm hiểu nguyên nhân hoặc có phải chúng ta đang nỗ lực vượt trên nhân quả? Có phải đây là một tiến trình phân tích hoặc nhận thức, sự hiểu biết của trạng thái tâm trí nơi mà sự chia tách không còn tồn tại? Để thấu hiểu trạng thái của một tâm trí như thế, chúng ta chắc chắn phải xem xét tiến trình khởi đầu của tư tưởng. Chúng ta nhất định ý thức tư tưởng khi nó phát sanh và nhất định cũng ý thức sự buông xả của nó. Tư tưởng khởi sinh từ quá khứ. Quá khứ là tư tưởng. Khi chúng ta nói chúng ta nhất định phải ý thức tư tưởng khi nó phát sanh, ý của chúng ta là chúng ta chắc chắn phải ý thức ý nghĩa thật sự của tư tưởng, không đơn thuần ở sự kiện tư tưởng đang diễn tiến. Đây, ý nghĩa của tư tưởng vốn là quá khứ. Không có tư tưởng ngoài ý nghĩa của nó. Một tư tưởng giống như một sợi chỉ trên một mảnh vải. Đa số chúng ta không ý thức toàn bộ mảnh vải, vốn là toàn bộ tâm trí, và đang nỗ lực điều khiển, hoặc hành động, hoặc hiểu biết, ý nghĩa của một sợi chỉ, vốn là tư tưởng, nơi mà toàn bộ mảnh vải tư tưởng đang yên nghỉ? Có phải nó nằm trên thực chất? Nếu như thế, cái gì là thực chất? Nó nằm sâu trong tư tưởng hoặc không trên bất cứ cái gì khác? Và chất liệu của mảnh vải này là gì?
Người hỏi: Ngài hỏi nhiều câu hỏi quá. Không có hiện tượng nào xảy ra như vậy với tôi trước đó, nên tôi phải đi từ từ mà thôi.
Krishnamurti: Có phải tư tưởng là nguyên nhân của tất cả mọi phân biệt, của tất cả các mảnh vụn vặt trong đời sống? Tư tưởng được cấu tạo bằng gì? Thực chất của những sợi chỉ đan vào nhau trên một mảnh vải phức tạp mà chúng ta gọi là tâm trí? Tư tưởng là vật chất, có lẽ đo lường được. Và nó đến từ ký ức tích lũy, vốn là vật chất, chứa đựng trong bộ não. Tư tưởng có căn nguyên từ quá khứ, hiện thời hoặc từ thuở xa xôi. Ta có thể ý thức tư tưởng khi nó phát khởi từ quá khứ - sự hồi tưởng quá khứ, hành động của quá khứ? Và ta có phải ý thức vượt trên quá khứ, sau bức tường của quá khứ? Điều này không có nghĩa là ngược xa hơn với thời gian, mà nó có nghĩa là không gian đó không xúc chạm bởi thời gian hoặc ký ức. Trừ phi chúng ta khám phá điều này, tâm trí không thể thấy chính nó theo định nghĩa của bất kỳ những gì khác ngoài tư tưởng, vốn là thời gian. Bạn không thể nhìn tư tưởng với tư tưởng, và bạn không thể nhìn thời gian với thời gian. Cho nên, bất kỳ tư tưởng làm gì, hoặc bất kỳ nó phủ nhận điều gì, tuy vậy nó vốn nằm trong các biên giới có thể đo lường được của riêng nó. Để trả lời tất cả các câu hỏi mà chúng ta đã đặt ra, chúng ta nhất định phải đặt ra một câu hỏi khác: Người tư tưởng là gì? Có phải người tư tưởng có thể chia tách từ tư tưởng? Có phải người kinh nghiệm khác biệt với sự kiện mà họ kinh nghiệm? Có phải người quan sát khác biệt với sự vật mà họ quan sát? Nếu người quan sát khác biệt với sự vật mà họ quan sát, thì sẽ luôn có sự phân biệt, chia cắt, và do vậy mà có sự xung đột. Để vượt trên hố thẳm này, chúng ta chắc chắn phải thấu hiểu người quan sát là gì. Hiển nhiên, họ đã tạo nên sự phân biệt này. Bạn, người đang quan sát đang tạo ra sự phân biệt này, dù là giữa bạn và vợ bạn, hoặc cây cối, hoặc tất cả mọi thứ khác. Người quan sát này là gì, hoặc người tư tưởng, hoặc người kinh nghiệm? Người quan sát là thực thể sống đang luôn chuyển dịch, hoạt động, ý thức tất cả mọi điều, và ý thức sự tồn tại của riêng họ. Sự tồn tại này, họ ý thức mối quan hệ của họ với sự vật, với mọi người và với mọi ý tưởng. Người quan sát này là toàn bộ cơ chế của tư tưởng. Họ cũng là sự quan sát. Họ cũng là cơ quan thần kinh và cảm quan tri giác. Người quan sát tức là danh xưng của họ, tiến trình ước định của họ, và mối quan hệ giữa tiến trình ước định và đời sống. Tất cả điều này là người quan sát. Họ cũng là ý tưởng của bản thân họ - một hình ảnh lần nữa được xây dựng trên tiến trình ước định, trên quá khứ, trên truyền thống. Người quan sát suy nghĩ và hành động. Hành động của họ luôn tùy thuộc vào hình ảnh về chính họ và hình ảnh của họ về thế giới. Hành động này của người quan sát trong mối quan hệ đã sản sinh sự phân biệt. Hành động này là mối quan hệ duy nhất mà chúng ta biết. Hành động này không chia cắt với người quan sát mà chính là tự thân của người quan sát. Người quan sát nói về thế giới và bản thân họ trong mối quan hệ, và thất bại khi thấy rằng mối quan hệ của họ là hành động của họ, là do bản thân họ. Cho nên, nguyên nhân của tất cả mọi phân biệt là hành động của người quan sát. Bản thân người quan sát là hành động đang phân biệt sự sống vào sự vật họ đang quan sát và chính họ tách rời nó. Đây là nguyên nhân căn bản của sự phân biệt, và vì vậy mà có sự xung đột. Sự phân biệt trong cuộc đời của chúng ta là cấu trúc của tư tưởng, vốn là hành động của người quan sát cho rằng chính họ riêng rẽ. Họ nghĩ xa hơn về tự thân của họ như là người tư tưởng, như là một cái gì khác biệt với tư tưởng của họ. Nhưng có thể vô niệm ngoài người tư tưởng, và không có người tư tưởng ngoài tư tưởng. Vì vậy, cả hai thật sự là một. Họ cũng là người kinh nghiệm và, lần nữa, họ chia tách chính mình với sự vật mà họ kinh nghiệm. Người quan sát, người tư tưởng, người kinh nghiệm, không khác biệt với sự quan sát, với tư tưởng, với kinh nghiệm. Đó là không phải là kết luận ở ngôn từ. Nếu đây là một kết luận thì đây là một tư tưởng khác lần nữa tạo ra sự phân biệt giữa kết luận và hành động cần phải theo sau kết luận đó. Khi tâm trí thấy được thực tại của điều này, sự phân biệt không còn hiện hữu. Đây là toàn bộ quan điểm của những gì mà chúng ta đề cập. Tất cả mọi xung đột là trận chiến giữa người quan sát và sự quan sát. Đây là điều lớn lao nhất để thấu hiểu. Chỉ vậy thì chúng ta mới có thể trả lời mọi câu hỏi của chúng ta; Chỉ có vậy thì chúng ta mới có thể vượt trên bức tường thời gian và ký ức, vốn là tư tưởng, bởi vì chỉ bây giờ tư tưởng mới chấm dứt. Chỉ bây giờ tư tưởng đó mới không thể sản sinh phân biệt. Tư tưởng có thể hoạt động để tương thông, để tác ý, để làm việc, là một thứ tư tưởng khác không sản sinh phân biệt trong mối quan hệ. Thiện pháp là sống ngoài hoạt động riêng rẽ của người quan sát.
Người hỏi: Nếu vậy thì sao, rồi ở chỗ nào, là sự vật tồn tại trên mảnh vải của tư tưởng?
Krishnamurti: Có phải đó không phải là hoạt động của người quan sát? Tiến trình nhận thức của kinh nghiệm này là tình thương vô biên. Sự nhận thức này chỉ có thể khi bạn thấu hiểu là
chính người quan sát là sự quan sát; và đó là Thiền.

ĐÀM LUẬN 7Th

Người hỏi: Tôi đang bị xung đột trên quá nhiều sự việc, không chỉ bên ngoài nhưng cũng trong nội tâm. Bằng cách này hay cách khác, tôi có thể đối đầu với mọi xung đột bên ngoài nhưng tôi muốn biết làm sao tôi có thể chấm dứt sự xung đột, một trận chiến, đang diễn ra trong bản thân tôi ở mọi thời gian. Tôi muốn chấm dứt nó. Tôi muốn bằng một cách làm sao thoát khỏi tất cả mọi xung đột này. Tôi phải làm gì đây? Có lúc xem ra đối với tôi là sự xung đột đó không thể tránh được. Tôi thấy nó trong sự vật lộn để được sinh tồn, sự sống lớn trong sự sống nhỏ, trí năng lớn khống chế trí năng nhỏ hơn, đức tin ta đang bị đè nén, hỗ trợ một đức tin khác, quốc gia này đang thống trị quốc gia khác, vân vân và vân vân, trong vô tận. Tôi thấy được điều này và chấp nhận nó, nhưng không hiểu sao nó không có vẻ đúng; Nó không có vẻ như dung chứa phẩm chất tình thương. Nhưng tôi không chắc chắn lắm. Tôi rối rắm về toàn bộ vấn đề. Tất cả những bậc thầy lớn dạy rằng ta chắc chắn phải nỗ lực, đó là con đường để tìm đến Chân lý, hoặc Thượng Đế, thông qua kỷ luật, điều khiển và hy sinh. Qua hình thức này hoặc hình thức khác, trận chiến này được thánh hóa. Và bây giờ ngài dạy rằng sự xung đột chính là cội rễ của sự mất trật tự. Làm sao tôi biết sự thật về sự xung đột?
Krishnamurti: Xung đột trong bất kỳ hình thức nào đều bóp méo tâm trí. Đây là một sự thật, không phải là ý kiến hoặc xét đoán được đưa ra một cách vô tâm. Bất kỳ xung đột nào giữa hai con người cản trở sự hiểu biết của nhau. Sự xung đột cản trở sự nhận thức. Sự hiểu biết của cái hiện là, là điều quan trọng duy nhất, không phải là tiến trình công thức hóa của cái nên là. Sự phân biệt giữa cái đang là và cái nên là khởi thủy của sự xung đột. Và khoảng cách giữa ý niệm và hành động cũng sản sinh xung đột. Sự thật và hình ảnh là hai điều khác nhau: Sự theo đuổi của một hình ảnh dẫn đến mỗi hình thức xung đột, ảo tưởng và đạo đức giả, trong khi đó, sự hiểu biết của cái đang là, đó là điều duy nhất mà chúng ta thật sự sở hữu, dẫn đến một trạng thái khác biệt hơn của tâm trí. Mọi nỗ lực mâu thuẫn mang lại sự xung đột; Ta sẽ đối kháng hình thức của ham muốn là xung đột. Ký ức của cái đã là, đối kháng với cái đang là, là sự xung đột; và đây là thời gian. Tiến trình trở thành, tiến trình thành tựu, là sự xung đột, và đây là thời gian. Sự bắt chước, sự tuân thủ, sự tuân phục, thệ nguyện, hối hận, chế ngự - tất cả mang đến ít nhiều xung đột. Chính cấu trúc của bộ não đòi hỏi sự an ổn, an toàn, ý thức sự nguy hiểm, là nguồn gốc xung đột. Không có điều gì như là sự an ổn hoặc thường hằng. Cho nên, toàn bộ bản thể của chúng ta, của mối quan hệ của chúng ta, mọi hành hoạt của chúng ta, mọi tư tưởng, cách sống của chúng ta, gây ra sự vật lộn, xung đột, gây hấn. Và bây giờ bạn hỏi tôi làm sao kết thúc. Thánh nhân, tu sĩ và hành giả cố gắng trốn chạy xung đột, nhưng họ vẫn bị xung đột Như chúng ta đã biết, tất cả mối quan hệ là sự xung đột – xung đột giữa hình ảnh và thực tại. Không có mối quan hệ giữa hai người, thậm chí giữa hai hình ảnh họ sở hữu của nhau. Mỗi người sống trong sự cô lập riêng của họ, và mối quan hệ là đơn thuần nhìn qua bức tường. Cho nên, mỗi khi ta nhìn hời hợt hoặc nhìn sâu, rất sâu, thì có nỗi thống khổ của sự xung đột và đau đớn. Toàn bộ địa hạt của tâm trí – trong mọi nguyện vọng của nó, trong ham muốn của nó để thay đổi, trong sự chấp nhận của nó của cái đang là và ước muốn của nó vượt trên nó; Tất cả điều này tự nó là sự xung đột. Chính tâm trí là sự xung đột. Tư tưởng là sự xung đột, và khi tư tưởng bảo, “Tôi sẽ không tư tưởng”, đây cũng là sự xung đột. Tất cả mọi hoạt động của tâm trí và của mọi cảm xúc, vốn là một phần của tâm trí, là sự xung đột. Khi bạn hỏi tại sao bạn có thể chấm dứt được sự xung đột, bạn thật sự đang hỏi làm sao bạn có thể chấm dứt tư tưởng, làm sao tâm trí của bạn có thể dùng y
dược để được yên lặng?
Người hỏi: Nhưng tôi không muốn một tâm trí bị dùng y dược, bị ngu xuẩn. Tôi muốn nó đầy năng lực tích cực và đam mê, nhất định nó không phải dùng thuốc hoặc bị xung đột?
Krishnamurti: Bạn muốn nó tích cực, năng động, đam mê và tuy vậy bạn muốn chấm dứt xung đột?
Người hỏi: Chính xác, khi có sự xung đột thì không có sự tích cực hoặc đam mê. Khi có sự xung đột thì tâm trí bị tổn thương bởi hoạt động của nó và mất đi nhậy cảm.
Krishnamurti: Như vậy rõ ràng rằng sự xung đột hủy diệt đam mê, năng lượng và cảm quan.
Người hỏi: Ngài không phải thuyết phục tôi. Tôi biết nó, nhưng nó không đưa tôi đi xa hơn.
Krishnamurti: Ý của bạn là gì qua tiến trình hiểu biết?
Người hỏi: Ý của tôi là sự thật của lời ngài dạy khá rõ ràng. Nhưng điều này không đưa tôi đi xa hơn.
Krishnamurti: Bạn có thấy chân lý của nó, hoặc bạn có thấy cấu trúc ngôn ngữ của nó – Sự kiện thật hoặc sự giải thích? Chúng ta phải rất rõ ràng ở điều này bởi vì sự giải thích không phải là sự thật, mô tả không phải là sự mô tả; và khi bạn nói, “Tôi biết” có lẽ bạn chỉ nhận thức sự mô tả mà thôi.
Người hỏi: Không phải.
Krishnamurti: Xin làm ơn đừng trả lời quá nhanh và mất kiên nhẫn. Nếu sự mô tả không phải là điều mô tả, thì chỉ có sự mô tả. Sự mô tả là một sự thật, sự thật này: đam mê, nhậy cảm và năng lượng bị đánh mất khi có sự xung đột. Và xung đột là tất cả mọi tư tưởng và cảm giác, vốn là tất cả tâm trí. Tâm trí là tất cả mọi ưa và ghét, xét đoán, phê phán, bào chữa vân vân và vân vân. Và một hoạt động quan trọng của tâm trí là sự mô tả, nơi mà nó bị dính mắc. Tâm trí thấy được sự mô tả của riêng nó và bị dính mắc trong nó và tưởng rằng nó thấy được sự vật trong khi thực tại bị dính mắc trong sự vận hành của nó. Vì vậy chỗ chúng ta hiện thời, nơi cái đang là và không phải là sự mô tả? 
Người hỏi: Ngài dạy rằng có sự xung đột, vốn là tất cả mọi hoạt động của tâm trí, và sự xung đột đó hủy diệt cảm quan, năng lượng và sự đam mê của chính tâm trí. Cho nên, tâm trí tự đần độn nó qua sự xung đột, qua sự đối kháng với chính nó.
Krishnamurti: Vì vậy câu hỏi của bạn trở nên: Làm sao tâm trí có thể chấm dứt đối kháng với chính nó?
Người hỏi: Đúng thế.
Krishnamurti: Có phải câu hỏi này thêm một sự phê phán khác, biện hộ, trốn chạy, thêm các hoạt động can thiệp của tâm trí khiến nó đối kháng chính nó? Nếu như vậy, thì nó sản sinh xung đột. Có phải câu hỏi này nỗ lực loại bỏ sự xung đột? Nếu như vậy, thì sẽ xung đột hơn, và bạn thì mãi mãi trong vòng quay khủng khiếp đó. Cho nên, câu hỏi đúng đắn không phải là làm sao chấm dứt sự xung đột nhưng thấy được chân lý, nơi đam mê và cảm quan đang là, sự xung đột vắng bóng. Bạn có thấy điều này không?
Người hỏi: Thưa có.
Krishnamurti: Ngài không còn quan tâm với sự chấm dứt xung đột. Nó sẽ dần rơi rụng. Nhưng nó sẽ không bao giờ rơi rụng cho đến khi tư tưởng vẫn còn bồi dưỡng nó. Điều quan trọng là sự đam mê và cảm quan, không phải là tiến trình chấm dứt sự xung đột.
Người hỏi: Tôi thấy được điều này, nhưng điều đó không có nghĩa là tôi đam mê; Nó không có nghĩa là tôi đã kết thúc sự xung đột.
Krishnamurti: Nếu ngài thật sự thấy được điều này, chính hành động của tiến trình thấy đó là sự đam mê, cảm quan, năng lượng. Và trong tiến trình thấy đó không có sự xung đột.

ĐÀM LUẬN 8Th

Người hỏi: Tôi rời bỏ thế giới này, thế giới của văn chương, bởi vì tôi muốn sống một cuộc đời tâm linh. Tôi từ bỏ tất cả mọi ham muốn, tham vọng được nổi danh của tôi, mặc dù tôi sở hữu tiềm năng cần có, và tìm đến ngài với hy vọng được tìm thấy, được nhận thức sự tối thượng. Tôi đã từng tọa thiền dưới gốc cây Banyan lớn khoảng chừng năm năm và bây giờ tôi hốt nhiên thấy bản thân mình đần độn, mệt mỏi, nội tâm cô độc và khá đau khổ. Tôi thức dậy mỗi buổi sáng để khám phá rằng tôi chẳng hề nhận thức được gì cả, và có lẽ hai năm về trước tốt hơn đối với tôi khi tôi vẫn còn hào hứng với tôn giáo thật mãnh liệt. Bây giờ thì sự hào hứng đó không còn nữa, và cuối cùng tôi đã hy sinh hết tất cả mọi sự trên thế gian để tìm kiếm Thượng Đế, tôi cũng không còn Thượng Đế. Tôi cảm thấy mình như một trái cam bị kiệt khô hết nước. Đổ lỗi cho ai – các giáo pháp, ngài, môi trường của ngài – hoặc là tôi không có khả năng về điều này, rằng tôi không thể tìm ra được kẻ hở trên bức tường vốn sẽ hiển lộ bầu trời? Hoặc đơn thuần toàn bộ con đường tầm đạo đó, từ đầu đến cuối, là một ảo giác và tôi sẽ tốt hơn là đừng bao giờ nghĩ đến tôn giáo nhưng để dính mắc vào sự hữu hình, mọi điều kiện của mỗi ngày trong kiếp sống trước đó của tôi? Có gì sai lầm, và bây giờ tôi phải nên làm gì? Tôi có nên từ bỏ tất cả điều này? Nếu như thế, để làm gì?
Krishnamurti: Bạn có cảm giác là khi sống dưới gốc cây Banyan, hoặc bất kỳ gốc cây nào khác, là đang hủy diệt bạn, cản trở bạn từ tiến trình hiểu biết, tiến trình thấy biết hay không? Nếu môi trường này đang hủy diệt bạn? Nếu bạn từ bỏ thế giới này và trở lại như trước kia – thế giới văn chương và tất cả mọi sự kiện của đời sống – bạn có bị hủy diệt, đần độn, và bị kiệt khô bởi những sự kiện của đời sống đó hay không? Bạn thấy tiến trình hủy diệt này tiếp diễn cùng khắp trong con người đang chạy đuổi sự thành đạt, bất kỳ những gì họ đang làm và cho bất kỳ những gì mà họ đang làm và cho bất kỳ lý do gì. Bạn thấy nó trong bác sĩ, trong nhà chính trị, trong người khoa học gia, trong người nghệ sĩ. Có ai ở bất cứ nơi chốn nào đã từng trốn chạy được sự hủy diệt này hay không?
Người hỏi: Đúng vậy. Tôi thấy rằng ai cũng bị khô kiệt. Họ có lẽ sở hữu danh vọng địa vị và của cải, nhưng nếu họ quan sát chính họ một cách khách quan thì họ phải đồng ý rằng họ thật sự không là gì khác mà chỉ là bức tường tối tăm của những tác hành, những ngôn ngữ, những công thức, những khái niệm, mọi tâm thái, tính vô vị, những hy vọng và những nỗi sợ hãi. Bên dưới là sự trống vắng và rối rắm, tuổi già và sự cay đắng của thất bại.
Krishnamurti: Bạn cũng có thấy là người sùng đạo vốn đã từ bỏ thế gian vẫn thật sự trong nó bởi vì phẩm hạnh của họ vẫn bị chi phối bởi cùng các tham vọng đó, vẫn cùng nỗ lực được thành tựu đó, để trở thành, để nhận thức, để đạt đến, để nắm bắt và để chấp thủ hay không? Các đối tượng của nỗ lực này được gọi là tâm linh và xem ra khác biệt với các đối tượng nỗ lực của thế gian, nhưng chúng không hề khác bởi vì sự nỗ lực đó chính xác đồng một sự vận hành. Người tầm đạo cũng bị dính mắc trong các công thức, các lý tưởng, mọi hy vọng, mọi sự chắc chắn về mình, vốn chỉ là những niềm tin – và họ cũng trở nên già nua, xấu xí và rỗng không. Cho nên, thế giới A mà họ đã từ bỏ cũng giống chính xác với thế giới B của cái gọi là cuộc đời tâm linh. A tức là B, và B tức là A. Trong cái gọi là thế giới tâm linh, bạn đang bị hủy diệt cũng giống như bạn đang bị hủy diệt trong thế giới trần tục bên kia. Bạn có nghĩ là tiến trình chết chóc này, sự hủy diệt này, đến từ môi trường của bạn, hoặc từ chính bạn hay không? Nó đến từ nơi khác hoặc là từ bạn? Có phải có một cái gì đó được thành tựu với bạn hoặc là một cái gì mà bạn đang làm hay không?
Người hỏi: Tôi tưởng là tiến trình chết này, sự hủy diệt này, là kết quả của môi trường của tôi, nhưng bây giờ ngài đã chỉ ra nó đã xảy ra như thế nào trong tất cả mọi môi trường, cùng khắp mọi nơi và tiếp diễn thậm chí khi ta thay đổi môi trường từ A đến B, hoặc ngược lại từ B đến A. Tôi bắt đầu thấy được sự hủy diệt này không phải là kết quả của môi trường. Tiến trình chết này là sự tự-hủy diệt. Nó là một cái gì mà tôi đã tự làm với bản thân tôi. Chính tôi là người tạo tác nó. Tôi là người phải chịu trách nhiệm, và nó không liên quan gì đến con người hoặc môi trường.
Krishnamurti: Đây là quan điểm quan trọng nhất để nhận thức. Sự hủy diệt này phát xuất từ chính bản thân bạn và không một ai khác và không cái gì khác. Không phải từ môi trường của bạn, không phải từ con người, không phải từ các sự kiện hoặc những hoàn cảnh. Bạn phải chịu trách nhiệm cho sự hủy diệt và đau khổ của chính mình, sự cô đơn riêng của chính mình, mọi tâm thái của chính mình, sự trống vắng nông cạn của chính mình. Khi bạn nhận thức được điều này, một là bạn trở nên cay đắng hơn hoặc vô cảm với tất cả, giả vờ rằng tất cả đều tốt đẹp, hoặc bạn trở nên loạn thần kinh, lắc lư chập chờn giữa A và B, tư duy rằng có vài sự khác biệt nào giữa chúng, hoặc bạn dùng rượu hoặc thuốc như bao người khác đã làm.
Người hỏi: Tôi bây giờ đã hiểu rồi.
Krishnamurti: Trong trường hợp này, bạn sẽ từ bỏ tất cả mọi hy vọng tìm đến một giải pháp qua sự thay đổi môi trường bên ngoài của cuộc đời của bạn, bằng cách đơn thuần thay đổi từ B đến A, bởi bạn sẽ biết rằng A và B đều như nhau; Trong cả hai là khát vọng được thành tựu, được đạt đến, để gặt hái khoái lạc tối hậu, được gọi là giác ngộ, Thượng Đế, Chân lý, tình thương, một trương mục béo bở hoặc bất kỳ hình thức an ổn nào.
Người hỏi: Tôi thấy được điều này, nhưng tôi phải làm gì? Tôi vẫn đang dẫy chết, vẫn tự hủy diệt mình. Tôi cảm thấy bị khô kiệt, trống rỗng, và vô dụng. Tôi đã đánh mất tất cả những gì tôi có và chẳng gặt hái được lợi lạc gì.
Krishnamurti: Nếu vậy thì bạn vẫn chưa hiểu. Khi bạn cảm xúc và nói lên lời này, bạn vẫn đang bước trên cùng một lộ trình mà chúng ta đang đề cập đến – Lộ trình của thành tựu – bản ngã trong A hoặc B. Lộ trình đó là sự tự sát. Lộ trình đó là yếu tố của tiến trình chết. Cảm giác của bạn là bạn đã đánh mất tất cả và chẳng gặt hái được lợi lộc gì khi du hành trên lộ trình đó; Lộ trình đó là sự hủy diệt. Chính lộ trình đó là điểm đến của nó vốn là sự tự-hủy, tuyệt vọng, cô đơn, thiếu trưởng thành. Cho nên, câu hỏi hiện thời là, bạn đã thật sự quay lưng với lộ trình đó?
Người hỏi: Làm sao tôi biết là tôi đã quay lưng với nó hoặc là không?
Krishnamurti: Bạn không biết, nhưng nếu bạn thấy lộ trình đó thật sự là, không chỉ là điểm cuối nhưng cũng là bước khởi đầu, cũng tương tợ như bước cuối của nó, thế thì bạn khó có thể bước trên nó được. Có lẽ bạn, biết được sự nguy hiểm của nó, thỉnh thoảng bị lạc đường khi không chú ý và rồi thì bạn hốt nhiên nắm bắt chính mình trên nó – nhưng thấy con đường và cảnh hoang tàn của nó là kết cuộc của lộ trình đó, và đây là tạo tác duy nhất. Đừng nói, “Tôi không hiểu nó. Tôi chắc chắn suy nghĩ về nó. Tôi nhất định phải tu tập. Tôi phải thực tập tỉnh thức. Tôi chắc chắn phải tìm hiểu chú ý là gì. Tôi nhất định phải tham thiền và thể nhập trong nó.” Nhưng hãy thấy rằng mỗi một sự vận hành của sự hoàn thành, thành tựu hoặc lệ thuộc trong sự sống là lộ trình đó. Hãy thấy biết đây là sự từ bỏ lộ trình đó. Khi bạn thấy được sự nguy hiểm thì bạn sẽ không ồn ào, nỗ lực quyết tâm là bạn phải nên làm gì với nó. Nếu, khi đối đầu với sự nguy hiểm, bạn nói, “Tôi nhất định phải suy nghiệm về nó, hãy trở nên ý thức nó, hãy thể nhập vào nó và thấu hiểu nó.” Bạn bị lạc loài. Đã quá trễ. Cho nên, điều mà bạn cần làm là đơn giản nhìn con đường đó, nó là gì, nó sẽ đưa bạn đến đâu và nó cảm giác như thế nào – và rồi bạn sẽ bước trên một đường hướng khác. Đây là ý của chúng ta chúng ta khi chúng ta nói về sự tỉnh thức. Ý của chúng ta là hãy ý thức con đường và tất cả mọi ý nghĩa của lộ trình đó, ý thức đến chính bạn, và mọi chuyển dịch khác nhau trong cuộc đời vốn trên cùng một lộ trình. Nếu bạn nỗ lực thấy biết hoặc bước đi trên “lộ trình kia”, bạn vẫn đang trên cùng một lộ trình cũ.
Người hỏi: Làm sao tôi chắc chắn là tôi thấy được là tôi phải làm gì?
Krishnamurti: Bạn không thể thấy điều có thể làm, bạn chỉ có thể thấy điều không nên làm. Sự phủ định toàn diện con đường đó là một tiến trình khởi đầu, một con đường khác. Con đường kia không nằm trên bản đồ, hoặc có thể vẻ được trên bản đồ. Mỗi bản đồ là một bản đồ của một đường hướng sai lầm, của con đường củ.

Trích: Tám cuộc đàm luận 
Tác Giả: J. Kristnamurti
Dịch Việt: Nhất Như
Nguồn : Thư viện Hoa Sen