1. Mục đích của pháp học là để chỉ ra pháp hành
Câu hỏi: Thưa thầy khi đã thấy và sống với pháp hành thì khi đó ta bỏ hẳn pháp học có được không, lúc đó chỉ còn sống với pháp hành thôi, đời sống lúc đó là như thị có được không ạ?
Trả lời: Mục đích của pháp học là để chỉ ra pháp hành, vì vậy nếu pháp hành đúng, nghĩa là đã thấy thực tánh pháp, thì không cần pháp học nữa cũng được. Còn nếu hiểu pháp học chưa đúng mà thực hành thì pháp hành đó không thể đưa đến sự thấy biết như thực, do đó càng hành càng xa chánh pháp.
2. VẤN ĐỀ TÌNH DỤC
Trả lời: Mục đích của pháp học là để chỉ ra pháp hành, vì vậy nếu pháp hành đúng, nghĩa là đã thấy thực tánh pháp, thì không cần pháp học nữa cũng được. Còn nếu hiểu pháp học chưa đúng mà thực hành thì pháp hành đó không thể đưa đến sự thấy biết như thực, do đó càng hành càng xa chánh pháp.
2. VẤN ĐỀ TÌNH DỤC
Câu hỏi: Thưa Thầy, người Phật tử còn sống trong đời thường thì giữ tâm thế nào cho đúng khi đứng trước vấn đề tình dục? Thưa Thầy, tâm ham muốn tình dục có phải là trở ngại lớn nhất cho người tu không? Khi còn mắc kẹt với vấn đề tình dục thì đường tu sẽ bị thối chuyển đúng không?Thưa Thầy, khi còn kẹt vào vấn đề này thì con phải làm sao để đặt xuống, khắc phục tình trạng đó?
Con vẫn biết vấn đề này rất khó nói nhưng con nghĩ chắc nhiều người như con cũng còn bị kẹt vào, mong Thầy khai mở.
Trả lời: Điều này thầy đã trả lời nhiều lần rồi tại con không theo dõi thôi. Tình dục (kāma chanda) không phải là quan hệ nam nữ mà bao gồm cả mắt tai mũi lưỡi thân tham ái đối với sắc thanh hương vị xúc nên được gọi là ngũ dục.Đây là vấn đề toàn bộ chứ không phải chỉ cục bộ trong quan hệ nhục dục của nam nữ thôi. Và đây cũng là tính cách chung của cõi Dục Giới.
Không thể vượt qua ngũ dục bằng cách phê phán, đè nén, trốn tránh hay buông theo chúng mà phải thấu hiểu sự vận hành cùa chúng. Thực ra sự tiếp xúc giữa căn và trần là bản năng tự nhiên, tự nó không có tội, nhưng tội là do cái ta tư tưởng tạo ra. Nếu con biết lặng lẽ quan sát bản năng tình dục mà không để tư tưởng xen vào kiểm duyệt hay khuyến khích thì nó không trở nên phúc tạp hay rối loạn như con tưởng. Vì vậy một vị Thánh Tu Đà Hoàn vẫn có vợ, vẫn sống trong ngũ dục mà vẫn không rơi vào tội lỗi, sa đọa.
Con vẫn biết vấn đề này rất khó nói nhưng con nghĩ chắc nhiều người như con cũng còn bị kẹt vào, mong Thầy khai mở.
Trả lời: Điều này thầy đã trả lời nhiều lần rồi tại con không theo dõi thôi. Tình dục (kāma chanda) không phải là quan hệ nam nữ mà bao gồm cả mắt tai mũi lưỡi thân tham ái đối với sắc thanh hương vị xúc nên được gọi là ngũ dục.Đây là vấn đề toàn bộ chứ không phải chỉ cục bộ trong quan hệ nhục dục của nam nữ thôi. Và đây cũng là tính cách chung của cõi Dục Giới.
Không thể vượt qua ngũ dục bằng cách phê phán, đè nén, trốn tránh hay buông theo chúng mà phải thấu hiểu sự vận hành cùa chúng. Thực ra sự tiếp xúc giữa căn và trần là bản năng tự nhiên, tự nó không có tội, nhưng tội là do cái ta tư tưởng tạo ra. Nếu con biết lặng lẽ quan sát bản năng tình dục mà không để tư tưởng xen vào kiểm duyệt hay khuyến khích thì nó không trở nên phúc tạp hay rối loạn như con tưởng. Vì vậy một vị Thánh Tu Đà Hoàn vẫn có vợ, vẫn sống trong ngũ dục mà vẫn không rơi vào tội lỗi, sa đọa.
3. Điều chỉnh thái độ nhận thức
Câu hỏi: Thầy kính! Con thực sự rất ngưỡng mộ, trân trọng, và tâm phục trí tuệ, đức độ Thầy qua sách Thầy viết và các mục hỏi đáp trên trang web này. Con có tỉnh thức quay về thực tại, đối diện với mọi sự việc xảy ra và cố gắng giải quyết sống thật tốt trong hiện tại, luôn thương yêu giúp đỡ mọi người. Nhưng thưa thầy, sao con vẫn còn đang mất tự tin nơi chính mình, và tất cả mọi việc, có lúc muốn tự vận luôn đó Thầy! Thầy ơi, con phải làm sao đây? Con xin Thầy giúp con với. Con cám ơn Thầy nhiều.
Trả lời: Có thể là con quá cầu toàn nên không tự tin vì thất vọng với cái bất toàn nơi con. Nhưng hoàn toàn chính là thấu hiểu cái bất toàn. Khi con trở về với thực tại con chưa thực sự trọn vẹn trong sáng với thực tại thì làm sao con thấu hiểu được nó. Con chỉ trở về để "cố gắng giải quyết sống cho thật tốt", đó chính là cầu toàn. Nhưng thật tốt là tốt theo một quan niệm có sẵn hoặc một hệ quy chiếu nào, hay tốt là thấy ra sự thật như nó là để thấu hiểu bản chất bất toàn của nó. Con chỉ nên điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của con ngay nơi sự kiên chứ không cần phải cố gắng thay đổi sự kiện đó.
Trả lời: Có thể là con quá cầu toàn nên không tự tin vì thất vọng với cái bất toàn nơi con. Nhưng hoàn toàn chính là thấu hiểu cái bất toàn. Khi con trở về với thực tại con chưa thực sự trọn vẹn trong sáng với thực tại thì làm sao con thấu hiểu được nó. Con chỉ trở về để "cố gắng giải quyết sống cho thật tốt", đó chính là cầu toàn. Nhưng thật tốt là tốt theo một quan niệm có sẵn hoặc một hệ quy chiếu nào, hay tốt là thấy ra sự thật như nó là để thấu hiểu bản chất bất toàn của nó. Con chỉ nên điều chỉnh thái độ nhận thức và phản ứng của con ngay nơi sự kiên chứ không cần phải cố gắng thay đổi sự kiện đó.
4. Cơ bản của người Phật tử là Tam quy, ngũ giới
Câu hỏi: Con xin thành kính tri ân Thầy đã hoan hỷ giải đáp thắc mắc của con ngày 1/3. Bạch thầy, con xin Thầy hoan hỷ giúp con giải pháp trong chuyện sau:Con có một người bạn rất thân (tri kỷ). Cách đây 4 năm, bạn con có quen một người. Người đó học vị khá cao và cũng am hiểu Phật giáo Nguyên Thủy do thường xuyên nghiên cứu. Trong suốt thời gian đó, người này đã giúp bạn con rất nhiều về mặt kiến thức để tu tập hành thiền, con rất mừng vì chúng con đã gặp duyên đến với chánh pháp.Nhưng có một điều con không tán thành là người đó lại dụ dỗ bạn con về mặt tình cảm mặc dù đã có vợ, lại còn nói rằng: "đây là nghiệp quá khứ, phải trả cho hết nghiệp, đang là cư sĩ thì không phạm giới..." Người đó còn xúi bạn con ly dị chồng, không nên giúp cha mẹ, anh em thường xuyên vì đó là không chấp thiện, không chấp ác!Con hiểu rằng, nếu đã hiểu chánh pháp, không mê tín, đã có duyên cùng giúp nhau học hỏi tu tập đúng chánh pháp theo lời Phật dạy thì không thể có những hành vi như vậy được, về mặt luật pháp cũng không cho phép, về mặt đạo lại càng sai. Phật dạy cách chuyển nghiệp và cắt nghiệp đâu phải vậy, có đúng không Thầy? Theo con hiểu rằng, nếu hiểu đúng lời Phật dạy, khi đủ duyên đến với nhau, mặc dù trong tâm khởi lên tình cảm (yêu thương), nhưng hoàn cảnh không cho phép (đã có vợ) thì giúp nhau tinh tấn tu tập, không vụ lợi dưới bất cứ hình thức nào mới là người học cao hiểu rộng, mới là sư sĩ đáng được tôn trọng.Kính thưa Thầy, con rất muốn tìm đến nhà người đó để gặp người vợ nói ra sự tình, nhưng con chưa dám vì sợ gia đình họ xáo trộn thì con lại tạo nghiệp ác. Bây giờ con phải làm thế nào để giúp và kéo bạn con ra khỏi vòng luẩn quẩn này vì bạn con rất muốn học hỏi tu tập. Hơn nữa người đó cứ nói là: "đi tìm người hiểu đúng chánh pháp rất khó, thời mạt pháp này toàn là tu theo tà pháp, không học theo được, lại uổng công vô ích..."Con xin Thầy giúp chúng con giải pháp đúng chánh pháp. Một lần nữa con kính xin Thầy hoan hỷ, con rất mong được nương tựa nơi Thầy, Tam Bảo khi chúng con còn vô minh chưa có lối thoát. con thành kính tri ân thầy. Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.
Trả lời: Có hai cách hiểu pháp, một là hiểu trên lý thuyết, hai là hiểu trên thực hành. Nếu lý thuyết giỏi mà tâm chưa thông, hành chưa đúng thì vẫn chỉ là ngôn ngữ suông, nghĩa là phi pháp chứ không phải chánh pháp. Cơ bản của người Phật tử là Tam quy, ngũ giới mà không giữ được thì không thể nào thấu hiểu được Phật pháp sâu xa vi diệu được.
5. Giữ Bát quan trai giới có mục đích để tập sống giản dị
Câu hỏi: Con có tập giữ bát quan trai giới vào các ngày mồng 5,8,14,15,20,23,29,30. Các chi giới như là sát sinh, tà dâm, trộm cắp thì con không băn khoăn. Nhưng các chi gần cuối thì con hay băn khoăn. Ví dụ là "không nằm, ngồi nơi quá cao và xinh đẹp" nên con cứ ngồi trên giường hay ghế sa-lông là lại bị hồi hộp trạo cử vì không biết có phạm giới hay không? Chi giới "không thoa các chất thơm, trang điểm..." thì khi tắm con cứ ngại là dùng dầu gội đầu hay xà bông thì sẽ bị phạm giới. Không biết với người tại gia thì tiêu chuẩn giường và ghế thế nào là quá cao rộng và đẹp đẽ ạ? Con muốn có những ngày Trai giới chu toàn, xin quý thầy cho lời khuyên để thực hiện trai giới tốt hơn ạ. Con xin cảm ơn.
Trả lời: Thực ra giữ Bát quan trai giới có mục đích để tập sống giản dị, không để quá lệ thuộc vào tiện nghi vật chất (nằm ngồi nơi quá cao sang, say mê ăn uống) hay dính mắc vào những thói quen mê đắm (âm nhạc, trang điểm, nước hoa v.v...) Con ngồi trên ghế salon hoặc tắm gội bằng xà-bông chứ đâu phải trang điểm hay xức dầu thơm gì nên không sao. Hơn nữa, ngoại trừ ngũ giới nếu phạm thì có tội, những giới còn lại trong bát quan trai giữ được thì có phước, giữ không được thì không có phước chứ không có tội nên con đừng sợ.
6. luật cấm tiết lộ quả chứng
Câu hỏi: Thưa thầy con có thắc mắc điều này: nếu một người tại gia hỏi một người xuất gia rằng thầy đã chứng được Thánh Đạo hay Thánh Quả nào chưa, nếu vị xuất gia đó quả thực đã đắc đạo và quả thì vị ấy nên trả lời thế nào để không phạm giới luật? (Vì con thấy trong luật tạng có luật cấm tiết lộ quả chứng đến người chưa thọ đại giới.)
Trả lời: Đạo Quả của những bậc Thánh chỉ để đức Phật xác nhận trình độ thực chứng của một hành giả, chứ không ai tự xưng mình đắc Đạo Quả cả. Hành giả có thể nói: Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Tam Bảo, hoặc tôi đã buông gánh nặng xuống v.v... Dù đắc Thánh Quả không ai đi khoe khoang, khoe khoang chứng tỏ chưa đắc, vì Thánh nhân đâu còn cái ngã để tự hào, để muốn mọi người biết đến. Còn nếu chưa đắc mà khoe thì phạm tội Bất Cộng Trụ, bị trục xuất ra khỏi Tăng-già.
7. Thấy rõ nhân quả không sai lạc
Trả lời: Thực ra giữ Bát quan trai giới có mục đích để tập sống giản dị, không để quá lệ thuộc vào tiện nghi vật chất (nằm ngồi nơi quá cao sang, say mê ăn uống) hay dính mắc vào những thói quen mê đắm (âm nhạc, trang điểm, nước hoa v.v...) Con ngồi trên ghế salon hoặc tắm gội bằng xà-bông chứ đâu phải trang điểm hay xức dầu thơm gì nên không sao. Hơn nữa, ngoại trừ ngũ giới nếu phạm thì có tội, những giới còn lại trong bát quan trai giữ được thì có phước, giữ không được thì không có phước chứ không có tội nên con đừng sợ.
6. luật cấm tiết lộ quả chứng
Câu hỏi: Thưa thầy con có thắc mắc điều này: nếu một người tại gia hỏi một người xuất gia rằng thầy đã chứng được Thánh Đạo hay Thánh Quả nào chưa, nếu vị xuất gia đó quả thực đã đắc đạo và quả thì vị ấy nên trả lời thế nào để không phạm giới luật? (Vì con thấy trong luật tạng có luật cấm tiết lộ quả chứng đến người chưa thọ đại giới.)
Trả lời: Đạo Quả của những bậc Thánh chỉ để đức Phật xác nhận trình độ thực chứng của một hành giả, chứ không ai tự xưng mình đắc Đạo Quả cả. Hành giả có thể nói: Tôi hoàn toàn tin tưởng vào Tam Bảo, hoặc tôi đã buông gánh nặng xuống v.v... Dù đắc Thánh Quả không ai đi khoe khoang, khoe khoang chứng tỏ chưa đắc, vì Thánh nhân đâu còn cái ngã để tự hào, để muốn mọi người biết đến. Còn nếu chưa đắc mà khoe thì phạm tội Bất Cộng Trụ, bị trục xuất ra khỏi Tăng-già.
7. Thấy rõ nhân quả không sai lạc
Câu hỏi: Thưa Thầy! Xin Thầy cho con hỏi người tu hành tu đến mức nào thì mới tin nhân quả 100%, đến mức nào thì mới thấy rõ nhân quả không sai lạc? Con cảm ơn Thầy!
Trả lời: Khi nào tâm con không còn bị ngăn che bởi khái niệm, tư tưởng, tình cảm, lý trí chủ quan v.v. thi lập tức thấy ngay nhân quả. Nhưng chính khi con đưa ra mức thời gian thì tâm con đã bị vướng bận rồi đó. Chỉ cần thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại, hay phản ánh thực tại với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thì tự khắc con sẽ thấy ngay nhân quả không thể nào sai lệch được.
8. Người cư sĩ PHẢI LÀM GÌ nếu lỡ phạm giới
Trả lời: Khi nào tâm con không còn bị ngăn che bởi khái niệm, tư tưởng, tình cảm, lý trí chủ quan v.v. thi lập tức thấy ngay nhân quả. Nhưng chính khi con đưa ra mức thời gian thì tâm con đã bị vướng bận rồi đó. Chỉ cần thận trọng, chú tâm, quan sát thực tại, hay phản ánh thực tại với tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành, thì tự khắc con sẽ thấy ngay nhân quả không thể nào sai lệch được.
8. Người cư sĩ PHẢI LÀM GÌ nếu lỡ phạm giới
Câu hỏi: Thưa Thầy! Người cư sĩ nếu lỡ phạm giới thì có nhất thiết phải đến chùa thọ giới lại không? Vì không phải ai cũng có đủ duyên đến chùa thường xuyên để thọ lại năm giới.
Trả lời: Tâm lý, người sai phạm khi đối trước người khác, nhất là bậc tôn túc, ở nơi tôn nghiêm, để xin sám hối và nguyện sửa sai thì dễ trở lại trong sạch hơn, do đó người ta thường đi chùa để xin sám hối và thọ giới lại với một vị Tăng để bày tỏ quyết tâm điều chỉnh sai phạm của mình. Tuy nhiên nhiều người sợ tội và nghĩ rằng đi đến chùa thọ giới lại cho hết tội là rất sai lầm. Tốt nhất là người phạm giới có ý thức trách nhiệm về hành vi của mình chứ không tìm cách chạy tội để có được cảm giác an toàn. Trong trường hợp này chẳng thà chịu ray rứt ăn năn còn hơn có được cảm giác yên tâm giả tạo. Cần thận trọng quan sát hành vi của mình để biết mình đã sai phạm điều gì, ở mức độ nào, tính chất và nguyên nhân ra sao... để tự điều chỉnh chính hành vi của mình mới thật sự là thành tâm sám hối và sửa sai. Bất cứ ở đâu con nhận biết sai lầm của mình và sửa sai ngay tại đó đều tốt cả, chứ không nhất thiết đợi đến chùa thọ giới lại cho yên tâm mới là tốt đâu
Trả lời: Tâm lý, người sai phạm khi đối trước người khác, nhất là bậc tôn túc, ở nơi tôn nghiêm, để xin sám hối và nguyện sửa sai thì dễ trở lại trong sạch hơn, do đó người ta thường đi chùa để xin sám hối và thọ giới lại với một vị Tăng để bày tỏ quyết tâm điều chỉnh sai phạm của mình. Tuy nhiên nhiều người sợ tội và nghĩ rằng đi đến chùa thọ giới lại cho hết tội là rất sai lầm. Tốt nhất là người phạm giới có ý thức trách nhiệm về hành vi của mình chứ không tìm cách chạy tội để có được cảm giác an toàn. Trong trường hợp này chẳng thà chịu ray rứt ăn năn còn hơn có được cảm giác yên tâm giả tạo. Cần thận trọng quan sát hành vi của mình để biết mình đã sai phạm điều gì, ở mức độ nào, tính chất và nguyên nhân ra sao... để tự điều chỉnh chính hành vi của mình mới thật sự là thành tâm sám hối và sửa sai. Bất cứ ở đâu con nhận biết sai lầm của mình và sửa sai ngay tại đó đều tốt cả, chứ không nhất thiết đợi đến chùa thọ giới lại cho yên tâm mới là tốt đâu
9. GIỚI THỨ BA
Kính Thầy, Trường hợp một người đã có gia đình nhưng lại thương một người nữ khác. Trường hợp thứ nhất: Ông xin ly dị hẳn hòi, người vợ vẫn còn thương chồng nhưng vẩn chấp nhận ly dị và người chồng đã có người nữ mới. Trong trường hợp này, người chồng có phạm giới tà dâm đối với người vợ cũ không? (Vì người vợ vẫn còn chưa dứt khoát) Trường hợp thứ hai: Vì con còn nhỏ, nên hai người đồng ý trả lại tự do cho nhau mà không cần đến luật pháp, nghĩa là chỉ sống chung như anh em để không gây xáo trộn cho con (nhưng người vợ vẫn còn thương chồng), như vậy người đàn ông này có phạm giới thứ ba không nếu có quan hệ với người nữ ông thương? Kính mong quý Thầy hoan hỷ giúp con làm đúng.
Trả lời:
Giới là điều học, lẽ ra con nên lấy đó để tự chiêm nghiệm học hỏi, sao lại đi hỏi thầy. Giới giúp chúng ta điều chỉnh hành vi tinh tế ở từng trường hợp cá biệt của mỗi người, vì vậy mỗi người nên cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng trong hành vi đạo đức của mình chứ không nên rập khuôn theo ai khác.
Tình huống chỉ là hoàn cảnh bên ngoài, nên dù bất cứ tình huống nào thì cốt lõi đạo đức mới là trọng điểm vì nó là nguyên lý chứ không phải hình thức luật lệ. Vậy nguyên lý này là gì? Tất cả "quan hệ" nam nữ được gọi là tà dâm khi đó là hành động cưỡng ép, bất chính, trái với lương tâm, chỉ để thoả mãn nhục dục, hại mình hại người. (Bất chính là quan hệ với người khác phái không phải hay không còn là vợ mình).
10. Ý NGHĨA "Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính là đây."
Câu hỏi: Xin Thầy giảng cho con hiểu 4 câu sau: "Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng Chỉ có pháp hiện tại Tuệ quán chính là đây." Vì sao hiện tại lại quan trọng hơn tương lai và nếu không có quá khứ thì sao lại có hiện tại? Cám ơn Thầy.
Trả lời: Mặc dù có quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, chỉ còn pháp hiện tại là đối tượng thật sự đang hiện hữu để chúng ta có thể thấy biết, điều chỉnh hay xử lý mà thôi. Ví dụ khi con đi qua một cây cầu khỉ nếu con không thận trọng, chú tâm, quan sát vào hoàn cảnh hiện tại thì con sẽ bị té xuống mương ngay, lúc đó quá khứ tương lai không thể cứu con được.
Không phải hiện tại quan trọng hơn quá khứ tương lai, nhưng quá khứ chỉ có thể là bài học kinh nghiệm cho hiện tại, còn tương lai thì lại tùy thuộc vào những gì chúng ta đang làm trong hiện tại. Như vậy cần phải thận trọng, chú tâm, quan sát hiện tại để học ra bài học thiết thực của mình. Một học sinh cứ muốn học bài lớp trước, hoặc mong học bài lớp sau thì làm sao thông suốt được bài vở của mình trong lớp em đang học? Muốn có tương lai em ấy phải học bài học hiện tại ở lớp mình cho thông mới được
Trả lời: Mặc dù có quá khứ, hiện tại, vị lai, nhưng quá khứ đã qua rồi, tương lai thì chưa đến, chỉ còn pháp hiện tại là đối tượng thật sự đang hiện hữu để chúng ta có thể thấy biết, điều chỉnh hay xử lý mà thôi. Ví dụ khi con đi qua một cây cầu khỉ nếu con không thận trọng, chú tâm, quan sát vào hoàn cảnh hiện tại thì con sẽ bị té xuống mương ngay, lúc đó quá khứ tương lai không thể cứu con được.
Không phải hiện tại quan trọng hơn quá khứ tương lai, nhưng quá khứ chỉ có thể là bài học kinh nghiệm cho hiện tại, còn tương lai thì lại tùy thuộc vào những gì chúng ta đang làm trong hiện tại. Như vậy cần phải thận trọng, chú tâm, quan sát hiện tại để học ra bài học thiết thực của mình. Một học sinh cứ muốn học bài lớp trước, hoặc mong học bài lớp sau thì làm sao thông suốt được bài vở của mình trong lớp em đang học? Muốn có tương lai em ấy phải học bài học hiện tại ở lớp mình cho thông mới được
11. Đại Tạng Kinh
Câu hỏi:
Thưa thầy. Theo con thấy thì Đại Tạng Kinh Việt Nam chưa dịch hai cuốn Culla Niddesa và Maha Niddesa trong bộ Kinh Tiểu bộ. Thưa thầy, nếu thầy đã xem qua hai cuốn này xin thầy cho biết có gì quan trọng về mặt tri kiến hay pháp hành không ạ? Vì con thấy ví dụ như bộ Vô Ngại Giải Đạo được dịch sau bốn bộ Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu nhưng lại rất có giá trị về pháp học cũng như pháp hành...
Trả lời:
Theo thầy thì lời dạy của đức Phật dù ở Kinh nào cũng có giá trị cả. Nói cụ thể hơn, mỗi lời dạy có giá trị với mỗi người có căn cơ trình độ thích hợp. Có những vị thông thuộc Tam Tạng nhưng vẫn bị đức Phật gọi "Này tỳ kheo trống rỗng kia!". Ngược lại, có vị nghe chưa hết một câu kệ đức Phật hoặc một vị Thánh Tăng dạy đã đắc Đạo Quả liền. Năm vị Kiều-Trần-Như chỉ nghe bài pháp Tứ Diệu Đế mà vẫn đắc Đạo Quả Vô Sanh, lúc đó đâu đã có Tam Tạng! Kinh Điển chỉ có mục đích giúp chúng ta thấy ra sự thật. Nếu chỉ đọc một bài kinh trong bất cứ tạng nào, bộ nào mà đã thấy ra sự thật thì cứ ngay nơi sự thật đó mà tu thì vẫn được gọi là sống thuận Pháp. Nếu con chưa thấy ra thực tánh thì cứ học hỏi Kinh Điển, nhưng không nên nói Kinh này giá trị pháp học pháp hành hơn Kinh kia, hoặc cho rằng phải học cho hết chữ nghĩa trong Kinh Điển mới tu được, nếu vậy biết bao giờ mới thấy được điều Phật muốn dạy đây? Có câu nói rằng: "Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn" nghĩa là còn chấp ngôn từ thì chưa biết, biết rồi thì không còn chấp ngôn từ nữa. Kinh Điển dù hay cách mấy cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Nếu quá say mê chữ nghĩa trong Kinh Điển thì chẳng khác nào mãi chiêm ngưỡng bàn tay đẹp làm sao thấy được mặt trăng!
Phật Pháp tuy vô biên nhưng chỉ có một cốt lõi thôi, ai thấy được cốt lõi đó thì dù không biết nhiều ngôn ngữ Kinh Điển vẫn suốt thông Phật Pháp. Có vị tỳ kheo học ba tháng không thuộc một bài kệ mà vẫn đắc Đạo Quả Vô Sanh, có tuệ vô ngại giải, ấy là vì vị ấy đã thấy ra cốt lõi của Pháp.Thầy chỉ từ nơi câu "Không bước tới không dừng lại Như Lai thoát khỏi bộc lưu" mà thấy Pháp. Từ đó thầy chỉ học sống không bước tới không dừng lại thôi cũng đã thấy Phật Pháp thật thâm sâu vi diệu. Cũng từ đó thầy quên ngôn ngữ Kinh Điển, chỉ sống với Pháp thôi. Nếu con cứ hỏi thầy Kinh Điển thì thầy xin chào thua rồi đó. Có vị thiền sư khi thấy Pháp đã cảm hứng nói lên bài kệ như sau: "Giáo Pháp lưu truyền tám vạn tư, học hành không thiếu cũng không dư, năm nay tính lại chừng quên hết, chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ"
Thưa thầy. Theo con thấy thì Đại Tạng Kinh Việt Nam chưa dịch hai cuốn Culla Niddesa và Maha Niddesa trong bộ Kinh Tiểu bộ. Thưa thầy, nếu thầy đã xem qua hai cuốn này xin thầy cho biết có gì quan trọng về mặt tri kiến hay pháp hành không ạ? Vì con thấy ví dụ như bộ Vô Ngại Giải Đạo được dịch sau bốn bộ Nikaya của Hòa thượng Thích Minh Châu nhưng lại rất có giá trị về pháp học cũng như pháp hành...
Trả lời:
Theo thầy thì lời dạy của đức Phật dù ở Kinh nào cũng có giá trị cả. Nói cụ thể hơn, mỗi lời dạy có giá trị với mỗi người có căn cơ trình độ thích hợp. Có những vị thông thuộc Tam Tạng nhưng vẫn bị đức Phật gọi "Này tỳ kheo trống rỗng kia!". Ngược lại, có vị nghe chưa hết một câu kệ đức Phật hoặc một vị Thánh Tăng dạy đã đắc Đạo Quả liền. Năm vị Kiều-Trần-Như chỉ nghe bài pháp Tứ Diệu Đế mà vẫn đắc Đạo Quả Vô Sanh, lúc đó đâu đã có Tam Tạng! Kinh Điển chỉ có mục đích giúp chúng ta thấy ra sự thật. Nếu chỉ đọc một bài kinh trong bất cứ tạng nào, bộ nào mà đã thấy ra sự thật thì cứ ngay nơi sự thật đó mà tu thì vẫn được gọi là sống thuận Pháp. Nếu con chưa thấy ra thực tánh thì cứ học hỏi Kinh Điển, nhưng không nên nói Kinh này giá trị pháp học pháp hành hơn Kinh kia, hoặc cho rằng phải học cho hết chữ nghĩa trong Kinh Điển mới tu được, nếu vậy biết bao giờ mới thấy được điều Phật muốn dạy đây? Có câu nói rằng: "Ngôn giả bất tri, tri giả bất ngôn" nghĩa là còn chấp ngôn từ thì chưa biết, biết rồi thì không còn chấp ngôn từ nữa. Kinh Điển dù hay cách mấy cũng chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng thôi. Nếu quá say mê chữ nghĩa trong Kinh Điển thì chẳng khác nào mãi chiêm ngưỡng bàn tay đẹp làm sao thấy được mặt trăng!
Phật Pháp tuy vô biên nhưng chỉ có một cốt lõi thôi, ai thấy được cốt lõi đó thì dù không biết nhiều ngôn ngữ Kinh Điển vẫn suốt thông Phật Pháp. Có vị tỳ kheo học ba tháng không thuộc một bài kệ mà vẫn đắc Đạo Quả Vô Sanh, có tuệ vô ngại giải, ấy là vì vị ấy đã thấy ra cốt lõi của Pháp.Thầy chỉ từ nơi câu "Không bước tới không dừng lại Như Lai thoát khỏi bộc lưu" mà thấy Pháp. Từ đó thầy chỉ học sống không bước tới không dừng lại thôi cũng đã thấy Phật Pháp thật thâm sâu vi diệu. Cũng từ đó thầy quên ngôn ngữ Kinh Điển, chỉ sống với Pháp thôi. Nếu con cứ hỏi thầy Kinh Điển thì thầy xin chào thua rồi đó. Có vị thiền sư khi thấy Pháp đã cảm hứng nói lên bài kệ như sau: "Giáo Pháp lưu truyền tám vạn tư, học hành không thiếu cũng không dư, năm nay tính lại chừng quên hết, chỉ nhớ trên đầu một chữ NHƯ"
12. PHI HỮU ÁI
Câu hỏi:
Thưa thầy. Phi hữu ái (trong 3 ái của tập đế) được hoàn toàn đoạn diệt tại thời điểm nào thưa thầy? Xin thầy giải đáp.
Trả lời:
Phi hữu ái chính là tâm sân. Tâm sân chỉ hoàn toàn đoạn diệt khi đắc đạo quả A-na-hàm. Câu hỏi của con chỉ giúp con có kiến thức phong phú thêm về lý thuyết kinh điển thôi. Con nên hỏi thực hơn một tí, ví dụ như: "Khi tâm đối kháng với cái không như ý (một phản ứng của phi hữu ái), con nên có thái độ thế nào?" Như vậy con sẽ có câu trả lời hữu ích từ thầy hoặc từ chính con tự thấy ra ngay trên sự kiện hiện thực đó.
Trả lời:
a) Tu sĩ Phật giáo cũng tùy tông phái hoặc địa phương mà có ăn chay hay không ăn chay, sống độc thân hay có gia đình. Điều này tuỳ thuộc vào chủ trương của mỗi tông phái và họ cũng có cái lý riêng của họ. Tu sĩ sống độc thân để không bị ràng buộc vào đời sống gia đình, nhờ vậy họ dễ dàng vân du hành đạo và sống đời sống vô ngã vị tha hơn.
b) Thực ra không phải trọng nam khinh nữ, mà thực tế trong đời sống tu tập người nam có nhiều thuận lợi hơn người nữ. Nhất là trong đời sống xuất gia, người nữ khó sống một mình trong rừng hay những nơi hoang vắng chẳng hạn. Chính vì một số điều bất tiện hơn người nam mà nhiều người tu thích có thân nam hơn thân nữ. Nhưng về mặt tu chứng giác ngộ giải thoát thì Phật giáo không phân biệt nam nữ gì cả.
Thưa thầy. Phi hữu ái (trong 3 ái của tập đế) được hoàn toàn đoạn diệt tại thời điểm nào thưa thầy? Xin thầy giải đáp.
Trả lời:
Phi hữu ái chính là tâm sân. Tâm sân chỉ hoàn toàn đoạn diệt khi đắc đạo quả A-na-hàm. Câu hỏi của con chỉ giúp con có kiến thức phong phú thêm về lý thuyết kinh điển thôi. Con nên hỏi thực hơn một tí, ví dụ như: "Khi tâm đối kháng với cái không như ý (một phản ứng của phi hữu ái), con nên có thái độ thế nào?" Như vậy con sẽ có câu trả lời hữu ích từ thầy hoặc từ chính con tự thấy ra ngay trên sự kiện hiện thực đó.
13. Phật giáo không phân biệt nam nữ về mặt tu chứng giác ngộ giải thoát
Câu hỏi:
Thưa Thầy, (a) Tại sao tu sĩ Phật Giáo phải sống độc thân và ăn chay? Con nghe nói Phật Giáo Tây Tạng không buộc các tu sĩ phải sống độc thân, điều đó có đúng không ạ? (b) Trong nhiều bản kinh (đại thừa?) có những đoạn có vẻ trọng nam khinh nữ. Chẳng hạn có nói nếu đọc kinh này... bao nhiêu lần thì sẽ không đầu thai làm con gái nữa v.v... Phật giáo nguyên thủy quan niệm như thế nào về những việc này? Đức Phật Thích Ca đã có giảng như thế nào về những việc này? Con xin cám ơn ThầyTrả lời:
a) Tu sĩ Phật giáo cũng tùy tông phái hoặc địa phương mà có ăn chay hay không ăn chay, sống độc thân hay có gia đình. Điều này tuỳ thuộc vào chủ trương của mỗi tông phái và họ cũng có cái lý riêng của họ. Tu sĩ sống độc thân để không bị ràng buộc vào đời sống gia đình, nhờ vậy họ dễ dàng vân du hành đạo và sống đời sống vô ngã vị tha hơn.
b) Thực ra không phải trọng nam khinh nữ, mà thực tế trong đời sống tu tập người nam có nhiều thuận lợi hơn người nữ. Nhất là trong đời sống xuất gia, người nữ khó sống một mình trong rừng hay những nơi hoang vắng chẳng hạn. Chính vì một số điều bất tiện hơn người nam mà nhiều người tu thích có thân nam hơn thân nữ. Nhưng về mặt tu chứng giác ngộ giải thoát thì Phật giáo không phân biệt nam nữ gì cả.
14. Niệm pháp thì thấy cả ba (THÂN THỌ TÂM) trong quá trình diễn biến tương giao
Thưa Thầy! 1. Kinh điển thường hay nói 4 niệm xứ nhưng có phải niệm thân, niệm thọ, niệm tâm đều chỉ là một phần của NIỆM PHÁP không ạ (vì thân, thọ hay tâm đều là các pháp)? 2. Trong kinh quán niệm hơi thở có câu: "quán vô thường - tôi sẽ thở ra", đối tượng của sự quán vô thường trong lúc này là gì ạ? Xin thầy giải đáp. Chúc thầy luôn an lạc.
Trả lời:
1) Con nói đúng. Trong phần niệm Pháp đều có thân, thọ và tâm, ví dụ như niệm pháp về 5 uẩn. Chỉ khác ở chỗ là khi niệm thân, thọ, tâm thì ba đối tượng thân, thọ, tâm được tách riêng để niệm đối tượng nào thì chỉ niệm đối tượng đó thôi. Còn niệm pháp thì thấy cả ba trong quá trình diễn biến tương giao của chúng. Tuy nhiên ở đây không nói pháp một cách chung chung mà chỉ nhấn mạnh đến: 5 triền cái, năm uẩn, 12 xứ, Thất Giác Chi, Tứ Diệu Đế mà thôi.
2) Quán vô thường ở đây có nghĩa là trong khi thở thấy ra tánh vô thường ngay nơi mọi diễn biến vô thường của động tác thở hoặc trạng thái thở. Nhớ rằng tứ "quán" này không có nghĩa là suy gẫm về ý nghĩa của sự vô thường, mà là thấy biết trực tiếp tính chất vô thường ngay nơi sự thực tại hiện tiền..
Trả lời:
1) Con nói đúng. Trong phần niệm Pháp đều có thân, thọ và tâm, ví dụ như niệm pháp về 5 uẩn. Chỉ khác ở chỗ là khi niệm thân, thọ, tâm thì ba đối tượng thân, thọ, tâm được tách riêng để niệm đối tượng nào thì chỉ niệm đối tượng đó thôi. Còn niệm pháp thì thấy cả ba trong quá trình diễn biến tương giao của chúng. Tuy nhiên ở đây không nói pháp một cách chung chung mà chỉ nhấn mạnh đến: 5 triền cái, năm uẩn, 12 xứ, Thất Giác Chi, Tứ Diệu Đế mà thôi.
2) Quán vô thường ở đây có nghĩa là trong khi thở thấy ra tánh vô thường ngay nơi mọi diễn biến vô thường của động tác thở hoặc trạng thái thở. Nhớ rằng tứ "quán" này không có nghĩa là suy gẫm về ý nghĩa của sự vô thường, mà là thấy biết trực tiếp tính chất vô thường ngay nơi sự thực tại hiện tiền..
15. Niệm Pháp Tứ Diệu Đế
Câu hỏi:
Con cảm ơn Thầy về câu trả lời trước. Xin thầy giải thích sơ lược cho con về phép quán pháp trên pháp với bốn Thánh đế (nhóm pháp cuối cùng mà niệm pháp tập trung vào) như thế nào? Và quán này có khác biệt như thế nào với khi ta học hỏi nội dung Tứ Thánh đế trên kinh điển, lý thuyết giải thích ạ...?
Trả lời:
Thực ra, niệm Pháp, nhất là niệm Tứ Thánh Đế chỉ có thể thực hiện được khi chánh niệm tỉnh giác đã đến mức trong sáng thuần thục. Nói cách khác, khi tâm con có thể hoàn toàn buông xả, tỉnh thức đủ để tri kiến phát hiện ngay lập tức sự tập khởi của nhân sinh khổ và hậu quả khổ đau của nó. Đồng thời, thấy sự đoạn diệt của phiền não khổ đau khi nhân sinh khổ không tập khởi. Nếu sự kiện thấy biết này xẩy ra còn yếu thì chỉ mới khai mở những tuệ tri thấp, nhưng nếu sự thấy biết này đúng mức thì đó là lúc có thể thực chứng Đạo Quả.
Niệm Pháp Tứ Diệu Đế đúng mức thường tự đến lúc tâm hội đủ yếu tố Đạo Đế, nên ít ai tự ý niệm Pháp này vì không thể niệm theo kiểu suy diễn từ kiến thức giáo lý kinh điển mà phải thấy trực tiếp. Muốn vậy, thường hành giả khởi đầu bằng niệm thân, khi tâm vi tế hơn có thể thấy thọ thì niệm thọ, thấy tâm thì niệm tâm. Khi niệm mà con thấy được sự tương quan sinh diệt của thân - thọ - tâm chứ không còn phân ra từng đối tượng biệt lập nữa, đó chính là lúc niệm Pháp tự đến và con sẽ niệm Pháp một cách dễ dàng. Hãy phát hiện thái độ của tâm con thế nào hơn là chọn đối tượng gì để niệm một cách chủ quan.
Con cảm ơn Thầy về câu trả lời trước. Xin thầy giải thích sơ lược cho con về phép quán pháp trên pháp với bốn Thánh đế (nhóm pháp cuối cùng mà niệm pháp tập trung vào) như thế nào? Và quán này có khác biệt như thế nào với khi ta học hỏi nội dung Tứ Thánh đế trên kinh điển, lý thuyết giải thích ạ...?
Trả lời:
Thực ra, niệm Pháp, nhất là niệm Tứ Thánh Đế chỉ có thể thực hiện được khi chánh niệm tỉnh giác đã đến mức trong sáng thuần thục. Nói cách khác, khi tâm con có thể hoàn toàn buông xả, tỉnh thức đủ để tri kiến phát hiện ngay lập tức sự tập khởi của nhân sinh khổ và hậu quả khổ đau của nó. Đồng thời, thấy sự đoạn diệt của phiền não khổ đau khi nhân sinh khổ không tập khởi. Nếu sự kiện thấy biết này xẩy ra còn yếu thì chỉ mới khai mở những tuệ tri thấp, nhưng nếu sự thấy biết này đúng mức thì đó là lúc có thể thực chứng Đạo Quả.
Niệm Pháp Tứ Diệu Đế đúng mức thường tự đến lúc tâm hội đủ yếu tố Đạo Đế, nên ít ai tự ý niệm Pháp này vì không thể niệm theo kiểu suy diễn từ kiến thức giáo lý kinh điển mà phải thấy trực tiếp. Muốn vậy, thường hành giả khởi đầu bằng niệm thân, khi tâm vi tế hơn có thể thấy thọ thì niệm thọ, thấy tâm thì niệm tâm. Khi niệm mà con thấy được sự tương quan sinh diệt của thân - thọ - tâm chứ không còn phân ra từng đối tượng biệt lập nữa, đó chính là lúc niệm Pháp tự đến và con sẽ niệm Pháp một cách dễ dàng. Hãy phát hiện thái độ của tâm con thế nào hơn là chọn đối tượng gì để niệm một cách chủ quan.
NGUỒN: Trung Tâm Hộ Tông