KARAṆĪYA METTĀ SUTTA - KINH TÂM TỪ

Mô Phật cho con hỏi, con muốn vào tìm hiểu phương pháp rải tâm từ bi thì vào mục nào ạ? Chân thành cám ơn.

Trả lời:

Tâm từ là tâm không sân do đó con nên tập nhìn (hoặc nghĩ đến) mọi người, mọi sự, mọi vật với tâm không sân và con nên biết thật rõ tâm không sân đó. Khi con đã thuần thục với cái nhìn như vậy thì dần dần ngay cả đối với những người hay cảnh trái ý nghịch lòng con cũng không sân. Khi tâm con không sân thì nó luôn mát mẻ, dịu dàng, thoải mái. Lúc bấy giờ con hướng đến mọi nơi, mọi người, mọi vật với tâm hiền thiện nhân hậu đó gọi là rải tâm từ. Cứ ngay trong đời sống mà hành như vậy, không nên lệ thuộc vào một phương pháp nhất định nào cả. Con có thể xem thêm phần rải tâm từ trong Thanh Tịnh Đạo, trong cuốn Đức Phật và Phật Pháp của Ngài Narada hoặc cuốn Tâm Từ của Sư Hộ Pháp. Các cuốn sách này con có thể tìm đọc ở trang web:
http://buddhanet.net/budsas/uni/index.htm


KARAṆĪYA METTĀ SUTTA
KINH TÂM TỪ







                                                                      
1.Người hằng mong an tịnh    
Nên thể hiện Pháp lành
Có khả năng, chất phác
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hòa, không kiêu mạn.

2. Sống dễ dàng, tri túc
Thanh đạm, không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Chuyên cần, không quyến niệm.

3.Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.

4. Chúng sanh dù yếu mạnh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao không đồng đẳng
Hết thảy chúng hữu tình
Lòng từ không phân biệt.

5. Hữu hình hoặc vô hình
Đã sinh hoặc chưa sinh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.

6. Đừng lừa đảo lẫn nhau
Chớ bất mãn điều gì
Đừng mong ai đau khổ
Vì tâm niệm sân si
Hoặc vì nuôi oán tưởng.

7. Như mẹ giàu tình thương
Suốt đời lo che chở
Đứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Cùng tất cả sinh linh.

8. Từ bi gieo cùng khắp
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không giận hờn oán thù.

9. Khi đi, đứng, ngồi, nằm
Bao giờ còn thức tỉnh
Giữ niệm từ bi này
Thân tâm thường thanh tịnh
Phạm hạnh chính là đây.

10. Ai xả ly kiến thủ
Giới hạnh được tựu thành
Chánh tri đều viên mãn
Không ái nhiễm dục trần
Thoát ly đường sanh tử.

                                      
        **************

1. Karaṇīyam’attha-kusalen
Yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca
Sakko ujū ca su-h-ujū ca
Suvaco c’assa mudu anatimānī.

Ngữ vựng 1:

Karaṇīya (karoti): nên làm
Attha-kusala: rành rẽ điều thiện
Santa-pada: trạng thái an tịnh
Sakka: có khả năng
Abhisamecca (abhisameti): hiểu thấu, thông  
hiểu
Ujū: ngay thẳng
Su-h-ujū: chánh trực
Suvaca: nhu thuận, dễ dạy, vâng lời

Assa (atthi): nên là, phải là, nên có
Mudu: hiền hòa, nhu mì
An-atimānī: không kiêu mạn


Người hằng mong an tịnh
Nên thể hiện Pháp lành
Có khả năng, chất phác
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hòa, không kiêu mạn.



2. Santussako ca subharo ca
Appa-kicco ca sallahuka-vutti
Sant’indriyo ca nipako ca
Appagabbho kulesu an-anugiddho.


Ngữ vựng 2:

Santussaka: tri túc
Subhara: dễ nuôi (thanh đạm)
Appa: ít
Kicca: công việc, phận sự
Sallahuka: nhẹ nhàng
Vutti: đời sống, sự sống
Sant’indriya (santa+indriya): căn thanh tịnh
Nipaka: mẫn tuệ
Appagabbha (a+pagabbha): không khinh xuất
Kula: gia đình
An-anugiddha: không quyến niệm

Sống dễ dàng, tri túc
Thanh đạm, không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Chuyên cần, không quyến niệm.


3. Na ca khuddaṃ samācare kiñci
Yena viññū pare upavadeyyuṃ
Sukhino vā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.


Ngữ vựng 3:

Khudda: nhỏ
Samācara: cử chỉ, hành động, hạnh kiểm
Upavadāti: chê trách
Upavadeyyuṃ: đáng chê trách
Para: kẻ khác
Sukhī: người an lạc
Viññū: bậc trí, người biết
Khemī: người an tịnh, thái bình
Sukhitatta: trạng thái an lạc
Na...kiñci: không ...nào

Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.


4. Ye keci pāṇa-bhūt’atthi
Tasā vā thāvarā va anavasesā
Dīghā vā ye mahantā vā
Majjhimā rassakā aṇuka-thūlā.


Ngữ vựng 4:

Tasā: yếu
Thāvarā: mạnh
An-avasesā: không còn lại, không trừ ai
Dīgha: dài
Mahanta: lớn
Majjhima: trung bình
Rassakā: thấp
Aṇuka: ốm
Thūlā: mập
Keci: nào
Ye keci: kẽ nào

Chúng sanh dù yếu mạnh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao không đồng đẳng
Hết thảy chúng hữu tình
Lòng từ không phân biệt.


5. Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā
Ye ca dūre vasanti avidūre,
Bhūtā vā sambhavesī vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

Ngữ vựng 5:

Diṭṭha: thấy được
A-ddiṭṭha: không thấy được
Dūra: xa
Avidūra: gần
Vasati: ở, trú
Bhūta: chúng sanh đã sinh
Sambhavesā: chúng sanh đang đi đầu thai
Diṭṭhi: kiến, thấy.

Hữu hình hoặc vô hình

Đã sinh hoặc chưa sinh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.


6. Na paro paraṃ nikubbetha
N’ātimaññetha katthacinaṃ kañci
Byārosanā paṭigha-saññā
N’aññam’aññassa dukkham’iccheyya.


Ngữ vựng 6:

Paro paraṃ: lẫn nhau
Nikubbati: lường đảo
Atimaññati: bất bình
Katthaci: bất cứ đâu
Kañci = kiñci: bất cứ điều gì
Byārosanā: sân
Paṭigha: ân hận
Saññā: tưởng
Aññam’aññassa: người này tới người khác, lẫn nhau
Icchati: mong muốn

Đừng lừa đảo lẫn nhau
Chớ bất mãn điều gì
Đừng mong ai đau khổ
Vì tâm niệm sân si
Hoặc vì nuôi oán tưởng.


7. Mātā yathā niyaṃ puttaṃ
Āyusā eka-puttam’anurakkhe
Evam’pi sabba bhūtesu
Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

Ngữ vựng 7:

Yathā...evaṃ: như...cũng vậy
Niya: của chính mình
Eka-putta: đứa con trai duy nhất
Anurakkha (anurakkhati): bảo bọc, che chở
Mānasā: tâm
Bhāvaye (bhāveti): phát triển
Aparimāṇa: vô lượng

Như mẹ giàu tình thương
Suốt đời lo che chở
Đứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Cùng tất cả sinh linh.


8. Mettañca sabba lokasmiṃ
Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ
Uddhaṃ adho ca tiriyañca
Asambādhaṃ averaṃ asapattaṃ.


Ngữ vựng 8:

Mettā: tâm từ
Uddha: trên
Adha: dưới
Tiriya: bề ngang
A-sambādha: không áp bức
A-sapatta: không oán thù

Từ bi gieo cùng khắp
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không giận hờn oán thù.


9. Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno vā
Sayāno vā yāvat’assa vigatamiddho
Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya
Brahmam’etaṃ vihāraṃ idham’āhu.

Ngữ vựng 9:

Tiṭṭha (tiṭṭhati): đứng
Cara: đi
Nisinna (Nisīdati): ngồi
Sayāna: nằm
Yāva (t): cho đến khi
Assa (atthi): có
Vigata: không có, từ ly, đi khỏi, ngừng
Middha: thụy miên, buồn ngủ
Vigata-middha: tỉnh táo, không ngủ
Sati: niệm
Adhiṭṭheyya (adhiṭṭhāti): nên quyết định, nên nguyện
Brahmam’etaṃ = brahmaṃ+etaṃ
Idham’āhu: nói rằng, tức là, chính là

Khi đi, đứng, ngồi, nằm
Bao giờ còn thức tỉnh
Giữ niệm từ bi này
Thân tâm thường thanh tịnh
Phạm hạnh chính là đây.


10. Diṭṭhiñca anupagamma
Sīlavā dassanena sampanno
Kāmesu vineyya gedhaṃ
Na hi jātu gabbha-seyyaṃ punaretī’ti.


Ngữ vựng 10:

Diṭṭhi: (tà)kiến
An-upagamma (upagacchati): không đi đến, không chấp nhận
Sīlavantu: có giới hạnh
Dassana: kiến (tri kiến), chánh tri kiến
Vineyya: viễn ly, xả bỏ

Kāma: trần dục
Gedha: tham đắm
Jātu (jāti): sinh
Gabbha-seyyā: bào thai
Punareti (puna + r + eti): trở lại, tái sinh

Ai xả ly kiến thủ
Giới hạnh được tựu thành
Chánh tri đều viên mãn
Không ái nhiễm dục trần
Thoát ly đường sanh tử.