"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."

...Thầy nói và giải thích trong lời, nhưng đồng thời Thầy lại nói rằng
"Các bạn sẽ chẳng đạt tới đâu bằng níu bám vào lời."
Thầy nói, "Đừng tin vào tôi cũng đừng níu bám lấy tôi; bằng không các bạn sẽ phạm phải cùng sai lầm."
Thầy cũng nói rằng bản thân phủ định này là lời mời.
Xin Thầy giải thích ...




Khi trèo lên núi, chúng ta thấy nhiều con đường trên đường đi lên - khó khăn, đường dốc, cắt qua lẫn nhau. Nhưng khi lên tới đỉnh rồi, thì cũng con đường đó lại tỏ ra dễ dàng. Khi bạn có thể thấy mọi thứ trong tính toàn bộ của nó, trong sự mở rộng, bạn thấy rằng tất cả mọi con đường đều chạy lên đỉnh. Chúng không cắt lẫn nhau mà chúng cũng không chạy ngược nhau. Khi ai đó đang trèo lên, mọi con đường khác ngoại trừ con đường của người đó đều dường như là đường sai. Nhưng khi một người đang nhìn xuống từ trên đỉnh núi mà nói rằng mọi con đường đều dẫn tới đỉnh, hay khi người đó nói cho một người rằng con đường này là đúng và nói cho người khác rằng nó là sai, điều đó tạo ra lẫn lộn.
Tất cả mọi phát biểu của tôi đều dành cho ai đó; từng phát biểu của tôi đều có địa chỉ đúng. Những phát biểu như vậy là vì ích lợi của một người đặc biệt dưới dạng hoàn cảnh đặc biệt của người đó. Nếu tôi thấy một người với tâm trí bị phân chia trên con đường nào đó, và tôi bảo người đó rằng con đường này là đúng và rằng con đường khác là sai, thế thì phát biểu đó chỉ là vì ích lợi cho người đó. Sau khi đạt tới đỉnh, người đó cũng sẽ biết và sẽ cười khi thấy rằng những con đường khác cũng đi lên.
Tuy nhiên, nếu sau khi đạt tới nửa đường lên đỉnh người đó thấy bên cạnh mình con đường khác đi lên và bắt đầu bước theo nó, và nếu chút ít sau đó người đó thấy con đường thứ ba đi lên và lại muốn đi tiếp đó nữa, người đó có thể không đạt tới đỉnh chút nào với tâm trí phân chia, không chắc chắn như vậy. Với người như thế tôi sẽ phải nói, "Bạn đang trên đường đúng rồi. Đi tiếp đi; các đường khác đều sai." Nhưng nếu người khác trên con đường gần đó lại cũng trong tình huống tương tự, cũng là một tâm trí phân chia, tôi sẽ bảo anh ta cùng điều ấy: rằng con đường của anh ta là con đường đúng. Nếu hai người này ngẫu nhiên gặp nhau và so sánh hai phát biểu khác nhau này, điều đó sẽ tạo ra khó khăn.
Phật và Mahavira đã không phải đối diện với tình huống như thế này. Những phát biểu của họ không được ghi lại trong sự hiện diện của họ. Và sau năm trăm năm các tín đồ của họ mới gặp rắc rối bởi vì điều này. Câu hỏi mà các bạn đang hỏi tôi không thể nào được hỏi với Phật.
Do đó, sau năm trăm năm các giáo phái khác nhau mới hình thành. Những phát biểu đã được nói ra nhưng lại không được ghi lại, cho nên không có cách nào so sánh chúng. Điều này được nói cho người này, điều khác được nói cho người khác, và điều thứ ba nói cho người thứ ba, nhưng không người nào trong những người này đã ghi lại cái gì. Do đó, không có cơ hội nào để tìm ra bằng việc so sánh rằng người này đã được nói cho điều này, người khác đã được nói cho điều khác và người thứ ba được nói cho điều gì đó khác nữa. Những phát biểu này được đưa ra cho ba người khác nhau một cách riêng tư, vì ích lợi cá nhân của họ. Nhưng khi chúng được viết ra, vấn đề bắt đầu nảy ra.
Đó là lí do tại sao, trong một thời gian dài, các tôn giáo cũ cứ nhấn mạnh vào việc không chuẩn bị bất kì kinh sách nào. Khi mọi sự được ghi lại, mâu thuẫn bắt đầu ló ra. Ngay khi chúng được viết ra, việc hỏi sẽ bắt đầu. Ban đầu các phát biểu là cá nhân. Ngay lập tức sau khi chúng được viết ra, chúng không còn là cá nhân nữa.
Cho nên khó khăn mà tôi đang đối diện thì Phật và Mahavira đã không phải đối diện. Nhưng bây giờ không có đường ra. Bây giờ, bất kì cái gì được nói ra đều sẽ được ghi lại, cho dù là nó được đề cập tới một người đặc biệt. Sau khi nó được ghi lại, nó sẽ trở thành tài sản của xã hội. Thế thì tất cả những phát biểu đó được đưa ra vào những lúc khác nhau cho những người khác nhau sẽ được thu thập lại với nhau, và sẽ khó để tìm ra duy nhất một sợi chỉ nhất quán.
Bây giờ, đây là cách thức nó phải xảy ra; không có cách khác. Và tôi nghĩ thế là tốt. Nếu các phát biểu được ghi lại trong sự hiện diện của Phật thì ông ấy có thể đã đáp lại chúng. Nhưng chúng đã được viết ra chỉ sau năm trăm năm. Thế thì, khi câu hỏi nảy sinh, không có Phật để đáp lại. Kết quả là ở chỗ người này đã tin vào phát biểu này là đúng thì sáng lập ra giáo phái riêng của mình, trong khi người khác đã tin rằng phát biểu mâu thuẫn lại mới đúng lại thành lập ra giáo phái khác. Bất kì ai có một phát biểu đều lập ra một giáo phái. Mọi giáo phái được sinh ra theo cách này.
Với tôi không có khả năng nào cho bất kì giáo phái nào được sinh ra. Tôi có thể được hỏi một cách trực tiếp để làm sáng tỏ. Không cần phải đợi tới ngày mai; nó có thể được làm sáng tỏ ngay hôm nay.
Bạn cũng đã hỏi tôi làm sáng tỏ tại sao, mặc dầu tôi nói bằng lời, mà tôi vẫn kiên định rằng chẳng cái gì có thể được truyền đạt bằng lời. Với những người muốn nói, thì không có cách nào khác ngoại trừ dùng lời. Thông thường, tôi có thể diễn đạt điều tôi muốn nói chỉ bằng lời, nhưng cũng đúng là điều phải được nói thì không thể nào được truyền đạt qua lời. Cả hai điều này đều đúng. Tình huống của chúng ta là ở mức chúng ta chỉ có thể nói bằng lời. Không có cách khác cho đối thoại.
Chúng ta nên thay đổi tình huống này. Với những người có thể đi vào trong thiền sâu, đối thoại là có thể thậm chí không lời. Nhưng để đem họ vào trong thiền sâu, ban đầu tôi sẽ phải dùng lời. Một thời điểm sẽ tới, sau nỗ lực liên tục lâu dài, khi việc trao đổi sẽ thành có thể mà không có lời. Nhưng khi thời điểm đó chưa tới, tôi sẽ phải diễn đạt qua lời.
Để mang bạn vào trong thế giới vô lời, tôi sẽ phải dùng lời; đây là tình huống. Nhưng nó cũng đầy những nguy hiểm nữa. Tôi sẽ phải nói trong lời, biết rất rõ rằng nếu bạn níu bám lấy lời, nếu bạn tin vào chúng như chúng hiện thế, thì mọi rắc rối chúng ta đang nhận sẽ trở thành vô dụng. Chúng ta đang cố gắng đạt tới vô lời, nhưng chúng ta phải nói thành lời. Điều đó cực kì bất lực; không có phương án nào khác. Nếu bạn níu bám lấy lời, toàn bộ nỗ lực trở thành vô dụng bởi vì mục đích là để đưa bạn vào vô lời. Trong khi nói chỉ bằng lời chúng ta sẽ phải nói chống lại lời, và trong việc nói chống lại lời đó chúng ta cũng sẽ phải dùng lời. Không có cách khác.
Người ta có thể trở nên im lặng; không có khó khăn gì. Có những người đã trở nên im lặng bởi vì khó khăn này. Họ tránh sự phức tạp, nhưng họ biết rằng điều họ phải nói không thể được truyền trao.
Tôi không có khó khăn gì trong việc trở thành im lặng. Tôi có thể trở nên im lặng, và sẽ không ngạc nhiên gì nếu tôi trở thành như vậy bởi vì điều tôi đang cố gắng làm dường như là nỗ lực gần không thể được. Tôi đang cố gắng làm điều không thể thành có thể. Nhưng bởi việc trở thành im lặng của tôi thì chẳng cái gì có thể được đạt tới cả, chẳng cái gì có thể được truyền trao cho các bạn cả. Nguy hiểm là cái được đạt tới, chẳng cái gì có thể được truyền trao cho bạn. Nguy hiểm này là một.
Nếu tôi nói, bạn sẽ níu bám vào lời. Nguy hiểm là ở chỗ nếu bạn níu bám lấy lời, điều tôi muốn truyền trao và đạt tới sẽ không xảy ra. Nhưng nếu tôi trở nên im lặng, không có vấn đề truyền trao cái gì cả. Trong trường hợp thứ nhất, nếu tôi nói, có khả năng là điều tôi đã nói sẽ đạt tới người nào đó. Nếu tôi nói với một trăm người, sẽ có ít nhất một người có lẽ có thể nhận được điều tôi đã nói mà không níu bám vào lời. Với chín mươi chín người kia, nỗ lực này sẽ là vô dụng. Thì cứ để nó là như vậy đi! Theo cách này ít nhất một cái gì đó có thể được truyền trao cho một người, nhưng nếu tôi trở nên im lặng thì thậm chí một khả năng đó cũng không có đó. Do đó, nỗ lực của tôi vẫn tiếp tục.
Điều thú vị là để ý rằng người tin rằng mọi thứ có thể được truyền trao bằng lời thì không nói nhiều. Người đó nói ít, và đó là mục đích của nó. Nhưng người người tin rằng mọi thứ không thể nào được diễn đạt qua lời sẽ nói nhiều, bởi vì dù người đó nói nhiều đến đâu đi chăng nữa, người đó vẫn biết rằng điều mình phải nói vẫn chưa được truyền trao. Người đó sẽ nói đi nói lại mãi và mãi.
Việc nói này của Phật qua một thời kì dài, hết sáng tới tối trong bốn mươi năm, cũng là không hiện hữu bởi vì ông ấy nghĩ rằng bằng lời mọi thứ có thể được diễn đạt hay truyền trao. Đấy là bởi vì mọi lúc, sau khi nói, ông ấy đều cảm thấy rằng điều phải được nói vẫn còn chưa truyền trao được. Cho nên Phật sẽ nói nữa. Ông ấy sẽ nói theo cách khác nhau nào đó, theo cách thức khác nhau nào đó, theo lời khác nhau. Đó là lí do tại sao bốn mươi năm đã trôi qua trong việc nói.
Nhưng thế thì nỗi hoảng sợ vẫn còn lại rằng nếu tôi nói trong thời kì lâu thế đến bốn mươi năm, có thể xảy ra là mọi người sẽ chỉ ôm giữ lấy lời tôi. Bởi vì trong bốn mươi năm phương pháp của tôi để trao cho là qua lời. Tôi phải cứ hò hét mãi, "Đừng bám lấy lời tôi!" Đây là tình huống đặc thù. Tuy nhiên, không có lối thoát khỏi nó.
Để đưa người ta vượt ra ngoài lời, lời sẽ phải được dùng tới, không có cách nào khác. Tình huống này là cái gì đó giống thế này: có một căn phòng, và để đi ra khỏi phòng, phải bước năm hay mười bước ngay trong bản thân căn phòng. Từ nơi chúng ta đang ngồi, phải đi năm hay mười bước mới ra được. Ai đó có thể hỏi, "Bằng cách bước đi bên trong căn phòng này, làm sao người ta có thể đi ra khỏi nó được?" Mọi thứ tuỳ thuộc vào cách bạn bước trong phòng.
Nếu một người bước lòng vòng quanh phòng, người đó có thể bước đến hàng dặm mà người đó sẽ không ra khỏi phòng. Nhưng một người có thể bước trực tiếp hướng tới cửa nữa không theo vòng tròn, mà theo đường thẳng. Nếu trong khi bước người đó bước đi theo vòng tròn, người đó đơn thuần bước quanh phòng. Nếu người đó bước theo đường thẳng hướng tới cửa, người đó có thể bước ra qua cửa nữa. Nhưng trong cả hai trường hợp này người đó sẽ bước chỉ trong phòng.
Nếu tôi bảo một người đã bước nhiều vòng trong phòng rằng người đó có thể chỉ bước mười bước thôi và người đó sẽ ra khỏi phòng, người đó ngay lập tức sẽ hỏi tôi liệu tôi có phát điên không. Người đó sẽ nói, "Thầy nói chỉ bước mười bước nhưng tôi đã bước cả vài dặm rồi mà vẫn chưa ra khỏi phòng." Người đó không nói điều gì sai cả, nhưng người đó đơn giản cứ đi vòng tròn mãi.
Điều thú vị là để ý rằng trong thế giới này mọi thứ đều đi vòng tròn cả. Chuyển động của chúng ta là vòng tròn. Mọi chuyển động đều vòng tròn. Chừng nào bạn còn chưa làm nỗ lực, mọi sự còn cứ chuyển vòng tròn. Để bước thẳng đòi hỏi nỗ lực đáng kể.
Trong thế giới này, mọi chuyển động đều theo vòng tròn. Dù đó là một nguyên tử hay căn phòng hay cuộc sống của con người hay ý nghĩ, mọi thứ đều chuyển vòng quanh và vòng quanh trong thế giới này. Bước thẳng đòi hỏi nỗ lực; bước thẳng bản thân nó là một thành tựu lớn.
Bạn không hiểu vào khoảnh khắc nào bạn bắt đầu bước theo vòng tròn. Đó là lí do tại sao hình học lại nói rằng đường thẳng không thể vẽ được. Mọi đường thẳng đều chỉ là một phần của vòng tròn lớn. Chúng ta có ảo tưởng về đường thẳng, nhưng không có điều như vậy là đường thẳng trong thế giới này. Đường thẳng không thể được vẽ; nó chỉ là định nghĩa. Euclid nói rằng đường thẳng chỉ là một định nghĩa. Nó là tưởng tượng; nó không thể được vẽ ra. Dù chúng ta có vẽ một đường thẳng đến thế nào, chúng ta chỉ có thể vẽ nó trên mặt đất. Mà trái đất lại tròn, đường vẽ cũng sẽ tròn. Chúng ta có thể vẽ đường thẳng trong phòng này, nhưng nó là một phần của vòng tròn lớn của trái đất.

Osho

Trích: Chiều bên kia cái biết