Tâm thiền chủ yếu là thấy biết thanh tịnh trong sáng còn thấy gì thì không quan trọng. Tịch tịnh mới là Niết-bàn.
Kính bạch Thầy,
Trước đây khi ngồi Thiền thì con chỉ chú tâm vào hơi thở nên nhiều lúc thấy an lạc, nhiều lúc thấy hơi thở nhẹ nhàng, có lúc thì thấy thân nhẹ như không,... nhưng cũng nhiều lúc thấy căng thẳng, bứt rứt khó chịu. Sau đó con chẳng chú tâm vào đâu hết, chẳng cầu mong hay hy vọng điều gì thì cũng chẳng còn thấy cảm giác gì nữa, cũng chẳng thấy vọng tưởng nữa. Con không biết có đúng hay sai và có phải do bị hôn trầm thụy miên không mà chẳng còn thấy và cảm giác gì?
Con cảm ơn Thầy và kính chúc Thầy luôn khỏe và an lạc.
Trả lời:
Nếu có thể ngồi thiền mà chỉ thấy tâm rỗng lặng trong sáng chứ không thấy gì cả thì càng tốt.
Còn nếu có thấy gì thì chỉ thấy đó là pháp sinh diệt, không tham ưu, không bám víu bất cứ điều gì cũng tốt.
Tâm thiền chủ yếu là thấy biết thanh tịnh trong sáng còn thấy gì thì không quan trọng. Tịch tịnh mới là Niết-bàn.
Thiền không chú trọng ở tư thế ngồi mà ở tâm thiền.
Tâm thiền đúng thì đi, đứng, ngồi, nằm hay nhất cử nhất động gì cũng đều là thiền được cả.
Thiền không xem trọng đối tượng, khi tâm sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì mọi đối tượng đều là đối tượng của thiền. Dù không có đối tượng thì tâm thiền vẫn tĩnh lặng trong sáng.
Quán không có nghĩa là tra cứu, tìm hiểu về thân thọ tâm pháp như là đối tượng của tư duy thẩm sát. Quán đơn giản là trở về trọn vẹn soi sáng thân thọ tâm pháp. Sự soi sáng đó không phải là ý thức của cái ta lý trí, mà là tánh biết rỗng lặng trong sáng của bản tâm vốn chói sáng (pabhassaram'idam cittam), thấy rõ danh sắc đơn thuần sinh diệt trong tính chất vô thường, khổ, vô ngã của chúng, nghĩa là trong đó không có ta, của ta và tự ngã của ta.
Buông
Buông không có nghĩa là một hành động nỗ lực loại bỏ điều gì, vì như vậy cũng là tạo tác để trở thành. Buông chỉ có nghĩa là thái độ không xen vào can thiệp, hay để yên mọi sự như nó đang là (không cho là, phải là, sẽ là) thì mới thấy được tính chất nguyên vẹn của nó. Đó mới chính là thực tánh pháp.
Chân lý
- Chân lý không có trong lý tưởng mà luôn có sẵn trong thực tại hiện tiền. Ai biết trở về sống trọn vẹn trong sáng với thực tại bình thường như nó là, người đó không còn tham vọng muốn trở thành bất cứ điều gì, thì bất ngờ ngay đó thấy ra chân lý muôn đời.
- Không cần tìm chân lý đâu xa, cứ ngay nơi thân tâm (thân, thọ, tâm, pháp) mà thấy thì con sẽ giác ngộ mọi chân lý đều đã hoàn hảo ở đó.
- Thiền thật sự thì không cần phương pháp. Phương pháp chỉ làm trở ngại thiền. Thiền soi sáng thực tại tự nhiên ngay đây và bây giờ với tánh biết rỗng lặng trong sáng.
- Thiền không phải để đạt đến một kết quả mong đợi, vì thiền không phải tạo tác để trở thành điều gì. Mục tiêu của thiền nằm ngay nơi chính thái độ thiền.
- Thiền không phải là nỗ lực rèn luyện để cầu toàn mà là thấy ra tính toàn bích ngay nơi sự bất toàn của đời sống.Vậy hãy mở toang cánh cửa tâm để nhìn thấy sự thật ở mọi lúc mọi nơi, đừng mải mê tìm kiếm cái lý tưởng do tâm tạo tác.
***
Thiền là soi chiếu lại chính mình ngay khi đi đứng ngồi nằm hay mọi hoạt động của thân tâm trong đời sống bình thường hàng ngày, chứ không phải chỉ ngồi thiền trong chốc lát hay một thời gian nhất định nào với ý đồ muốn đạt được điều gì. Cũng không nên kiểm soát thân tâm theo một khuôn mẫu nào mà chỉ thận trọng chú tâm quan sát từng diễn biến của thân, của những cảm giác, cảm xúc, của những phản ứng nội tâm để ngay đó nhận ra cái sai cái đúng, cái thật cái giả thì mới chuyển hoá nhận thức và hành vi cho đúng tốt được.
***
Thiền là soi chiếu lại chính mình ngay khi đi đứng ngồi nằm hay mọi hoạt động của thân tâm trong đời sống bình thường hàng ngày, chứ không phải chỉ ngồi thiền trong chốc lát hay một thời gian nhất định nào với ý đồ muốn đạt được điều gì. Cũng không nên kiểm soát thân tâm theo một khuôn mẫu nào mà chỉ thận trọng chú tâm quan sát từng diễn biến của thân, của những cảm giác, cảm xúc, của những phản ứng nội tâm để ngay đó nhận ra cái sai cái đúng, cái thật cái giả thì mới chuyển hoá nhận thức và hành vi cho đúng tốt được.
"thiền biết mình"
"thiền biết mình" trong mọi hoạt động của thân tâm trong đời sống hàng ngày là tốt nhất. Vừa thắp sáng thân tâm ngay nơi thực tại, vừa không bị "trầm không trệ tịch" như Phật dạy "không nương tựa, không bám víu điều gì ở đời" là tốt nhất.
Quán
Buông không có nghĩa là một hành động nỗ lực loại bỏ điều gì, vì như vậy cũng là tạo tác để trở thành. Buông chỉ có nghĩa là thái độ không xen vào can thiệp, hay để yên mọi sự như nó đang là (không cho là, phải là, sẽ là) thì mới thấy được tính chất nguyên vẹn của nó. Đó mới chính là thực tánh pháp.
Chân lý
- Chân lý không có trong lý tưởng mà luôn có sẵn trong thực tại hiện tiền. Ai biết trở về sống trọn vẹn trong sáng với thực tại bình thường như nó là, người đó không còn tham vọng muốn trở thành bất cứ điều gì, thì bất ngờ ngay đó thấy ra chân lý muôn đời.
Ngộ