Bài học sinh động về giáo lý Duyên Khởi

Chư Phật không phải là những người tạo ra những thứ mới lạ, mà là người phơi bày cho thiên hạ nhìn thấy những điều vốn đã có sẳn nhưng hầu hết không thể nhìn ra. Những cái thấy đó quan trọng vì chúng giúp người thấy chấm dứt được đau khổ, cái đi ra từ những ngộ nhận. Giáo lý Duyên Khởi hay Tứ Đế cũng đều là những vấn đề của muôn thuở. Từ vô thủy đến vô chung, những nguyên tắc đó đã là luật chung của vạn hữu. Qua lời Phật, ta có thể nhìn thấy những nguyên tắc đó vốn dĩ bàng bạc khắp mọi khía cạnh của đời sống, từ chuyện lớn đến chuyện nhỏ. Trong mấy dòng chữ ngắn ngủi này, chúng tôi muốn giới thiệu đại lược về giáo lý Duyên Khởi, một vấn đề giáo lý quan trọng có thể nói là bậc nhất của Phật giáo nguyên thủy.
Trước hết là một File Video với hình ảnh minh họa về một chuỗi tác động dây chuyền của những món đồ nhỏ bé đã ảnh hưởng ra sao trong đời sống cực kỳ phức tạp của chúng ta.

Và thứ đến là mối tương quan của hai chiếc dép qua nhãn quan một nhà thơ (có thể không phải là Phật tử). 

Từ hai bài này, người học Phật dễ dàng thấy ra nhiều gợi ý thú vị về Phật Pháp, mà nổi bật trong đó có thể là một bài học sinh động về giáo lý Duyên Khởi:

A- Sự hiện hữu của muôn loài từ nhân thiên cao cấp đến loài đoạ xứ cùng khổ chỉ là sự tồn tại của Lục Căn hiện tại, hậu quả của Lục Ái đời trước. Nếu đời này không chấm dứt Lục Ái thì Lục Căn hôm nay sẽ tiếp tục tạo ra Lục Căn khác trong tương lai, ở cảnh giới nào thì là chuyện khác.

B- Cái gọi là hậu quả của A hoàn toàn có thể là nguyên nhân tạo ra B. Sự hạnh phúc hay nổi đau khổ của đời này là quả cũ của tiền nghiệp quá khứ, nhưng với một người không tu tập thì chúng có thể là cơ hội để tạo ra những vấn đề của đời sau.


C- Trên đời không gì có thể tồn tại độc lập, không cần đến sự tương quan với cái khác. Cái này phải dựa vào cái kia (Y Tha Khởi). Tự thân mỗi món phụ tùng trên một cổ máy chẵng có ý nghĩa gì và cũng không có lý do để xuất hiện trên đời. Chúng được làm ra để lắp ráp vào nhau, làm nên cái gì đó.

D- Thế giới này nói là có cũng được, bảo là không cũng chẵng sai. Có là có sự hiện diện của những món tổng hợp (composition), Không là không có cái gì đơn thuần độc lập như ta vẫn nghĩ về Tôi, Của Tôi, Hắn, Của Hắn.

E- Chính cách nhìn ngắm thế giới sẽ dẫn đến một tâm cảnh tương ứng. Có những cách nhìn ngắm giúp ta được thanh thản, có những cách nhìn ngắm chỉ đưa ta vào ngõ cụt và đau khổ.
Hãy thấy ra sự thật để được tự do và an lạc, không tiếp tục giày vò mình bằng những ngộ nhận. Cố ý đi tìm một cái Tôi trong thế giới bất toàn này chẵng khác gì việc cố gắng xin quốc tịch ở một xứ sở đầy bất trắc như Iraq, Bắc Hàn,…
Mong thay !

Toại Khanh