Trong phương diện thực tánh chân đế, tâm và pháp vốn hoàn hảo, nên nếu trở về với tự tánh thì có thể lập tức "đốn ngộ" nên Pháp mới được gọi là sanditthiko, akāliko, ehipassiko... (thực tại hiện tiền, vượt khỏi thời gian, trở về là thấy...). Đó là cái ngộ của vô sư trí. Tuy nhiên, trong phương diện khái niệm tục đế thì dù có đốn ngộ vẫn phải trải qua 4 giai đoạn tiến hóa mới hoàn thành hậu đắc trí. Hai trí này phải hợp tác song song, không thể bỏ qua giai đoạn "tiệm tu" nào thì mới giác ngộ hoàn toàn được.
... Hoàn thiện bản ngã là ảo tưởng, nhưng nhận ra ảo tưởng cũng chính là một giai đoạn tất yếu của giác ngộ.
sự giác ngộ của vô sư trí và hậu đắc trí, hay của đốn ngộ và tiệm tu.
Một bên (vô sư trí) là sự trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại, đó là đốn ngộ của tánh biết với thực tánh chân đế...
Một bên (hậu đắc trí) là trải nghiệm, chiêm nghiệm, học hỏi, khám phá... để điều chỉnh nhận thức và hành vi của cái ta ảo tưởng với khái niệm tục đế.
Nhờ sự soi sáng thực tại chân đế của vô sư trí mà chuyển hóa được tà kiến và tham ái của bản ngã trong khái niệm tục đế để hoàn thành sự giác ngộ hoàn toàn của hậu đắc trí nên phải có sự tiệm tu qua 4 giai đoạn tiến hóa đến giác ngộ...
Nói cách khác, "Hậu đắc trí" thực ra là "tầm mở rộng" của "Vô sư trí" nhờ trải nghiệm và chứng nghiệm qua mặt tướng dụng của pháp. "Vô sư trí" ví như hạt giống (thể tánh), còn "Hậu đắc trí" ví như đã phát triển đầy đủ thành cây đơm hoa kết trái (tướng dụng), tuy nói là hai nhưng thực ra là một, nhưng nói một cũng không đúng nên phải gọi là bất nhị. Tướng dụng cũng có hai: chân tướng dụng và giả tướng dụng, nên chân tường dụng thì không mất, chỉ giả tướng dụng mới mất.
====> Vô sư trí - Hậu đắc trí
Nguồn: Trung Tâm Hộ Tông