"...Tâm tạo tác tất cả..."
“Tâm như công hoạ sư
Hoạ chủng chủng ngũ ấm (uẩn)
Nhất thiết thế giới trung
Vô pháp nhi bất tạo”.
(Tâm như ông thầy vẽ
Vẽ các loại ngũ uẩn
Hết thảy trong thế giới
Không pháp nào không tạo)
Tâm đây chính là thức có mặt trong 5 uẩn, nó chi phối 5 uẩn. Trong thế giới bản ngã này không có pháp nào nó không tạo.
Kinh pháp cú có dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả” cho nên:
Thức (1) dẫn đầu, làm chủ, tạo tác các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức (2).
Thức (2) ghi lại sự tạo tác trên, như bộ nhớ của máy vi tính nhưng nó tinh vi phức tạp hơn, để rồi mang nội dung đã thu gom đó tạo tác ra ngũ uẩn kế tiếp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức (3) .
Thức (3) lại thu chứa, lại khởi lên v.v… và cứ thế ngũ uẩn chồng chất, rối ren thành (4), (5), (6), .v.v….
Như ví dụ hôm trước, chuyện anh chàng hôm qua đánh mình gãy răng, cho nên hôm nay vừa thấy nó đập lên vai mình một cái là mình đùng đùng nổi giận liền. Vì sao? Là vì thức (tâm) mới khởi sinh hàm chứa kinh nghiệm của thức quá khứ (hôm qua) cho nên không còn khách quan, trung thực được nữa. Trong một tâm thức như vậy tất nhiên phải có mặt của phi như tác ý (ayoniso manasikāra) vì thế các tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư đều lệch lạc, hậu quả là sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ chồng chất lên sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại và tất nhiên lúc đó biểu hiện giận dữ khó mà tránh khỏi.
Trái lại, cũng anh chàng ấy xuất hiện mà tâm mình định tĩnh, trong sáng, không mảy may chấp vào kinh nghiệm hôm qua, thấy anh ta như bây giờ vậy thôi. Một tâm thức như vậy tất nhiên có mặt như lý tác ý (yoniso manasikāra) do đó các tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư không lệch lạc, nghĩa là sắc, thọ, tưởng, hành, thức không bị qui định bởi quá khứ, phản ứng đúng đắn, tốt đẹp, kết quả là sân hận không xẩy ra, phải không? Sự kiện chồng chất cảm giác, tri giác, phản ứng, kinh nghiệm quá khứ lên thực tại, gọi là uẩn. Uẩn tức chồng chất rối rắm lớp này đến lớp khác. Cái mà chúng ta đã gọi là tri kiến lập tri, Thiền Tông gọi là "đầu thượng trước đầu" (trên đầu đội thêm đầu), "tuyết thượng gia sương" (trên tuyết bồi thêm sương). Vậy ngũ uẩn chính là tiến trình chấp giữ kinh nghiệm. Kinh nghiệm vốn không sai, rất hữu ích nữa là khác, nhưng chấp giữ kinh nghiệm thì trở thành ngăn ngại.
Kinh nghiệm của ngũ uẩn quá khứ chồng lên ngũ uẩn hiện tại để tạo ra kinh nghiệm mới. Gọi là mới, nhưng thật ra hầu như không mới gì cho lắm, trong đó đã tiềm tàng quá nhiều kinh nghiệm cũ, phải vậy không? Uẩn là vậy, chồng chất, rối ren, phức tạp và cũng là cũ rích.
Giả dụ, vì tức giận chuyện hôm qua nên hôm nay lại gây gổ, đánh nhau thêm một trận nữa, cứ thế chồng chất sân hận oán thù. Đó là chưa kể tối về nằm ngủ, ý thức làm việc, lại tự tạo tác chồng lên không biết bao nhiêu lớp nữa. Rồi cứ mỗi lần nhớ lại chuyện đó là cơn tức giận gia tăng, dù chỉ trong tâm, chưa có hành động bên ngoài thì vẫn là tạo nghiệp. Dễ sợ chưa? Rõ ràng bây giờ là cả một đống chỉ rối càng ngày càng lớn hơn khó mà gỡ nổi, phải không?
Đó chỉ mới là một chuyện điển hình, còn biết bao nhiêu là chuyện trên đời mà hàng giây, hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm chúng ta chất chồng chứa nhóm bất tận vào kho tiềm thức? Biết bao là tỵ hiềm, ganh ghét, yêu thương, sợ hãi, hận thù, ngon ngọt, đắng cay v.v và v.v… Cho nên, ngũ uẩn nói là giai không một cách dễ dàng, thế mà, ở đây trong mỗi chúng ta, ngũ uẩn đã trở thành núi Tu-di rồi đó. Khiếp chưa? Liệu chúng ta phá có nổi không đây? Có thiết bảng của Tôn Ngộ Không may ra, chứ phá làm sao cho nổi, phải không?
... Trong bhavaṅga, ngũ uẩn không hiện hành mà nó lại tiềm ẩn dưới dạng tiềm thức hay vô thức. Tức là ngũ uẩn cũng ngủ! Như vậy đâu phải phá được ngũ uẩn.
Viên Minh.
Trích: Thực tại hiện tiền
www.trungtamhotong.org
Nhất thiết thế giới trung
Vô pháp nhi bất tạo”.
(Tâm như ông thầy vẽ
Vẽ các loại ngũ uẩn
Hết thảy trong thế giới
Không pháp nào không tạo)
Tâm đây chính là thức có mặt trong 5 uẩn, nó chi phối 5 uẩn. Trong thế giới bản ngã này không có pháp nào nó không tạo.
Kinh pháp cú có dạy: “Trong các pháp, tâm dẫn đầu, tâm là chủ, tâm tạo tác tất cả” cho nên:
Thức (1) dẫn đầu, làm chủ, tạo tác các pháp sắc, thọ, tưởng, hành, thức (2).
Thức (2) ghi lại sự tạo tác trên, như bộ nhớ của máy vi tính nhưng nó tinh vi phức tạp hơn, để rồi mang nội dung đã thu gom đó tạo tác ra ngũ uẩn kế tiếp: sắc, thọ, tưởng, hành, thức (3) .
Thức (3) lại thu chứa, lại khởi lên v.v… và cứ thế ngũ uẩn chồng chất, rối ren thành (4), (5), (6), .v.v….
Như ví dụ hôm trước, chuyện anh chàng hôm qua đánh mình gãy răng, cho nên hôm nay vừa thấy nó đập lên vai mình một cái là mình đùng đùng nổi giận liền. Vì sao? Là vì thức (tâm) mới khởi sinh hàm chứa kinh nghiệm của thức quá khứ (hôm qua) cho nên không còn khách quan, trung thực được nữa. Trong một tâm thức như vậy tất nhiên phải có mặt của phi như tác ý (ayoniso manasikāra) vì thế các tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư đều lệch lạc, hậu quả là sắc, thọ, tưởng, hành, thức quá khứ chồng chất lên sắc, thọ, tưởng, hành, thức hiện tại và tất nhiên lúc đó biểu hiện giận dữ khó mà tránh khỏi.
Trái lại, cũng anh chàng ấy xuất hiện mà tâm mình định tĩnh, trong sáng, không mảy may chấp vào kinh nghiệm hôm qua, thấy anh ta như bây giờ vậy thôi. Một tâm thức như vậy tất nhiên có mặt như lý tác ý (yoniso manasikāra) do đó các tâm sở xúc, thọ, tưởng, tư không lệch lạc, nghĩa là sắc, thọ, tưởng, hành, thức không bị qui định bởi quá khứ, phản ứng đúng đắn, tốt đẹp, kết quả là sân hận không xẩy ra, phải không? Sự kiện chồng chất cảm giác, tri giác, phản ứng, kinh nghiệm quá khứ lên thực tại, gọi là uẩn. Uẩn tức chồng chất rối rắm lớp này đến lớp khác. Cái mà chúng ta đã gọi là tri kiến lập tri, Thiền Tông gọi là "đầu thượng trước đầu" (trên đầu đội thêm đầu), "tuyết thượng gia sương" (trên tuyết bồi thêm sương). Vậy ngũ uẩn chính là tiến trình chấp giữ kinh nghiệm. Kinh nghiệm vốn không sai, rất hữu ích nữa là khác, nhưng chấp giữ kinh nghiệm thì trở thành ngăn ngại.
Kinh nghiệm của ngũ uẩn quá khứ chồng lên ngũ uẩn hiện tại để tạo ra kinh nghiệm mới. Gọi là mới, nhưng thật ra hầu như không mới gì cho lắm, trong đó đã tiềm tàng quá nhiều kinh nghiệm cũ, phải vậy không? Uẩn là vậy, chồng chất, rối ren, phức tạp và cũng là cũ rích.
Giả dụ, vì tức giận chuyện hôm qua nên hôm nay lại gây gổ, đánh nhau thêm một trận nữa, cứ thế chồng chất sân hận oán thù. Đó là chưa kể tối về nằm ngủ, ý thức làm việc, lại tự tạo tác chồng lên không biết bao nhiêu lớp nữa. Rồi cứ mỗi lần nhớ lại chuyện đó là cơn tức giận gia tăng, dù chỉ trong tâm, chưa có hành động bên ngoài thì vẫn là tạo nghiệp. Dễ sợ chưa? Rõ ràng bây giờ là cả một đống chỉ rối càng ngày càng lớn hơn khó mà gỡ nổi, phải không?
Đó chỉ mới là một chuyện điển hình, còn biết bao nhiêu là chuyện trên đời mà hàng giây, hàng phút, hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm chúng ta chất chồng chứa nhóm bất tận vào kho tiềm thức? Biết bao là tỵ hiềm, ganh ghét, yêu thương, sợ hãi, hận thù, ngon ngọt, đắng cay v.v và v.v… Cho nên, ngũ uẩn nói là giai không một cách dễ dàng, thế mà, ở đây trong mỗi chúng ta, ngũ uẩn đã trở thành núi Tu-di rồi đó. Khiếp chưa? Liệu chúng ta phá có nổi không đây? Có thiết bảng của Tôn Ngộ Không may ra, chứ phá làm sao cho nổi, phải không?
... Trong bhavaṅga, ngũ uẩn không hiện hành mà nó lại tiềm ẩn dưới dạng tiềm thức hay vô thức. Tức là ngũ uẩn cũng ngủ! Như vậy đâu phải phá được ngũ uẩn.
Viên Minh.
Trích: Thực tại hiện tiền
www.trungtamhotong.org
Thiền sư ni daehaeng |
NHÂN VÀ QUẢ
Vũ trụ và thế giới nhân loại liên kết và hoạt động với nhau như một. Trong thân chúng ta, vô số tế bào kết nối nhau như một mạng lưới khổng lồ. Cũng lối này, trái đất và toàn vũ trụ được kết nối mật thiết và có hệ thống như một tấm lưới cân đối, hoạt động với nhau như một. Do đó, nếu chúng ta biết điều gì, Pháp giới và Phật cũng biết nó.
Vì bạn biết những gì bạn làm, tất cả chúng sanh trong thân bạn biết những gì bạn làm, vì vậy nhất tâm vũ trụ và Pháp giới cũng biết. Vì mọi vật và đời sống được nối kết, không gì bạn làm là bí mật.
Một lời nói dối là bạn đang tự lừa gạt mình. Người bị gạt và người bị lừa là bạn. Bạn không bao giờ có thể lừa gạt chủ nhân không. Chủ nhân Không là bầu trời, vũ trụ, và Pháp giới - không có gì có thể che giấu nó.
Tâm có thể được ví như một siêu máy tính. Bất cứ tư tưởng nào khởi lên, được ghi lại hoàn hảo.Có lẻ, bạn tin rằng một tư tưởng kết thúc vì bạn không quan tâm nó nữa, nhưng tư tưởng đó không biến mất. Đúng hơn nó được ghi lại hoàn hảo trong tâm bạn. Tư tưởng được chứa trong tiềm thức và gây ra một tư tưởng tương tợ lần tiếp theo. Hơn nữa, tư tưởng lần thứ hai mạnh hơn tư tưởng lần thứ nhất. Ví dụ, nếu tư tưởng thứ nhất xấu, thì tư tưởng thứ hai xấu hơn môt chút. Theo lối này, tư tưởng lập lại nhiều lần, nổi lên càng lúc càng mạnh. Tâm sẽ bị nghiêng về những tư tưởng thường khởi lên. Vì thế, nếu bạn không kiểm soát tư tưởng mình tốt, chúng sẽ lớn mạnh và trở thành hành động.
Nếu một khi tâm dấy động và khởi tưởng, tư tưởng đó sẽ được ghi lại hoàn hảo; chức năng của tâm vô hạn nếu để ý thức của chúng ta bừng tỉnh.
Nghiệp tốt cũng là nghiệp. Một khi việc gì được ghi lại, sự ghi lại đó có khuynh hướng đẩy người ta đi và điều khiển họ. Nghiệp xấu khiến sanh những quả xấu, và nghiệp tốt sẽ sanh những quả tốt. Nghiệp dẫn chúng sanh qua vòng sanh tử, vì thế không có sự khác nhau giữa nghiệp tốt và nghiệp xấu. Trong một trường hợp một người nô lệ đau khổ vì gặp một chủ xấu. Trong trường hợp khác, người nô lệ sống tương đối vì gặp người chủ tốt. Tuy nhiên, cả hai giống nhau, cả hai là người nô lệ.
Nếu bạn thâu băng, lần đầu trước khi bị xóa và sự kiện mới sẽ được
thâu. Vì thế thâu nghiệp tốt thì tốt hơn thâu nghiệp xấu. Tuy nhiên, thay vì chỉ thâu nghiệp tốt, tốt hơn cả là xóa hết mọi thứ đã thâu. Cách để làm điều này, là phó thác mọi việc trước mặt bạn, cả tốt và xấu cho bản tánh của bạn. Đó giống như lau sạch một tấm gương. Cho dù, gương phủ bụi rất lâu, một khi bạn lau nó, lập tức nó trở nên sạch trong.
Luật nhân quả giống như một hạt giống không bao giờ hư: Khi đã trồng, nó sẽ luôn luôn mọc. Nếu bạn ttrồng một giống tốt kết quả tốt sẽ theo đến. Nếu bạn trồng một hạt giống xấu, kết quả xấu sẽ xảy ra. Nhân và quả giống như một hạt giống luôn luôn mọc. Hơn nữa, một khi trồng chúng sẽ mọc, có hạt và rồi lại mọc, mọc nữa.
Có nhiều người sống không quan tâm đến người khác. Chừng nào họ vui vẻ và có thể đạt những gì họ muốn thì họ hài lòng. Nhưng họ không thể bình an thật sự vì chỉ làm lợi ích cho mỗi chính mình. Sự thích thú tạm thời không thể tháo gỡ vấn đề căn bản. Bạn phải biết rằng đời sống chúng ta không chấm dứt với cuộc sống hiện tại. Xa hơn, bạn phải biết rằng mọi việc, ngay cả những việc bạn đã làm một cách bí mật, sẽ trở lại với bạn như nghiệp. Nghiệp là mớ rối rắm của vô số nhân quả.
Một số người cố dùng trí thông minh để giải nghiệp, nhưng điều này giống như cố làm tan mặt hồ nước đóng băng vào mùa đông bằng cách tưới một thùng nước vào băng. Nó có vẻ tan một chút, nhưng chẳng bao lâu nước bạn tưới đông lại, và bạn chỉ có thêm một ít băng. Vì thế, đừng nắm bắt những vật thế gian, thả tất cả chúng vào bản tâm, và để chúng tự động tan ra. Khi mùa xuân đến, hố băng sẽ tan tự nhiên và hoàn toàn.trở về bản tâm của bạn giống như mùa xuân ấm áp đến sau mùa đông lạnh lẽo.
Không có định mệnh hay số phận. Mọi vật tùy tâm bạn. vì bạn không thoát khỏi những dính mắc, những dính mắc này trở thành nghiệp và tác động ngay cả gien của bạn. Vì mọi vật do tâm tạo, chìa khóa hạnh phúc và khổ đau do bạn dùng tâm thế nào.
Thiền Sư Ni Daehaeng
Trích phần 1 chương 2
KHÔNG CÓ SÔNG NÀO ĐỂ VƯỢT QUA.
Hạnh Huệ dịch.