Mọi Đau Khổ Đều Là Hạt Mầm Phật - Người chứng ngộ

Mọi Đau Khổ Đều Là Hạt Mầm Phật

Bồ đề đạt ma là đúng khi ông ấy nói rằng thậm chí đau khổ cũng phải được chấp nhận một cách biết ơn, bởi vì nó chính là hạt mầm của phật. Nếu không có đau khổ, bạn sẽ không bao giờ đi tìm chân lí. Chính đau khổ cứ thúc đẩy bạn vượt ra ngoài nó. Chính phiền não và cơ cực cuối cùng bắt buộc bạn phải tìm kiếm con đường vượt ra ngoài đau khổ và cơ cực, tìm ra con đường đạt tới phúc lạc và tới vui vẻ vĩnh hằng.


Bồ đề đạt ma đang nói: Đừng đối nghịch với đau khổ; thậm chí cảm thấy biết ơn đau khổ đi. Đó là một ý tưởng vĩ đại. Cảm thấy biết ơn đau đớn, khổ, tuổi già, cái chết, bởi vì tất cả những điều này đang tạo ra tình huống cho bạn để tìm chân lí. Bằng không bạn sẽ rơi vào giấc ngủ; bằng không bạn sẽ thoải mái thế, bạn sẽ trở thành người sống cuộc đời tẻ nhạt. Sẽ không có nhu cầu... Đau khổ tạo nên nhu cầu cho tìm kiếm.
Thân thể và tâm trí ông là cánh đồng. Đau khổ là hạt mầm, trí huệ là chồi và phật tính là hạt thóc.
Trong tổng hợp này ông ấy đang tính công trạng cho thân thể bạn, cho tâm trí bạn, cho đau khổ. Ông ấy đang tính tới cả toàn thể cuộc sống của bạn. Ông ấy không phủ nhận cái gì về đóng góp của nó. Ông ấy rất công bằng.
Thân thể và tâm trí ông là cánh đồng. Đau khổ là hạt mầm, trí huệ là chồi và phật tính là hạt thóc.
Đây là cách thức của người nhìn cuộc sống như một đơn vị hữu cơ. Cái gọi là các tôn giáo đã mất tiếp xúc với người sáng lập sống của họ, đang chống lại thân thể. Họ hành hạ thân thể, thay vì biết ơn thân thể bởi vì nó chính là cánh đồng, nó chính là ngôi đền trong đó vị phật phải được khám phá ra. Mọi đau khổ, cơ cực không bị lên án bởi một người như Bồ đề đạt ma. Ông ấy nói nó nữa cũng đóng vai một phần. Nó giữ cho bạn thức tỉnh. Nó giữ cho bạn thường xuyên tỉnh táo, khêu gợi bạn và thách thức bạn để tìm ra con đường có thể dẫn bạn vượt ra ngoài nó.
... Khi ba chất độc hiện diện trong tâm trí ông, ông sống trong mảnh đất của ô uế. Khi ba chất độc thiếu vắng trong tâm trí ông, ông sống trong mảnh đất của thuần khiết.
Cho nên thực ra, cõi trời và địa ngục là không tách rời nhau; chúng xảy ra trong cùng cuộc sống. Chỉ cấu trúc phải thay đổi. Nơi có ba chất độc của tham lam, giận dữ và ảo tưởng, bạn đã tạo ra địa ngục bên trong mình.
Khoảnh khắc bạn vứt bỏ những chất độc tham lam, giận dữ và ảo tưởng đó, cái thực sự thiết lập nên tâm trí bạn - khoảnh khắc bạn đã vứt bỏ tâm trí, chính bản thể bạn trở thành bản thân cõi trời.
Ý tưởng lan tràn khắp trên thế giới là ở chỗ những người tốt một ngày nào đó sau cái chết sẽ đi vào cõi trời, và những người xấu một ngày nào đó sau cái chết sẽ đi vào địa ngục. Ý tưởng đó tuyệt đối sai. Người tốt đã vào cõi trời rồi - không cần phải đợi tới cái chết. Cõi trời không ở đâu đó khác. Nó chỉ là biến đổi riêng của bạn. Cùng năng lượng là giận dữ nay trở thành từ bi, cùng năng lượng là tham lam nay trở thành chia sẻ, cùng năng lượng là ảo tưởng nay trở thành nhận biết. Năng lượng này là một, chỉ hướng của nó thay đổi.
Đổi chiều hướng của năng lượng của bạn, tạo ra bản giao hưởng mới từ năng lượng của bạn, là toàn bộ nghệ thuật của tôn giáo. Bất kì ai thuyết giảng bất kì điều gì khác xem như tôn giáo bản thân người đó là mù và dẫn người mù khác trong đêm tối. Họ tất cả đều sẽ ngã xuống giếng đâu đó chỗ này khác.
Con người đã được tự nhiên cho đủ mọi thứ. Nếu năng lượng được đặt đúng, con người trở thành vị phật. Nếu năng lượng đó không hài hoà và bạn không thể tạo ra được dàn nhạc từ năng lượng đó, cuộc sống của bạn sẽ trở thành địa ngục. Bạn là không gian nơi cả cõi trời và địa ngục đều có thể. Chỉ chút ít nhận biết và bạn có thể biến đổi địa ngục thành cõi trời. Chỉ chút ít thay đổi, hơi chút sắp xếp lại khác đi... nhưng đấy là cùng năng lượng; không cái gì phải thêm vào bạn, không cái gì phải xoá đi khỏi bạn.
Đây là một trong những sáng suốt vĩ đại nhất có thể có. Nó làm cho con người thành người chủ của cuộc sống riêng của mình. Nếu người đó đang sống trong địa ngục, người đó nên nhận trách nhiệm lên đôi vai riêng của mình. Người đó không nên nói, “Đấy là ý chí của Thượng đế.” Người đó không nên nói, “Đấy là định mệnh của tôi, số phận của tôi, số mệnh của tôi.” Người đó nên nói, “Đấy là vô ý thức của tôi, đấy là tôi.”
Khoảnh khắc bạn nhận lấy trách nhiệm lên đôi vai riêng của mình, khả năng là bạn sẽ bắt đầu thay đổi - bởi vì không ai khác đưa bạn vào địa ngục cả. Bạn không phải chờ đợi bất kì ai tới thay đổi bạn, tới cứu bạn. Bạn đơn giản có thể bắt đầu quan sát năng lượng của riêng mình và bạn có thể thấy cách chúng tạo ra địa ngục, cách chúng tạo ra khổ. Bạn có thể cũng thấy cách thức trong những khoảnh khắc nào đó bạn im lặng, trong khoảnh khắc nào đó bạn hạnh phúc, trong khoảnh khắc nào đó vui vẻ nắm bắt lấy bạn. Quan sát điều mà những năng lượng đó đang làm. Chúng là cùng một năng lượng - bạn không có gì khác cả. Người ta chỉ phải hiểu cách thức năng lượng của mình vận hành.
Nếu ai đó muốn sống trong địa ngục, đó là chọn lựa của người đó, đó là quyền tập ấm của người đó. Không ai có quyền quấy rối người đó. Cứ để người đó sống trong địa ngục. Và nếu người đó muốn thay đổi, người đó có mọi khả năng để thay đổi bản thân mình. Không cần phải đợi một đấng cứu tinh, một Jesus Christ hay một Krishna. Bạn phải trở thành vị cứu tinh của riêng mình. Đó là giáo huấn nền tảng của Bồ đề đạt ma.
 

Trích: Bồ Đề Đạt Ma, Thiền sư vĩ đại nhất

Người chứng ngộ

Người chứng ngộ là người đã về tới nhà, với người đó mọi vấn đề đã biến mất, người không còn vấn đề nào để giải quyết, người chỉ phải sống, cuộc sống của người đó không còn bị nặng gánh bởi bất kì câu hỏi nào, người có cuộc sống là tuyệt đối phi trọng lượng. Nhưng mọi người chứng ngộ không nhất thiết là thầy. Trong một trăm người chứng ngộ nhiều nhất một hay hai người sẽ trở thành thầy. Người chứng ngộ là người đã về tới nhà và thầy là người có từ bi với người khác và muốn giúp họ. Nhưng thầy là người quan tâm chỉ tới các cá nhân, thầy có quan hệ với các cá nhân - người đây, người kia - thầy không có ý tưởng nào về xã hội. Đây là thầy.

Trích từ "Đạo: Đường vô lộ - tập 2"

(...) Chỉ khoảnh khắc hiện tại có thể được thấy, nó đã ở đây. Cho nên tâm trí tôn giáo sống trong khoảnh khắc; bạn không thể buộc tâm trí tôn giáo đi ra ngoài khoảnh khắc này, bởi vì khoảnh khắc tâm trí nghĩ về tương lai, nó không còn là tôn giáo nữa. Lập tức phẩm chất của tâm trí đã đổi. Tâm trí tôn giáo tồn tại ở đây và bây giờ, và đó là cách duy nhất để tồn tại. Nếu bạn nghĩ về tương lai, khoảnh khắc không có đây, bạn đã ở trong bẫy của tâm trí và bạn đã cho phép ý nghĩ được hình thành. Trong hiện tại không có ý nghĩ. Bạn đã bao giờ quan sát điều này chưa? Ngay bây giờ, làm sao ý nghĩ có thể tồn tại? Không ý nghĩ nào đã bao giờ tồn tại trong hiện tại, nó bao giờ cũng tồn tại trong tương lai hay trong quá khứ. Hoặc bạn nghĩ về quá khứ - thế thì có tưởng tượng; hoặc bạn nghĩ về tương lai - thế thì có logic. Làm sao bạn có thể nghĩ về hiện tại được? Bạn chỉ có thể hiện hữu. Và khoảnh khắc này là tinh tế, nhỏ bé, nguyên tử tới mức không có không gian cho bất kì ý nghĩ nào tồn tại trong nó. Ý nghĩ cần không gian, cần chỗ, và trong hiện tại không có chỗ cho ý nghĩ. Chỉ hiện hữu có thể có đó. Cho nên bất kì khi nào bạn ở trong hiện tại, suy nghĩ dừng lại, hay, nếu bạn dừng suy nghĩ bạn sẽ ở trong hiện tại. Tâm trí tôn giáo không quan tâm tới tương lai, không quan tâm về điều đã xảy ra trong quá khứ. Nó sống trong khoảnh khắc và nó đi từ khoảnh khắc tới khoảnh khắc.
Khi khoảnh khắc này biến mất, khoảnh khắc khác tới: người tôn giáo đã đi vào trong nó. Người đó như dòng sông.
Điều rất, rất sâu cần được ghi nhớ là ở chỗ tâm trí tôn giáo, người tôn giáo, bao giờ cũng là quá trình, người đó bao giờ cũng chuyển động.
Tất nhiên, chuyển động là không mục đích. Nó là chuyển động không vì mục đích nào, nó đơn giản chuyển động - bởi vì chuyển động là bản chất của thực tại. Chuyển động là bản chất của thực tại, nó di chuyển cùng thực tại, cũng như ai đó nổi cùng dòng sông. Người đó di chuyển cùng dòng sông thời gian. Từng khoảnh khắc người đó sống, và di chuyển. Người đó không làm gì, người đó đơn giản sống khoảnh khắc này. Khi khoảnh khắc này đã qua, khoảnh khắc khác tới: người đó sống khoảnh khắc đó. Người tôn giáo có bắt đầu nhưng không có kết thúc; thức tỉnh có bắt đầu, nhưng không có kết thúc - nó diễn ra mãi và mãi.
Chính điều đối lập là hoàn cảnh với dốt nát - dốt nát không có bắt đầu, nhưng có kết thúc. Bạn có thể nói được khi nào dốt nát bắt đầu không? Nó không có bắt đầu. Khi nào dốt nát của Phật bắt đầu? Nó không có bắt đầu, nhưng nó có kết thúc. Nó kết thúc vào đêm trăng tròn nào đó, hai mươi nhăm thế kỉ trước. Dốt nát có chấm dứt, nhưng không có bắt đầu; chứng ngộ có bắt đầu, nhưng không có kết thúc. Và đó là cách vòng tròn trở thành đầy đủ. Khi người dốt nát trở nên chứng ngộ, vòng tròn là đầy đủ.
Dốt nát không có bắt đầu, nhưng có kết thúc; chứng ngộ có bắt đầu, nhưng không có kết thúc. Bây giờ vòng tròn là đầy đủ. Bây giờ đây là hiện hữu hoàn hảo có vòng tròn đầy đủ.
Nhưng hoàn hảo này không có nghĩa "tĩnh tại" nào, bởi vì chứng ngộ không có kết thúc; nó cứ diễn ra mãi mãi, tới vĩnh hằng, vĩnh viễn.

Trích từ "Cỏ tự nó mọc lên"

OSHO -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét