Kính thưa Thầy!
Như con được hiểu thì từ Phật đến các Tổ đều từ nghi mà đến ngộ. Đức Phật cũng từ khởi nghi sinh, già, bệnh, chết rồi tham cứu để được ngộ đạo. Khi xưa các bậc giác ngộ trên một cơ một cảnh mà làm cho môn sinh khởi nghi mà không biết, chứ không phải là không có nghi. Lại thêm Thiền Tông có nói tiểu tử tiểu hoạt, đại tử đại hoạt, chết rồi sống lại không dấu được ai. Như vậy nghĩa kiến tánh bên Thiền Tông là đã kiến tánh thì không bao giờ quay lại trạng thái phàm phu nữa, mặc dầu có 3 cửa để dứt dần tập khí. Như trong Thiên tông có nói cái biết vọng cũng là vọng, còn khởi cái biết vọng đó cũng còn là vọng. Vậy theo pháp hành như Thầy dạy có đúng với nghĩa trong kinh Kim Cang không ạ?
Kính thưa Thầy! Ngài Triệu Châu, Hoàng Bá... cho đến Ngài Vĩnh Gia đều hoằng dương pháp Tham Thiền. Và cho đến ngày nay nhiều pháp môn khác đều có Thầy. Nhưng chẳng lẽ lời người xưa là hư dối. Phải chăng làm đúng như lời người xưa trong kinh luận là không thể thành công mà bắt buộc phải có Thầy hướng dẫn?
Kính thưa Thầy! Thầy thông cảm cho con, cũng vì một lòng hướng về đạo mà con thì thấy mình hợp với tham thiền. Vì lòng từ bi, con kính xin thầy chỉ rõ mà đừng đem lòng ruồng bỏ con. Thực tình con không thấy pháp nào hợp hơn với con là Tham Thiền. Kính xin Thầy mở lòng.
Trả lời:
Kính thưa Thầy! Thầy thông cảm cho con, cũng vì một lòng hướng về đạo mà con thì thấy mình hợp với tham thiền. Vì lòng từ bi, con kính xin thầy chỉ rõ mà đừng đem lòng ruồng bỏ con. Thực tình con không thấy pháp nào hợp hơn với con là Tham Thiền. Kính xin Thầy mở lòng.
Trả lời:
1) Nếu con không thấy pháp nào hợp với con hơn là tham thoại đầu thì con cứ tham thoại đầu đi. Còn nếu con không khăng khăng cho mình là chỉ hợp với thoại đầu thôi mà cần xem có pháp nào thích hợp hơn thì con thử vào nghe những Pháp thoại sau đây trong trang web này, như:
* "Không phương pháp thì tất cả đều là phương pháp",
*"Cốt lõi chung - Nhất hướng của sự tu tập"
* "Thiền đối trị - Thiền thấy ra sự thật"
Và 2 bài mới đây ở Thụy Sĩ là:
*"Về bài Kinh 'Đặt sai hướng'"
*"Hỏi đáp về Không, Vô tướng, Vô tác, Vô cầu - Nền tảng Giáo pháp của Đức Phật".
Đừng vội khẳng định mình như thế, đó không phải là bản ngã sao?
2) Kinh Kim Cang chủ yếu là dạy "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" nghĩa là khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh v.v... thì trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe... không có ta, của ta, tự ngã của ta trong đó. Thấy là mắt thấy sắc không phải "ta thấy", biết là tánh biết biết pháp không phải "ta biết". Đơn giản là thế, nhưng nếu con còn có "cái ta" muốn tham thoại đầu thì con nên tham câu "ai tham thoại đầu?" là tốt nhất.
3) Đừng nói là lời của Triệu Châu, Hoàng Bá, Vĩnh Gia... mà ngay cả lời Phật dạy cũng chỉ dạy cho mỗi căn cơ mỗi khác chứ không phải lời nào cũng đúng cho mọi người. Vì vậy đừng có bắt chước lời của các ngài mà tự khẳng định hay phân vân nghi hoặc. Ngài Xá-lợi-phất, bậc thượng thủ về trí tuệ, còn dạy sai đề mục thiền cho đệ tử bị Phật quở trách huống chi Triệu Châu, Hoàng Bá! Nếu con tin chắc vào thoại đầu, vào Triệu Châu, Hoàng Bá như vậy sao gọi là đại nghi đại ngộ? Tóm lại, đừng lý luận, tâm như hư không, như "diện bích" thì mới có thể "khởi nghi tình" và không khởi ý niệm xác quyết điều gì cả. Còn lý luận, còn xác quyết thì chẳng bao giờ hiểu chữ "nghi" trong thiền tông được. Cẩn trọng!
***
Kính thưa Thầy! Con muốn tìm hiểu về THAM THIỀN (khán thoại đầu). Kính xin Thầy giúp con hiểu rõ, con xin cám ơn Thầy.
Trả lời:
Sao phải khán thoại đầu? Sao không ngay nơi thực tại thân tâm mà khán? Thiền nói "Xúc mục vô phi thị Đạo" thì mắt thấy, tai nghe, thân xúc đều là thiền; đi, đứng, ngồi, nằm đều là thực tánh chân đế, sao lại phải qua ngôn từ của một câu thoại đầu mới thấy được pháp như thị?
***
Thoại đầu chỉ xuất hiện sau thời Lục Tổ Huệ Năng khi Thiền Tông đã chia thành 5 phái, lúc đó phần lớn căn cơ trình độ chưa thể thấy tánh được ngay nên phải dùng phương tiện thoại đầu để dẫn nhập. Từ Tổ Huệ Năng trở về trước không có tham thoại đầu chẳng lẽ không ngộ được? Một khi đã sử dụng phương tiện thì như dùng con dao hai lưỡi. Nếu có thiền sư chứng ngộ chỉ dẫn và hành giả hành đúng thì mới có cơ may ngộ được pháp tánh, bằng không thì không tẩu hỏa nhập ma cũng khó mà "bình thường tâm thị Đạo"! Người biết trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại - "liễu liễu thường tri" - có thể thấy mọi pháp như nó đang là thì không cần phải tham công án nào cả. Vì nói như Tổ Huệ Năng, ngay đó không nghĩ thiện nghĩ ác thì chính là bản lai diện mục rồi còn phải qua thoại đầu nào nữa! Người không thể thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác - với tâm rỗng lặng trong sáng - như thế mới phải dùng phương tiện hay phương pháp để vào. Nhưng thiền thì "vô môn" mới là "chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm" vậy.
* "Không phương pháp thì tất cả đều là phương pháp",
*"Cốt lõi chung - Nhất hướng của sự tu tập"
* "Thiền đối trị - Thiền thấy ra sự thật"
Và 2 bài mới đây ở Thụy Sĩ là:
*"Về bài Kinh 'Đặt sai hướng'"
*"Hỏi đáp về Không, Vô tướng, Vô tác, Vô cầu - Nền tảng Giáo pháp của Đức Phật".
Đừng vội khẳng định mình như thế, đó không phải là bản ngã sao?
2) Kinh Kim Cang chủ yếu là dạy "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" nghĩa là khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh v.v... thì trong thấy chỉ là thấy, trong nghe chỉ là nghe... không có ta, của ta, tự ngã của ta trong đó. Thấy là mắt thấy sắc không phải "ta thấy", biết là tánh biết biết pháp không phải "ta biết". Đơn giản là thế, nhưng nếu con còn có "cái ta" muốn tham thoại đầu thì con nên tham câu "ai tham thoại đầu?" là tốt nhất.
3) Đừng nói là lời của Triệu Châu, Hoàng Bá, Vĩnh Gia... mà ngay cả lời Phật dạy cũng chỉ dạy cho mỗi căn cơ mỗi khác chứ không phải lời nào cũng đúng cho mọi người. Vì vậy đừng có bắt chước lời của các ngài mà tự khẳng định hay phân vân nghi hoặc. Ngài Xá-lợi-phất, bậc thượng thủ về trí tuệ, còn dạy sai đề mục thiền cho đệ tử bị Phật quở trách huống chi Triệu Châu, Hoàng Bá! Nếu con tin chắc vào thoại đầu, vào Triệu Châu, Hoàng Bá như vậy sao gọi là đại nghi đại ngộ? Tóm lại, đừng lý luận, tâm như hư không, như "diện bích" thì mới có thể "khởi nghi tình" và không khởi ý niệm xác quyết điều gì cả. Còn lý luận, còn xác quyết thì chẳng bao giờ hiểu chữ "nghi" trong thiền tông được. Cẩn trọng!
***
Kính thưa Thầy! Con muốn tìm hiểu về THAM THIỀN (khán thoại đầu). Kính xin Thầy giúp con hiểu rõ, con xin cám ơn Thầy.
Trả lời:
Sao phải khán thoại đầu? Sao không ngay nơi thực tại thân tâm mà khán? Thiền nói "Xúc mục vô phi thị Đạo" thì mắt thấy, tai nghe, thân xúc đều là thiền; đi, đứng, ngồi, nằm đều là thực tánh chân đế, sao lại phải qua ngôn từ của một câu thoại đầu mới thấy được pháp như thị?
***
Thoại đầu chỉ xuất hiện sau thời Lục Tổ Huệ Năng khi Thiền Tông đã chia thành 5 phái, lúc đó phần lớn căn cơ trình độ chưa thể thấy tánh được ngay nên phải dùng phương tiện thoại đầu để dẫn nhập. Từ Tổ Huệ Năng trở về trước không có tham thoại đầu chẳng lẽ không ngộ được? Một khi đã sử dụng phương tiện thì như dùng con dao hai lưỡi. Nếu có thiền sư chứng ngộ chỉ dẫn và hành giả hành đúng thì mới có cơ may ngộ được pháp tánh, bằng không thì không tẩu hỏa nhập ma cũng khó mà "bình thường tâm thị Đạo"! Người biết trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại - "liễu liễu thường tri" - có thể thấy mọi pháp như nó đang là thì không cần phải tham công án nào cả. Vì nói như Tổ Huệ Năng, ngay đó không nghĩ thiện nghĩ ác thì chính là bản lai diện mục rồi còn phải qua thoại đầu nào nữa! Người không thể thường tinh tấn chánh niệm tỉnh giác - với tâm rỗng lặng trong sáng - như thế mới phải dùng phương tiện hay phương pháp để vào. Nhưng thiền thì "vô môn" mới là "chánh pháp nhãn tạng Niết-bàn diệu tâm" vậy.