Kiến Tánh (Thấy Tánh)
Tức thấy được thực tánh chân đế của pháp.
Thực tánh chân đế có hai:
Một là Tánh đế, như thấy sân đúng với thực tánh của nó hoặc thay vì cho là "Ta" biết thì thấy đó chỉ là tánh biết, cho là thân của "Ta" thì thấy đó chỉ là tứ đại giả hợp.
Hai là Thánh đế, như thấy tâm hoàn toàn rỗng lặng trong sáng không còn tham sân si hay thấy Niết-bàn.
Người đã thấy tánh thì không còn chấp tướng chế định, không còn nghi ngờ về pháp chân đế và tục đế, và không còn cho rằng hoạt động của thân tâm là bản ngã nữa, do dó họ ít tham, sân, si và nhất là ít chấp vào quan niệm hay định kiến, không quá nặng nề về đúng sai thiện ác mặc dù thấy biết rất rõ bản chất của mỗi pháp.
Phá thân kiến
Phá thân kiến là không còn chấp thân, tâm và hoạt động của chúng (ngũ uẩn) là "Ta", "Của Ta" hoặc "Tự ngã của Ta" nữa. Có thể người này không sợ chết theo kiểu người thường nhưng không có nghĩa là không sợ chết theo kiểu không sợ cọp, không sợ thuốc độc và súng đạn. Sợ chết tâm lý mang tính tưởng tượng khác sợ chết mang tính bản năng sinh tồn.
Kiến thức tục đế
Kiến thức tục đế không có hại mà chỉ hại khi chấp trước vào nó. Kiến thức tục đế có hai loại:
Một là kiến thức đúng tốt và hữu dụng, thí dụ những kiến thức chuyên môn cần thiết, như kiến thức y học, tin học v.v... có thể đem lại lợi ích cho nhiều người.
Hai là kiến thức xấu ác và vô dụng, thí dụ như những kiến thức phù phiếm chỉ để tranh luận hơn thua, thuộc loại kiến chấp, thuần lý trí, không thiết thực v.v... Đây mói là loại kiến thức trói buộc và đem lại đau khổ.
"Tánh tướng thể dụng" nói rõ hơn là tánh và tướng, thể và dụng hoặc thể tánh và tướng dụng của mọi sự mọi vật (vạn pháp), còn nói gọn hơn và chính xác hơn nữa là "thể, tướng, dụng". Thể (hay thể tánh) là bản chất của sự vật, tướng là hình dáng biểu hiện của nó, dụng là lợi ích của nó.
Vô sư trí
"Vô sư trí" hay "Căn bản trí" là trí tuệ vốn có sẵn trong tánh biết (tánh giác) của mỗi người."Đốn ngộ" là khởi đầu phát hiện được thực tánh vô sư trí của tánh giác không phải là tri thức thường nghiệm. Đốn ngộ chính là ngộ tánh (vô sư trí)
"Vô sư trí" hay "Căn bản trí" là trí tuệ vốn có sẵn trong tánh biết (tánh giác) của mỗi người."Đốn ngộ" là khởi đầu phát hiện được thực tánh vô sư trí của tánh giác không phải là tri thức thường nghiệm. Đốn ngộ chính là ngộ tánh (vô sư trí)
Hậu đắc trí
"Hậu đắc trí" là trí tuệ thành tựu do quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm mà chứng nghiệm được.
"Hậu đắc trí" là trí tuệ thành tựu do quá trình trải nghiệm, chiêm nghiệm mà chứng nghiệm được.
"Tiệm tu" là trải nghiệm, chiêm nghiệm, học hỏi, khám phá... để điều chỉnh nhận thức và hành vi của cái ta ảo tưởng với khái niệm tục đế ...từ a, b, c... chính là chứng nghiệm tướng dụng (hậu đắc trí)
"Toàn giác" là hoàn toàn giác ngộ trí tuệ viên mãn cả Vô Sư Trí lẫn Hậu Đắc Trí.
Vô Sư Trí & Hậu Đắc Trí
Bản chất của tánh biết là trong sáng nên nó là căn bản trí hay vô sư trí, chứ không phải không có trí tuệ, nhưng nó chỉ mới hoàn hảo nơi tự tánh chứ chưa hoàn hảo trong tướng dụng, nên một đứa bé tuy bẩm chất thông minh nhưng vẫn phải trải nghiệm, chiêm nghiệm cuộc sống mới phát huy được tướng dụng của nó, đó là hậu đắc trí. Khi tánh tướng thể dụng của tánh biết đã hoàn hảo mới thực sự hoàn toàn giác ngộ. Do đó tánh thì có thể đốn ngộ nhưng sự thì phải tiệm tu mới toàn giác được.
Pháp vốn hoàn hảo, vô sư trí cũng đã hoàn hảo.
Chánh niệm tỉnh giác chính là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại, không lăng xăng tạo tác để mong muốn trở thành điều gì, chỉ ngay đó tánh biết tự chiếu soi. Pháp vốn hoàn hảo, vô sư trí cũng đã hoàn hảo. Vậy tùy theo trình độ của mỗi người mà nhận thức được thực hiện qua 2 cách:
Một là cứ sống bình thường trong chánh niệm tỉnh giác để cho vô sư trí tự trải nghiệm để hoàn thành hậu đắc trí một cách tự nhiên.
Hai là cứ để cái ta lý trí tìm tòi, tính toán, thử nghiệm theo ý đồ của nó rồi qua đó học ra bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi.
Thấy ra sự thật nơi thực tại đang diễn biến chính là hậu đắc trí
Phải tự mình quan sát, chiêm nghiệm sự thật (thực tánh chân đế) bằng chính tri kiến của vô sư trí nơi tánh biết sẵn có nơi bạn, không nên quá lệ thuộc vào kiến thức vay mượn bên ngoài dù đó là kinh điển hay lời giải thích của một vị thầy có uy tín nào. Ngôn ngữ khai thị là tạm mượn lời để chỉ sự thật, cho nên được ý quên lời để càng lặng lẽ quan sát trực tiếp thực tại càng dễ thấy ra chân lý.
Khả năng của Tánh Biết
Tánh biết có thể phân biệt được mọi sự sai khác của tánh tướng thể dụng trên phương diện chân đế và ngay cả trên phương diện tục đế mặc dù qua phương tiện ý thức vẫn biết rõ mọi giá trị chế định tương đối nhưng nếu không bị ngã hóa thì cũng không phân chia nhị nguyên để kỳ thị hay chấp trước một chiều.
Tâm bình thì thế giới bình
Tâm bình thì thế giới bình, tâm thanh tịnh thì thấy mọi sự mọi vật đều thanh tịnh. Có hai chú tiểu tranh luận nhau về gió động hay phướn động, Ngài Huệ Năng nói "Tâm các chú mới là động". Bất an hay an không phải do bên ngoài mà xuất phát từ nội tâm. Nếu thường trở về tự tại trong sáng với chính mình thì tâm liền an, còn nếu cứ hướng ra bên ngoài lăng xăng giải quyết thì không những tâm bất an mà mọi việc cũng sẽ rối tung lên.
Thái độ sáng suốt định tĩnh trong lành là vô ngã.
Suy nghĩ và cảm xúc ban đầu có thể là vô ngã, vô nhân nếu như nó hoạt động một cách vô thức, nhưng cũng có thể là vô nhân nhưng hữu ngã (ngã bẩm sinh hay ngủ ngầm). Thái độ có dụng ý chủ quan là bản ngã hiện hành, nhưng thái độ sáng suốt định tĩnh trong lành là vô ngã.
Pháp có nhiều nghĩa:
Pháp trong Phật Pháp Tăng có nghĩa là Chân Lý.
Pháp trong giáo pháp là lời dạy của đức Phật.
Pháp trong vạn pháp là chỉ mọi sự mọi vật.
Pháp trong sáu trần cảnh là đối tượng của ý thôi.
Có hai loại pháp:
Quá trình ngũ uẩn diễn ra khi căn tiếp xúc với đối tượng trần cảnh tương ứng, đó là SẮC, sự tiếp xúc ấy sinh ra những cảm giác, đó là THỌ, nhận biết xúc và thọ và đối tượng là TƯỞNG, có thái độ phản ứng trên đối tượng là HÀNH, và tùy phản ứng ấy là loại tâm gì thì đó là THỨC. Thí dụ: Tai nghe một âm thanh, đó là SẮC, có cảm giác dễ chịu, đó là THỌ, nhận biết âm thanh và sự dễ chịu là TƯỞNG, ham thích âm thanh ấy là HÀNH chuỗi diễn biến này có nội dung là tham nên THỨC lúc đó chính là tâm tham. Tiến trình này có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần do đó tâm tham này mới kéo dài lâu được.
Hóa giải sự hình thành bản ngã
Khi quá trình 5 uẩn này diễn ra thì một cái "Ta" khởi lên có ảo tưởng rằng "Ta" nghe, "Ta" cảm thấy dễ chịu, "Ta" thích, rồi cái "Ta" cố gắng duy trì sự ưa thích đó và ghi nhớ vào bhavanga (tiềm thức, Alaya thức). Quá trình này lặp đi lặp lại từ hữu thức đến vô thức nên ngày càng chồng chất phức tạp mà gọi là UẨN. Muốn hóa giải sự hình thành 5 uẩn - tức tiến trình tâm này - thì không thể dùng TƯỞNG UẨN hay THỨC UẨN của chính tiến trình tâm ấy, vì tiến trình hiện tại không thể tự quan sát chính nó. Vì vậy dùng sự quan sát của tánh biết để thấy tiến trình ngũ uẩn đang diễn ra, đó là tánh biết của tâm có thể thấy được hiện tướng của tâm đang diễn ra đồng thời. Đây chính là pháp hành chánh niệm tỉnh giác trên diễn biến của thân thọ tâm pháp để thấy rõ ngũ uẩn và hóa giải sự hình thành bản ngã.
"nguyên ngôn"
Khi đọc mà chỉ thấy con chữ, không qua khái niệm, không cần biết nghĩa, thì trong triết học gọi là "nguyên ngôn". Trong tôn giáo người ta cũng sử dụng nguyên ngôn như là đối tượng thực tánh (paramattha) để tu tập. Thí dụ như khi đọc một câu thần chú, hoặc quan sát một mẫu tự, người ta chỉ chú tâm vào hình dáng của chữ hoặc chỉ lắngnghe âm thanh phát ra, hoàn toàn bặt dứt ngữ nghĩa. Điều này cũng là một phương tiện thiện xảo để giúp tâm chỉ thấy, chỉ nghe,... chỉ biết với niềm tin tuyệt đối hoặc với tánh biết rỗng lặng trong sáng, không qua bất kỳ khái niệm nào thì mới thấy được thực tánh của pháp.
Khái niệm (atthapaññatti), và danh khái niệm (nāmapaññatti)
Khi đọc với mục đích hiểu nghĩa tức là đã đi vào lãnh vực nghĩa khái niệm (atthapaññatti), và danh khái niệm (nāmapaññatti) rồi, làm sao chỉ thấy con chữ không thôi mà lại muốn hiểu nghĩa được. Ngôn ngữ và ý nghĩa của nó là do con người chế định ra vì vậy mỗi chữ mỗi lời đều đã được kèm theo định nghĩa rồi, do đó người ta thường chỉ đọc nghĩa (khái niệm) hơn là đọc chữ (thực tánh), nghe lời lẽ (khái niệm) hơn là nghe phát âm (thực tánh). Và con chỉ có thể chọn một trong hai đối tượng thực tánh hay chế định đó thôi chứ không thể chọn cả hai cùng một lúc được.
Khái niệm có thật (vijjamāna) và khái niệm không có thật (avijjamāna)
Khái niệm có thật (vijjamāna) tức là ngôn ngữ để chỉ những pháp có thực tánh, và khái niệm không có thật (avijjamāna) để chỉ những pháp thuần túy chế định, không có trên thực tế. Như vậy cũng còn một trường hợp khi con đọc một chữ và hiểu nghĩa của nó qua khái niệm nhưng qua đó con lại thấy thực tánh. Đó là trường hợp một vị nghe pháp đức Phật dạy mà có thể đắc đạo quả ngay, hoặc sau khi hiểu được ý nghĩa đem về thực nghiệm và chứng nghiệm cái thật, và khi đã thấy cái thật thì ngôn ngữ và cả ý nghĩa của nókhông còn quan trọng nữa. Như Ngài Assaji sau khi nghe và đắc đạo quả đã trình bày lại pháp Tứ Diệu Đế mà không cần lặp lại ngôn ngữ đức Phật dạy trong Kinh Chuyển Pháp Luân, Ngài chỉ nói 4 câu kệ nhưng vẫn nói lênđược Sự Thật ấy khiến Ngài Sariputta cũng vào được dòng Thánh. Đó là trường hợp qua ngôn ngữ thấy được thực tánh chân đế.
BỒ TÁT
Bồ-tát là những người đã thấu rõ luật nhân quả nghiệp báo, và hơn ai hết hiểu rằng chân lý đã sẵn có đầy đủ nơi mỗi chúng sinh, do đó Bồ-tát chỉ nói lên hoặc chỉ cho thấy sự thật này để mỗi người đừng nên hướng ngoại tìm cầu bất kỳ thần tượng nào hay lý tưởng gì khác mà chỉ cần trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình thì sẽ tự thấy ra đâu là giác ngộ giải thoát - Niết-bàn, đâu là nhân quả nghiệp báo - trầm luân
Đời và đạo
Đời và đạo thì cũng là cuộc sống, bản chất của cuộc sống thì vẫn giống nhau, nếu có khác thì chỉ khác ở thái độ sống. Cũng trong cuộc sống với hoàn cảnh như nhau nhưng thái độ nhận thức và hành vi của người "đời" thì đem lại khổ đau ràng buộc, còn thái độ nhận thức và hành vi của người "đạo" thì thanh tịnh giải thoát vậy thôi. Như vậy đời và đạo tuy có cái chung cái riêng, nhưng vẫn bổ túc cho nhau chứ đâu có gì trái nghịch.
Bài toán trường đời
Cuộc đời vốn là thế, là trường học mà ai cũng phải trải qua những tình huống gay cấn để giải bài toán cam go của mình. Giải bài toán cuộc đời không như bài toán trong học đường, nó không cần đáp số, nên không quan trọng là có giải ra bài toán ấy hay không mà là có giải được chính thái độ nhận thức và hành vi của con đối với bài toán trường đời trong tình huống riêng của mình hay không.
Vậy vấn đề là thái độ nhận thức của con, hay nói cách khác là tầm nhìn của con về cuộc sống nói chung và tình huống của con nói riêng. Cách nhìn quan trọng hơn là điều gì được nhìn. Nếu con nhìn đời với đôi mắt trong sáng và tâm hồn tràn ngập thương yêu thì bất cứ điều gì cũng đều thông cảm được, điều gì cũng đều có nhân và duyên, có nỗi khổ và niềm vui của nó mà chỉ người trong cuộc mới biết được mà thôi.
Phật Pháp ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
Bài học đúng sai thiện ác
Có sai mới nhận ra cái đúng, có khổ đau mới thấy được giải thoát. Đúng sai thiện ác chỉ là bài học để giác ngộ giải thoát chứ không nên để những khái niệm này trói buộc tâm trí mình.
Chỉ cần biết sử dụng ba đức tính đã sẵn có nơi mọi người là thận trọng - chú tâm - quan sát thì có thể học ra bài học đúng sai thiện ác để điều chỉnh nhận thức và hành vi ngay đó mà không nên ray rứt hay mặc cảm vì nghĩ rằng mình đã vi phạm một khuôn mẫu đạo đức nào. Chưa từng có chúng sinh nào không trải qua sai lầm, tội lỗi mà có thể giác ngộ giải thoát được cả. Quan trọng là có biết điều chỉnh để trở về với chân tâm thực tánh hay không mà thôi.
Vô Sư Trí & Hậu Đắc Trí
Bản chất của tánh biết là trong sáng nên nó là căn bản trí hay vô sư trí, chứ không phải không có trí tuệ, nhưng nó chỉ mới hoàn hảo nơi tự tánh chứ chưa hoàn hảo trong tướng dụng, nên một đứa bé tuy bẩm chất thông minh nhưng vẫn phải trải nghiệm, chiêm nghiệm cuộc sống mới phát huy được tướng dụng của nó, đó là hậu đắc trí. Khi tánh tướng thể dụng của tánh biết đã hoàn hảo mới thực sự hoàn toàn giác ngộ. Do đó tánh thì có thể đốn ngộ nhưng sự thì phải tiệm tu mới toàn giác được.
Pháp vốn hoàn hảo, vô sư trí cũng đã hoàn hảo.
Chánh niệm tỉnh giác chính là trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại, không lăng xăng tạo tác để mong muốn trở thành điều gì, chỉ ngay đó tánh biết tự chiếu soi. Pháp vốn hoàn hảo, vô sư trí cũng đã hoàn hảo. Vậy tùy theo trình độ của mỗi người mà nhận thức được thực hiện qua 2 cách:
Một là cứ sống bình thường trong chánh niệm tỉnh giác để cho vô sư trí tự trải nghiệm để hoàn thành hậu đắc trí một cách tự nhiên.
Hai là cứ để cái ta lý trí tìm tòi, tính toán, thử nghiệm theo ý đồ của nó rồi qua đó học ra bài học điều chỉnh nhận thức và hành vi.
Thấy ra sự thật nơi thực tại đang diễn biến chính là hậu đắc trí
Phải tự mình quan sát, chiêm nghiệm sự thật (thực tánh chân đế) bằng chính tri kiến của vô sư trí nơi tánh biết sẵn có nơi bạn, không nên quá lệ thuộc vào kiến thức vay mượn bên ngoài dù đó là kinh điển hay lời giải thích của một vị thầy có uy tín nào. Ngôn ngữ khai thị là tạm mượn lời để chỉ sự thật, cho nên được ý quên lời để càng lặng lẽ quan sát trực tiếp thực tại càng dễ thấy ra chân lý.
Khả năng của Tánh Biết
Tánh biết có thể phân biệt được mọi sự sai khác của tánh tướng thể dụng trên phương diện chân đế và ngay cả trên phương diện tục đế mặc dù qua phương tiện ý thức vẫn biết rõ mọi giá trị chế định tương đối nhưng nếu không bị ngã hóa thì cũng không phân chia nhị nguyên để kỳ thị hay chấp trước một chiều.
Tâm bình thì thế giới bình
Tâm bình thì thế giới bình, tâm thanh tịnh thì thấy mọi sự mọi vật đều thanh tịnh. Có hai chú tiểu tranh luận nhau về gió động hay phướn động, Ngài Huệ Năng nói "Tâm các chú mới là động". Bất an hay an không phải do bên ngoài mà xuất phát từ nội tâm. Nếu thường trở về tự tại trong sáng với chính mình thì tâm liền an, còn nếu cứ hướng ra bên ngoài lăng xăng giải quyết thì không những tâm bất an mà mọi việc cũng sẽ rối tung lên.
Thái độ sáng suốt định tĩnh trong lành là vô ngã.
Suy nghĩ và cảm xúc ban đầu có thể là vô ngã, vô nhân nếu như nó hoạt động một cách vô thức, nhưng cũng có thể là vô nhân nhưng hữu ngã (ngã bẩm sinh hay ngủ ngầm). Thái độ có dụng ý chủ quan là bản ngã hiện hành, nhưng thái độ sáng suốt định tĩnh trong lành là vô ngã.
Pháp có nhiều nghĩa:
Pháp trong Phật Pháp Tăng có nghĩa là Chân Lý.
Pháp trong giáo pháp là lời dạy của đức Phật.
Pháp trong vạn pháp là chỉ mọi sự mọi vật.
Pháp trong sáu trần cảnh là đối tượng của ý thôi.
Có hai loại pháp:
Pháp hữu vi do duyên hợp mà thành, và pháp vô vi không do duyên mà thành.
Cái không của các pháp
- Không = vô thường
- Không = Duyên hợp
- Không = Sinh diệt
- Không = Tịch diệt
- Không = Như thị
- Không = Vô vi, vô hành, vô tác
- Không = Tâm rỗng lặng trong sáng
- Không = Vô ngã
- Không = Bất sinh bất diệt v.v...
- Không = vô thường
- Không = Duyên hợp
- Không = Sinh diệt
- Không = Tịch diệt
- Không = Như thị
- Không = Vô vi, vô hành, vô tác
- Không = Tâm rỗng lặng trong sáng
- Không = Vô ngã
- Không = Bất sinh bất diệt v.v...
" KHÔNG" không phải là ý niệm mà là sự thật như nó là để không lầm tường phải tìm cho ra cái không sinh không diệt ở ngoài cái sinh diệt. Tất cả pháp hữu tướng đều có bản chất sinh diệt nên chỉ qua đó mà thấy không sinh diệt thôi. Cũng như nói "vô thường thị thường" vậy. Bài thơ sau đây của một vị thiền sư nói lên ý ấy:
Chư Pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng Anh đề liễu thượng
Nghĩa là vẫn thấy tịch diệt ngay nơi hoa nở, chim hót, cành liễu, mùa Xuân v.v... đều là những thứ vô thường, sinh diệt, chứ đâu cần phải tìm sự tịch diệt trong khái niệm vô sinh bất diệt mà người ta thường hiểu lầm theo khái niệm "thường" trong thường kiến!
KHÔNG (suññatā) là vì tất cả các pháp đều vô ngã, nên người quan sát thấy bản chất vô ngã của pháp thì chứng được không giải thoát tức không còn chấp thủ vào ngã kiến "Ta" và "của Ta"
VÔ TƯỚNG
VÔ TƯỚNG (animitta) là vì tất cả pháp có sinh thành, có hình tướng đều vô thường nên người quan sát thấy bản chất vô thường của pháp tướng thì chứng được vô tướng giải thoát tức không còn chấp thủ vào bất kỳ một tướng hữu vi nào.
VÔ NGUYỆN (appanihita)
Còn gọi là vô cầu hoặc vô tác, vì tất cả pháp do mong cầu do tạo tác mà có đều là khổ nên người quan sát thấy bản chất khổ của pháp tác thành thì chứng được vô nguyện giải thoát tức không mong cầu bất kỳ một sở đắc nào nữa. Đó là ý nghĩa của TAM GIẢI THOÁT MÔN đúng hướng Đạo đế, Diệt đế.
Tư duy và ngôn ngữ
Tư duy và ngôn ngữ đi đôi với nhau. Có hai cách tư duy, một là tư duy qua hình tượng hai là tư duy qua ngôn ngữ. Cả hai đều tạo thành khái niệm. Hình tượng thì tạo vật khái niệm (attha paññatti), ngôn ngữ thì tạo danh khái niệm (Nāma paññatti). Vì vậy có chánh tư duy thì cũng có chánh ngữ, tà tư duy thì cũng có tà ngữ đi theo. Nếu một người đầu óc không lặng yên - không "tùy cảm nhi ứng tùy ngộ nhi an" được - mà lúc nào cũng đầy ắp hình tượng và ngôn ngữ thì coi như tâm thần đang có vấn đề.
Cần thông suốt pháp học mới nên hành.
Hành theo một phương pháp dù có hiệu quả cách mấy mà không nắm vững nguyên lý cũng chẳng khác nào biết cách đào đất nhưng không biết vàng ở đâu thì chỉ luống công vô ích. Tuy nhiên, pháp học không nhất thiết là phải học hết Kinh, Luật, Luận. Nếu có bậc thiện trí thức chỉ cho thì dù một câu mà thấy ra nguyên lý tu tập thì mới có thể hành đúng hướng mà không lệ thuộc vào phương pháp nào.
Phương pháp là con dao hai lưỡi
Một phương pháp chỉ có thể đạt được những kinh nghiệm cục bộ mang tính đối trị nên hầu như không có phương pháp nào đi đến chứng ngộ rốt ráo. Giống như một toa thuốc có thể giúp lành bệnh nên thấy rất hiệu nghiệm, nhưng hết bệnh này lại sinh bệnh khác chứ không phải là đã giải thoát khỏi bệnh hoàn toàn. Phương pháp là con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại, nhất là khi đã lệ thuộc vào phương pháp đó thì nó sẽ trở thành trói buộc, khó thoát ra còn hơn là bước vào.
Bản ngã chỉ là ảo tưởng
Hoàn toàn không có thực, nó như là ảo ảnh trong một giấc chiêm bao mà ngũ uẩn đi lệch hướng tạo ra. Tỉnh dậy thì liền trở lại thế giới bình thường của thực tánh pháp. Đó chính là "Bình thường Tâm thị Đạo" của Nam Tuyền hay "Tri thường viết minh" trong "Đạo thường" của Lão Tử vậy. Ngũ uẩn trong tướng dụng tự nhiên thì không sai, nhưng khi nó tích tập kinh nghiệm thành sở tri sở đắc rồi chấp thủ lấy đó làm ta và của ta tách biệt với pháp thì mới hình thành bản ngã.
Ngũ uẩn nguyên là gốc của quá trình nhận thức và xử lý
Ngũ uẩn nguyên là gốc của quá trình nhận thức và xử lý thông tin tự nhiên, mà yếu tố cơ bản không thể thiếu là xúc, thọ, tưởng, tư, tác ý... trong đó nếu hành mà cơ bản là tư không phải là phản ứng tạo tác lăng xăngđể trở thành và chồng chất thêm nhân quả nghiệp báo của cái ta lý trí vọng thức, mà là sự soi chiếu từ gốc của tánh biết là ngũ căn tín-tấn-niệm-định-tuệ thì nó trở thành đại dụng của hậu đắc trí trên đường hoàn thành phần tướng dụng của tuệ giác.
Ngũ uẩn là gì?
Chư Pháp tùng bản lai
Thường tự tịch diệt tướng
Xuân đáo bách hoa khai
Hoàng Anh đề liễu thượng
Nghĩa là vẫn thấy tịch diệt ngay nơi hoa nở, chim hót, cành liễu, mùa Xuân v.v... đều là những thứ vô thường, sinh diệt, chứ đâu cần phải tìm sự tịch diệt trong khái niệm vô sinh bất diệt mà người ta thường hiểu lầm theo khái niệm "thường" trong thường kiến!
KHÔNG (suññatā) là vì tất cả các pháp đều vô ngã, nên người quan sát thấy bản chất vô ngã của pháp thì chứng được không giải thoát tức không còn chấp thủ vào ngã kiến "Ta" và "của Ta"
VÔ TƯỚNG
VÔ TƯỚNG (animitta) là vì tất cả pháp có sinh thành, có hình tướng đều vô thường nên người quan sát thấy bản chất vô thường của pháp tướng thì chứng được vô tướng giải thoát tức không còn chấp thủ vào bất kỳ một tướng hữu vi nào.
VÔ NGUYỆN (appanihita)
Còn gọi là vô cầu hoặc vô tác, vì tất cả pháp do mong cầu do tạo tác mà có đều là khổ nên người quan sát thấy bản chất khổ của pháp tác thành thì chứng được vô nguyện giải thoát tức không mong cầu bất kỳ một sở đắc nào nữa. Đó là ý nghĩa của TAM GIẢI THOÁT MÔN đúng hướng Đạo đế, Diệt đế.
Tư duy và ngôn ngữ
Tư duy và ngôn ngữ đi đôi với nhau. Có hai cách tư duy, một là tư duy qua hình tượng hai là tư duy qua ngôn ngữ. Cả hai đều tạo thành khái niệm. Hình tượng thì tạo vật khái niệm (attha paññatti), ngôn ngữ thì tạo danh khái niệm (Nāma paññatti). Vì vậy có chánh tư duy thì cũng có chánh ngữ, tà tư duy thì cũng có tà ngữ đi theo. Nếu một người đầu óc không lặng yên - không "tùy cảm nhi ứng tùy ngộ nhi an" được - mà lúc nào cũng đầy ắp hình tượng và ngôn ngữ thì coi như tâm thần đang có vấn đề.
Cần thông suốt pháp học mới nên hành.
Hành theo một phương pháp dù có hiệu quả cách mấy mà không nắm vững nguyên lý cũng chẳng khác nào biết cách đào đất nhưng không biết vàng ở đâu thì chỉ luống công vô ích. Tuy nhiên, pháp học không nhất thiết là phải học hết Kinh, Luật, Luận. Nếu có bậc thiện trí thức chỉ cho thì dù một câu mà thấy ra nguyên lý tu tập thì mới có thể hành đúng hướng mà không lệ thuộc vào phương pháp nào.
Phương pháp là con dao hai lưỡi
Một phương pháp chỉ có thể đạt được những kinh nghiệm cục bộ mang tính đối trị nên hầu như không có phương pháp nào đi đến chứng ngộ rốt ráo. Giống như một toa thuốc có thể giúp lành bệnh nên thấy rất hiệu nghiệm, nhưng hết bệnh này lại sinh bệnh khác chứ không phải là đã giải thoát khỏi bệnh hoàn toàn. Phương pháp là con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại, nhất là khi đã lệ thuộc vào phương pháp đó thì nó sẽ trở thành trói buộc, khó thoát ra còn hơn là bước vào.
Bản ngã chỉ là ảo tưởng
Hoàn toàn không có thực, nó như là ảo ảnh trong một giấc chiêm bao mà ngũ uẩn đi lệch hướng tạo ra. Tỉnh dậy thì liền trở lại thế giới bình thường của thực tánh pháp. Đó chính là "Bình thường Tâm thị Đạo" của Nam Tuyền hay "Tri thường viết minh" trong "Đạo thường" của Lão Tử vậy. Ngũ uẩn trong tướng dụng tự nhiên thì không sai, nhưng khi nó tích tập kinh nghiệm thành sở tri sở đắc rồi chấp thủ lấy đó làm ta và của ta tách biệt với pháp thì mới hình thành bản ngã.
Ngũ uẩn nguyên là gốc của quá trình nhận thức và xử lý
Ngũ uẩn nguyên là gốc của quá trình nhận thức và xử lý thông tin tự nhiên, mà yếu tố cơ bản không thể thiếu là xúc, thọ, tưởng, tư, tác ý... trong đó nếu hành mà cơ bản là tư không phải là phản ứng tạo tác lăng xăngđể trở thành và chồng chất thêm nhân quả nghiệp báo của cái ta lý trí vọng thức, mà là sự soi chiếu từ gốc của tánh biết là ngũ căn tín-tấn-niệm-định-tuệ thì nó trở thành đại dụng của hậu đắc trí trên đường hoàn thành phần tướng dụng của tuệ giác.
Quá trình ngũ uẩn diễn ra khi căn tiếp xúc với đối tượng trần cảnh tương ứng, đó là SẮC, sự tiếp xúc ấy sinh ra những cảm giác, đó là THỌ, nhận biết xúc và thọ và đối tượng là TƯỞNG, có thái độ phản ứng trên đối tượng là HÀNH, và tùy phản ứng ấy là loại tâm gì thì đó là THỨC. Thí dụ: Tai nghe một âm thanh, đó là SẮC, có cảm giác dễ chịu, đó là THỌ, nhận biết âm thanh và sự dễ chịu là TƯỞNG, ham thích âm thanh ấy là HÀNH chuỗi diễn biến này có nội dung là tham nên THỨC lúc đó chính là tâm tham. Tiến trình này có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần do đó tâm tham này mới kéo dài lâu được.
Hóa giải sự hình thành bản ngã
Khi quá trình 5 uẩn này diễn ra thì một cái "Ta" khởi lên có ảo tưởng rằng "Ta" nghe, "Ta" cảm thấy dễ chịu, "Ta" thích, rồi cái "Ta" cố gắng duy trì sự ưa thích đó và ghi nhớ vào bhavanga (tiềm thức, Alaya thức). Quá trình này lặp đi lặp lại từ hữu thức đến vô thức nên ngày càng chồng chất phức tạp mà gọi là UẨN. Muốn hóa giải sự hình thành 5 uẩn - tức tiến trình tâm này - thì không thể dùng TƯỞNG UẨN hay THỨC UẨN của chính tiến trình tâm ấy, vì tiến trình hiện tại không thể tự quan sát chính nó. Vì vậy dùng sự quan sát của tánh biết để thấy tiến trình ngũ uẩn đang diễn ra, đó là tánh biết của tâm có thể thấy được hiện tướng của tâm đang diễn ra đồng thời. Đây chính là pháp hành chánh niệm tỉnh giác trên diễn biến của thân thọ tâm pháp để thấy rõ ngũ uẩn và hóa giải sự hình thành bản ngã.
"nguyên ngôn"
Khi đọc mà chỉ thấy con chữ, không qua khái niệm, không cần biết nghĩa, thì trong triết học gọi là "nguyên ngôn". Trong tôn giáo người ta cũng sử dụng nguyên ngôn như là đối tượng thực tánh (paramattha) để tu tập. Thí dụ như khi đọc một câu thần chú, hoặc quan sát một mẫu tự, người ta chỉ chú tâm vào hình dáng của chữ hoặc chỉ lắngnghe âm thanh phát ra, hoàn toàn bặt dứt ngữ nghĩa. Điều này cũng là một phương tiện thiện xảo để giúp tâm chỉ thấy, chỉ nghe,... chỉ biết với niềm tin tuyệt đối hoặc với tánh biết rỗng lặng trong sáng, không qua bất kỳ khái niệm nào thì mới thấy được thực tánh của pháp.
Khái niệm (atthapaññatti), và danh khái niệm (nāmapaññatti)
Khi đọc với mục đích hiểu nghĩa tức là đã đi vào lãnh vực nghĩa khái niệm (atthapaññatti), và danh khái niệm (nāmapaññatti) rồi, làm sao chỉ thấy con chữ không thôi mà lại muốn hiểu nghĩa được. Ngôn ngữ và ý nghĩa của nó là do con người chế định ra vì vậy mỗi chữ mỗi lời đều đã được kèm theo định nghĩa rồi, do đó người ta thường chỉ đọc nghĩa (khái niệm) hơn là đọc chữ (thực tánh), nghe lời lẽ (khái niệm) hơn là nghe phát âm (thực tánh). Và con chỉ có thể chọn một trong hai đối tượng thực tánh hay chế định đó thôi chứ không thể chọn cả hai cùng một lúc được.
Khái niệm có thật (vijjamāna) và khái niệm không có thật (avijjamāna)
Khái niệm có thật (vijjamāna) tức là ngôn ngữ để chỉ những pháp có thực tánh, và khái niệm không có thật (avijjamāna) để chỉ những pháp thuần túy chế định, không có trên thực tế. Như vậy cũng còn một trường hợp khi con đọc một chữ và hiểu nghĩa của nó qua khái niệm nhưng qua đó con lại thấy thực tánh. Đó là trường hợp một vị nghe pháp đức Phật dạy mà có thể đắc đạo quả ngay, hoặc sau khi hiểu được ý nghĩa đem về thực nghiệm và chứng nghiệm cái thật, và khi đã thấy cái thật thì ngôn ngữ và cả ý nghĩa của nókhông còn quan trọng nữa. Như Ngài Assaji sau khi nghe và đắc đạo quả đã trình bày lại pháp Tứ Diệu Đế mà không cần lặp lại ngôn ngữ đức Phật dạy trong Kinh Chuyển Pháp Luân, Ngài chỉ nói 4 câu kệ nhưng vẫn nói lênđược Sự Thật ấy khiến Ngài Sariputta cũng vào được dòng Thánh. Đó là trường hợp qua ngôn ngữ thấy được thực tánh chân đế.
BỒ TÁT
Bồ-tát là những người đã thấu rõ luật nhân quả nghiệp báo, và hơn ai hết hiểu rằng chân lý đã sẵn có đầy đủ nơi mỗi chúng sinh, do đó Bồ-tát chỉ nói lên hoặc chỉ cho thấy sự thật này để mỗi người đừng nên hướng ngoại tìm cầu bất kỳ thần tượng nào hay lý tưởng gì khác mà chỉ cần trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình thì sẽ tự thấy ra đâu là giác ngộ giải thoát - Niết-bàn, đâu là nhân quả nghiệp báo - trầm luân
Đời và đạo
Đời và đạo thì cũng là cuộc sống, bản chất của cuộc sống thì vẫn giống nhau, nếu có khác thì chỉ khác ở thái độ sống. Cũng trong cuộc sống với hoàn cảnh như nhau nhưng thái độ nhận thức và hành vi của người "đời" thì đem lại khổ đau ràng buộc, còn thái độ nhận thức và hành vi của người "đạo" thì thanh tịnh giải thoát vậy thôi. Như vậy đời và đạo tuy có cái chung cái riêng, nhưng vẫn bổ túc cho nhau chứ đâu có gì trái nghịch.
Bài toán trường đời
Cuộc đời vốn là thế, là trường học mà ai cũng phải trải qua những tình huống gay cấn để giải bài toán cam go của mình. Giải bài toán cuộc đời không như bài toán trong học đường, nó không cần đáp số, nên không quan trọng là có giải ra bài toán ấy hay không mà là có giải được chính thái độ nhận thức và hành vi của con đối với bài toán trường đời trong tình huống riêng của mình hay không.
Vậy vấn đề là thái độ nhận thức của con, hay nói cách khác là tầm nhìn của con về cuộc sống nói chung và tình huống của con nói riêng. Cách nhìn quan trọng hơn là điều gì được nhìn. Nếu con nhìn đời với đôi mắt trong sáng và tâm hồn tràn ngập thương yêu thì bất cứ điều gì cũng đều thông cảm được, điều gì cũng đều có nhân và duyên, có nỗi khổ và niềm vui của nó mà chỉ người trong cuộc mới biết được mà thôi.
Phật Pháp ứng dụng trong đời sống hàng ngày.
Đức Phật dạy do tự mình làm lành, do tự mình làm ác, do tự mình thanh tịnh, do tự mình ô nhiễm, do tự mình giải thoát, do tự mình trói buộc, do tự mình hạnh phúc, do tự mình đau khổ, không phải do ai khác. Vì vậy chỉ cần luôn trở về trọn vẹn trong sáng với chính mình để thận trọng chú tâm quan sát mọi hoạt động thân tâm mình thì sẽ thường được an lạc thanh thoát ngay trong chính đời sống này ...
Bài học đúng sai thiện ác
Có sai mới nhận ra cái đúng, có khổ đau mới thấy được giải thoát. Đúng sai thiện ác chỉ là bài học để giác ngộ giải thoát chứ không nên để những khái niệm này trói buộc tâm trí mình.
Chỉ cần biết sử dụng ba đức tính đã sẵn có nơi mọi người là thận trọng - chú tâm - quan sát thì có thể học ra bài học đúng sai thiện ác để điều chỉnh nhận thức và hành vi ngay đó mà không nên ray rứt hay mặc cảm vì nghĩ rằng mình đã vi phạm một khuôn mẫu đạo đức nào. Chưa từng có chúng sinh nào không trải qua sai lầm, tội lỗi mà có thể giác ngộ giải thoát được cả. Quan trọng là có biết điều chỉnh để trở về với chân tâm thực tánh hay không mà thôi.
Thấy được mình là thấy được vũ trụ bao la
Mạnh Tử nói "Thiên địa giai bị ư ngã"
Mạnh Tử nói "Thiên địa giai bị ư ngã"
Đức Phật cũng nói trong cái thân nhỏ bé này, đó là thế giới sinh tử mà cũng là cảnh giới Niết-bàn. Thấy được mình là thấy được vũ trụ bao la. Đừng suy luận, đừng chất vấn vu vơ mà hãy khám phá thì cuộc đời quả thật là một kho tàng vô giá!
Nguồn: Trung Tâm Hộ Tông
Nguồn: Trung Tâm Hộ Tông