Audio: Giới, Định, Huệ trong đời sống thường ngày


Trước khi đức Phật nhập diệt chư Thiên rải hoa cúng dường đầy trời. Ngài Ananda khen ngợi đó là cúng dường cao thượng, nhưng đức Phật nói đó không phải là cúng dường cao thượng và dạy rằng: Ai hành đúng pháp, sống thuận pháp thì người ấy mới cúng dường Như Lai một cách cao thượng. 


- Sống thuận Pháp đó là Sống TÙY DUYÊN THUẬN PHÁP



Trong Tuỳ duyên:

1. Tuỳ hoàn cảnh, tuỳ tình huống, tuỳ thời tiết...v...v.. ( Duyên bên ngoài)
2. Tùy vào nhân quả nghiệp báo của mỗi người ...( Duyên bên trong)

Ví dụ: Một em học sinh không chăm chỉ học hành, không lắng nghe giảng và cũng không chịu làm bài tập thì chắc chắn điểm thấp...Chứ không phải ngẫu nhiên.
Và nếu em học sinh đó siêng năng chăm chỉ học bài, biết lắng nghe giảng và làm bài tập đầy đủ ...Chắc chắn sẽ gặt hái điểm cao...
Điểm cao thấp cũng như nhân quả xấu tốt...

Điều kiện khách quan hay tự nhiên đang diễn ra Thuận pháp là dù duyên đó thế nào thì cũng phải sống đúng với nguyên lý của đời sống (thực tánh chân đế), và phù hợp với quy định chung của cộng đồng xã hội mà mọi người đang chấp nhận (quy ước tục đế).

 - Vô ngã vị tha là sống không hữu ngã vị kỷ mà sống vì mọi người.

Ví dụ: Một bác sĩ đang khám bệnh phải tuỳ vào tình trạng của bệnh nhân, tuỳ vào loại bệnh gì... (đó là tuỳ duyên) để cho thuốc đúng bệnh, đúng liều lượng, đúng pháp luật cho phép...(đó là thuận pháp) với tấm lòng lương thiện không chỉ vì tiền cho mình mà vì giúp cho người bệnh được bình phục... (đó là vô ngã vị tha).

Muốn sống "T
ùy Duyên Thuận Pháp, Vô Ngã Vị Tha" thì cần có một tâm hồn sáng suốt định tĩnh trong lành "Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định tĩnh là tuyệt đỉnh của Định. Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ." 
và muốn sống trong "sáng suốt, định tĩnh, trong lành" 
thì nên thường "thận trọng, chú tâm, quan sát"; 
muốn "thận trọng, chú tâm, quan sát" tốt 
thì  không nên buông lung, thất niệm và mê mờ mà nên thường trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân tâm trong mọi hoàn cảnh.

Xin mời click vào dưới đây để tìm hiểu thêm:


====>     Giới, Định, Huệ trong đời sống thường ngày