NGHỆ THUẬT THẤY



 Thấy, không phải từng phần mà toàn phần. “Hành động thấy là chân lý duy nhất. Chỉ một phần mảnh của tâm bao la được dùng. Ảnh hưởng phần mảnh của văn hóa, truyền thống. “Sống trong một góc nhỏ của một trường méo mó.“ “Bạn không thể thấu hiểu qua một phần mảnh.“ Giải thoát khỏi “góc nhỏ”. Cái đẹp của thấy.

Ngày hôm trước chúng ta đã nói quan sát là rất quan trọng. Nó hoàn toàn là một nghệ thuật mà người ta phải chú ý rất nhiều. Chúng ta chỉ thấy rất từng phần, chúng ta không bao giờ thấy trọn vẹn bất kỳ cái gì, bằng tánh tổng thể của cái trí chúng ta, hay bằng sự trọn vẹn của quả tim chúng ta. Và nếu chúng ta không học hỏi nghệ thuật lạ thường này, đối với tôi dường như chúng ta đang vận hành, đang sống, qua một phần rất nhỏ của cái trí chúng ta, qua một mảnh nhỏ của bộ não. Chúng ta không bao giờ thấy bất kỳ cái gì trọn vẹn, vì những lý do khác nhau, bởi vì chúng ta quan tâm quá nhiều đến những vấn đề riêng của chúng ta, hay chúng ta quá bị quy định, quá bị chất đầy bởi niềm tin, bởi truyền thống, bởi quá khứ, đến độ việc này thực sự ngăn cản chúng ta thấy hay lắng nghe. Chúng ta không bao giờ thấy một cái cây, chúng ta thấy cái cây qua hình ảnh chúng ta có về nó, ý tưởng về cái cây đó; nhưng ý tưởng, hiểu biết, trải nghiệm, hoàn toàn khác hẳn cái cây thực sự. Ở đây người ta được vây quanh bởi rất nhiều cây cối, may mắn thay, và nếu bạn quan sát quanh bạn, khi người nói đang tiếp tục chủ đề thấy, nếu bạn thực sự quan sát nó, bạn sẽ phát giác rằng thấy nó trọn vẹn là một điều khó khăn cực kỳ, để cho không có hình ảnh, không có bức màn, xuất hiện giữa thấy và sự kiện thực sự. Làm ơn hãy thực hiện việc này, đừng nhìn tôi – hãy quan sát cái cây, tìm ra liệu bạn có hể thấy nó trọn vẹn hay không. Bằng trọn vẹn tôi có ý nói rằng với tánh tổng thể của cái trí và quả tim của bạn, khôngphải một mảnh vỡ của nó, bởi vì chiều nay điều gì chúng ta sẽ tìm hiểu đòi hỏi sự quan sát như thế, thấy như thế, nếu bạn không thực sự thực hiện việc này (không phải là phỏng đoán, lý luận hay tạo ra những chủ đề khác nhau mà chẳng liên quan gì cả) tôi e rằng bạn không thể theo sát điều gì chúng ta sắp sửa cùng nhau tìm hiểu. Chúng ta không bao giờ thấy, hay thực sự nghe, điều gì người khác đang nói; chúng ta hoặc là đầy cảm giác, cảm tính hay rất trí năng – mà rõ ràng là ngăn cản chúng ta thực sự không thấy được màu sắc, vẻ đẹp của ánh sáng, cây cối, chim chóc, và không lắng nghe những con quạ kia; chúng ta không bao giờ liên hệ trực tiếp với bất kỳ sự việc gì. Và tôi nghi ngờ rất nhiều, liệu chúng ta có liên hệ với bất kỳ thứ gì hay không, thậm chí với những ý tưởng, những tư tưởng, những động cơ, những ấn tượng riêng của chúng ta; luôn luôn có cái hình ảnh mà đang quan sát, ngay cả khi chúng ta quan sát chính chúng ta.Vì vậy điều cốt lõi là phải hiểu rõ rằng động thái thấy là sự thật duy nhất; không còn gì khác nữa. Nếu tôi biết làm thếnào để thấy một cái cây, hay một con chim, hay một khuôn mặt dễ thương, hay nụ cười của một em bé – nó kìa, tôi không phải làm bất kỳ điều gì nữa. Nhưng thấy con chim đó, chiếc lá đó, lắng nghe tiếng ríu rít của chim chóc, trở nên hầunhư không thể được bởi vì cái hình ảnh mà người ta đã dựng lên, không chỉ về thiên nhiên nhưng cũng còn về những người khác. Và những hình ảnh này thực sự ngăn cản chúng ta không thấy và cảm thấy; cảm thấy hoàn toàn khác hẳn cảm giác và cảm tính. Và, như chúng ta đã nói, chúng ta thấy mọi thứ theo từng mảnh và chúng ta được đào tạo từ thời niên thiếu để nhìn, để quan sát, để học hỏi, để sống trong một mảnh vỡ. Và còn có sự vô hạn của cái trí mà chúng ta không bao giờ tiếp xúc hay biết được; cái trí đó rộ ng lớn, không thể đo lường được, nhưng chúng ta không bao giờ tiếp xúc được nó, chúng ta không biết được chất lượng của nó bởi vì chúng ta không bao giờ nhìn vào bất kỳ cái gì một cách trọn vẹn, bằng tánh tổng thể của cái trí chúng ta, của quả tim chúng ta, của hệ thần kinh chúng ta, của đôi mắt chúng ta, của đôi tai chúng ta. Đối với chúng ta từ ngữ, ý tưởng là quan trọng cực kỳ, không phải những động thái thấy và làm. Nhưng khi có ý niệm, mà là một niềm tin, một ý tưởng – vì có cái này – sống theo ý niệm, ngăn cản chúng ta thấy thực sự, làm thực sự. Và vì vậy chúng ta nói rằng chúng ta có những vấn đề về hành động, về làm gì và không làm gì, và xung đột xảy ra giữa hành động và ý tưởng. Làm ơn hãy quan sát điều gì tôi đang nói, không chỉ nghe những từ ngữ của người nói, nhưng tự quan sát chính bạn, sử dụng người nói như cái gương mà trong đó bạn có thể thấy chính bạn. Điều gì người nói phải trình bày không có tầm quan trọng bao nhiêu, và chính người nói cũng không quan trọng gì cả, nhưng điều gì bạn thâu lượm được từ tự quan sát chính mình mới quan trọng. Nó là như thế bởi vì phải có một cách mạng tổng thể, một thay đổi cơ bản trong những cái trí của chúng ta, trong cách sống của chúng ta, trong cảm thấy của chúng ta, trong những hoạt động hàng ngày của cuộc sống chúng ta. Và để tạo ra một cách mạng sâu thẳm, cơ bản như thế, chỉ có thể được khi chúng ta biết làm thế nào để thấy; bởi vì khi bạn thấy, bạn không chỉ đang thấy bằng đôi mắt của bạn nhưng bạn còn đang thấy bằng cái trí của bạn. Tôi không hiểu liệu bạn có khi nào lái một chiếc xe hơi; nếu bạn đang lái xe bạn không chỉ ý thức bằng mắt được chiếc xe đang đến gần, nhưng cái trí của bạn còn ở xa xa để canh chừng khúc quẹo của con đường, con đường phía bên kia, những chiếc xe khác đang chạy cùng chiều và ngược chiều. Và thấy này không chỉ là thấy qua đôi mắt và hệ thần kinh của bạn, nhưng thấy bằng quả tim của bạn, bằng cái trí của bạn, và bạn không thể thấy trọn vẹn theo lối này nếu bạn đang sống, đang vận hành, đang suy nghĩ, đang hành động trong một mả nh vỡ của cái trí tổng thể.
Hãy quan sát điều gì đang xảy ra trong thế giới –chúng ta đang bị quy định bởi xã hội, bởi văn hóa trong đó chúng ta sống, và văn hóa đó là sản phẩm của con người  - không có gì thiêng liêng, hay thần thánh, hay vĩnh cửu về văn hóa. Văn hóa, xã hội, sách báo, máy thu thanh, tất cả những thứ mà chúng ta lắng nghe và nhìn thấy, những ảnh hưởng của chúng mà chúng ta hoặc ý thức được hoặc không ý thức được, tất cả việc này khuyến khích chúng ta sống trong một mảnh rất nhỏ thuộc cánh đồng bao la của cái trí. Bạn trải qua trường trung học, cao đẳng, và học một phương pháp kỹ thuật để kiếm sống; trong bốn mươi, năm mươi năm kế tiếp bạn dành hết cuộc đời của bạn, thời gian của bạn, năng lượng của bạn, tư tưởng của bạn, trong lãnh vực nhỏ xíu chuyên dụng đó. Và có lãnh vực bao la của cái trí. Nếu chúng ta không tạo ra một thay đổi cơ bản trong sự phân chia này, không thể có cách mạng gì cả; sẽ chỉ có những bổ sung, thuộc kinh tế, xã hội hay tạm gọi là văn hóa nhưng con người sẽ tiếp tục trải qua đau khổ, sẽ tiếp tục sống trong xung đột, trong chiến tranh, trong khốn khổ, trong phiền muộn và trong vô vọng. Trước đây tôi không rõ liệu bạn có đọc trên báo chí, một trong những vị tướng của quân đội Liên xô đã báo cáo lên Nhà nước rằng trong quân đội họ đang huấn luyện những binh lính dưới dạng thôi miên như thế nào – bạn biết nó có nghĩa gì không? Bạn được đưa vào trạng thái bị thôi miên và được dạy cách giết người, cách vâng lời tuyệt đối, vận hành với sự độc lập hoàn toàn, nhưng trong một khuôn mẫu, dưới uy quyền của một người tối cao. Lúc này văn hóa và xã hội đang làm chính xác cùng một sự việc như thế đối với mỗi người trong chúng ta. Văn hóa và xã hội đã thôi miên các bạn...


Krishnamurti

Trích: Sự thức dậy của trí thông minh