Những bài Pháp ngắn (2) [THẦY VIÊN MINH]]

BẢN NGÃ

Albert Camus phát hiện trong ông cũng như trong mọi người đều có một "người xa lạ" (The Stranger). Con người hàng ngày hoạt động vui buồn khổ lạc lại chính là kẻ lạ mặt!

Ý ông muốn nói là mỗi người chúng ta đang sống như một kẻ vay mượn mọi thứ từ cuộc đời để hóa trang thành một cái "tôi", cái "tôi" đó không phải là con người thật của chính mình. Rồi bỗng một ngày kia mình thấy ra con người thật của mình thì bấy giờ mình lại thấy "nó" thật quá là xa lạ!
Con không ngạc nhiên sao được khi cái con tưởng là "nó" thì lại chính là con, còn cái bấy lâu con tưởng là mình, là cái tôi, thì mới là người khách lạ! Vậy khi con nói trở lại với "mình" đôi khi lại chính là trở về với cái tôi ảo tưởngđã quá quen thuộc lâu đời trong thế giới quy định của thế gian, để rồi khi thấy ra thân tâm thật của mình thì... đã thành người xa lạ! Không sao đâu con, đây là một trò chơi khám phá thú vị, khám phá ra đâu là con người ảo đâu là con người thật của chính mình.
Ngã giống như cái bóng (shade, silhouette) của pháp, nhờ cái bóng (ngã) mà mình nhận ra cái thực (pháp). Người chỉ thấy cái bóng thì tưởng bóng là mình nhưng đuổi theo nắm bắt nó mãi không xong, nhưng người nhờ qua cái bóng nhận ra cái thực thì mới biết muôn đời mình vẫn là cái thực, lúc đó cái bóng chỉ là cái bóng sao lại đuổitheo nó để kiếm tìm tự ngã! Đơn giản thôi con, cứ trở về trọn vẹn trong sáng với thực tại thân tâm trong từng giây phút thì con sẽ thấy ngay đâu là giả đâu là thực, và kỳ diệu thay, khi con phát hiện ra rằng giả thực không hai mà cũng chẳng phải một, như khi con đã thấy ra con và cái bóng của mình thì cái bóng vẫn là cái bóng, không nhữngchẳng hại gì mà còn nhờ nó con mới thấy ra con người thực của chính mình! Ôi! quả thật cuộc đời là điều kỳ diệu, không thể nghĩ bàn, phải không con?

...*Nếu mình không là gì cả thì ai sợ hãi, uất ức... và cái gì gọi là thanh danh để bị xúc phạm? Thì ra cái bản ngã này mới là kẻ thù nguy hiểm còn những kẻ phỉ báng mới chính là những người bạn thân. Có những điều trong cuộc sống chúng ta chưa hiểu hết ý nghĩa của nó, hãy chiêm nghiệm thêm nữa để thấy sự nhiệm mầu của vạn pháp. 





                                  

NĂNG LƯỢNG


Sáng suốt định tĩnh trong lành chính là năng lượng cao nhất trong vũ tr được gọi là "Tam Bảo" nên nó tự phát năng lượng chứ đâu cần thu làm gì nữa? Khi con còn muốn thu năng lượng thì hoặc tâm con chưa thực sự rỗng lặng trong sáng, hoặc là chưa nhận ra đó là "Tam Bảo" quý giá nhất trên đời nên mới "hướng cầu năng lượng bên ngoài". Tu là "không, vô tướng, vô tác, vô vi, vô hành, vô cầu" nghĩa là buông bỏ tất cả năng lượng ngoại lai cho tâm trở về với năng lượng "Tam Bảo" vốn đã viên mãn bên trong.
Đừng cố giữ trọn vẹn mà chỉ cần buông mọi ý đồ lăng xăng tìm kiếm bên ngoài thì tâm liền trở về trọn ven trong sáng với thực tại một cách tự nhiên. Tự nhiên (không cố gắng chủ quan) và vô tâm (không ý đồ tạo tác) là hai yếu tố giúp tâm tự trở lại trọn vẹn với bản chất sáng suốt, định tĩnh, trong lành của nó. Con không thấy đức Phật "không bước tới, không dừng lại mà thoát khỏi bộc lưu" hay sao? Bám giữ bất cứ tướng gì cũng đều là dừng lại, còn dụng công để trở thành là bước tới mất rồi!
...Nếu tâm đã rỗng lặng trong sáng thì còn muốn thu năng lượng vũ trụ làm gì nữa? Tâm rỗng lặng trong sáng chính là năng lượng vũ trụ rồi nên chỉ phát năng lượng thôi chứ không cần thu. Chỉ có tâm định hữu vi hữu ngã và vị kỷ mới còn muốn thu năng lượng, một tâm rỗng lặng (vô vi, vô ngã), trong sáng thì chỉ vị tha nên phát chứ không thu mà không bao giờ cạn.





KHỔ

Chẳng thà khổ đau mà giác ngộ lẽ thật còn hơn chấp giữ sự bình an của cái ta chìm đắm trong thỏa mãn. Lắm khi phá vỡ sự bình an chính là phá vỡ thành trì của bản ngã. Bản ngã chấp giữ cái nó thỏa mãn, dù là thỏa mãn Niết-bàn thì vẫn còn sinh tử, như trong Kinh Nhất Thiết Lậu Hoặc Đức Phật đã nói rõ, huống chi chỉ là một trạng thái bình an hữu vi hữu ngã. Sự kiện đang đến với con chính là đang giúp con thấy ra chính mình hơn là giữ lại cho mình một trạng thái tuyệt vời nào đó. Hãy sống thực để khám phá chân lý còn hơn dựng cho mình một tháp ngà an toàn dễ bị tổn thương.

...Có 3 loại khổ: 

a) Khổ tự nhiên như nóng lạnh đói khát...
b) Khổ quả như mù câm điếc...
c) Khổ do thái độ vô minh ái dục như khổ khổ, hoại khổ, hành khổ do cầu không được, yêu phải xa, ghét phải gần... Cái khổ thứ ba thì chấm dứt tà kiến, tham ái là hết, còn hai loại khổ đầu thì Phật, Thánh cũng đều phải khổ huống chi mới thấy vô thường vô ngã!

...Thái độ nhận thức và thái độ hành động là nhân, trạng thái là quả. Ví dụ: Khi con hiểu lầm bạn mà nổi sân với bạn ấy thì hiểu lầm là thái độ nhận thức sai và nổi sân là hành động của ý không tốt, như vậy đó là nhân không đúng tốt. Sau đó hậu quả là con mất tình bạn và buồn khổ, như vậy do nhân không đúng tốt đưa đến quả là trạng thái hay tình trạng đau khổ.
Khi biết con đã có thái độ không đúng tốt và kết quả là trạng thái khổ đau thì đó chính là dịp để con điểu chỉnh tháiđộ nhận thức lại cho đúng, đồng thời điều chỉnh hành động thân khẩu ý cho tốt. Từ chỗ thấy ra sự sai xấu con điều chỉnh cho đúng tốt với sự thật trong thực tế gọi là điều chỉnh nhận thức và hành vi theo tùy duyên thuận pháp.



                                      
ĐÚNG SAI

Trên đời này cái gì cũng đúng mà cái gì cũng sai, cái đúng với người này thì sai với người kia, cái sai ở chỗ này lạiđúng với chỗ khác, và thời gian của cái đúng cái sai cũng không giống nhau. Vậy chủ yếu là nó có đúng với con lúc này hay không còn ngày mai để ngày mai lo liệu. Điều gì con làm mà thấy có lợi mình lợi người hay ít nhất là không hại mình hại người là được. Đúng sai, xấu tốt là cả một quá trình học hỏi để điều chình nhận thức và hành vi cho đến khi không còn gì để điều chỉnh. Vậy con đừng vội kết luận đúng sai, xấu tốt mà nên không ngừng học hỏi chiêm nghiệm qua những trải nghiệm cuộc sống để thấy sự thật. Nếu một ngày kia con phát hiện ra là mình đã sai thì đó chính là bài học chiêm nghiệm được từ những gì con trải nghiệm. Cái đúng xuất phát từ nhận thức ra cái sai chứ không phải mô phỏng theo cái đúng lý tưởng nào, vì cái đúng mô phỏng cũng chẳng khác gì cái sai. Cứ sống như con nhận thức được và sẵn sàng học hỏi điều gì là đúng sai xấu tốt.
...Thiện ác, đúng sai rất khó phân định trên bề mặt hiện tượng, chủ yếu là tùy thuộc vào tâm. Giống như chuyện Lưu Bình - Dương Lễ, quan trọng là người hành động cần biết rõ chủ tâm của mình trước và trong khi hành động. Tuy nhiên, ngoài chủ ý hành động của mỗi cá nhân còn có một bí ẩn trong sự vận hành của pháp qua sự biểu hiện nhân quả bất khả tư nghì nữa. Ví dụ người em bắt anh ở tù thì tùy thuộc vào tâm thiện hay bất thiện của người em (nhân hiện tại của người em), còn người anh bị ở tù lại là do nghiệp quả của anh ta gây nhân trong quá khứ (nghiệp quả của người anh). Hai việc này chỉ liên hệ về duyên còn nhân thì có khi không dính dáng với nhau nhiều lắm.
...Nhận thức đúng mới có suy nghĩ đúng, nói năng đúng, hành động đúng, đời sống đúng, và có đời sống đúng thì tâm mới nhẹ nhàng thanh thoát, an ổn hạnh phúc
...Mỗi người có bài học riêng của mình, vì vậy con đừng lo cho bạn ấy, đúng hay sai gì thì bạn con cũng sẽ học ra bài học đó, tốt nhất là con nên tự giác ngộ chính mình, nếu không như thầy đã nói: Chấp nghĩa thì chỉ ôm lấy chữ, chấp lý lại vướng vào không, vướng không thì dễ nói ngông, khi nào vào sự suốt thông mới là... thật sự thong dong tự tại.





HỌC PHẬT PHÁP

Đức Phật dạy: Người sáng suốt, định tĩnh, trong lành thì dù sống một ngày còn hơn sống trăm năm trong mê mờ, bất an và bất thiện.
Trí tuệ trong đạo là khả năng thấy, biết và thực chứng pháp thực tánh chân đế - nhất là Tứ Diệu Đế - đưa đến giác ngộ giải thoát. Trí tuệ ngoài đời là sự thông minh khôn khéo trong pháp chế định tục đế, đưa đến thiện xảo trong các ngành khoa học và triết học.
...Học Phật Pháp chính là học ra bản chất đích thực của cuộc sống, nghĩa là muốn học Phật Pháp cho đúng với thực tế thì cần chiêm nghiệm học hỏi ngay trên những nguyên lý biểu hiện trong đời sống hàng ngày. Kinh điển và thực tế cần bổ túc cho nhau để thấy ra chân lý.
...Phật pháp không phải là triết lý cũng không phải tín ngưỡng, Phật pháp là chân lý của đời sống. Hãy lắng nghe, học hỏi và chiêm nghiệm bản thân mình rồi mọi ẩn ức, dồn nén, căng thẳng hay trầm cảm sẽ được giải tỏa dễ dàng.
...Thân kiến (sakkàyaditthi) là chấp lầm ngũ uẩn là bản ngã. Năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) thực ra chỉ là một cách điễn đạt khác của tiến trình tâm sinh vật lý mà trong pháp hành được cụ thể hóa thành bốn đối tượng thân, thọ, tâm, pháp. Vậy muốn thấy thân kiến và phá chấp thân kiến thì cần minh sát bốn đối tượng niệm xứ nàyđể thấy sắc, thọ, tưởng, hành, thức không phải là ta, của ta hay tự ngã của ta.
Điều thầy dạy là tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha, vậy con cứ tùy hoàn cảnh mà ứng xử sao cho thích hợp mà không sai đạo lý là được. Trở về với thực tại không có nghĩa là chỉ giữ cho mình được bình yên, vì như vậy con còn có cái "thực tại của ta" để giữ. Trở về với thực tại thân-tâm-cảnh chính là để điều chỉnh nhận thức và hành vi cho đúng pháp chứ không theo bản ngã, đồng thời cũng biết hoàn cảnh để xử sự cho chính xác đem lại lợi ích cho mọi người.
Con chỉ có thể trở về với thực tại khi ở trong nhà với môi trường đơn giản "của mình", bây giờ pháp đang đưa con đến những hoàn cảnh phức tạp hơn ở ngoài đời, không cho con giữ cái gì "cho mình" để con trải nghiệm cuộc sống đa diện mà học ra bài học về cách ứng xử với nhân tình thế thái. Bài học này dĩ nhiên là khó hơn nhưng lại giúp con thông suốt hơn đạo lý sống tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha. Thầy e rằng con còn có cái gì đó để "giữ lại cho mình" nên chưa thực sự buông ra để thích ứng với mọi hoàn cảnh, như vậy chưa gọi là tùy duyên thuận pháp.

...
1) Tu điều chỉnh nhận thức và hành vi. Nhận thức sai là tà kiến, hành vi sai là tham ái. Tà kiến và tham ái đưa đến đau khổ do đó phải điều chỉnh nhận thức và hành vi mới hết đau khổ. Xuất gia là chọn đời sống không gia đình để tu. Tu tại gia là tu trong điều kiện có gia đình. 
2) Pháp học là lý thuyết, pháp hành là thực hành. 
3) Nền tảng Phật giáo là giới, định, tuệ.





TÁNH BIẾT & PHÁP

Pháp không ngừng chỉ ra sự thật như chính nó là, nhưng cái ta ảo tưởng lại muốn pháp phải là, sẽ là... nên mới"lăng xăng bận rộn" và "rối loạn" cả lên, để rồi không thấy lẽ thật mà pháp luôn hiển bày rất rõ ràng minh bạch. Vậy cho nên cần phải trải qua sự đến đi, sinh diệt, vị ngọt và sự nguy hại (đau khổ, mà phải là đau khổ đến tận cùng) mới chịu thấy ra, mới buông bỏ được những sai lầm gây ra do tà kiến, tham ái và cố chấp. Đừng tin vào sự khôn ngoan của bản ngã, vì khôn ngoan của bản ngã đồng nghĩa với vô minh. Hãy tin tưởng, lắng nghe và quan sát thực tại (pháp tại đây và bây giờ) đang muốn nói gì với con... trong chính sự kiện đang là ấy.
...Pháp tánh vốn chân nên chỉ cần trải nghiệm, chiêm nghiệm, học hỏi đểthấy ra lẽ thật hiển nhiên đó, thấy pháp như nó là tức là minh, chứ không phải rèn luyện để sở hữu điều gì. Cái gì chiếm hữu được tức do chấp thủ của vô minh ái dục, cái đó là hư vọng. Vì vậy, nguyên lý của thiền Vipassana là chỉ thấy ra thực tánh thôi chứ không nương tựa (anissita) không bám víu, chấp giữ bất kỳ điều gì ở đời (Na kiñci loke upadiyati). Cứ sống đúng pháp thì con sẽ khám phá ra nhiều điều kỳ diệu bất ngờ.
...Nếu đó là thấy biết Tánh Đế (Sabhàva Sacca) thì gọi là tuệ tri, còn khi nào thấy biết Thánh Đế (Ariya Sacca) thì mới gọi là liễu tri.

1) Tánh biết thấy pháp không qua khái niệm chính là chánh kiến. Chánh kiến, chánh tư duy thuộc về tuệ phần, cả hai đều giúp thấy Lý và cũng giúp trải nghiệm Sự luôn.
2) Những tư tưởng thuộc ly dục, vô sân, vô hại đều có thể đối trị được tham, sân và hại tưởng, nhưng nếu tâm muốn diệt sân là một tâm đối kháng lại sân thì nó cũng có tính chất sân nên chỉ làm sân tăng trưởng.
3) Đó có thể là tập khí, mà cũng có thể là bản năng tự nhiên. Khi thấy rõ đâu là tập khí đâu là bản năng thì có thể không bị tập khí hay bản năng đó chi phối nữa.

...Chân lý là của chung và không hai không khác (bất nhị, bất dị) nên ai nói đúng sự thật thì đều nói giống nhau dù ngôn ngữ có khác. Tuy nhiên khi nghe con không nên so sánh, vì khi so sánh con không thể nghe một cách trọn vẹn. Lý thì tất nhiên là giống nhau nhưng sự thì luôn luôn độc đáo nơi mỗi sự biểu hiện củavạn pháp. Ví như Cam thì có cùng đặc tính nhưng mỗi trái vẫn có hương vị khác nhau. Hoặc tất cả vật chất đều chỉ có những yếu tố đất, nước, lửa, gió nhưng vạn vật vẫn vô cùng khác biệt. Đó là chỗ con cần lưu ý để học thêm nhiều điều mới lạ trong cái vốn đồng.






HOÀN HẢO

Một lời nói hoàn hảo có 5 yếu tố: 1) Đúng sự thật, 2) Có thiện ý, 3) Cách nói khéo thuyết phục, 4) Đúng lúc, 5)Đúng chỗ. Cách con chia sẻ đạt được 2 yếu tố đầu, đó là hai yếu tố chính, nhưng nếu 3 yếu tố sau không đạt thì vẫn không hiệu quả. Trong yếu tố thứ 3 ngoài ngôn từ và giọng nói còn hiểu ngầm địa vị hay tư cách của người nói nữa, ví dụ bạn bè nói với nhau, cha mẹ nói với con cái, trò nói với thầy v.v... đều phải có cách nói riêng phù hợp với vị trí của mình thì mới thuyết phục được.
Một sự kiện luôn có 3 phương diện đồng hiện hữu, đó là thời, vị và tính. Trong lời nói thì 3 yếu tố đầu là tính, yếu tố thứ 4 là thời, yếu tố thứ 5 là vị. Như vậy một lời nói có tính chân và thiện còn phải đạt được thời trung vị chính mớiđược. Sự hoàn hảo còn gọi là chân, thiện, mỹ. Yếu tố thứ nhất là chân, yếu tố thứ hai là thiện và 3 yếu tố sau là mỹ. Cách chia sẻ của con tuy có chân, thiện nhưng có thể là chưa được mỹ nên bạn con không những không chấp nhận mà có khi còn phản tác dụng nữa. Thực ra bạn con cũng biết lời con nói là đúng, nhưng đúng vào lúc đó thì bạn chỉ khổ thêm thôi.
Bạn con nói đúng. Lúc bạn ấy đau khổ con chỉ cần biết lắng nghe và cảm thông với nỗi niềm tâm sự của bạn để bạn cảm thấy có người hiểu mình và lặng lẽ sẻ chia với mình, nếu lúc đó con lặng lẽ ôm bạn vào lòng để cùng cảm nhận nỗi đau nhân thế thì bạn ấy sẽ vơi đi nỗi khổ biết bao. Khi bạn ấy trầm tĩnh lại và đã xem con là người bạn chân tình thì con mới nhẹ nhàng chia sẻ đạo lý. Giống như một người đang bệnh - lưỡi tê miệng đắng - thì con nên cho uống thuốc trị bệnh trước rồi mới cho thức ăn ngon bổ sau, vì lúc ấy người bệnh có ăn gì nổi đâu mà con cho cao lương mỹ vị. Chia sẻ cũng là một bài học về đạo lý tùy duyên thuận pháp vô ngã vị tha trong đối nhân xử thế mà con bắt đầu thấy ra còn khiếm khuyết gì đó nên mới hỏi thầy. Đúng lúc con có nhu cầu mà thầy nói ra sự thật thì con mới chấp nhận dễ dàng, phải không con?




THỬ
 THÁCH

Khi con làm một việc tốt thường con sẽ bị thử thách để con có dịp thấy lại xem làm việc đó là hữu ngã hay vô ngã vị tha. Nếu con làm với thái độ hữu ngã và vị kỷ thì con sẽ buồn khổ hay tức giận, còn nếu con làm với lòng thương yêu phục vụ một cách vô ngã vị tha thì con sẽ không buồn giận gì cả. Nếu con thấy rõ tâm mình, việc làm của mình, thấy rõ tâm con người thì con sẽ cảm thông với tâm bình lặng và không phản ứng. Ngày xưa thầy cũng đã từng bị mạt sát ngay trong lúc đang giảng pháp giữa pháp hội, nhưng nhờ đủ sáng suốt định tĩnh nên thầy chỉ mỉm cười rồi giảng tiếp, vì thầy biết người ấy chỉ hiểu lầm và hơi bảo thủ mà thôi.
Nếu thử thách là những phản ứng đầy cảm tính của một số người thì điều đó giúp con hiểu ra căn cơ trình độ hay tâm tư nguyện vọng của những người ấy, nhờ vậy con sẽ không chủ quan trong việc chia sẻ pháp với họ. Con sẽ nhận ra rằng chỉ nên nói lên chân lý (nguyên lý, lẽ thật) cho những ai ít bụi trong mắt có thể thấy (giác ngộ) chứ không nên truyền bá tông môn hay pháp môn phương tiện, vì chỉ đưa họ đến cố chấp hình thức và lệ thuộc phương pháp bên ngoài mà quên rằng chân lý không phải là sở hữu riêng của tông môn hệ phài nào. Chân lý là nguyên lý vận hành của vạn pháp không thuộc về ai.


Nguồn:www.trungtamhotong.org