Người quan sát

Phật nói: cốt lõi bên trong nhất của bạn đơn giản là trống rỗng. Nó chưa bao giờ làm điều gì. Nó không thể làm được. Nó là nhân chứng, bởi chính bản chất của nó.
Hãy quan sát nó
. Hãy tìm ra liệu điều ngài nói là đúng hay không.

Hãy thử điều đó trong cuộc sống của bạn. Bạn đã là đứa trẻ, bây giờ bạn không còn là đứa trẻ nữa; thế rồi bạn đã là thanh niên, bây giờ bạn không còn trẻ nữa; bây giờ bạn đã trở nên già; thân thể thời thơ ấu đã mất rồi, tâm trí thời thơ ấu đã biến mất. Thế rồi bạn có một thân thể khác trong tuổi thanh niên của mình - cái đó đã qua đi. Sự cường tráng, sự sống động, tuổi thanh xuân, cái đẹp - mọi thứ đều đã biến mất. Bạn đã có một kiểu tâm trí khác - quá tham vọng, quá ham muốn, quá bản ngã. Bây giờ tất cả những cái đó đều là câu chuyện của quá khứ. Bây giờ cái chết đang tới; bạn có thể nghe thấy âm thanh của việc tới của nó mỗi ngày một gần hơn. Bạn có thể cảm thấy rằng mọi ngày khoảng cách đang trở nên nhỏ dần. Nhưng hãy quan sát một điều: bạn vẫn còn như cũ. Cốt lõi bên trong nhất của bạn đã không thay đổi một chút nào, nó đã không thay đổi chút nào. Khi bạn là đứa trẻ, nó vẫn là cùng tâm thức đó quan sát từ đằng sau. Bạn là thanh niên; nó vẫn là cùng tâm thức đó, quan sát. Thế rồi bạn trở nên già; nó vẫn là cùng tâm thức đó.
Cứ dường như tâm thức là tấm gương. Đứa trẻ đứng trước tấm gương, tấm gương phản chiếu đứa trẻ; thanh niên đứng trước tấm gương, tấm gương phản chiếu thanh niên đó; ông già đứng trước tấm gương, tấm gương phản chiếu ông già này - nhưng tấm gương thì không là đứa trẻ, không là thanh niên, không là ông già. Cà khi tất cả đều đã qua đi đơn giản chỉ còn tấm gương phản chiếu cái không, chỉ hiện hữu ở đó.
Tâm thức bạn là tấm gương.
Biểu dụ này về tấm gương là cực kì có ý nghĩa. Nó sẽ rất có ích về Đạo nếu bạn có thể hiểu được nó. Tâm thức đang đứng đằng sau, quan sát. Nó là nhân chứng. Mọi sự tới rồi đi... cũng giống như bộ phim. Bạn ngồi trong rạp chiếu phim; trên màn ảnh nhiều điều tới rồi đi. Đôi khi bạn bị đồng nhất nữa. Đôi khi bạn trở nên bị đồng nhất với diễn viên. Có thể anh ta đẹp, mạnh mẽ, có duyên, sự duyên dáng của cá tính, gây ấn tượng, có sức hấp dẫn nào đó: bạn bị đồng nhất, bạn quên mất bản thân mình. Trong một khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ cứ dường như anh ta là bạn. Đôi khi điều xảy ra là có một cảnh rất buồn, và bạn bắt đầu khóc. Mắt bạn đẫm lệ... và chẳng có gì trên màn ảnh cả - chỉ là ánh sáng và bóng tối trôi qua. Và bạn biết điều đó chứ, nhưng bạn đã quên mất trong một khoảnh khắc. Nếu bạn nhớ điều đó, bạn sẽ bắt đầu tự cười mình: "Mình làm gì thế này? kêu à? khóc à?" Nhưng điều đó xảy ra khi bạn đọc tiểu thuyết nữa. Ít nhất có cái gì đó trên màn ảnh. Đọc tiểu thuyết thì chẳng có gì cả - không màn ảnh, không diễn viên, chẳng có gì. Chỉ trong tưởng tượng riêng của bạn mà tiểu thuyết cứ diễn ra mãi. Và bỗng nhiên đôi khi bạn cảm thấy rất hạnh phúc, và đôi khi bạn cảm thấy rất buồn; bầu không khí của tiểu thuyết bắt đầu sở hữu bạn.
Đây đích xác là điều đang xảy ra trong cuộc sống. Cuộc sống là một sân khấu lớn, một vở kịch lớn. Và nó rất phức tạp - bởi vì bạn là diễn viên, và bạn là đạo diễn, và bạn là cuốn phim, và bạn là màn ảnh, và bạn lá máy chiếu, và bạn là khán giả nữa. Bây giờ bạn là tất cả các tầng: một phần đóng vai trò của diễn viên, phần khác chỉ đạo, phần khác vận hành như màn ảnh, phần khác có tác dụng như máy chiếu. Và đằng sau tất cả những cái đó là thực tại của bạn - nhân chứng, người đang quan sát.
Người quan sát này... Một khi bạn bắt đầu cảm thấy sự tồn tại của nó, một khi bạn bắt đầu được lắng đọng với nó, ngày một hoà điệu với nó, thế thì bạn sẽ thấy điều Phật ngụ ý khi ngài nói tâm thức là tấm gương. Tấm gương không bao giờ bị ô uế, nó chỉ dường như vậy thôi. Bạn có thể để cả đống phân trước tấm gương; tất nhiên, nó sẽ phản chiếu đống phân đó. Nhưng dầu vậy tấm gương vẫn không bị ô uế, nó không bị ô nhiễm. Nó không trở nên không thuần khiết bởi vì đống phân được phản chiếu trong nó. Nó vẫn còn thuần khiết. Bỏ phân đi và tấm gương có đó trong mọi sự thuần khiết của nó. Ngay cả khi phân được phản chiếu thì tấm gương cũng vẫn không bị ô uế. Cho nên bất kì điều gì là không thuần khiết thì đều thực sự là việc phản chiếu; nó được soi gương. Và Phật nói: Nếu ông đánh sạch xỉ này, bụi của điều ác và đam mê, hạnh kiểm của ông sẽ không thể nghi ngờ được.
Cho nên việc nhấn mạnh không vào hạnh kiểm. Sự nhấn mạnh là vào sự thuần khiết tựa tấm gương của tâm thức.


OSHO

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét