Niết bàn - Tâm thức

Niết bàn – tuyệt diệt


Thưa thầy kính yêu, không ai trong tâm trí có lí của họ lại sẽ muốn bị tuyệt diệt. Cho nên ai hay cái gì ở bên trong chúng ta cảm thấy việc lôi kéo hướng tới triệt tiêu?



Điều tuyệt đối đúng là hỏi Phật, "Giáo huấn của thầy thật kì lạ: thiền dường như là tự tử tối thượng. Tại sao người ta phải ham muốn tuyệt diệt?" Nhưng câu trả lời của Phật là rất rõ ràng, mặc dầu nó không được tâm trí Ấn Độ đón nhận.
Câu trả lời của ông ấy rất rõ ràng. Ông ấy nói, "Vì ông là vấn đề; do đó tuyệt diệt là giải pháp duy nhất."
Không phải là bạn có vấn đề; điều này phải được hiểu rất rõ ràng. Không phải là bạn có vấn đề, cho nên vấn đề có thể được giải quyết một cách tách biệt và bạn có thể được cứu. Nếu như đó là tình huống, thế thì Phật chắc đã sai. Nhưng đây không phải là tình huống. Bạn là vấn đề. Bạn không thể hiện hữu mà không có vấn đề.
Nghĩ rằng một sáng bạn thức dậy và bạn không có vấn đề nào – bạn sẽ trong tiếc nuối thế. Bạn sẽ nói, "Trời, mình sẽ làm cái gì? Chẳng có vấn đề chút nào!"
Bạn bám lấy vấn đề bởi vì vấn đề cho bạn nhân cách. Chúng cho bạn sự đồng nhất nào đó.
Không có vấn đề, bạn không còn nữa. Bạn chỉ là tuyển tập các vấn đề. Đó là lí do tại sao Phật là đúng, rằng thiền là việc tuyệt diệt không chỉ các vấn đề mà cả bạn nữa, vì bạn không là gì ngoài tuyển tập, cái tên cho tuyển tập các vấn đề. Khi mọi vấn đề mất đi rồi, bạn mất đi... bạn không tách rời khỏi vấn đề của bạn. Đóng góp lớn lao nhất của Phật cho thế giới là việc nhận ra rằng bản thân con người là vấn đề. Bạn có thể liên tục đổi vấn đề - điều đó là có thể - nhưng bạn không thể tồn tại nếu không có vấn đề. Không có nhu cầu! Nếu bạn không có vấn đề nào, phỏng có ích gì mà tồn tại?
Các nhà tâm lí bây giờ nói rằng sau khi về hưu, mọi người mất đi gần mười năm cuộc đời. Nếu họ vẫn còn làm việc họ chắc đã sống thêm mười năm nữa, nhưng vì họ nhận về hưu... Họ đã từng khao khát trong nhiều năm để được về hưu để cho họ có thể đi du lịch thế giới hay viếng thăm các cung điện cổ, các lâu đài, Himalayas. Họ sẽ tận hưởng, cuộc sống sẽ là vui đùa. Mãi cho tới giờ cuộc sống đã chỉ là làm việc, làm việc, làm việc. Sau khi về hưu họ có thể tận hưởng cuộc sống thật vui.
Nhưng sau khi về hưu họ thấy rằng cuộc sống đã trở nên tuyệt đối vô dụng. Không ai cần họ. Con cái họ trưởng thành, chúng đã đi theo đường của chúng. Và cho dù họ đi du lịch quanh thế giới...
Tôi đã thấy các khách du lịch với đủ loại máy ảnh và túi đồ và máy móc che kín cả hai bên người họ, nhưng nhìn vào mặt họ mà xem! Họ biết rằng họ đang chạy một cách không cần thiết từ Taj Mahal tới Ajanta, từ Ajanta tới Ellora. Họ biết hoàn toàn rõ rằng tất cả những cái này là vô dụng; họ đơn giản đang giữ cho bản thân họ dính líu vào cái gì đó vô tích sự. Bây giờ chết dường như là lối thoát duy nhất. Một cách tự nhiên khoảng sống của họ co lại.
Điều Phật Gautam đang nói là câu trả lời rất tối thượng cho con người. Ông ấy nói rằng bạn là vấn đề. Vấn đề lấy hình dạng nào không quan trọng – chừng nào bạn còn chưa sẵn sàng cho tuyệt diệt bản thân bạn, vấn đề sẽ liên tục tới trong các hình tướng mới. Thời thanh niên có vấn đề của nó, thời thơ ấu có vấn đề của nó; đứa trẻ muốn lớn nhanh chóng.
Tôi đã nói chuyện với các trẻ nhỏ. Tất cả chúng đều muốn lớn lên nhanh vì chúng thấy người khác đang tận hưởng – hút thuốc lá, đi xem phim, có bạn gái. Chúng muốn lớn nhanh nhất có thể được.
Có lần tôi sống bên cạnh một trạm bưu điện, và tôi thường đi dạo sớm, vào ba giờ sáng. Một đêm tôi thấy một cậu nhỏ. Hôm đó là đêm trăng tròn, cho nên tôi có thể hình dung ra nó là ai; nó là con trai của ông trưởng phòng bưu điện. và khi thấy tôi, nó trốn ra sau cây.
Tôi bắt giữ nó và tôi hỏi, "Có chuyện gì vậy? Sao cháu trốn? Bước ra đi."
Nó nói, "Cháu sẽ ra, nhưng bác đừng nói với bố cháu."
Tôi nói, "Vấn đề là gì, mà cháu cố trốn?"
Nó giấu bộ râu mép nhân tạo, và điếu thuốc lá. Nó giả vờ là bố nó. Nó bước đi theo cùng cách như bố nó bước.... Nó nói, "Bác đừng nói cho bố, bằng không bố sẽ cho cháu trận đòn đau."
Tôi nói, "Vội gì nào? Một ngày nào đó râu mép sẽ mọc ra, và thế rồi cháu có thể hút thuốc nữa. Việc này quá sớm."
Nó nói, "Cháu đã chờ đợi và chờ đợi và mọi người dường như tận hưởng còn cháu phải liên tục chơi với đồ chơi. Bất kì khi nào cháu mè nheo bố cháu lại mang tới đồ chơi khác. Cháu phải ở cùng với đồ chơi bao lâu? Cháu muốn thứ thực cơ!"
Tôi nói, "Cháu có thể có đồ chơi thực."
Nó nói, "Cháu có đấy! Cháu có thể chỉ cho bác trong nhà cháu, bác tới cùng cháu đi. Cháu có một cô gái đẹp biết mở mắt và nếu bác để cô ấy nằm xuống cô ấy nhắm mắt lại. Nhưng sau rốt nó chỉ là đồ chơi thôi! – nó không phải là bạn gái thực."
Tôi nói, "Điều đó đúng!"
Trẻ nhỏ có vấn đề của chúng. Khi chúng lớn lên, chúng có vấn đề của chúng. Cùng bạn gái, cùng bạn trai mà chúng muốn có trở thành ác mộng, chì chiết lẫn nhau, hành hạ lẫn nhau, làm mọi thứ khó chịu cho nhau và dầu vậy vẫn ôm nhau. Rất khó gạt bỏ kẻ hành hạ bạn, vì sâu bên dưới bạn cảm thấy một mình nếu không ai hành hạ bạn.
Kinh sách Hindu nói rằng bạn nhất định phải đánh người đàn bà của bạn một lần một tuần; bằng không cô ấy sẽ nghĩ bạn không yêu cô ấy. Tôi nghĩ có cái gì đó trong việc đó! Nếu bạn không đánh bạn gái của bạn, cô ấy sẽ đánh bạn. Điều đó là tùy ở bạn chọn lựa.
George Bernard Shaw hay nói rằng cho đàn bà sự bình đẳng là không thể được. Khi được hỏi tại sao ông ấy nói, "Kinh nghiệm cả đời của tôi đấy" – và không ai đã sống lâu như ông ấy đã sống, ông ấy đã sống một thế kỉ - "Kinh nghiệm của tôi là, hoặc bạn kìm người đàn bà ở dưới bằng vũ lực hoặc cô ấy sẽ kìm bạn ở dưới. Bình đẳng là không thể được. Hoặc bạn cao hơn hoặc cô ấy cao hơn. Một trong các bạn phải kém hơn với bất kì giá nào."
Bình đẳng là không thể được, theo George Bernard Shaw, và tôi có thể thấy ra vấn đề. Nó bao giờ cũng khó.
Cho nên khi bạn trẻ bạn có phiền não của bạn và bạn muốn thoát ra khỏi tuổi phiền não này nhanh chóng, nhưng vấn đề còn lại.
Khi tuổi già bắt đầu tới người ta trở nên sợ, vì tuổi già nghĩa là chết không còn xa xôi nữa. Và tuổi già nghĩa là thế hệ trẻ quanh bạn không còn quan tâm tới bạn. Bạn quá già, quá lạc mốt. Bạn không thể trà trộn vào thế hệ trẻ hơn, họ tránh bạn. Bạn bị kết thúc; chỉ hiểu ra vấn đề rằng bạn bị kết thúc. Mọi răng giả của bạn chẳng giúp gì.
Có những người xung quanh có mọi thứ là giả, và họ đang nghĩ lừa người trẻ hơn. Nhưng bạn có thể lừa được bao lâu? – trong đêm bạn phải tháo răng giả ra. Một ngày bạn có thể không bị quan sát, nhưng ngày thứ hai... trong khi ngủ tóc giả của bạn rơi ra khỏi sọ, và người đàn bà đang nằm bên cạnh bạn không thể tin được rằng bạn đã từng lừa cô ấy! Nhưng mọi thứ dường như là giả.
Có những tuổi mà các cái giả được cần tới; bằng không bạn bị lạc thời. Nhưng bạn đang làm gì ở đây? Chỉ đi tới nấm mồ của bạn! Thiền ở đó đi! Thế giới đã bỏ bạn một mình. Tuổi già... và chết dường như đang gõ lên cửa của bạn vào bất kì khoảnh khắc nào, và nỗi sợ cái không biết... Toàn thể cuộc sống của bạn là vấn đề.
Từ chính việc sinh đứa trẻ chống lại việc ra khỏi bụng mẹ vì nó đã sống trong chín tháng trong một cung điện thoải mái nhất, xa hoa nhất. Không làm việc, và mọi nhu cầu đều tự động được cung cấp – sao nó phải rời khỏi cung điện này? Và ai biết cái gì ở bên ngoài? Đó là lí do tại sao đàn bà có nhiều đau đớn thế khi sinh con: đứa con bám lấy, đứa con không muốn ra. Từ khoảnh khắc đó, mãi cho tới khi bạn được đặt lên dàn hỏa thiêu, bạn chỉ là phiền não – cho bản thân bạn và cho người khác.
Maneesha, đó là nhu cầu, ham muốn, về triệt tiêu tối thượng, tan biến trong vũ trụ - để cho bạn không có bất kì nhu cầu cá nhân nào, bất kì vấn đề cá nhân nào; để cho bạn không có bất kì gánh nặng nào, thậm chí không về hiện hữu, vì hiện hữu cũng là gánh nặng.
Sáng suốt của Phật là lớn tới mức ông ấy đi trước thời đại của ông ấy. Cho dù hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua, ông ấy vẫn chưa tìm thấy người đương đại của mình, vì điều ông ấy nói là đúng tối thượng tới mức nó làm tổn thương, tới mức người ta muốn không nhìn nó, nhắm mắt lại.
Chính vì lí do này mà Phật giáo đã không thể phát triển được ở Ấn Độ - vì tâm trí của Ấn Độ, trong nhiều thế kỉ, đã được nuôi dưỡng bằng ý tưởng rằng lời cầu nguyện, thiền, yoga, mọi thứ là để được thưởng.
Và Phật nói, "Nếu ông có bất kì ý tưởng nào về thưởng, ông sẽ bỏ lỡ. Chính ý tưởng về đạt tới cái gì đó sẽ ngăn cản ông khỏi hợp nhất vào trong sự tồn tại." Điều đó là mâu thuẫn với tâm trí mọi người tới mức chỉ vài người rất thông minh mới theo ông ấy. Và sau khi ông ấy chết, trong vòng ba trăm năm... chỉ ba trăm năm sau cái chết của ông ấy, ngay cả một gợn sóng cũng không còn lại. Ở Ấn Độ, Phật giáo đã hoàn toàn biến mất.
Ba trăm năm sau Alexander Đại đế tới Ấn Độ. Ông ta muốn gặp một số thánh nhân Phật tử, nhưng ông ta đã không thể gặp được. Ông ta đã không thể tìm ra người nào. Tại sao nó biến mất nhanh chóng thế, một sáng suốt vĩ đại thế? Lí do là, tâm trí Ấn Độ về căn bản là tham. Nó nói về từ bỏ, nhưng ngay cả từ bỏ cũng là để được thưởng. Nó nói về từ thiện, nhưng từ thiên cũng là để được thưởng. Mọi thứ đều là kinh doanh.
Phật giáo đã xoay xở để phát triển rễ của nó ở Trung Quốc, ở Hàn Quốc, ở Nhật Bản, ở Thái Lan, bởi lẽ đơn giản rằng họ đã không phải là cái gọi là những người tôn giáo. Trung Quốc đã chịu tác động lớn của Khổng tử, người đã không tin vào Thượng đế, người đã không tin vào bất kì cõi trời hay bất kì địa ngục nào. Phật giáo đã tìm ra mảnh đất đúng nơi mọi người không đòi hỏi đạt tới, ngay cả sau chết. Và Nhật Bản thậm chí còn là mảnh đất màu mỡ hơn; họ đã không có cái tham Ấn Độ.
Điều rất kì lạ là Ấn Độ tiếp tục tuyên bố với toàn thế giới rằng nó là mảnh đất tâm linh duy nhất. Nó toàn là phân bò thôi. Tôi đã sống nửa thế kỉ, và tôi đã quan sát tâm trí Ấn Độ từ mọi phía – họ tham hơn bất kì người nào trên thế giới, nhưng họ đã làm ngay cả tham của họ thành có tính tâm linh.
Phật không thể tạo ra rễ của ông ấy ở đây bởi lẽ đơn giản rằng tâm trí Ấn Độ đã mang định kiến và được chuẩn bị để có vui thú lớn bên ngoài chết. Nó không thể để mất vui thú đó được. Và một cách tự nhiên, với tâm trí này, câu hỏi mà Maneesha đang hỏi nảy sinh.
"Không ai trong tâm trí có lí của họ " – điều đó là đúng... "Không ai trong tâm trí có lí của họ lại muốn bị tuyệt diệt."
Nhưng ai có đó, người ở trong tâm trí có lí của họ? Thực ra, khi bạn ở trong tâm trí có lí của bạn, bạn sẽ thích được tuyệt diệt. Chỉ người mất trí mới muốn tiếp tục. Vấn đề là gì? Nghĩ một chút mà xem: trước khi bạn được sinh ra, bạn có cho rằng đã có cái gì đó thiếu trong thế giới không? Và nghĩ lần nữa: khi bạn sẽ chết, bạn có cho rằng cái gì đó sẽ bị thiếu trong thế giới không? Hàng triệu người đã tới và đi – thế giới tiếp tục.
Phật đang nói: Sinh là đau đớn, tuổi thanh niên là đau đớn, tuổi già là đau đớn, chết là đau đớn – tại sao ông muốn tiếp tục? Để làm gì? Thiền của ông ấy là đi tìm việc làm tan biến bản thân người ta trở lại trong vũ trụ. Nó là nghỉ ngơi toàn bộ, nghỉ ngơi khỏi bản thân bạn; tự do toàn bộ, tự do ngay cả với bản thân bạn.
Đây là một trong những lí do tôi không là một phần của Ấn Độ. Những người đã tới tôi từ khắp thế giới đều không phải là người tham. Họ thực sự muốn hiểu rằng cuộc sống là vấn đề, rằng tâm trí là vấn đề. Thực ra, hiện hữu là hiện hữu vấn đề. Thế thì tại sao không dũng cảm và không hiện hữu?
Bạn sẽ thấy rất ít người Ấn Độ ở đây; tất cả họ đều chống lại tôi. Lần nữa họ tìm thấy vị phật khác dạy về triệt tiêu, tuyệt diệt, dạy cái chết tối thượng. Nhưng chỉ những người rất thông minh mới có thể hiểu được nó. Phật giáo dành cho những người phức tạp nhất, dành cho người thông minh nhất. Nó không dành cho người thường, cho người tầm thường. Họ sẽ liên tục khổ, nhưng họ sẽ không bao giờ hiểu rằng chính sự hiện hữu của họ là khổ. Vô hiện hữu là tự do khỏi khổ.

Tâm trí - Tâm thức


Maneesha, Ryusui đang trỏ tới một câu hỏi rất nền tảng mà Phật Gautam đã nêu ra lần đầu tiên trong lịch sử con người.
Câu hỏi là, chứng ngộ có là cái gì đó được đạt tới, được ham muốn, được khao khát không? Nếu là vậy, thế thì phải có thực hành, kỉ luật, nghi lễ, và toàn thể các thứ phụ theo. Và hàng triệu người đã đi lạc lối trong việc tìm kiếm chứng ngộ. Phật là người đầu tiên đã nói rằng mọi thứ là tuyệt đối tuỳ tiện vì bạn không cần đi bất kì đâu. Chứng ngộ là chính bản tính của bạn.
Chính tâm thức tạo ra bạn; ngôi nhà này, thân thể này không phải là bạn. Và tâm trí này cũng không là bạn. Và chẳng có vấn đề gì về đứng sang bên và quan sát tâm trí và việc vận hành của nó, đứng sang bên và quan sát các cử chỉ của thân thể. Người quan sát này là thực tại của bạn, chân lí của bạn. Nó đã ở đây rồi, cho nên đừng đi tìm ở đâu đó khác. Bất kì khi nào, bất kì chỗ nào bạn tìm thấy nó, bạn bao giờ cũng sẽ thấy nó ở đây và bây giờ. Bây giờ là thời gian và ở đây là không quan. Nếu bạn có thể là bây giờ ở đây, bạn là một Phật Gautam.
Tôi đã nghe một câu chuyện nhỏ về một người vô thần lớn. Cả ngày anh ta tranh cãi chống lại tôn giáo, chống lại mọi loại mê tín. Anh ta đã viết trong phòng khách của mình dòng chữ lớn: GOD IS NOWHERE - Thượng đế không có ở đâu cả.
Thế rồi một đứa con nhỏ được sinh ra cho anh ta.
Một hôm đứa bé nhìn vào dòng chữ này. Nó mới học viết, học bảng chữ, cho nên nó không thể xoay xở đọc được GOD IS NOWHERE; ngược lại, nó đọc: GOD IS NOW HERE - Thượng đế là bây giờ ở đây - nowhere có thể được chia thành hai từ.
Người bố nghe thấy nó và ngạc nhiên. Anh ta chưa bao giờ nghĩ về điều đó, rằng `nowhere-không ở đâu' bao gồm `now-bây giờ' và `here-ở đây'.
Đứa trẻ nhỏ đã làm thay đổi toàn thể cách tiếp cận của người này; anh ta bắt đầu nghĩ về bây giờ và ở đây. Và anh ta phân vân... vì anh ta chưa bao giờ là bây giờ; tâm trí anh ta đã từng lang thang trong quá khứ hay trong tương lai, nhưng không bao giờ bây giờ, không bao giờ trong hiện tại.
Tâm trí không có quan hệ với hiện tại.
Khoảnh khắc này, nếu bạn ở đây, tâm trí không còn nữa.
Tâm trí cần quá khứ như kí ức, và tâm trí cần tương lai như phóng chiếu. Không có tương lai và quá khứ, tâm trí không thể tồn tại. Và hiện tại là nhỏ thế, chỉ một phần giây. Trong hiện tại, không có công việc cho tâm trí làm - hoặc nó có thể làm việc nào đó cho tương lai hay việc nào đó cho quá khứ, nhưng nó tuyệt đối bất lực khi có liên quan với hiện tại.
Người bố đã đánh bại nhiều triết gia, nhưng đứa con nhỏ này đã làm thay đổi toàn thể đời anh ta vì anh ta bắt đầu ở đây, và ở bây giờ, và anh ta thấy khu vực mới mở ra bên trong bản thân mình.

Khu vực đó là thiền.
Thiền nghĩa là không tâm trí - không quá khứ, không tương lai, không hiện tại... chỉ vĩnh hằng, tấm gương thuần khiết phản ánh cái toàn thể và không bị ghi dấu bởi bất kì cái gì. Hệt như bầu trời không bị ghi dấu bởi mây bay, hay mặt trời mọc, hay đêm trăng tròn, bầu trời vẫn còn không bị ghi dấu nào.
Bạn đã nghe bài cú Thiền về cái bóng của tre... trải trên các bậc ngôi đền, nhưng chúng không làm ra bất kì tiếng ồn nào.
Trăng trên trời được phản xạ trong ao nhỏ nhất nhưng nó không quấy rối ao. Nó không tạo ra ngay cả một gợn sóng. Và phép màu là, ao không muốn trăng được phản xạ mà trăng cũng không muốn được phản xạ. Nhưng sự tồn tại tự phát điều khiển một hiện tượng đẹp - một trăng được phản xạ khắp trên trái đất.
Trong sông, trong đại dương, trong ao, trong hồ, trong suối... ngay cả trong một giọt sương trên lá sen, trăng tròn được phản xạ đầy đủ như trong đại dương lớn nhất.
Nhưng mọi thứ đang xảy ra im lặng thế theo cách riêng của nó.
Trong sự tồn tại không có nỗ lực, không có ý định. Mọi thứ là rất thảnh thơi và thoải mái.
Phật Gautam là người đầu tiên nói rằng bất kì ai đang đi tìm bản thân mình đều là người ngu. Chính việc đi tìm đang ngăn cản bạn tìm thấy. Đừng tìm! Đừng đi bất kì đâu, cứ ngồi xuống và nhắm mắt lại và ở bên trong. Quên mọi điều về quá khứ và tương lai đi, quên thân thể và tâm trí đi - bạn là người chủ. Đây chỉ là một ngôi nhà, nhà trọ tạm thời; đến sáng bạn sẽ phải đi tiếp. Lữ khách tiếp tục đi từ nhà trọ này sang nhà trọ khác, cho nên đừng bị gắn bó với nhà trọ nơi bạn tình cờ ở ngay bây giờ trong khoảnh khắc này.
Tách rời, xa cách, chỉ quan sát... và tâm trí biến mất.
Tâm trí là sự gắn bó của bạn với thân thể và qua thân thể gắn bó với thế giới và mọi tham, giận, yêu, ghét, ghen của nó. Toàn thế giới là phóng chiếu của tâm trí bạn, trong đó bạn sống trong chịu đựng và đau khổ - hay thỉnh thoảng chút ít vui vẻ, chút ít hoan lạc, nhưng rất nông cạn, thậm chí không sâu hơn làn da.
Nhưng đằng sau mọi điều này có ẩn nấp vị phật, nhận biết, tâm thức của bạn - không bị che mờ, không trầy xước, từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng.
Nhận ra điều này là kinh nghiệm vĩ đại nhất trên thế giới.
Nhưng mọi tôn giáo đã từng dẫn mọi người đi lạc lối, đi tìm các thượng đế mà không tồn tại, cầu nguyện trước các thượng đế mà họ không bao giờ gặp. Không lời cầu nguyện nào đã từng được đáp ứng, nhưng mọi tôn giáo được tổ hợp vào trong mưu đồ đem bạn đi xa khỏi bản thân bạn. Đây là những cách thức.... Thượng đế là xa xăm; tự nhận ra sẽ phải trải qua thực hành, kỉ luật gian nan. Mọi người không thể đảm đương được điều đó. Không ai có ngần ấy thời gian, không ai có ngần ấy năng lực cho việc tự hành hạ. Không ai là kẻ tự bạo tới mức người đó có thể trở thành thánh nhân.
Một cách tự nhiên, kết quả tối thượng là nhân loại ngày nay: mọi người đã đánh mất con đường của mình về với bản thân mình.
Và đó là một bước thôi - chỉ quay vào trong. Nó không phải là phát hiện, nó không phải là khám phá, nó không phải là phát minh. Nó đơn giản là nhớ lại.
Bạn có thể quên nó, bạn có thể nhớ nó. Đây chỉ là hai điều bạn có thể làm về bản tính của bạn, về tâm thức bản chất của bạn.
Nhưng giữa hai điều này không có mấy khác biệt; khác biệt giữa ngủ và thức là khác biệt duy nhất. Và người thức hôm nay đã ngủ hôm qua; người ngủ hôm nay có thể trở nên thức ngày mai, cho nên nó chỉ là vấn đề thời gian. Nó chỉ là vấn đề về quyết định của bạn, khi nào nhận ra. Khi có liên quan tới phật tính, nó đang chờ đợi đó từ vĩnh hằng tới vĩnh hằng. Dù bạn nhận ra nó hay không, không thành vấn đền.
Nếu bạn nhận ra nó, mọi hành động của bạn sẽ thay đổi. Thế giới quan cua bạn sẽ thay đổi. Tâm trí sẽ không còn là người chủ của bạn nữa, nhưng sẽ là người hầu rất tốt và rất hiệu quả, cái máy tính sinh học tốt. Nhưng đầu tiên người chủ phải được nhận ra; thế thì tâm trí và thân thể vận hành tương ứng theo trí huệ của người chủ.

Từ “Quay vào trong”

1 nhận xét: