Những mẫu truyện Thiền thú vị (5)



1. NIÊM HOA VI TIẾU

Đức Phật hỏi Ca Diếp:
Hoa đẹp Ta cầm một đoá chơi
Can cớ chi mà Chú mỉm cười?
” (*)
Ca Diếp trả lời: “Thưa Như Lai, khi Như Lai đưa ra cành hoa…nó xuất hiện trước mắt con…làm con nhớ đến bài giảng về Thiền của Như Lai nên con không nín cười được.”
Đức Phật: “Bài giảng về Thiền của ta liên quan gì đến một cành hoa?”
Ca Diếp: “Như Lai nói rằng:
- “Ta thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như những đóa hoa xuất hiện trước mắt một người.”
Đức Phật: “Thế thì sao…?”
Ca Diếp:Đóa hoa Như Lai đưa ra trước mắt chúng con…con xem như một thánh đạo…Vì con liễu được ý của Như Lai nên con không nhịn cười được…”
Đức Phật: “Thánh đạo đẹp như một cành hoa…không phải sao? Vậy sao ngươi cười?”
Ca Diếp: “Dạ, hoa thì đẹp thật…nhưng sớm nở…tối tàn…nên con cười cho cái vô duyên của một cành hoa……cười cho cái vô thường của thánh đạo…
Đức Phật:Vô thường là chuyện bình thường…có gì đáng cười !”
Ca Diếp: Dạ vâng ạ, vô thường là bình thường thôi. Con thấy “những giáo lý của thế gian là những ảo thuật của những tên phù thủy.” Con thấy rõ “tư tưởng cao siêu của sự giải thoát như một miếng nhung vàng trong giấc mộng” “ và thấy thánh đạo của những kẻ thông sáng như hững đóa hoa xuất hiện trước mắt một người ”
Con “xem sự thiền định như là một cột trụ trên núi cao” và Niết bàn là cơn mộng du giữa ban ngày !” Cho nên con mắc cười cho cái vô duyên của một cành hoa
!
Đức Phật: Hảo ! Hảo ! “Thôi được…lại đây ta trao y bát…cho chú long đong suốt một đời !


***
Hoa đẹp Ta cầm một đoá chơi
Can cớ chi mà Chú mỉm cười?
Được rồi, Ta sẽ trao y bát
Cho Chú long đong suốt vạn đời..
.”

(ST)


2. MƯA HOA

Tu-bồ-đề là một đệ tử của Đức Phật. Ông có khả năng thông đạt uy lực của chân không. Quan điểm chân không luôn tồn tại ngoại trừ sự liên hệ của chủ quan tính và khách quan tính của nó.
Một hôm, khi Tu-bồ-đề đang ngồi dưới gốc cây trong trạng thái cực kỳ thanh tịnh thì những đóa hoa trắng xinh đẹp đột nhiên tuôn rơi xuống chung quanh ông.
Chúng tôi tán dương ngài qua sự đàm luận của chân không. “
Các vị Phạm thiên thì thầm với ông. Tu-bồ-đề trả lời,
Nhưng ta chưa hề nói cho các người nghe về tâm vô trụ
Các vị Phạm thiên đồng trả lời,
Ngài chưa bao giờ thuyết giảng về tâm vô trụ, cũng như chúng tôi chưa hề nghe qua lời hoan ca an lạc của sự tỉnh lặng.
Các vị Phạm thiên lại thầm thì lần nữa, “Đây mới gọi là chân trí tuệ!’’
Và những đóa hoa trắng xinh đẹp lại rơi xuống Tu-bồ-đề như mưa hoa tuôn tầm tả trên áo của Tu-bồ-đề như mưa.

***
Vâng, câu chuyện đã xảy ra như vậy. Bạn nên hiểu rằng đây không phải là một biểu dụ mà là một sự kiện. Bạn đừng xem câu chuyện trên là một ẩn dụ. Từng chữ một đều là sự thật….tòan thể sự sống đều cảm nhận được hạnh phúc vô biên, phúc lạc tràn trề và cực kỳ hoan lạc, dù chỉ có một linh hồn duy nhất đạt được quả vị tối thượng của vô ngã .
Chúng ta là một phần thể của sự sống. Sự sống không hề hờ hửng với chúng ta, cũng như một người mẹ không bao giờ có thể hờ hửng với những đứa con dể thương của chính mình. Điều này không bao giờ có thể xảy ra đối với tình mẩu tử thiêng liêng. Khi đứa bé tăng trưởng, người mẹ cũng đồng tăng trưởng với người con thơ dại. Khi con thơ được hạnh phúc, người mẹ cũng sẽ tràn trề hạnh phúc. Khi con thơ say sưa trên những bước luân vũ thần kỳ thì tâm hồn của người mẹ cũng hân hoan trong những điệu nhạc luân vũ. Khi con thơ mang bệnh, người mẹ cũng đau đớn như con. Khi con thơ đau khổ, người mẹ cũng triền miên khốn khổ…bởi vì họ tuy hai mà một. Trái tim của họ lúc nào cũng đồng hòa chung từng hơi thở và từng nhịp đập.
Vạn hữu là người từ mẫu của bạn. Vạn hữu không bao giờ dửng dưng với bạn. Hãy cảm nhận chân lý này sâu sắc hơn nơi tận cùng đáy tim của bạn . Khi bạn hiểu rằng vạn hữu cùng cảm thọ trọn vẹn niềm phúc lạc với bạn thì điều này sẽ làm cho bạn thực sự thay đổi. Bạn không là một con người xa lạ với thế giới của mình. Bạn không phải là một con người ngọai quốc lưu vong. Bạn cũng không hề là một kẻ vô gia cư lang thang không cố định. Nơi đây chính là tổ ấm của bạn. Và vạn hữu là một từ mẫu lúc nào cũng hết lòng chăm sóc bạn và yêu thương bạn. Cho nên khi một người chứng được quả vị Phật thì đó chỉ là một sự kiện khá tự nhiên. Khi có một ai đạt được quả vị cực kỳ tối thượng thì toàn thế giới sẽ đồng hoan ca. Toàn thể sự sống sẽ cùng đồng vũ hội và liên hoan chúc mừng bạn. Đây là một sự thật hiển nhiên nhất. Tất cả mọi hiện tượng xảy ra không phải là một biểu dụ. .. 

Những đợt mưa hoa tiếp tục tuôn rơi tầm tã. Những đóa hoa trắng xinh đẹp như những chiếc cánh hoa sen của Phạm thiên nở rộ sáng rực cả mấy tầng không gian.
Mưa hoa không ngừng rơi xuống tán dương một con người đã chứng được quả vị Phật. Những cơn mưa hoa nhuốm đầy hương thơm ngào ngạt rơi xuống trong bất tận, hết lòng tán tụng 
Tu-bồ-đề. Bạn không thể nhìn thấy những cơn mưa hoa này vì bạn không có khả năng để nhìn thấy chúng. Vạn hữu liên tục vũ hội cho tất cả các vị Phật chứng được quả vị tối thượng, cho tất cả những bậc chứng đắc, cho tất cả những đấng Giải Thóat – vì quá khứ, vị lai, thực tại sẽ thôi không còn hiện hữu. Toàn cõi vĩnh hằng sáng ngời trong sự sống trường tồn bất diệt, chỉ còn có thực tại là Chân như, không còn sanh trụ diệt. 
Những cơn mưa hoa không ngừng liên hoan trên bao nhiêu tầng không cao ngất, nhưng rất tiếc bạn không hề thấy được. Ngọai trừ chúng tán tụng bạn, bạn sẽ không thể nào nhìn thấy muôn hoa liên vũ trên tng không. Nếu bạn nhìn thấy được những đợt mưa hoa tuôn rơi tầm tã, bạn sẽ biết rằng mưa hoa đang ca ngợi tất cả các vị Phật và cho tất cả mọi linh hồn đã Chứng ngộ...

(Osho)

3. TỨ NIỆM XỨ

Tứ niệm xứ là cội nguồn của các môn thiền quán, lấy thực tại đang là làm đối tượng (thân, thọ, tâm, pháp trong và ngoài). Vọng cầu ngoài thực tại hiện tiền là “hướng ngoại cầu huyền”. Thấy đúng thực tánh của thực tại hiện tiền là “kiến tánh thành Phật”.
Mặc dù được giảng như vậy, một thiền sinh vẫn mù tịt. Một hôm gặp Sư, thiền sinh hỏi:
- Đâu là thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ?
Sư đáp:
- Ai hỏi đó?

Lời góp ý:

Thực tại hiện tiền của Tứ Niệm Xứ (bốn lãnh vực quán niệm) là thân, thọ, tâm, pháp bên trong và bên ngoài.
Thực tại hiện tiền của Chiếu Kiến Bát Nhã (Bát Nhã Tâm Kinh) là 5 uẩn, 18 giới, 12 nhân duyên, 4 đế.
Thực tại hiện tiền của Kiến Tánh Thành Phật (Thiền Tông Trung Hoa) là “ương xứ tức chân” v.v... và v.v...
Đó là ngôn ngữ khác nhau để chỉ cùng một thực tại. Người mê kẹt ngôn ngữ, sùng lý trí, chấp pháp môn, mê tông phái,... liền khởi tà kiến phân biệt cao - thấp, tiểu - đại, tiệm - đốn, hơn - thua,... thật đáng thương thay!
Thực tại vượt ngoài ngôn ngữ và lý luận. Ngay khi lý trí đặt vấn đề “đâu là thực tại” thì thực tại Sanditthiko (trực hạ tiện kiến), Acinteyya (bất khả tư nghị) đã ngàn trùng xa cách!
Sư đáp:Ai hỏi đó?
Tổ đạt Ma nói:Đưa cái tâm đây ta an cho
Ngài Huệ Năng rằng: Không nghĩ thiện, không nghĩ ác
Bách trượng bảo: Ra làm vườn đi
Lâm Tế hét.
Còn Bát Nhã Tâm Kinh thì “ngũ uẩn giai không”.
Họ toa rập nhau làm chuyện gì các vị có biết không?
Nếu không thì chẳng khác gì túi cơm giá áo!

 (Viên Minh)

4. KINH PHÁP HOA


Có một thời tôn giáo bị hạn chế, Kinh sách không được in ấn, vì vậy tín đồ đua nhau đi thỉnh Kinh. Nghe nói Kinh Diệu Pháp Liên Hoa được nhiều người tìm kiếm nhất vì người ta tin rằng đọc tụng Kinh này sẽ được vô lượng phước đức, tai qua nạn khỏi.
Một hôm có người khách đến xin Sư chỉ dẫn cho ở đâu có Kinh Pháp Hoa để thỉnh. Sư ngạc nhiên hỏi:
- Thế còn Kinh Pháp Hoa của ông đâu?

Lời góp ý:

“Nhất thiết Tu-đa-la giáo như tiêu nguyệt chỉ” - tất cả Kinh điển đều như ngón tay chỉ mặt trăng. Chấp lầm ngón tay là mặt trăng thì chẳng bao giờ thấy được mặt trăng thật.
Kinh điển thường dùng biểu tượng ẩn dụ để chỉ bày chân lý. Kinh Diệu Pháp Liên Hoa mượn tên Hoa Sen để chỉ sự tròn đầy tánh tướng thể dụng của tự tánh mỗi người . Trong các phẩm của Kinh lại mượn nhiều biểu tượng và ẩn dụ để “khai thị” cho chúng ta “ngộ nhập Phật tri kiến”. Vậy Kinh “Pháp Hoa văn tự”không phải là Kinh “Pháp Hoa tự tánh”. Người xem Kinh “Pháp Hoa văn tự” phải biết giải mã các biểu tượng và ẩn dụ thành Kinh “Pháp Hoa tự tánh”. Thí dụ trong phẩm Hiện Bảo Tháp :
Phật Đa Bảo: thực tánh Pháp.
Tháp Đa Bảo: thực tướng Pháp.
Phật Thích Ca: sự thể hiện Phật tri kiến.
Hiện giữa hư không: vô ngã, tánh không .
Phật Đa Bảo ngồi trong Tháp Đa Bảo: thực tánh ở trong thực tướng.
Phật Thích Ca cùng ngồi một bảo tòa với Phật Đa Bảo: Phật tri kiến và thực tánh pháp là một.

28 phẩm trong Kinh “Pháp Hoa văn tự” đều chỉ mô tả cảnh thuyết pháp và ngầm gợi ý chứng minh, chỉ bày đâu là Kinh Pháp Hoa thật, đồng thời kín đáo hướng dẫn cách ngộ nhập Kinh Pháp Hoa thật đó.
Người biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa cứ tưởng là biên chép, giảng nói“Kinh Pháp Hoa văn tự” mà quên rằng “biên chép, đọc tụng, giảng nói” chính là thực hành Phật tri kiến trên tự tánh mình vậy.
Thiền Tông cũng dạy người ta “đọc tụng” Kinh Pháp Hoa bằng cách :
Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền
Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.

“Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền” tức là phải lìa “Kinh Pháp Hoa văn tự” bằng cách “y nghĩa bất y ngữ” hoặc phải biết cách đọc “ý tại ngôn ngoại”.
“Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” tức là phải đọc thẳng vào “Kinh Pháp Hoa tự tánh” để trực ngộ sự thật.
Vậy làm thế nào để có thể thực sự “biên chép, đọc tụng, giảng nói Kinh Pháp Hoa tự tánh”? Kinh điển Nguyên Thủy dạy rất rõ ràng rằng chúng ta chỉ cần tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác đối với thực tại hiện tiền, có như thế chúng ta mới thấy đúng (như thị) tánh, tướng, thể, dụng, tác, nhân, quả, duyên, báo và bản lai diện mục toàn diện của Pháp.
Thấy Pháp như thị sinh, trụ, dị, diệt, thành, trụ, hoại, không, vị ngọt, sự nguy hại mà không thủ không xả, đó chính là Chánh Biến Tri, là sử dụng Phật Tri Kiến đối với tự tánh Pháp (sabhàvadhammo) vậy.
Tiếc rằng người ta chỉ biết đi tìm Kinh Pháp Hoa văn tự mà bỏ quên Kinh Pháp Hoa tự tánh vẫn luôn luôn hiện hữu trong đời sống mỗi người! 

(Viên Minh)

5. KHÔNG SINH KHÔNG TỬ

Thiền sư Quan Sơn Huệ Huyền là người sáng lập chùa Shogen và chùa Diệu Tâm (Myoshin) ở Nhật. Sư có ảnh hưởng rất lớn đối với môn đồ nhưng không để lại ngữ lục. Sau khi Huệ Huyền từ giả cõi đời, Thiền sư Ẩn Nguyên Long Kỳ (1592-1673), thuộc phái Hoàng Bá, từ Trung quốc đến Nhật, viếng chuà Diệu Tâm. Thiền sư Ẩn Nguyên lễ bái tháp người sáng lập và hỏi vị thượng tọa, “Sáng tổ của thượng tọa có để ngữ lục gì không?” “Dạ không.” “Cái gì!” Ẩn Nguyên kêu lớn, “Nếu ông ta không để lại ngữ lục gì, chùa Diệu Tâm không đáng được thừa nhận.” Vị thượng tọa sợ hãi, lưỡng lự nói, “Mặc dù sáng tổ chúng tôi không để lại ngữ lục gì, nhưng tôi có nghe Ngài nói, ‘Công án Cây Bách có sức tước đoạt và Huệ Huyền không sinh không tử’.” Khi nghe câu nói do vị thượng tọa thuật lại, Ẩn Nguyên xúc động nói, “Hay lắm,” cúi đầu thật sâu và rời chùa Diệu Tâm.
Một Thiền sư hiện đại khi sắp tịch nói, “Bây giờ tôi chết để sống mãi mãi.” Phật tánh không có sinh không có chết.

(Thiền Ngữ Thiền Tự)

6. MẶT TRĂNG LẶN CHẲNG LÌA BẦU TRỜI

Mặt trời mọc, mặt trời lặn. Mặt trăng mọc, mặt trăng lặn. Hằng ngày chúng ta nghĩ rằng mặt trăng biến mất theo nghĩa đen, nhưng chúng ta biết nó sẽ trở lại. Khi có ai chết, người ta nghĩ rằng người đó biến mất, nhưng không thể nào biến mất khỏi thế giới rộng lớn, vô cùng tận.
Thiền sư Hoàng Bá nói:
Tâm tựa như hư không mênh mông, trong ấy không có thiện không có ác, như khi mặt trời chiếu bốn phương thế giới. Vì khi mặt trời mọc và chiếu khắp trái đất, hư không mênh mông không sáng hơn, và khi mặt trời lặn, vũ trụ không trở thành u tối. Hiện tượng sáng và tối thay đổi nhau, nhưng bản tánh của vũ trụ không thay đổi. Tâm của Phật và chúng sanh cũng như vậy.