Thấy bản tánh sẳn có của bạn

Bậc đầu tiên để thực hành, hãy buông cái ngã vô minh, làm mãi cho đến khi bạn biết chân ngã  của mình. Ở bậc này, hành giả " chết" lần đầu và, đồng thời là mới sanh.
Ở bậc thứ nhất này, hành giả cần chú ý trở lại Chủ Nhân Không và thu nhiếp tất cả những tư tưởng đang phóng ngoại, phó thác chúng cho Chủ Nhân Không(2) cùng với tất cả những chướng ngại và mọi thứ khởi lên khác. Ở bậc này, niềm tin là sự uan trọng nhất. Nó phải là cực kỳ chân thành. Bạn cũng cần can đảm, để cho tại mỗi niệm bạn có thể buông xảtâmbị nhiều việc và hoàn cảnh trói buộc. Bạn cần can đảm vì khi bạn từ bỏ những gì bạn đã nghĩ về, điều này như chính bạn chết.
Bậc này là tu tập làm tan vỡ ảo tưởng về vọng ngã được tạo nên bởi tư tưởng phân biệt của riêng bạn. Nếu bạn có thể tu tập kiên định như thế thì có thể nói rằng bạn thực sự hành thiền. Nếu tu tập buông bỏ vọng ngã sâu sắc và trở nên xác thực, rồi thì giữa cơn thiền định, chân tánh tự nhiên xuất hiện. Giống như, đứa bé mới sanh sau khi thai nghén. Từ quan điểm của cái ngã cho mình là phàm phu, sự tu tập này giống như đang chết vì bạn đang phó thác mọi chướng ngại và đang buông xả mọi dính mắc. tuy nhiên, nhìn từ Chủ Nhân Không, đây là quá trình sự sanh.
Khi chân tánh (3) xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc vô tả. Nhưng đây không phải là kết thúc. Từ điểm này, bạn phải tiến tới từ hình ảnh của bản thể, tác giả thực sự. Đây là lúc tu tập thực sự bắt đầu.
Nếu như bạn tìm ra chính mình và trở thành một với chân ngã của bạn, bạn vẫn phải tiếp tục hành trì và tiến lên. Đây là thời kỳ vô cùng khó khăn. Vì bạn biết chân ngã và không bị vật gì trói buộc, bạn có thể trở nên rất thoải mái. Như thế, dể dàng cho bạn ở lại bậc này, nghĩ rằng " Nó đây rồi!" Bạn rất hạnh phúc và thoải mái như thể bạn đang uống nước suối ngọt ngào của cuộc đời mà bạn chưa từng mơ đến khi còn lang thang trong đau khổ. Vì vậy bạn sẽ cảm thấy như mình đã đạt được nhiều và khó tưỏng tượng rằng còn phải tu tập những bậc cao hơn nữa. Bạn không nghĩ về những bậc cao hơn này vì bạn chưa bao giờ thấy hay nghe về chúng. Hơn nữa, khi nhìn quanh, bạn thấy mọi người ở mức thấp hơn mình, vì thế bạn dể dàng nghĩ bạn là tối cao. Mọi vật bên trên thì tối, bên dưới thì rõ ràng. Bạn phải nhận ra bậc này còn yếu ớt. Nếu bạn không cẩn thận bạn rất dể lạc hướng.
Giác ngộ hoàn toàn ngay lập tức là rất khó, tại sao? Vì bạn đã tạo rất nhiều tập khí qua vô số kiếp, rất khó khăn bỏ tất cả chúng ngay. Do đó, đừng nghĩ rằng bạn phải bỏ mọi sự lập tức, thay vào đó hãy duy trì sự buông xả những việc khi nó nổi lên. Như thế, bạn có thể có những kinh nghiệm và việc tu tập càng sâu sắc khi bạn phó thác những việc này cho Chủ Nhân Không, nghiệp sẽ tan biến và tập khí sẽ rơi rụng. KHi buông và buông bạn cũng lớn lên. Và ngay khi bạn thình lình ngộ, đừng quá quan tâm về nó. Bạn phải chết đi lần nữa, không còn tách biệt khỏi bất cứ gì chướng ngại bạn.

***
Ở tình trạng chết lần thứ hai, hành giả bắt đầu có khả năng kỳ diệu. Tuy nhiên đó là một trong những việc bạn cần buông xả và ném đi. Nếu một trong năm loại thần thông khởi lên, thì hãy chỉ buông xả chúng về bản thể của bạn và tiến tới.Vì bạn dùng vô tâm để buông xả mọi việc xảy đến, trạng thái của bạn khác với những người có thần thông. Có vài người có được khả năng này, nhưng thường là trường hợp không biết lý bất nhị và thường không buông xả về bản thể, vì thế họ tự nghĩ, " những năng lực này là kho tàng kỳ diệu như thế!" Nếu ai tiếp tục bám vào và cố gia tăng những năng lực này, thì không chỉ phí thời giờtrên con đường không thể đi đến tự do, mà đó cũng là một mạo hiểm lớn lao kết thúc bằng mất trí.
Nếu bạn hiểu rằng cuối cùng mọi sự khởi lên từ tâm, và nếu bạn trở về và phó thác cả những thần thông cho bản tâm sẳn có, thì sẽ đạt được vô tâm. Gọi là VÔ TÂM vì TÂM TỰ NHIÊN TĨNH LẶNG.Nếu trạng thái vô tâm này được làm sâu sắc, những vấn đề như " Bản ngã có hay không?" không khởi lên. Ở bậc này, bạn là ai rất khác với cái " tôi" mà phàm phu thường nghĩ là chính họ, đến nổi có thể nói một cách chính xác rằng " tôi" không hiện hữu . Nói cách khác, vô tâm là một trạng thái trống rỗng hoàn toàn, nơi mà ngay cả tư tưởng về vô tâm cũng tự nhiên bị buông xả- không phải trạng thái không có gì, nhưng là một trạng thái rỗng không hoàn hảo có thể làm và trở thành bất cứ gì. KHÔNG có thể làm tan mọi đau khổ và vô minh, và cũng là nơi vô tâm tan biến.

NIẾT BÀN

Bạn phải " Chết" LẦN NỮA SAU KHI CHẾT HAI LẦN. Thêm vào đó bạn phải tuân theo một bí quyết. Khi bạn đạt đến bậc này, dù có " bạn" và " tôi" rõ ràng, bạn có thể trở thành tôi và tôi có thể trở thành bạn, hay không có cả hai bạn và tôi. Tại bậc này, bạn đã hiểu nguyên lý mạnh mẽ và hiện hành. Bạn có thể biểu hiện như thế vì tâm vốn không hình thể, nên nó có thể xuất hiện trong vô số hình dáng.
Sau khi bạn " chết" lần thứ ba, giai đoạn biểu hiện mở ra. Có nhiều việc kỳ diệu về giai đoạn biểu hiện này.
Ở giai đoạn này, nếu bạn ngồi một cách bình an bạn là vị Phật. Nếu bạn khởi lên một tư tưởng bạn trở thành Bồ Tát, và có thể chăm sóc những chúng sanh vô minh trong mọi cõi. Chỉ là nói không cách gì có thể mô tả mọi sự về giai đoạn này.
Thế thì chính bạn đơn độc thoát khỏi vòng đau khổ, sanh tử không phải giai đoạn cuối cùng của sự tu tập. Qua Phật Pháp, chân lý mầu nhiệm và thẩm sâu, bạn có thể nghe những gì chung sanh cần và có thể cứu độ tất cả chúng sanh vô minh. Bạn có thể làm việc này với tay không phải tay và chân không phải chân. Có thể được vì qua năng lực của Phật Pháp, bất cứ việc gì cũng thực hiện được, ngay cả trong thế giới vật chất. Tất cả, quy luật của thế giới vật chất được hoàn thành và được quy định bởi Phật Pháp. Ý nghĩa vĩ đại của Phật Pháp là mênh mông và hoàn mãn đến nổi vượt trên sự hiểu biết.
Chân Niết Bàn được đạt đến khi bạn còn sống chứ không phải sau khi chết. Hơn nữa, khi bạn buông bỏ và né đi cả tư tưởng bạn đã đạt Niết Bàn, thì đây là Niết Bàn toàn mãn. Khi bạn đạt đến Niết bàn toàn mãn, bạn sẽ biết cách trở về Niết Bàn của sự hiện hữu. Bạn phải trải nghiệm đến mức độ không xương không thịt không có gì cả.

Thiền Sư Ni Daehaeng

Trích: " Không có sông nào để vượt qua"
Hạnh Huệ dịch