VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG

“ VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG ” là quyển sách giảng giải về sự sinh hoạt hằng ngày trong cuộc sống bình thường của mỗi người trong đời.
Vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống như thế nào?
Để hiểu biết rõ vấn đề này, cần phải nêu các thí dụ vấn đáp như sau:


V- Thấy sư hay không?
Đ- Dạ, thấy ạ.
V- Vậy, ai thấy?
Đ- Dạ, con thấy ạ
V- Nhắm đôi mắt lại, con có thấy hay không?
Đ- Nhắm đôi mắt lại, con không thấy ạ.
V- Vừa rồi nói, con thấy, sao bây giờ nói, con không thấy?
Đ- Vừa rồi mở mắt, nên thấy, bây giờ nhắm mắt, nên không thấy ạ.
V- Vậy, sự thấy đó là con thấy hay mắt thấy?
Đ- Dạ, mắt thấy, không phải con thấy ạ.
V- Khi mở đôi mắt nhưng tâm chăm chú suy nghĩ điều quan trọng nào đó thì mắt có thấy đối-tượng trước mắt hay không?
Đ- Dạ, mắt không thấy ạ.
V- Tại sao mở đôi mắt mà không thấy?
Đ- Bởi vì tâm không tiếp nhận đối-tượng trước mắt, dù cho mở đôi mắt cũng không thấy.
V- Nếu nhắm đôi mắt thì tâm thấy được đối-tượng trước mắt hay không?
Đ- Tâm không thấy được.
Tóm lại những câu trả lời:
* Con không thể thấy được, bởi vì con chỉ là danh từ chế định mà thôi,

* Chỉ có mắt cũng không thấy được,
* Chỉ có tâm cũng không thấy được.

Thấy là sự thật hiển nhiên, vậy tâm nào thấy?
Để trả lời câu hỏi này, nên nêu thí dụ vấn đáp:

V- Con có từng nghe tiếng chuông không?
Đ- Dạ, con đã từng nghe tiếng chuông ạ.
V- Trong dùi chuông có tiếng chuông hay không?
Đ- Trong dùi chuông không có tiếng chuông ạ,
V- Trong cái chuông có tiếng chuông hay không?
Đ- Trong cái chuông không có tiếng chuông ạ,
V- Vậy, tiếng chuông do đâu mà có?
Đ- Tiếng chuông phát sinh do cái dùi chuông đánh đụng vào cái chuông.
Cũng như vậy, đối-tượng sắc (rūpārammaṇa) bên ngoài tiếp xúc với nhãn-tịnh-sắc (cakkhu-pasāda) (mắt) bên trong, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhãn-thức-tâm (cakkhuviññāṇa) làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.
Cho nên, chỉ có mắt tốt (cakkhupasāda) bên trong cũng không thấy được và chỉ có tâmcũng không thấy được, nếu có tâm nào phát sinh do nương nhờ mắt tốt (nhãn-tịnh-sắc), thìtâm ấy ấy gọi là nhãn-thức-tâm, là tâm phát sinh do nương nhờ nơi mắt mới có khả năng làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.
Cho nên, ta không thể thấy được, người cũng không thể thấy được, chúng sinh cũng không thể thấy được, mà chỉ có nhãn-thức-tâm có khả năng làm phận-sự thấy được mà thôi.

* Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp-Yếu-nghĩa thì 2 cakkhuviññāṇa: nhãn-thứctâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:

1- Nhãn-tịnh-sắc (mắt tốt) không bị mù,

2- Đối-tượng sắc rõ ràng tiếp xúc với nhãn- tịnh-sắc,

3- Ánh sáng đủ thấy được,

4-Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng sắc.
Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì cakkhu-viññāṇa: nhãn-thức-tâm phát sinh làm phận-sự thấy đối-tượng sắc.
Nhãn-thức-tâm phát sinh do nhân-duyên, nên nhãn-thức-tâm là pháp-vô-ngã (anattā).
Trong 89 tâm, chỉ có 2 nhãn-thức-tâm làm phận-sự thấy đối-tượng sắc mà thôi, còn lại 87 tâm không có phận-sự thấy đối-tượng sắc.
Nhãn-thức-tâm có 2 tâm thấy đối-tượng sắc khác nhau:
* 1 nhãn-thức-tâm là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm thấy đối-tượng sắc xấu không đáng hài lòng,
* 1 nhãn-thức-tâm là thiện-quả-vô-nhân-tâm thấy đối-tượng sắc tốt thật đáng hài lòng.
Tương tự như trên, 2 sotaviññāna: nhĩ-thức-tâm phát sinh do đối-tượng thanh (saddā-rammaṇa) bên ngoài tiếp xúc với nhĩ-tịnh-sắc (sotapasāda) (tai) bên trong, do sự tiếp xúc ấy, nên phát sinh nhĩ-thức-tâm (sotaviññāṇa) làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh). Cho nên, chỉ có tai tốt (sotapasāda) bên trong cũng không nghe được, (như khi ngủ say) và chỉ cótâm cũng không nghe được, nếu có tâm nàophát sinh do nương nhờ tai tốt (nhĩ-tịnh-sắc), thì tâm ấy gọi là nhĩ-thức-tâm, là tâm phát sinh do nương nhờ nơi tai mới cókhả năng làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).
Cho nên, ta không thể nghe được, người cũng không thể nghe được, chúng sinh cũng không thể nghe được, mà chỉ có nhĩ-thức-tâm có khả năng làm phận-sự nghe được mà thôi.
* Theo bộ Abhidhammatthasaṅgaha: Vi-diệu-pháp-Yếu-nghĩa thì 2 sotaviññāṇa: nhĩ-thức-tâm phát sinh do hội đủ 4 nhân-duyên:
1- Nhĩ-tịnh-sắc (tai tốt) không bị điếc,
2- Đối-tượng thanh rõ ràng tiếp xúc với nhĩ- tịnh-sắc,
3- Không gian không bị vật cản bao kín,
4- Ngũ-môn-hướng-tâm tiếp nhận đối-tượng thanh (âm-thanh).

Khi hội đủ 4 nhân-duyên ấy thì sotaviññāṇa, nhĩ-thức-tâm phát sinh làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).
Nhĩ-thức-tâm phát sinh do nhân-duyên, nên nhĩ-thức-tâm là pháp-vô-ngã (anattā).
Trong 89 tâm, chỉ có 2 nhĩ-thức-tâm làm phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) mà thôi, còn lại 87 tâm không có phận-sự nghe đối-tượng thanh (âm-thanh).
Nhĩ-thức-tâm có 2 tâm nghe đối-tượng thanh khác nhau:

* 1 nhĩ-thức-tâm là bất-thiện-quả-vô-nhân-tâm nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) xấu không đáng hài lòng,

* 1 nhĩ-thức-tâm là thiện-quả-vô-nhân-tâm nghe đối-tượng thanh (âm-thanh) tốt thật đáng hài lòng. v.v, ...
Mỗi tâm phát sinh do nhân-duyên của mỗi tâm đều là pháp-vô-ngã (anattā).


* Tâm (citta) gồm có 89 hoặc 121 tâm được phân chia làm 6 loại tâm, biết 6 ārammaṇa: đối-tượng, phát sinh do nương nhờ 6 vatthurūpa: nơi sinh của tâm với tâm-sở.
Khi mỗi tâm phát sinh chắc chắn có số tâm-sở đồng sinh với tâm ấy, số tâm-sở ít hoặc nhiều tuỳ theo sự cần thiết của mỗi tâm.
Tâm-sở (cetasika) gồm có 52 tâm-sở luôn luôn tuỳ thuộc theo tâm, có 4 trạng-thái:

- Đồng sinh với tâm,
- Đồng diệt với tâm,
- Đồng đối-tượng với tâm,
- Đồng nơi sinh với tâm.

Mỗi tâm với tâm-sở có 3 sát-na-tâm:

- Uppāda-khaṇa: sát-na-sinh,
- Ṭhiti-khaṇa: sát-na-trụ,
- Bhaṅga-khaṇa: sát-na-diệt.

Đức-Phật dạy trong Chi-bộ kinh, phần Ekakanipāta rằng:

- Này chư Tỳ-khưu! Như-lai không thấy pháp nào có sự sinh, sự diệt liên tục vô cùng mau lẹ như tâm.

Trong bộ Chú-giải giảng giải rằng:

“Chỉ một lần búng đầu ngón tay, tâm với tâm-sở sinh rồi diệt 1.000 tỷ lần. ([1])

Tâm có 89 hoặc 121 tâm phân chia theo phận-sự có 14 kicca phận-sự:
Có số tâm làm 1 phận-sự, có số tâm làm 2 phận-sự, có số tâm làm 3 phận-sự, có số tâm làm 4 phận-sự, có số tâm làm nhiều nhất 5 phận-sự.
Nếu có ai hỏi rằng: “Tâm ở đâu?” đó là câu hỏi không chỉ định rõ ràng, nên không thể trả lời rõ ràng được, mà nên đặt lại câu hỏi rằng:
“Muốn biết tâm nào trong 89 hoặc 121 tâm?
Bởi vì mỗi tâm với tâm-sở phát sinh do nương nhờ 6 nơi sinh (vatthu) khác nhau, biết 6 đối-tượng (ārammaṇa) khác nhau, làm 14 phận-sự (kicca) khác nhau, v.v…
Để hiểu biết về 6 loại tâm, 6 đối-tượng của tâm, 6 nơi sinh của tâm, 14 phận-sự của tâm, v.v… và 52 tâm-sở, 28 sắc-pháp,… Vậy, cần phải học hỏi nghiên cứu bộ Abhidhammattha-saṅgaha: Vi-diệu-pháp yếu-nghĩa.
Tâm gồm có 89 hoặc 121 tâm và tâm-sở gồm có 52 tâm-sở thuộc về danh-pháp (nāma-dhamma) đều là pháp-vô-ngã (anattā).
* Sắc-pháp (rūpadhamma)
Sắc-pháp (rūpadhamma) phát sinh trong thân chúng sinh do 4 nhân-duyên;

1- Kamma: Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 25 nghiệp (trừ 4 vô-sắc-giới thiện-nghiệp và 4 siêu-tam-giới thiện-nghiệp).
Nghiệp làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là kammajarūpa: sắc-pháp phát sinh do nghiệp này trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-tâm (khaṇacitta) kể từ khi tái-sinh,…

2- Citta: Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là 75 tâm (trừ 4 vô-sắc-giới quả-tâm).
Tâm làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là cittajarūpa: sắc-pháp phát sinh do tâm trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-sinh (uppādakkhaṇa) của tâm kể từ hộ-kiếp-tâm đầu tiên sau tái-sinh-tâm, v.v…

3- Utu: Thời-tiết làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là sự nóng, sự lạnh bên trong và bên ngoài thân.
Thời-tiết nóng, lạnh làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp gọi là utujarūpa: sắc-pháp phát sinh do nóng, lạnh trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-trụ (ṭhitikhaṇa) của tâm kể từ tái-sinh-tâm, v.v…

4- Āhāra: Vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, đó là chất bổ trong các món vật-thực đã dùng vào trong thân của chúng sinh.
Vật-thực làm nhân-duyên phát sinh sắc-pháp, gọi là āhārajarūpa: sắc-pháp phát sinh do vật-thực trong thân của chúng sinh suốt mỗi sát-na-tâm, v.v…

Sắc-Pháp Phát Sinh Do Tâm

Tứ-oai-nghi là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

1- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-đi:

Oai-nghi-đi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ đi,
-Do tâm nghĩ đi, nên làm cho phát sinh chất gió,
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân chuyển động,
- Toàn thân chuyển bước đi mỗi tư thế đi,dáng đi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.
Vì vậy, gọi là “thân đi” hoặc “sắc đi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).
2- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-đứng:
Oai-nghi-đứng phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ đứng,
- Do tâm nghĩ đứng, nên làm cho phát sinh chất gió,
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,
- Toàn thân từ chân đến đầu đứng yên theo mỗi tư thế đứng, dáng đứng do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.
Vì vậy, gọi là “thân đứng” hoặc “sắc đứng” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

3- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-ngồi:

Oai-nghi-ngồi phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:

- Tâm nghĩ ngồi,
- Do tâm nghĩ ngồi, nên làm cho phát sinh chất gió,
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,
- Toàn thân, phần trên ngồi yên, phần dưới co theo mỗi tư thế ngồi, dáng ngồi do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.
Vì vậy, gọi là “thân ngồi” hoặc “sắc ngồi” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

4- Nhân-duyên phát sinh oai-nghi-nằm:

Oai-nghi-nằm phát sinh do tâm qua quá trình diễn biến do nhiều nhân-duyên liên tục như sau:
- Tâm nghĩ nằm,
- Do tâm nghĩ nằm, nên làm cho phát sinh chất gió,
- Chất gió phát sinh do tâm ấy làm cho toàn thân cử động,
- Toàn thân nằm yên trên mặt phẳng theo mỗi tư thế nằm, dáng nằm do năng lực của chất gió phát sinh do tâm.
Vì vậy, gọi là “thân nằm” hoặc “sắc nằm” là sắc-pháp phát sinh do tâm (cittajarūpa).

* Ngoài 4 oai-nghi chính đi, đứng, ngồi, nằmra, còn các oai-nghi phụ khác như co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… đều là sắc-pháp phát sinh do tâm cả (cittajarūpa).
Đức-Phật ví: “sắc thân” ví như “chiếc xe”.
“tâm” ví như “tài xế xe”.
Thật vậy, sắc thân này gồm có 28 sắc-phápmà mỗi người bình thường chỉ có 27 sắc-pháp mà thôi, nếu là người nam thì trừ sắc-nữ-tính hoặc nếu là người nữ thì trừ sắc-nam-tính, hoặc nếu người nào bị mắt mù, tai điếc thì sắc-pháp giảm theo bệnh tật.
Sắc thân hoàn toàn không biết 6 đối-tượng, chỉ là nơi tiếp xúc 6 đối-tượng làm nhân-duyên phát sinh tâm mà thôi.
Chiếc xe gồm có các bộ phận lớn nhỏ được ráp lại với nhau không thể chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, v.v… Sở dĩ chiếc xe chạy mau, chạy chậm, rẽ phải, rẽ trái, v.v… là do tài xế lái xe điều khiển.
Cũng như vậy, sắc thân này gồm có 27 sắc-pháp không thể đi, đứng, ngồi, nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… Sở dĩ thân này có thể đi, đứng, ngồi, nằm, co tay vào, co chân vào, duỗi tay ra, duỗi chân ra, v.v… là do tâm điều khiển.
Nếu trường-hợp thiếu nhân-duyên nào thì thân đi, thân đứng, thân ngồi, v.v… không thể phát sinh được.
Ví dụ: người bị bệnh tê liệt, dù tâm của họ muốn đi, đứng, ngồi, cử động, v.v… như người bình thường không thể được, bởi vì chất gió (vāyodhātu) trong thân của họ không đủ năng lực cử động toàn thân có chất đất (pathavī-dhātu) và chất nước (āpodhātu) nặng nề trong thân của họ được.
* Hơi thở ra vào, sự nói năng, v.v… cũng làsắc-pháp đều phát sinh do tâm cả thảy.
Vi-Diệu-Pháp Hiện Thực Trong Cuộc Sống
Nêu những điều đã trình bày đó là sự sinh hoạt hằng ngày bình thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của mỗi người nói riêng, đối với tất cả chúng sinh nói chung chỉ có tâm(citta), tâm-sở (cetasika), sắc-pháp(rūpadhamma) đó là 3 chân-nghĩa-pháp (paramatthadhamma) mà thôi thuộc về vi-diệu-pháp (abhidhamma).
Tâm với tâm-sở gọi là danh-pháp (nāma-dhamma,và sắc-pháp (rūpadhamma) thuộc vềpháp-vô-ngã (anattādhamma) không phải là ta, cũng không phải là người, không phải là đàn ông, không phải là đàn bà, không phải là chúng sinh, mà chỉ có danh-pháp (nāmadhamma),vàsắc-pháp (rūpadhamma) mà thôi, cho nên gọi là vi-diệu-pháp hiện thực trong cuộc sống.
Như vậy, thân và tâm của mỗi người chúng tahiện hữu 3 sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramattha-sacca). Vậy, muốn thấy rõ biết rõ về sự-thật chân-nghĩa-pháp thì chỉ thấy rõ biết rõ thực tế trong thân và tâm của mình mà thôi.
Ngoài thân và tâm của mình ra, còn có 1 sự-thật chân-nghĩa-pháp (paramatthasacca) cao thượng đó là Niết-bàn. Niết-bàn là đối-tượng siêu-tam-giới của 4 Thánh-đạo, 4 Thánh-quả.

Trích: Lời nói đầu quyển sách "VI DIỆU-PHÁP HIỆN-THỰC TRONG CUỘC SỐNG
Soạn-giả Tỳ-khưu Hộ Pháp
Dhammarakkhita Bhikkhu
(Aggamahāpaṇḍita)