Kính thưa Thầy,
Con cũng không muốn đưa câu hỏi này ra nhưng không đưa ra hỏi Thầy con lại áy náy vì trước khi con đi vào Sài Gòn, có một người cứ nhờ con gặp Thầy nhờ Thầy giải đáp câu hỏi: "Phật và Bồ Tát khác nhau thế nào?" Mong Thầy hoan hỷ ạ.
Trả lời:
Nói tới điều này là nói tới nhiều quan niệm về Phật và Bồ-tát khác nhau trong các Tông Phái, mà đã là quan niệm thì tất nhiên chưa hẳn đã đúng sự thật. Tốt nhất là mỗi người tự biết mình trước, cho đến khi đã giác ngộ thì sẽ hiểu Phật và Bồ-tát khác nhau hay đồng nhau như thế nào.
Có hai cách hiểu nổi bật nhất là: Lúc đầu theo định nghĩa của Phật Giáo Nguyên Thủy thì Phật là bậc đã giác ngộ, còn Bồ-tát là bậc đang tu tập để giác ngộ. Về sau Phật Giáo Phát Triển có thêm định nghĩa là sau khi thành Phật trở lại cứu độ chúng sinh gọi là Bồ-tát.
Nói tới điều này là nói tới nhiều quan niệm về Phật và Bồ-tát khác nhau trong các Tông Phái, mà đã là quan niệm thì tất nhiên chưa hẳn đã đúng sự thật. Tốt nhất là mỗi người tự biết mình trước, cho đến khi đã giác ngộ thì sẽ hiểu Phật và Bồ-tát khác nhau hay đồng nhau như thế nào.
Có hai cách hiểu nổi bật nhất là: Lúc đầu theo định nghĩa của Phật Giáo Nguyên Thủy thì Phật là bậc đã giác ngộ, còn Bồ-tát là bậc đang tu tập để giác ngộ. Về sau Phật Giáo Phát Triển có thêm định nghĩa là sau khi thành Phật trở lại cứu độ chúng sinh gọi là Bồ-tát.
Nguồn : Trung Tâm Hộ Tông
Dưới đây là lượt trích từ bài giảng của Bhikkhu Bodhi :
"...Có một ý nghĩa mà cả hai tạng kinh Nguyên thủy và Đại thừa đều sử dụng trong các công trình của họ để chứng minh rằng một người cần phải đáp ứng được những yêu cầu gì nếu ‘muốn đi theo bước chân bậc Đạo sư’. Nhưng họ thực hiện công trình này theo hai lập trường khác nhau. Tôi sẽ giải thích lập trường của kinh tạng Nguyên thủy trước, rồi sẽ đến lập trường của kinh điển Đại thừa.
Kinh tạng Nguyên thủy bắt đầu bằng thân phận bình thường của con người chúng ta và mô tả Đức Phật cũng khởi đầu từ thân phận con người giống như vậy. Nghĩa là, đối với kinh Nguyên thủy, Đức Phật khởi đầu như một con người bình thường chia sẻ đầy đủ mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài sinh ra giữa chúng ta như một con người và phải chấp nhận những giới hạn của kiếp người. Khi Ngài lớn lên, Ngài cũng phải đương đầu với tuổi già, bệnh tật và cái chết không thể tránh được, tất cả đã hé lộ cho Ngài thấy nỗi đau khổ sâu xa vẫn tiềm ẩn đằng sau tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống, nỗi khổ ấy như đang chế riễu những niềm vui sướng rạng rỡ nhất của chúng ta. Cũng giống như những nhà tư tưởng Ấn độ đương thời, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoát những đau khổ của kiếp người – và như Ngài nói, Ngài tìm con đường giải thoát trước tiên là cho chính Ngài, chứ không phải mang trong tâm tư hoài bão vĩ đại muốn cứu rỗi toàn thể giới. Ngài đã ra đi, trở thành một nhà tu hành khổ hạnh và đã dấn thân vào cuộc đấu tranh khắc nghiệt để tìm đường giải thoát. Cuối cùng Ngài đã tìm ra con đường đúng đắn và đạt đến hạnh phúc Niết bàn. Sau khi giác ngộ, Ngài suy nghĩ không biết có nên truyền bá con đường tu tập này cho quần chúng không, và khuynh hướng đầu tiên của Ngài là giữ im lặng. Cần ghi nhận ở đây là Ngài hầu như muốn theo đuổi con đường của một vi Độc giác Phật. Chỉ sau khi vị Phạm thiên Sahampati năn nỉ Ngài, Ngài mới nhận trách nhiệm giảng dạy con đường giải thoát cho chúng sanh. Thành tựu lớn lao của Ngài là đã chứng đắc Niết bàn, một trạng thái hoàn toàn giải thoát mọi hệ lụy và khổ đau. Đây là mục tiêu vĩ đại, là cứu cánh của tất cả nỗ lực tâm linh, là niềm an lạc vượt qua tất cả mọi lo âu, phiền muộn bất an của thân phận con người bình thường. Bằng cách giảng dạy con đường giải thoát, Ngài đã chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết, và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài.
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên của tất cả các vị A-la-hán, trong lúc đó những ai đạt đến mục tiêu ấy bằng cách đi theo con đường của Ngài cũng trở thành A-la-hán. Trong các bài kệ tán thán Đức Phật có nói rằng : “Thế Tôn là bậc A-la-hán…” Chỉ một thời gian ngắn sau khi đắc đạo, trong lúc đi đến thành Ba-la-nại để gặp năm vị tu sĩ, một du sĩ chận Đức Phật lại và hỏi “ Ngài là ai ?” . Đức Phật trả lời : “ Ta là bậc A-la-hán trong đời này, ta là bậc thầy tối thượng”. Như vậy, Đức Phật trước tiên tuyên bố chính Ngài là một vị A-la-hán. Dấu hiệu để xác định một vị A-la-hán là sự chứng đắc Niết bàn trong đời sống hiện tại. Danh từ “ A-la-hán” không phải do đức Phật sáng chế ra, nhưng là một danh từ đã lưu hành trước khi Ngài xuất hiện trong bối cảnh tôn giáo ở Ấn độ đương thời. Danh từ này xuất phát từ động từ arahati , có nghĩa là “ xứng đáng”, như vậy có nghĩa là một vị thật sự xứng đáng được cung kính và cúng dường. Trong số những vị đi tìm kiếm chân lý tâm linh thời Đức Phật, danh từ này được dùng để chỉ một người đã đạt đến cứu cánh tối thượng, vì chính điểm này đã làm cho vị ấy xứng đáng được cung kính và cúng dường. Theo quan điểm của kinh Nguyên thủy, cứu cánh tối thượng - theo ý nghĩa chặt chẽ của giáo lý – là Niết bàn, và cứu cánh theo ý nghĩa của con người là quả vị A-la-hán, một trạng thái của một người đã chứng đắc Niết bàn trong hiện tại. Sự thành đạo của Đức Phật là đầy ý nghĩa vì điều này đánh dấu việc chứng đắc Niết bàn đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy. Chúng ta có thể nói Đức Phật đã vươn lên chân trời lịch sử như một vị A-la-hán, trong sự biểu hiện lịch sử này, Ngài đã soi sáng tâm thức con người như một vị A-la-hán.
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn. Trong kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta tìm thấy nhiều bài mô tả về tiến trình giải thoát của Đức Phật, và có những bài kinh tương tự mô tả sự giải thoát của các vị đệ tử với lời lẽ giống như vậy. Trong Trung Bộ Kinh bài 26, Đức Phật nói: “ Từ bản thân ta phải chịu sinh, già, bệnh, chết, ta đã đạt được trạng thái không sanh, không già, không bệnh, không chết, an ổn tuyệt đối, vượt khỏi hệ lụy, đó là Niết bàn”.(Trung Bộ Kinh 1, trang 167 ). Vài tháng sau, khi Ngài giảng pháp cho năm vị đệ tử đầu tiên, Ngài nói về các vị đệ tử ấy như sau: “Khi những vị tỷ kheo ấy được ta giảng dạy và hướng dẫn, từ chỗ phải chịu sanh, già, bệnh, chết, họ đã đạt được không sanh, không già, không bệnh, không chết, một trạng thái an ổn tuyệt đối, đó là Niết bàn”( TBK 1, tr 173). Như vậy, sự chứng đắc của các vị tỳ kheo ấy cũng được mô tả bằng những từ ngữ giống hệt như những từ ngữ mà Đức Phật đã dùng để mô tả sự chứng đắc của Ngài. Lại nữa, trong nhiều bài kinh – Trung Bộ Kinh 4, 19, 36 - Đức Phật mô tả sự thành đạo của Ngài gồm có hai giai đoạn. Trước tiên là Ngài đắc Tứ thiền. Thứ hai, trong canh ba của đêm ấy, Ngài đắc Tam minh : Ngài nhớ lại được các đời sống trong quá khứ (túc mạng minh) , Ngài thấy được sự sống chết của chúng sanh tùy theo nghiệp của họ (thiên nhãn minh), và biết được sự đoạn diệt các lậu hoặc (lậu tận minh). Nhiều bài kinh trong Trung bộ Kinh mô tả sự đắc quả giác ngộ của các vị đệ tử cũng giống như vậy: trước tiên là đắc Tứ thiền, rồi đạt được Tam minh (TBK 27, 51,53)
Trong Tương Ưng Bộ Kinh số 22:58, Đức Phật nói rằng cả Như Lai và các vị đệ tử A-la-hán giống nhau ở chỗ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, sự khác nhau giữa các vị này như thế nào? Câu trả lời của Đức Phật đưa ra đã chỉ rõ ưu tiên về thời gian chính là điểm khác biệt: Như Lai là vị đầu tiên đã khởi xướng con đường, là người tìm ra con đường, là người tuyên bố về con đường giải thoát. Ngài là vị đã biết rõ đạo, khám phá ra đạo và tuyên thuyết về đạo giải thoát. Đệ tử của Ngài cũng đi theo con đường ấy và sau đó cũng đắc đạo. Cả hai đều cùng đi một con đường và cùng đắc đạo giống nhau.
Như vậy, Đức Phật nổi bật giữa các vị đệ tử A-La-Hán, không phải vì sự khác biệt trong phạm trù chứng đắc, mà là sự khác biệt trong vai trò của Ngài: Ngài là vị đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy đã đắc quả giải thoát, và Ngài đã phục vụ như một người dẫn đạo không ai sánh kịp khi Ngài phổ biến con đường giải thoát cho mọi người biết. Ngài có những kỹ năng khéo léo trong việc giảng dạy mà ngay cả những đệ tử xuất sắc nhất của Ngài cũng không thể sánh kịp, nhưng về việc chứng ngộ siêu xuất thế gian thì cả Đức Phật và các vị A-La-Hán đệ tử của Ngài đều là những vị ‘Phật’, những“bậc giác ngộ”, ở chỗ các ngài đã hiểu rõ thực tướng của vạn pháp. Các ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc và từ đó đã đạt đến hạnh phúc an lạc của Niết bàn. Các ngài là những vị đã được giải thoát trọn vẹn. Các ngài đã thấu hiểu trọn vẹn chân lý của khổ; đã đoạn trừ tham ái, là nguồn gốc của khổ; đã chứng đắc Niết bàn, là sự đoạn tận mọi khổ đau; và các ngài đã hoàn thành viên mãn việc hành trì Bát Chánh Đạo, là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi khổ đau.
Là người đầu tiên đã thành tựu viên mãn tất cả những thánh quả ấy, đức Phật đã hoàn thành hai chức năng. Trước tiên, Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng; tất cả mọi khía cạnh của cuộc đời Ngài đều là mẫu mực, nhưng trên hết, chính bản thân Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi những cạm bẫy của vòng luân hồi sinh tử. Thứ hai, như đã nói ở trên, Ngài phục vụ như một người chỉ đường, một người hiểu rõ con đường và có thể giảng dạy con đường trong từng chi tiết phức tạp nhất. Là người dẫn đạo, Ngài luôn luôn thúc đẩy đệ tử tận tâm tận lực để đạt được cứu cánh tối thượng là Niết bàn. Ngài căn dặn họ phải nỗ lực tinh tấn tu tập giống như một người có khăn đội đầu bị cháy đang nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Những ngọn lửa trong tâm chúng sanh là lửa tham, sân, si, và dập tắt những ngọn lửa ấy là đạt đến Niết bàn. Những người đã dập tắt được lửa tham, sân, si, là những vị A-la-hán.(Chương IV)...
- Theo tất cả các truyền thống Phật giáo, để đắc quả giác ngộ tối thượng của một vị Phật đòi hỏi hành giả phải phát tâm theo đuổi một đại nguyện và hoàn thành viên mãn hạnh nguyện Ba la mật, và chính Bồ tát là vị đã hoàn thành đại nguyện ấy.Tuy nhiên, kinh tạng Nguyên thủy và kinh A- hàm, là những văn bản kinh điển cổ xưa nhất, lại im lặng một cách lạ lùng về vấn đề này. Trong kinh Nguyên thủy, Đức Phật có đề cập chính Ngài như là một vị Bồ tát trong giai đoạn trước khi Ngài thành đạo: trong tiền thân ngay trước đó, Ngài đã ở cung trời Đâu suất, và trong giai đoạn đời sống cuối cùng trước khi thành đạo, Ngài là Sa môn Gotama thuộc bộ tộc Thích ca.
- Chúng ta tìm thấy trong kinh tạng Nguyên thủy sự nhấn mạnh khá nhiều đến các hoạt động vị tha nhắm đến việc chia sẻ giáo pháp với người khác (mặc dù phải công nhận rằng, phần lớn sự nhấn mạnh này do Đức Phật nói trong hình thức mệnh lệnh đưa ra cho các đệ tử của Ngài). Như vậy, có rất nhiều bài kinh phân biệt bốn hạng người: những người chỉ quan tâm làm lợi cho mình, những người chỉ quan tâm làm lợi cho kẻ khác, những người không quan tâm làm lợi cho ai cả, và những người quan tâm làm lợi cho cả hai; những bài kinh ấy ca ngợi nhất những người quan tâm làm lợi cho cả hai. Và làm lợi cho cả hai có nghĩa là người thực hành Bát Chánh Đạo và dạy cho người khác cũng thực hành như vậy; giữ đúng năm giới và khuyến khích người khác cũng làm như vậy (TCBK 4:96-99). Trong những bài kinh khác, Đức Phật cũng thúc giục những ai biết Tứ Niệm Xứ nên giảng dạy cho bà con bạn bè về phương pháp tu thiền này, cũng vậy đối với việc đoạn trừ ba hạ phần kiết sử để đắc quả Dự lưu, và Tứ diệu đế ( TUBK 47:48, 55:16-17, 56:26). Trong thời kỳ đầu của công tác giáo huấn đệ tử, Đức Phật đã thúc giục các đệ tử đi khắp nơi để thuyết giảng “ vì lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc, an vui, hạnh phúc của chư thiên và loài ngườI”(LTI 21).Trong số những đức tính quan trọng của một vị đệ tử xuất chúng là tài đa văn và khả năng thuyết pháp, hai đức tính có liên quan trực tiếp đến lợi ích cho kẻ khác. Cũng vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật thành lập tăng đoàn ràng buộc bởi giới luật, và nội qui được soạn thảo để giúp cho tăng đoàn hoạt động như một tập thể hoà hợp, những giới luật ấy thường đòi hỏi từ bỏ lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập thể. Đối với đệ tử tại gia, Đức Phật khen ngợi những người tu tập vì lợi lạc cho bản thân, lợi lạc cho người khác, vì lợi lạc cho tất cả thế gian. Nhiều vị đệ tử tại gia xuất sắc đã cải đạo cho đồng nghiệp và láng giềng của họ và hướng dẫn họ tu tập đúng chánh pháp. ( Chương V )
-Phật giáo đích thực cần cả ba: những vị Phật, A-la-hán và Bồ tát. Phật giáo cần phải có Đức Phật khám phá và giảng dạy con đường giải thoát; cần phải có các vị A-la-hán đi theo con đường đó và xác nhận rằng Phật pháp đích thực đưa đến giải thoát, minh chứng cho lời giảng dạy đó bằng những tấm gương của những vị đã sống cuộc đời phạm hạnh thuần tịnh; Phật giáo cũng cần những vị Bồ tát phát nguyện quyết tâm hoàn thiện đức hạnh để trong một thời điểm tương lai nào đó, gần hoặc xa, chính họ có thể trở thành Phật và một lần nữa lại tiếp tục chuyển Pháp Luân vô thượng của Đức Phật cho thế gian này.
Trích:
A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT
(Arahants, Buddhas and Bodhisattvas)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Trần Như Mai
Tham khảo: A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT
Kinh tạng Nguyên thủy bắt đầu bằng thân phận bình thường của con người chúng ta và mô tả Đức Phật cũng khởi đầu từ thân phận con người giống như vậy. Nghĩa là, đối với kinh Nguyên thủy, Đức Phật khởi đầu như một con người bình thường chia sẻ đầy đủ mọi hệ lụy của kiếp người. Ngài sinh ra giữa chúng ta như một con người và phải chấp nhận những giới hạn của kiếp người. Khi Ngài lớn lên, Ngài cũng phải đương đầu với tuổi già, bệnh tật và cái chết không thể tránh được, tất cả đã hé lộ cho Ngài thấy nỗi đau khổ sâu xa vẫn tiềm ẩn đằng sau tuổi trẻ, sức khỏe và đời sống, nỗi khổ ấy như đang chế riễu những niềm vui sướng rạng rỡ nhất của chúng ta. Cũng giống như những nhà tư tưởng Ấn độ đương thời, Ngài tìm kiếm một con đường giải thoát những đau khổ của kiếp người – và như Ngài nói, Ngài tìm con đường giải thoát trước tiên là cho chính Ngài, chứ không phải mang trong tâm tư hoài bão vĩ đại muốn cứu rỗi toàn thể giới. Ngài đã ra đi, trở thành một nhà tu hành khổ hạnh và đã dấn thân vào cuộc đấu tranh khắc nghiệt để tìm đường giải thoát. Cuối cùng Ngài đã tìm ra con đường đúng đắn và đạt đến hạnh phúc Niết bàn. Sau khi giác ngộ, Ngài suy nghĩ không biết có nên truyền bá con đường tu tập này cho quần chúng không, và khuynh hướng đầu tiên của Ngài là giữ im lặng. Cần ghi nhận ở đây là Ngài hầu như muốn theo đuổi con đường của một vi Độc giác Phật. Chỉ sau khi vị Phạm thiên Sahampati năn nỉ Ngài, Ngài mới nhận trách nhiệm giảng dạy con đường giải thoát cho chúng sanh. Thành tựu lớn lao của Ngài là đã chứng đắc Niết bàn, một trạng thái hoàn toàn giải thoát mọi hệ lụy và khổ đau. Đây là mục tiêu vĩ đại, là cứu cánh của tất cả nỗ lực tâm linh, là niềm an lạc vượt qua tất cả mọi lo âu, phiền muộn bất an của thân phận con người bình thường. Bằng cách giảng dạy con đường giải thoát, Ngài đã chỉ rõ cứu cánh này cho mọi người biết, và những ai đi theo con đường này cũng sẽ đạt đến cứu cánh tối thượng giống như Ngài.
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên của tất cả các vị A-la-hán, trong lúc đó những ai đạt đến mục tiêu ấy bằng cách đi theo con đường của Ngài cũng trở thành A-la-hán. Trong các bài kệ tán thán Đức Phật có nói rằng : “Thế Tôn là bậc A-la-hán…” Chỉ một thời gian ngắn sau khi đắc đạo, trong lúc đi đến thành Ba-la-nại để gặp năm vị tu sĩ, một du sĩ chận Đức Phật lại và hỏi “ Ngài là ai ?” . Đức Phật trả lời : “ Ta là bậc A-la-hán trong đời này, ta là bậc thầy tối thượng”. Như vậy, Đức Phật trước tiên tuyên bố chính Ngài là một vị A-la-hán. Dấu hiệu để xác định một vị A-la-hán là sự chứng đắc Niết bàn trong đời sống hiện tại. Danh từ “ A-la-hán” không phải do đức Phật sáng chế ra, nhưng là một danh từ đã lưu hành trước khi Ngài xuất hiện trong bối cảnh tôn giáo ở Ấn độ đương thời. Danh từ này xuất phát từ động từ arahati , có nghĩa là “ xứng đáng”, như vậy có nghĩa là một vị thật sự xứng đáng được cung kính và cúng dường. Trong số những vị đi tìm kiếm chân lý tâm linh thời Đức Phật, danh từ này được dùng để chỉ một người đã đạt đến cứu cánh tối thượng, vì chính điểm này đã làm cho vị ấy xứng đáng được cung kính và cúng dường. Theo quan điểm của kinh Nguyên thủy, cứu cánh tối thượng - theo ý nghĩa chặt chẽ của giáo lý – là Niết bàn, và cứu cánh theo ý nghĩa của con người là quả vị A-la-hán, một trạng thái của một người đã chứng đắc Niết bàn trong hiện tại. Sự thành đạo của Đức Phật là đầy ý nghĩa vì điều này đánh dấu việc chứng đắc Niết bàn đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy. Chúng ta có thể nói Đức Phật đã vươn lên chân trời lịch sử như một vị A-la-hán, trong sự biểu hiện lịch sử này, Ngài đã soi sáng tâm thức con người như một vị A-la-hán.
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộ là vô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn. Trong kinh tạng Nguyên thủy, chúng ta tìm thấy nhiều bài mô tả về tiến trình giải thoát của Đức Phật, và có những bài kinh tương tự mô tả sự giải thoát của các vị đệ tử với lời lẽ giống như vậy. Trong Trung Bộ Kinh bài 26, Đức Phật nói: “ Từ bản thân ta phải chịu sinh, già, bệnh, chết, ta đã đạt được trạng thái không sanh, không già, không bệnh, không chết, an ổn tuyệt đối, vượt khỏi hệ lụy, đó là Niết bàn”.(Trung Bộ Kinh 1, trang 167 ). Vài tháng sau, khi Ngài giảng pháp cho năm vị đệ tử đầu tiên, Ngài nói về các vị đệ tử ấy như sau: “Khi những vị tỷ kheo ấy được ta giảng dạy và hướng dẫn, từ chỗ phải chịu sanh, già, bệnh, chết, họ đã đạt được không sanh, không già, không bệnh, không chết, một trạng thái an ổn tuyệt đối, đó là Niết bàn”( TBK 1, tr 173). Như vậy, sự chứng đắc của các vị tỳ kheo ấy cũng được mô tả bằng những từ ngữ giống hệt như những từ ngữ mà Đức Phật đã dùng để mô tả sự chứng đắc của Ngài. Lại nữa, trong nhiều bài kinh – Trung Bộ Kinh 4, 19, 36 - Đức Phật mô tả sự thành đạo của Ngài gồm có hai giai đoạn. Trước tiên là Ngài đắc Tứ thiền. Thứ hai, trong canh ba của đêm ấy, Ngài đắc Tam minh : Ngài nhớ lại được các đời sống trong quá khứ (túc mạng minh) , Ngài thấy được sự sống chết của chúng sanh tùy theo nghiệp của họ (thiên nhãn minh), và biết được sự đoạn diệt các lậu hoặc (lậu tận minh). Nhiều bài kinh trong Trung bộ Kinh mô tả sự đắc quả giác ngộ của các vị đệ tử cũng giống như vậy: trước tiên là đắc Tứ thiền, rồi đạt được Tam minh (TBK 27, 51,53)
Trong Tương Ưng Bộ Kinh số 22:58, Đức Phật nói rằng cả Như Lai và các vị đệ tử A-la-hán giống nhau ở chỗ đã giải thoát khỏi sự ràng buộc của ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Như vậy, sự khác nhau giữa các vị này như thế nào? Câu trả lời của Đức Phật đưa ra đã chỉ rõ ưu tiên về thời gian chính là điểm khác biệt: Như Lai là vị đầu tiên đã khởi xướng con đường, là người tìm ra con đường, là người tuyên bố về con đường giải thoát. Ngài là vị đã biết rõ đạo, khám phá ra đạo và tuyên thuyết về đạo giải thoát. Đệ tử của Ngài cũng đi theo con đường ấy và sau đó cũng đắc đạo. Cả hai đều cùng đi một con đường và cùng đắc đạo giống nhau.
Như vậy, Đức Phật nổi bật giữa các vị đệ tử A-La-Hán, không phải vì sự khác biệt trong phạm trù chứng đắc, mà là sự khác biệt trong vai trò của Ngài: Ngài là vị đầu tiên trong thời đại lịch sử ấy đã đắc quả giải thoát, và Ngài đã phục vụ như một người dẫn đạo không ai sánh kịp khi Ngài phổ biến con đường giải thoát cho mọi người biết. Ngài có những kỹ năng khéo léo trong việc giảng dạy mà ngay cả những đệ tử xuất sắc nhất của Ngài cũng không thể sánh kịp, nhưng về việc chứng ngộ siêu xuất thế gian thì cả Đức Phật và các vị A-La-Hán đệ tử của Ngài đều là những vị ‘Phật’, những“bậc giác ngộ”, ở chỗ các ngài đã hiểu rõ thực tướng của vạn pháp. Các ngài đã đoạn trừ các lậu hoặc và từ đó đã đạt đến hạnh phúc an lạc của Niết bàn. Các ngài là những vị đã được giải thoát trọn vẹn. Các ngài đã thấu hiểu trọn vẹn chân lý của khổ; đã đoạn trừ tham ái, là nguồn gốc của khổ; đã chứng đắc Niết bàn, là sự đoạn tận mọi khổ đau; và các ngài đã hoàn thành viên mãn việc hành trì Bát Chánh Đạo, là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi khổ đau.
Là người đầu tiên đã thành tựu viên mãn tất cả những thánh quả ấy, đức Phật đã hoàn thành hai chức năng. Trước tiên, Ngài là một mẫu mực, một gương mẫu tối thượng; tất cả mọi khía cạnh của cuộc đời Ngài đều là mẫu mực, nhưng trên hết, chính bản thân Ngài đã chứng minh khả năng đạt được giải thoát hoàn toàn mọi trói buộc của tâm, hoàn toàn thoát khỏi khổ đau, thoát khỏi những cạm bẫy của vòng luân hồi sinh tử. Thứ hai, như đã nói ở trên, Ngài phục vụ như một người chỉ đường, một người hiểu rõ con đường và có thể giảng dạy con đường trong từng chi tiết phức tạp nhất. Là người dẫn đạo, Ngài luôn luôn thúc đẩy đệ tử tận tâm tận lực để đạt được cứu cánh tối thượng là Niết bàn. Ngài căn dặn họ phải nỗ lực tinh tấn tu tập giống như một người có khăn đội đầu bị cháy đang nỗ lực dập tắt ngọn lửa. Những ngọn lửa trong tâm chúng sanh là lửa tham, sân, si, và dập tắt những ngọn lửa ấy là đạt đến Niết bàn. Những người đã dập tắt được lửa tham, sân, si, là những vị A-la-hán.(Chương IV)...
- Theo tất cả các truyền thống Phật giáo, để đắc quả giác ngộ tối thượng của một vị Phật đòi hỏi hành giả phải phát tâm theo đuổi một đại nguyện và hoàn thành viên mãn hạnh nguyện Ba la mật, và chính Bồ tát là vị đã hoàn thành đại nguyện ấy.Tuy nhiên, kinh tạng Nguyên thủy và kinh A- hàm, là những văn bản kinh điển cổ xưa nhất, lại im lặng một cách lạ lùng về vấn đề này. Trong kinh Nguyên thủy, Đức Phật có đề cập chính Ngài như là một vị Bồ tát trong giai đoạn trước khi Ngài thành đạo: trong tiền thân ngay trước đó, Ngài đã ở cung trời Đâu suất, và trong giai đoạn đời sống cuối cùng trước khi thành đạo, Ngài là Sa môn Gotama thuộc bộ tộc Thích ca.
- Chúng ta tìm thấy trong kinh tạng Nguyên thủy sự nhấn mạnh khá nhiều đến các hoạt động vị tha nhắm đến việc chia sẻ giáo pháp với người khác (mặc dù phải công nhận rằng, phần lớn sự nhấn mạnh này do Đức Phật nói trong hình thức mệnh lệnh đưa ra cho các đệ tử của Ngài). Như vậy, có rất nhiều bài kinh phân biệt bốn hạng người: những người chỉ quan tâm làm lợi cho mình, những người chỉ quan tâm làm lợi cho kẻ khác, những người không quan tâm làm lợi cho ai cả, và những người quan tâm làm lợi cho cả hai; những bài kinh ấy ca ngợi nhất những người quan tâm làm lợi cho cả hai. Và làm lợi cho cả hai có nghĩa là người thực hành Bát Chánh Đạo và dạy cho người khác cũng thực hành như vậy; giữ đúng năm giới và khuyến khích người khác cũng làm như vậy (TCBK 4:96-99). Trong những bài kinh khác, Đức Phật cũng thúc giục những ai biết Tứ Niệm Xứ nên giảng dạy cho bà con bạn bè về phương pháp tu thiền này, cũng vậy đối với việc đoạn trừ ba hạ phần kiết sử để đắc quả Dự lưu, và Tứ diệu đế ( TUBK 47:48, 55:16-17, 56:26). Trong thời kỳ đầu của công tác giáo huấn đệ tử, Đức Phật đã thúc giục các đệ tử đi khắp nơi để thuyết giảng “ vì lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc, an vui, hạnh phúc của chư thiên và loài ngườI”(LTI 21).Trong số những đức tính quan trọng của một vị đệ tử xuất chúng là tài đa văn và khả năng thuyết pháp, hai đức tính có liên quan trực tiếp đến lợi ích cho kẻ khác. Cũng vậy, chúng ta phải nhớ rằng Đức Phật thành lập tăng đoàn ràng buộc bởi giới luật, và nội qui được soạn thảo để giúp cho tăng đoàn hoạt động như một tập thể hoà hợp, những giới luật ấy thường đòi hỏi từ bỏ lợi ích của cá nhân vì lợi ích của tập thể. Đối với đệ tử tại gia, Đức Phật khen ngợi những người tu tập vì lợi lạc cho bản thân, lợi lạc cho người khác, vì lợi lạc cho tất cả thế gian. Nhiều vị đệ tử tại gia xuất sắc đã cải đạo cho đồng nghiệp và láng giềng của họ và hướng dẫn họ tu tập đúng chánh pháp. ( Chương V )
-Phật giáo đích thực cần cả ba: những vị Phật, A-la-hán và Bồ tát. Phật giáo cần phải có Đức Phật khám phá và giảng dạy con đường giải thoát; cần phải có các vị A-la-hán đi theo con đường đó và xác nhận rằng Phật pháp đích thực đưa đến giải thoát, minh chứng cho lời giảng dạy đó bằng những tấm gương của những vị đã sống cuộc đời phạm hạnh thuần tịnh; Phật giáo cũng cần những vị Bồ tát phát nguyện quyết tâm hoàn thiện đức hạnh để trong một thời điểm tương lai nào đó, gần hoặc xa, chính họ có thể trở thành Phật và một lần nữa lại tiếp tục chuyển Pháp Luân vô thượng của Đức Phật cho thế gian này.
Trích:
A-LA-HÁN, PHẬT VÀ BỒ TÁT
(Arahants, Buddhas and Bodhisattvas)
Nguyên tác: Bhikkhu Bodhi
Việt dịch: Trần Như Mai