Những phẩm chất tuyệt vời phát triển khi thiền sâu sắc lên.

Có những phẩm chất phát triển khi thiền sâu sắc lên. Chẳng hạn, bạn bắt đầu cảm thấy yêu mến chẳng bởi lí do nào hết cả. Không phải là tình yêu bạn biết, trong đó bạn phải rơi vào – không rơi vào yêu đâu. Nhưng chính là phẩm chất của yêu mến, không chỉ cho con người. Khi việc thiền của bạn sâu sắc, yêu mến của bạn sẽ bắt đầu lan toả ra ngoài nhân loại sang con vật, sang cây cối, thậm chí cả tảng đá, cả núi non.
Nếu bạn cảm thấy rằng cái gì đó bị bỏ lại từ tình yêu của bạn – điều đó có nghĩa là bạn bị mắc kẹt. Việc yêu của bạn nên lan toả tới toàn thể sự tồn tại. Khi việc thiền của bạn đi cao hơn, những nét thấp hơn của bạn sẽ bắt đầu rơi rụng đi. Bạn không thể xoay xở được cả hai. Bạn không thể giận dữ dễ dàng như bạn đã từng thế. Dần dần, dần dần bạn trở thành không thể giận dữ được. Bạn không thể dối trá, lừa gạt, bóc lột, theo bất kì cách nào. Bạn không thể gây tổn thương. Hình mẫu hành vi của bạn sẽ thay đổi với sự thay đổi tâm thức bên trong của bạn.
Bạn sẽ không rơi vào những khoảnh khắc buồn bã đó mà bạn vẫn thường rơi vào – thất vọng, thất bại, buồn rầu, cảm giác vô nghĩa, lo âu, khổ não; tất cả những điều này dần dần, dần dần trở thành kẻ ngoại lai.
Một khoảnh khắc tới khi mà dù bạn có muốn giận, bạn sẽ thấy điều đó là không thể được; bạn đã quên mất ngôn ngữ của giận dữ. Tiếng cười sẽ trở thành dễ dàng hơn. Khuôn mặt bạn, con mắt bạn, sẽ long lanh với ánh sáng bên trong nào đó. Bạn sẽ tự cảm thấy rằng bạn đã trở thành nhẹ nhàng, dường như sức hút trái đất không vận hành như nó vẫn thường vận hành trước đây. Bạn đã mất sức nặng, bởi vì tất cả những đặc tính này đều rất nặng nề – giận dữ, buồn bã, thất vọng, tinh ranh. Tất cả những cảm giác này đều rất nặng nề. Bạn không biết, nhưng chúng làm cho bạn lòng nặng trĩu và chúng cũng làm cho bạn thành nặng nề.
Khi thiền phát triển bạn sẽ cảm thấy mình trở thành hiền dịu, mong manh – cũng như tiếng cười sẽ trở thành dễ dàng cho bạn, nước mắt cũng sẽ trở thành dễ dàng cho bạn. Nhưng những nước mắt này sẽ không là của buồn bã hay đau buồn. Những nước mắt này sẽ là của vui vẻ, phúc lạc; những nước mắt này sẽ là của lòng biết ơn, của sự cám ơn. Những nước mắt này sẽ nói điều mà lời không thể nói; những nước mắt này sẽ là lời nguyện của bạn.
Và lần đầu tiên bạn sẽ biết rằng nước mắt không chỉ để diễn đạt nỗi đau của bạn, khổ của bạn, phiền não của bạn; đó là cách chúng ta đã dùng chúng. Nhưng chúng có mục đích còn lớn lao hơn nhiều để hoàn thành: chúng đẹp vô cùng khi chúng tới như cách diễn đạt niềm cực lạc.
Và bạn sẽ thấy, trên toàn thể, sự mở rộng – rằng bạn đang mở rộng, bạn đang trở nên ngày một lớn hơn. Không theo nghĩa của bản ngã mà theo nghĩa rằng tâm thức bạn đang lan toả, rằng nó đang đưa mọi người vào trong miền của nó, rằng tay bạn đang trở nên ngày một lớn hơn và ôm choàng những người ở xa xăm, rằng khoảng cách đang mất đi, rằng ngay cả những ngôi sao xa xăm cũng gần lại, bởi vì tâm thức bạn bây giờ có cánh.
Và những điều này rõ ràng và chắc chắn tới mức câu hỏi hay hoài nghi không bao giờ nảy sinh. Nếu hoài nghi nảy sinh điều đó nghĩa là bạn bị mắc kẹt; thế thì tỉnh táo hơn đi, thế thì dồn năng lượng của bạn mạnh hơn vào thiền. Nhưng nếu những điều này tới mà không có câu hỏi nào…
Đây là một thế giới kì lạ: nếu bạn khổ, nếu bạn đau khổ, chẳng ai nói với bạn rằng ai đó đã tẩy não bạn, ai đó đã thôi miên bạn. Nhưng nếu bạn mỉm cười, nhảy múa vui sướng trên phố, hát bài ca, mọi người sẽ bị sốc. Họ sẽ nói, “Anh làm cái gì thế? Ai đó đã tẩy não anh – anh bị thôi miên, hay anh đã phát điên đấy?”
Trong thế giới kì lạ này khổ được chấp nhận là tự nhiên. Phiền não được chấp nhận là tự nhiên. Tại sao? Bởi vì bất kì khi nào bạn đang khổ và bất kì khi nào bạn khổ, bạn làm cho người khác cảm thấy hạnh phúc rằng người đó không khổ thế, người đó không bất hạnh thế. Bạn cho người đó cơ hội để bầy tỏ sự thông cảm với bạn, và thông cảm chẳng tốn kém gì.
Nhưng nếu bạn phúc lạc thế, hạnh phúc thế, thì người đó không thể nào cảm thấy mình hạnh phúc hơn bạn được; bạn đang đẩy người đó xuống. Người đó cảm thấy cái gì đó sai với mình. Người đó phải kết án bạn, bằng không thì người đó phải nghĩ về bản thân mình, điều người đó sợ làm. Mọi người đều sợ nghĩ về bản thân mình bởi vì điều đó nghĩa là thay đổi, biến đổi, trải qua các quá trình nào đó.
Dễ dàng chấp nhận mọi người với bộ mặt buồn, rất khó chấp nhận mọi người với tiếng cười. Đáng ra phải không như vậy… Trong một thế giới tốt hơn, trong một thế giới với những người có ý thức hơn, điều đó không nên là vậy, nó nên là điều đối lập – rằng khi bạn khổ mọi người sẽ bắt đầu hỏi bạn, “Có chuyện gì vậy, cái gì đã đi sai?” Và khi bạn hạnh phúc và bạn nhảy múa bên cạnh đường, nếu ai đó đi qua người đó có thể cùng tham gia với bạn, người đó có thể nhảy múa cùng bạn, hay người đó ít nhất cũng cảm thấy hạnh phúc khi thấy bạn nhảy múa. Nhưng người đó sẽ không nói bạn điên, bởi vì nhảy múa là không điên, ca hát là không điên, vui vẻ là không điên; khổ mới là điên. Nhưng cái điên lại được chấp nhận.
Với việc thiền của bạn phát triển bạn phải nhận biết rằng bạn sẽ tạo ra biết bao nhiêu người phê bình quanh bạn, những người sẽ nói, “Cái gì đó đi sai với anh rồi. Chúng tôi đã thấy anh mỉm cười khi anh ngồi một mình. Sao anh lại cười? Điều này là không lành mạnh.” Buồn mới là lành mạnh, nhưng mỉm cười, điều đó là không lành mạnh.
Mọi người sẽ thấy khó nếu họ xúc phạm bạn và bạn không phản ứng. Bạn đơn giản nói “cám ơn” và cứ tiếp tục con đường của mình. Điều này là khó chấp nhận được bởi vì nó xúc phạm sâu sắc cho bản ngã của người kia. Người đó muốn lôi bạn xuống nơi bùn lầy nước đọng còn bạn từ chối; bây giờ người đó một mình trong chỗ bùn lầy nước đọng. Người đó không thể tha thứ cho bạn được.
Cho nên nếu những điều này bắt đầu xảy ra bạn có thể chắc chắn bạn đang trên đường đúng. Và chẳng bao lâu những người của hiểu biết, những người của kinh nghiệm, sẽ bắt đầu thấy thay đổi trong bạn. Họ sẽ bắt đầu hỏi bạn điều gì đã xảy ra cho bạn, làm sao nó đã xảy ra cho bạn. “Chúng tôi cũng muốn điều đó xảy ra cho chúng tôi.” Ai muốn khổ? Ai muốn vẫn còn liên tục trong hành hạ bên trong?
Khi việc thiền của bạn sâu sắc tất cả những điều này đều sẽ xảy ra: ai đó sẽ kết án bạn, ai đó sẽ coi bạn là điên, ai đó người có hiểu biết sẽ hỏi bạn, “Điều gì đã xảy ra cho anh và làm sao nó có thể xảy ra cho tôi được?”
Bạn vẫn còn định tâm, bắt rễ, tiếp đất trong bản thể mình – bất kì điều gì xảy ra xung quanh cũng không thành vấn đề. Bạn phải trở thành trung tâm của cơn xoáy lốc. Và bạn sẽ biết khi nào bạn đã trở thành trung tâm của cơn xoáy lốc. Không cần hỏi, “Làm sao chúng tôi sẽ biết?” Làm sao bạn biết khi nào bạn bị đau đầu? Bạn đơn giản biết.
Một trong các thầy của tôi trong trường phổ thông là người rất kì lạ. Ngày đầu tiên trong lớp thầy đã nói với chúng tôi, “Nhớ một điều này: đau đầu tôi không tin, đau bụng tôi không tin, tôi chỉ tin vào những điều tôi có thể thấy. Cho nên nếu các em muốn thoát khỏi trường một ngày nào đó, đừng có lấy cớ đau đầu hay đau bụng, vân vân; các em phải đem cái gì đó thực để chỉ cho tôi xem.”
Và ông ấy được coi là người rất nghiêm khắc. Rất khó mà vắng mặt cho dù chỉ một giờ. Ở ngay trước nhà ông ấy có hai cây kadamba – cây rất đẹp. Vào thời gian tối ông ấy hay đi dạo và trời gần như tối khi ông ấy trở về.
Cho nên một hôm tôi nói, “Chuyện này phải được giải quyết.” Tôi trèo lên một trong các cây đó và khi ông ấy tới dưới cây, tôi thả một hòn đá vào đầu ông ấy. Ông ấy la lên, hét lên. Tôi trèo xuống. Tôi nói, “Có chuyện gì thế ạ?”
Ông ấy nói, “Đau quá, và em lại hỏi có vấn đề gì” Tôi nói, “Thầy phải chỉ nó ra chứ. Chừng nào thầy còn chưa chỉ nó ra cho em thì em sẽ không tin điều đó đâu. Em là học sinh của thầy đây! Và thầy đừng nhắc tới điều này cho bất kì ai nhé – em không muốn mai thầy gọi em lên văn phòng hiệu trưởng bởi vì thầy sẽ bị rắc rối đấy. Thầy sẽ phải chỉ ra cái đau của thầy, thầy sẽ phải đặt nó lên bàn, bằng không thì đấy chỉ là hư cấu thôi; thầy đã bịa ra nó; nó là tưởng tượng. Sao em phải trèo lên cây ngay trước nhà thầy? Em chưa bao giờ làm điều đó trong cả đời em. Bỗng nhiên em đã điên chắc?”
Thầy nói, “Nghe đây, tôi hiểu điều em muốn tôi hiểu, nhưng đừng kể cho ai cả. Nếu em bị đau đầu tôi sẽ chấp nhận nó, nhưng đừng nói với ai cả bởi vì đó là nguyên tắc của cả đời tôi rồi. Tôi đang làm ra ngoại lệ đây.”
Tôi nói, “Điều đó thì được. Em không bận tâm tới bất kì ai khác. Xin thầy hiểu rằng khi em giơ tay lên, hoặc đó là đau đầu, hoặc đó là đau bụng – cái gì đó không thấy được. Thầy phải để em đi.”
Cả lớp ngạc nhiên: “Có chuyện gì thế nhỉ? Cứ lúc cậu giơ tay lên, thầy đơn giản nói ‘Ra đi! Ra ngay lập tức!’ Và cả ngày cậu được tự do khỏi hành hạ của ông ấy. Nhưng ý nghĩa của việc giơ tay ấy là gì, điều đó có nghĩa gì? Và sao thầy lại bị ảnh hưởng thế?”
Bạn sẽ biết; điều đó còn sâu sắc hơn nhiều so với đau đầu, sâu sắc hơn nhiều so với đau bụng, sâu sắc hơn nhiều so với đau tim. Nó là đau linh hồn; bạn sẽ biết điều đó.


Trích: Chương 9. Mắt bão
Osho - Tủ thuốc cho linh hồn