Một bữa nọ ông nghe người ta nói về đức Gotama (Cồ-đàm) là một vị thầy xuất chúng. Ông nghe lòng phấn khởi và lại lên đường đi tìm gặp Phật. Phật giảng giải như vầy:
“Cố đạt sự hiểu biết từ lời nói của người khác thì sẽ không làm hết sự nghi ngờ. Người ấy càng lắng nghe, người ấy càng nghi ngờ. Càng lắng nghe, người ấy càng thêm rối tr픓Nghi ngờ không phải là cái mà người khác có thể giải quyết cho chúng ta. Người khác chỉ có thể giải thích về sự nghi ngờ; còn chúng ta phải tự trải nghiệm để đi đến sự hiểu biết cho chính mình”...
“Trong tấm thân năm uẩn này, sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đó chính là những người thầy của ta, cho ta sự hiểu biết; nhưng cần phải có sự điều tra và thiền tập đúng đắn. Nếu ông muốn hết nghi ngờ, vậy ông cần phải ngừng lại và điều tra về thân và tâm”...“Dẹp bỏ quá khứ. Dù là đó là việc thiện hay bất thiện, hãy dẹp bỏ chúng. Không ích lợi gì để nắm giữ nó bây giờ. Những việc tốt đã qua. Những việc xấu cũng đã qua”...
“Tương lai thì chưa đến. Những gì sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra và chấm dứt trong tương lai. Khi nào nó xảy ra, cứ nhận biết nó và bỏ qua mà không dính chấp vào nó”...“Những gì xảy ra trong quá khứ đã biến mất. Sao ông cứ lãng phí bản thân để suy nghĩ về nó?. Trong hiện tại, ông không cần dính líu đến nó. Ông không cần phải ngừng các ý nghĩ và nhận định, nhưng sau khi đã nghĩ hay nhận định về quá khứ, ông ý thức về điều đó và để nó biến đi, bởi vì đó là điều đã chấm dứt trong quá khứ”...“Tương lai thì chưa tới. Hiểu biết về những ý nghĩ về tương lai khi chúng khởi sinh và biến mất, và để chúng biến đi. Những ý nghĩ về thời quá khứ là vô thường. Thời tương lai thì không chắc chắn. Biết về chúng, và để chúng biến đi. Nhìn vào hiện tại, ngay bây giờ. Nhìn vào hiện pháp (dhamma) mà ông đang trải nghiệm tại đây và bây giờ. Đừng nghĩ rằng vị thầy này hoặc vị thầy kia sẽ giải quyết giùm những nghi ngờ của ông”.
--------
Đức Phật không khen người chỉ biết tin vào người khác. Những người cứ tin vào lời người khác rồi thấy vui hay buồn thì không được Phật khen ngợi. Sau khi hiểu lời của người khác, mình phải biết buông bỏ, bởi vì những lời đó là của người khác (có từ sự trải nghiệm của riêng họ) và do vậy không nên dính chấp vào chúng. Ngay cả khi những lời đó đúng, thì cũng đúng với người đó. Ta phải biết ứng dụng những lời đó vào thực hành. Nếu chúng ta không thực hành để tự biết ý nghĩa của những lời đó, thì chúng ta không được Phật khen. (Phật cũng không khenchúng ta tin ngay vào lời Phật, tin mà không thực hành để tự tin tự chứng là không đúng đắn).Tôi đã luôn nói về Giáo Pháp chỗ này là hãy tự nhìn vào bên trong mình để nhìn thấy, để hiểu biết và để chứng ngộ cho chính mình. Nếu ai nói điều gì là đúng, đừng vội tin ngay. Nếu ai nói điều gì sai, đừng vội tin ngay. Vì ta chưa thể biết điều đó là đúng hay sai, đúng hay sai là do người đó nghĩ mà thôi. Bất kỳ giáo lý nào bạn cũng nên đem nó vào bên trong mình và thực hành nó để chứng thực xem nó đúng hay sai, ngay tại đây và bây giờ.Sự tu tập của mỗi người là khác nhau, vì mỗi người có căn trí khác nhau. Chúng ta đến gặp các thiền sư và cố học hiểu cách tu của họ. Chúng ta nhìn vào phương pháp (pháp môn) và tư cách của họ, nhưng những thứ đó chỉ là thứ bên ngoài đối với chúng ta. Nếu ta cứ lo học theo người khác mà không tự tu, thì những nghi ngờ vẫn luôn còn trong tâm. “Tại sao thầy này tu cách này? Tại sao thầy kia tu cách kia?. Tại sao thầy này dạy nhiều, còn thầy kia thì dạy ít, và thầy nọ thì chẳng dạy điều gì?”. Kiểu nghi vấn này càng làm ta rối trí.Tìm ra cách tu tập đúng đắn cho mình là việc của mỗi người, chứ không phụ thuộc vào những điều các thầy đã nói. Chúng ta có thể học tập theo gương người khác, nhưng quan trọng là phải biết nhìn vào bên trong mình để tự mình dẹp bỏ sự nghi ngờ. Do vậy, Đức Phật đã dạy vị trưởng lão kia hãy chánh niệm vào giây phút hiện tại, đừng để tâm ông ta trôi giạt về quá khứ hay tương lai.
Do vậy trong mọi lúc hãy theo dõi tâm mình. Dù thế sự thế nào, điều đó không là vấn đề—chỉ cần nhìn thấy chúng là không chắc chắn, chúng chỉ là vô thường. Đây là cách duy nhất Phật đã dạy cho vị trưởng lão. Thông qua việc tự thân tu tập, ông ta có thể nhìn thấy pháp (dhamma), chứng ngộ là việc tự thân chứng nghiệm bên-trong thân-tâm mình.
Vòng luân hồi sinh tử (samsara), giống như cái vòng cuốn xoáy, ta không cần chạy theo nó. Nó chạy giáp vòng, nó quá nhanh. Nếu vậy ta chỉ nên đứng lại một chỗ, cứ để nó quay. Con thằn lằn có thể cố chạy theo nó; ta cứ đứng yên và nhìn thấy con thằn lằn quay lại và quay lại nhanh chóng. Nó rất nhanh, đó là những vòng lặp lại của vạn pháp thế gian. Nhưng đối với người có trí tuệ, điều đó không sao. Nếu một người biết chánh niệm thì trong mọi tình huống mọi sự đến rồi đi, cứ quan sát và nhìn chúng đến-đi, có-mất, sinh-diệt, chẳng có gì hại đến tâm ta.
Thiền sư Ajahn Chah
Trích: Lẽ Sinh Diệt Lý Tu Hành
Người dịch: Lê Kim Kha
“Tương lai thì chưa đến. Những gì sẽ xảy ra thì sẽ xảy ra và chấm dứt trong tương lai. Khi nào nó xảy ra, cứ nhận biết nó và bỏ qua mà không dính chấp vào nó”...“Những gì xảy ra trong quá khứ đã biến mất. Sao ông cứ lãng phí bản thân để suy nghĩ về nó?. Trong hiện tại, ông không cần dính líu đến nó. Ông không cần phải ngừng các ý nghĩ và nhận định, nhưng sau khi đã nghĩ hay nhận định về quá khứ, ông ý thức về điều đó và để nó biến đi, bởi vì đó là điều đã chấm dứt trong quá khứ”...“Tương lai thì chưa tới. Hiểu biết về những ý nghĩ về tương lai khi chúng khởi sinh và biến mất, và để chúng biến đi. Những ý nghĩ về thời quá khứ là vô thường. Thời tương lai thì không chắc chắn. Biết về chúng, và để chúng biến đi. Nhìn vào hiện tại, ngay bây giờ. Nhìn vào hiện pháp (dhamma) mà ông đang trải nghiệm tại đây và bây giờ. Đừng nghĩ rằng vị thầy này hoặc vị thầy kia sẽ giải quyết giùm những nghi ngờ của ông”.
--------
Đức Phật không khen người chỉ biết tin vào người khác. Những người cứ tin vào lời người khác rồi thấy vui hay buồn thì không được Phật khen ngợi. Sau khi hiểu lời của người khác, mình phải biết buông bỏ, bởi vì những lời đó là của người khác (có từ sự trải nghiệm của riêng họ) và do vậy không nên dính chấp vào chúng. Ngay cả khi những lời đó đúng, thì cũng đúng với người đó. Ta phải biết ứng dụng những lời đó vào thực hành. Nếu chúng ta không thực hành để tự biết ý nghĩa của những lời đó, thì chúng ta không được Phật khen. (Phật cũng không khenchúng ta tin ngay vào lời Phật, tin mà không thực hành để tự tin tự chứng là không đúng đắn).Tôi đã luôn nói về Giáo Pháp chỗ này là hãy tự nhìn vào bên trong mình để nhìn thấy, để hiểu biết và để chứng ngộ cho chính mình. Nếu ai nói điều gì là đúng, đừng vội tin ngay. Nếu ai nói điều gì sai, đừng vội tin ngay. Vì ta chưa thể biết điều đó là đúng hay sai, đúng hay sai là do người đó nghĩ mà thôi. Bất kỳ giáo lý nào bạn cũng nên đem nó vào bên trong mình và thực hành nó để chứng thực xem nó đúng hay sai, ngay tại đây và bây giờ.Sự tu tập của mỗi người là khác nhau, vì mỗi người có căn trí khác nhau. Chúng ta đến gặp các thiền sư và cố học hiểu cách tu của họ. Chúng ta nhìn vào phương pháp (pháp môn) và tư cách của họ, nhưng những thứ đó chỉ là thứ bên ngoài đối với chúng ta. Nếu ta cứ lo học theo người khác mà không tự tu, thì những nghi ngờ vẫn luôn còn trong tâm. “Tại sao thầy này tu cách này? Tại sao thầy kia tu cách kia?. Tại sao thầy này dạy nhiều, còn thầy kia thì dạy ít, và thầy nọ thì chẳng dạy điều gì?”. Kiểu nghi vấn này càng làm ta rối trí.Tìm ra cách tu tập đúng đắn cho mình là việc của mỗi người, chứ không phụ thuộc vào những điều các thầy đã nói. Chúng ta có thể học tập theo gương người khác, nhưng quan trọng là phải biết nhìn vào bên trong mình để tự mình dẹp bỏ sự nghi ngờ. Do vậy, Đức Phật đã dạy vị trưởng lão kia hãy chánh niệm vào giây phút hiện tại, đừng để tâm ông ta trôi giạt về quá khứ hay tương lai.
Do vậy trong mọi lúc hãy theo dõi tâm mình. Dù thế sự thế nào, điều đó không là vấn đề—chỉ cần nhìn thấy chúng là không chắc chắn, chúng chỉ là vô thường. Đây là cách duy nhất Phật đã dạy cho vị trưởng lão. Thông qua việc tự thân tu tập, ông ta có thể nhìn thấy pháp (dhamma), chứng ngộ là việc tự thân chứng nghiệm bên-trong thân-tâm mình.
Vòng luân hồi sinh tử (samsara), giống như cái vòng cuốn xoáy, ta không cần chạy theo nó. Nó chạy giáp vòng, nó quá nhanh. Nếu vậy ta chỉ nên đứng lại một chỗ, cứ để nó quay. Con thằn lằn có thể cố chạy theo nó; ta cứ đứng yên và nhìn thấy con thằn lằn quay lại và quay lại nhanh chóng. Nó rất nhanh, đó là những vòng lặp lại của vạn pháp thế gian. Nhưng đối với người có trí tuệ, điều đó không sao. Nếu một người biết chánh niệm thì trong mọi tình huống mọi sự đến rồi đi, cứ quan sát và nhìn chúng đến-đi, có-mất, sinh-diệt, chẳng có gì hại đến tâm ta.
Thiền sư Ajahn Chah
Trích: Lẽ Sinh Diệt Lý Tu Hành
Người dịch: Lê Kim Kha