Nhạc kinh Pali: Kinh Mettà Karanìya - Discourse on Loving-kindness - Kinh Từ Bi




Kinh Từ Bi - Kinh Mettà Karanìya

Bài k này là giáo lý của Đức Phật về lòng Từ, được coi như phương pháp thực hành lòng Từ nhằm đạt được sự thanh tịnh và an bình- cuối cùng chứng ngộ được sự giải thoát và viên mãn.
Theo tích truyện, Khi Đức Phật an trú tại thành Xá Vệ (Savatthi) trong vườn của ông cấp cô độc, và một nhóm tu sĩ được Đức Phật cho phép thiền định trong một khu rừng xa trong thời gian nhập hạ của họ. Những vị tăng ẩn náu dưới những tàng cây lớn làm chỗ tạm trú và dấn mình thật mãnh liệt vào thực hành thiền định. Các thọ thần cư trú trong khu rừng này không thể trú trên cây ngay trên đầu những tu sĩ, bởi các tu sĩ được thấm nhuần năng lực tâm linh để thiền định, và họ an toạ trên mặt đất. Vì thế các thọ thần rất bực tức và chán nản; và khi họ biết những tu sĩ sẽ ở đó suốt mùa mưa, vào bạn đêm họ cố làm cho những tu sĩ kinh sợ. Mục đích của họ là quấy phá những tu sĩ bằng nhiều cách khác nhau. Trong những thời gian sống dưới những điều kiện quá quắt như thế, những tu sĩ bị quấy phá việc thiền định vội trở về trình lại với Đức Phật những khó khăn của họ. Do đó Đức Phật dạy họ nên tụng bài Kinh Từ Bi và toả lòng Từ ái đến tất cả chúng sanh. Được sách tấn bởi sự giúp đỡ này, các tu sĩ thiền giả trở lại khu rừng và thực hành những bài nguyện theo giáo huấn của Đức Phật khiến toàn bộ bầu không khí ở đó được thầm đẫm những niệm tưởng từ bi. Các thọ thần rất hài lòng và thấm nhiễm năng lực của lòng từ bi. Từ đó trở về sau họ để yên cho các tu sĩ thiền định mà không quấy phá nữa. Discourse on Loving-kindness (Karaniya Metta Sutta) While the Buddha was staying at Savatthi, a band of monks, having received subjects of meditation from the master, proceeded to a forest to spend the rainy season (Vassana). The tree deities inhabiting this forest were worried by their arrival, as they had to descend from tree abodes and dwell on the ground. They hoped, however, the monks would leave soon; but finding that the monks would stay the vassana period of three months, harassed them in diverse ways, during the night with the intention of scaring them away. Living under such conditions being impossible, the monks went to the Master and informed him of their difficulties. Thereon the Buddha instructed them in the Metta Sutta and advised their return equipped with this Sutta for their protection. The monks went back to the forest, and practicing the instruction conveyed, permeated the whole atmosphere with their radiant thoughts of Metta or Loving-kindness. The deities so affected by this power of love, henceforth allowed them to meditate in peace. The discourse gets divided into two parts. The first detailing the standard of moral conduct required by one who wishes to attain Purity and Peace, and the second the method of practice of Metta

                  Ưng Hành Từ Kinh

                                       

1. Người hằng mong an tịnh
Nên thể hiện Pháp lành
Có khả năng, chất phác
Ngay thẳng và nhu thuận
Hiền hòa, không kiêu mạn.

2. Sống dễ dàng, tri túc
Thanh đạm, không rộn ràng
Lục căn luôn trong sáng
Trí tuệ càng hiển minh
Chuyên cần, không quyến niệm.

3. Không làm việc ác nhỏ
Mà bậc trí hiền chê
Nguyện thái bình an lạc
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.

4. Chúng sanh dù yếu mạnh
Lớn nhỏ hoặc trung bình
Thấp cao không đồng đẳng
Hết thảy chúng hữu tình
Lòng từ không phân biệt.

5. Hữu hình hoặc vô hình
Đã sinh hoặc chưa sinh
Gần xa không kể xiết
Nguyện tất cả sinh linh
Tròn đầy muôn hạnh phúc.

6. Đừng lừa đảo lẫn nhau
Chớ bất mãn điều gì
Đừng mong ai đau khổ
Vì tâm niệm sân si
Hoặc vì nuôi oán tưởng.

7. Như mẹ giàu tình thương
Suốt đời lo che chở
Đứa con một của mình
Hãy phát tâm vô lượng
Cùng tất cả sinh linh.

8. Từ bi gieo cùng khắp
Cả thế gian khổ hải
Trên dưới và quanh mình
Không hẹp hòi oan trái
Không giận hờn oán thù.

9. Khi đi, đứng, ngồi, nằm
Bao giờ còn thức tỉnh
Giữ niệm từ bi này
Thân tâm thường thanh tịnh
Phạm hạnh chính là đây.

10. Ai xả ly kiến thủ
Giới hạnh được tựu thành
Chánh tri đều viên mãn
Không ái nhiễm dục trần
Thoát ly đường sanh tử.


Kinh tụng Pali: Kinh Mettà Karanìya







1. Karaṇīyam’attha-kusalena
Yaṃ taṃ santaṃ padaṃ abhisamecca
Sakko ujū ca su-h-ujū ca
Suvaco c’assa mudu anatimānī.

2. Santussako ca subharo ca
Appa-kicco ca sallahuka-vutti
Sant’indriyo ca nipako ca
Appagabbho kulesu an-anugiddho.

3. Na ca khuddaṃ samācare kiñci
Yena viññū pare upavadeyyuṃ
Sukhino vā khemino hontu
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

4. Ye keci pāṇa-bhūt’atthi
Tasā vā thāvarā va anavasesā
Dīghā vā ye mahantā vā
Majjhimā rassakā aṇuka-thūlā.

5. Diṭṭhā vā ye va adiṭṭhā
Ye ca dūre vasanti avidūre,
Bhūtā vā sambhavesī vā
Sabbe sattā bhavantu sukhitattā.

6. Na paro paraṃ nikubbetha
N’ātimaññetha katthacinaṃ kañci
Byārosanā paṭigha-saññā
N’aññam’aññassa dukkham’iccheyya.

7. Mātā yathā niyaṃ puttaṃ
Āyusā eka-puttam’anurakkhe
Evam’pi sabba bhūtesu
Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ.

8. Mettañca sabba lokasmiṃ
Mānasaṃ bhāvaye aparimāṇaṃ
Uddhaṃ adho ca tiriyañca
Asambādhaṃ averaṃ asapattaṃ.

9. Tiṭṭhaṃ caraṃ nisinno vā
Sayāno vā yāvat’assa vigatamiddho
Etaṃ satiṃ adhiṭṭheyya
Brahmam’etaṃ vihāraṃ idham’āhu.

10. Diṭṭhiñca anupagamma
Sīlavā dassanena sampanno
Kāmesu vineyya gedhaṃ
Na hi jātu gabbha-seyyaṃ punaretī’ti.