Mến chào các bạn,
Xin giới thiệu đến quý vị quyển sách "One Minute Wisdom" (Một phút Minh Triết) của Anthony de Mello rất hay và những mẫu chuyện ngắn đáng để chiêm nghiệm học hỏi...Như Ngài đã nói :“Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.”
Quyển sách được nhà xuất bản Gujarat Sahitya Prakash phát hành và đến nay đã được dịch ra 21 ngôn ngữ khác nhau ở trên thế giới.
Quyển sách được chia làm 7 phần, với những mẫu chuyện ngắn....Qua những mẫu chuyện ngắn, ngài mời độc-giả hãy có một cái nhìn khác biệt đối với vấn đề tu đức, một cái nhìn về thực tế, chứ không phải những diễn văn hay những điều xác tín.
Dưới đây, là những mẫu chuyện được lượt trích trong 3 phần đầu của tác phẩm này:
THAY LỜI TỰA
"Thưa Thầy, có thể nào có sự Minh-Triết Trong Một Phút không?"
Minh-Sư đáp: "Chắc chắn có.”
“Nhưng một phút chắc chắn quá ngắn ngủi phải không?”
“Nó quá dài đến độ thừa ra năm mươi chín giây đấy!”
Thấy đệ tử ngỡ ngàng, Minh sư bèn nói tiếp: "Phải mất bao lâu để nhìn thấy mặt trăng?”
“Vậy tại sao ta cần phải mất bao nhiêu năm tháng dài để bồi bổ tâm linh?”
“Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.”
Minh Sư trong những mẩu chuyện sau đây không phải là một nhân vật duy nhất. Ngài chính là một Gu-ru Ấn-Độ, một Thiền Sư, một Đạo Nhân, một Ra-Bi Do-Thái, một Đan Sĩ Kitô giáo, một Xu-Phi Hồi giáo. Ngài vừa là Lão-Tử lẫn triết gia Socrate, là Đức Phật Thích-Ca lẫn Chúa Giêsu, là Zarathustra lẫn đức Mahomet và một trong những anh em ngay bên ta, nhưng đã một lần nhìn thấy. Người ta tìm thấy giáo thuyếtù của ngài ở thế kỷ thứ bảy trước công nguyên và ở trong thế kỷ hai mươi nữa. Sự minh triết của ngài thuộc về cả Đông lẫn Tây. Tiểu sử của ngài thực sự có quan trọng lắm không? Nói cho cùng, lịch sử chỉ ghi chép những hiện tượng, chứ không phải cái Thực Chất, những giáo thuyết chứ không phải sự Thinh Lặng.
Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Quả thật không phải là một quyển sách dễ đọc! Sách này được viết ra, không phải để giáo huấn nhưng để Thức Giác. Tiềm ẩn trong những trang sách đó (không phải trong những giòng chữ in, không phải ngay cả trong những câu chuyện, nhưng là trong tinh thần, trong tâm thức, trong bầu không khí) là một sự Minh Triết không thể truyền đạt qua ngôn ngữ con người. Khi quí vị đọc những trang sách in và cố gắng lãnh hội ý nghĩa ngôn từ khó hiểu của Minh Sư thì có thể quí vị, mặc dù không chú tâm, sẽ được may mắn sa vào sự Giáo Huấn Thầm Lặng bàng bạc trong suốt quyển sách và quí vị sẽ được Thức Giác - và biến đổi. Minh Triết có nghĩa như sau: quí vị được thay đổi mà không cần phải dùng một nỗ lực mảy may nào; được biến đổi - quí vị tin hay không thì tùy ý- chỉ bằng cách thức giấc để đối diện với thực chất, cái thực chất không nằm trong ngôn từ mà hiện hữu bên kia biên giới của ngôn ngữ.
Nếu quí vị may mắn đã được Thức Giác, quí vị sẽ hiểu vì sao ngôn ngữ tinh tế nhất là ngôn ngữ không được diễn đạt bằng lời nói, hành động tinh tế nhất là hành động không thể hiện bằng việc làm và sự biến đổi tinh tế nhất là sự biến đổi không do ý lực.
HUYỀN THOẠI
Minh Sư truyền đạt giáo huấn của ngài qua những mẩu chuyện hay dụ ngôn mà đệ tử lãnh hội một cách thích thú hay đôi khi bực dọc vì họ mong ước được nghe những diễn từ sâu sắc hơn.
Minh Sư vẫn thản nhiên. Đối với những phản kháng của đệ tử, ngài chỉ trả lời như sau: “Các con thân mến, các con chưa bao giờ hiểu rằng khoảng cách ngắn nhất giữa con người và Chân Lý là một mẩu chuyện.”
Lần khác ngài nói: “Các con đừng xem thường những mẩu chuyện. Chính nhờ cây nến một xu mà người ta tìm được đồng tiền bằng vàng; xuyên qua những câu chuyện tầm thường, người ta khám phá được những chân lý sâu sắc độc đáo.”
TÔN GIÁO
Nhân một chuyến công du, vị Tổng Trấn sở tại dừng chân đảnh lễ Minh Sư.
Ông nói: "Thưa ngài, Việc Nước bề bộn không cho phép tôi có nhiều thì giờ luận bàn viển vông. Có thể nào ngài tóm gọn cốt lõi của tôn giáo trong một hai câu, cho một người quá bận rộn như tôi không?"
"Vì lợi ích của Thượng Quan, tôi xin tóm tắt điều cốt yếu đó trong một từ (kép)”
“Tuyệt vời! Và từ siêu việt đó là gì?”
“Thinh-Lặng.”
“Và đường nào dẫn tới Thinh-Lặng?”
“Chiêm-niệm.”
“Và xin cho phép tôi được hỏi chiêm-niệm là gì?”
“Thinh-Lặng."
Chúng ta có thể tìm hiểu Thinh Lặng trong mục Những nẻo đường Thinh lặng
CHIỀU SÂU
Minh-Sư nói với doanh nhân: "Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về với nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch."
Doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: "Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?”
“Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn."
NỘI TÂM
Đệ tử thỉnh cầu một lời minh triết.
Minh Sư đáp: "Con hãy ngồi trong tịnh xá của con và tịnh xá của con sẽ dạy con sự minh triết.”
“Nhưng con không có tịnh xá. Con không phải là một đan sĩ.”
“Dĩ nhiên con có một tịnh xá. Hãy nhìn vào bên trong.”
NGỤC TÙ
Minh-Sư nói với đệ tử: "Con quá tự hào về trí thông minh của con. Con chẳng khác nào một tù nhân hãnh diện về chiều rộng của xà lim nhốt mình.”
Học tập, nghiên cứu thường cung cấp cho chúng ta cả kho kiến thức, và chính kho kiến thức này dễ trở thành bức tường kiên cố của nhà tù mà chính chúng ta vô tình tự giam hãm mình. Điều đáng tiếc là chúng ta vẫn cầm nơi tay Chìa Khoá Ánh Mắt Tâm Linh, nhưng chẳng ai tự mở cửa để được tự do!
THIÊN ĐƯỜNG
Một đệ tử nằm ngủ và mơ thấy mình vào Thiên Đường. Rất đỗi ngạc nhiên, anh ta thấy Minh Sư và các đệ tử khác cũng đang ngồi ở đó, đắm mình trong thiền định.
Anh la lên: "Đó là phần thưởng trên nước Thiên Đường hay sao? Lạ nhỉ! Đúng là điều mà người ta đã làm ở trên mặt đất!"
Anh nghe một tiếng la lớn: "Đồ ngu! Con tưởng những người thiền định đó đang ở trên Thiên Đường sao? Hoàn toàn ngược lại - Thiền Đường ở trong tâm của họ và cũng ở trong tâm của con nữa đấy."
ẢO TƯỞNG
“Làm thế nào để đạt tới sự Sống Vĩnh Cửu?"
“Sự Sống Vĩnh Cửu chính là bây giờ đây. Con hãy trở về với hiện tại.”
“Nhưng con đang sống trong hiện tại bây giờ đây, không phải sao?”
“Không phải đâu.”
“Sao lại không?”
“Tại vì con không buông bỏ quá khứ.”
“Tại sao con phải buông bỏ quá khứ? Không phải tất cả những gì thuộc về quá khứ đều xấu cả.”
“Ta buông bỏ quá khứ, không phải vì quá khứ xấu xa, nhưng vì quá khứ đã chết rồi."
Chúng ta thường nghe nói. Tuổi già thích sống hướng về những kỷ niệm ngọt ngào thòi tuổi thơ qúa khứ êm đềm. Dù quá khứ có êm đềm hay hạnh phúc đến đâu đi nữa, chúng ta hãy nhớ rằng: Quá khứ đã chết rồi.!!!
LINH ĐẠO
Mặc dù đó là Ngày Tịnh Khẩu của Minh-Sư, một khách hành hương đã van lơn ngài ban bố một lời minh triết để có thể hướng dẫn suốt hành trình cuộc sống.
Minh Sư ân cần gật đầu, lấy một tờ giấy và viết gọn lỏn hai chữ: “Thức Tỉnh”.
Lữ khách lúng túng: "Quá vắn tắt. Có thể nào xin thầy vui lòng khai triển thêm chút xíu?”
Minh Sư lại cầm miếng giấy lên và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh.”
Người khách lạ không hiểu ất giáp gì cả nên nói: "Nhưng những chữ đó nghĩa là gì?"
Minh Sư với lấy tờ giấy và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh nghĩa là THỨC TỈNH”
Quả là khó hiểu!! Xin quý vị vui lòng xem lại bài về Nền tảng sống đới Kitô hữu và Thức tỉnh. Đó là những bản đồ đon giản gợi ý. Điều quan trọng là mỗi người tự bước đi, rối từng bước sẽ khám phá ra ý nghĩa của thức tỉnh bằng trực giác tâm linh.
MINH BẠCH
Minh Sư bảo: "Đừng tìm kiếm Thượng Đế. Các con chỉ cần nhìn thôi - và mọi chuyện sẽ được tỏ bày."
"Nhưng phải nhìn như thế nào?”
“Mỗi khi nhìn vật gì, các con chỉ thấy vật đang ở đó thôi và không thấy vật gì khác nữa."
Các đệ tử hoang mang nên Minh Sư giảng giải cách đơn giản hơn: "Chẳng hạn, khi các con nhìn mặt trăng thì các con chỉ nên thấy mặt trăng thôi mà không thấy gì khác nữa."
“Khi người ta nhìn mặt trăng, thì người ta có thể thấy gì khác ngoại trừ mặt trăng?”
“Người đói bụng có thể (nhìn mặt trăng mà) thấy một mẩu phó mát hình tròn. Người si tình có thể thấy khuôn mặt người yêu."
Khi nhìn một vật hay một người, chúng ta thường chỉ thấy hình dáng bên ngoài của của họ, hoặc chúng ta nhìn với những thành kiến của mình hay những thành kiến mà người khác cài đặt vào tâm trí mình. Chính vì thế mới sinh ra hiểu lầm, tranh giành, ác cảm.
Chính vì thế các minh sư thường khuyên chúng ta nên khám phá ra bản chất con người, sự kiện théo ánh mắt tâm linh trong suốt, không làm méo mó thực tại.
HIỆN DIỆN
“Ở đâu con sẽ tìm được sự Thức Giác?”
“Ở nơi đây.”
“Chừng nào điều đó xảy ra?”
“Đang xảy ra ngay bây giờ đây.”
“Vậy tại sao con không cảm nghiệm được?”
“Bởi vì con không nhìn.”
“Con phải nhìn để tìm gì?”
“Không để tìm cái gì hết. Chỉ nhìn thôi.”
“Nhìn gì?”
“Nhìn cái mà mắt con dán xuống.”
“Con có phải nhìn một cách đặc biệt không?”
“Không. Con chỉ nhìn một cách bình thường mà thôi”
“Nhưng phải chăng con không luôn luôn nhìn một cách bình thường?”
“Không.”
“Tại sao không.”
“Vì muốn nhìn, con phải hiện diện ở đó. Thường khi con vẫn ở đâu đâu.”
THÔNG CẢM
“Làm thế nào để con được ơn đừng bao giờ đoán xét người lân cận?"
"Bằng cầu nguyện.”
“Vậy tại sao con chưa được ơn đó?”
“Tại vì con không cầu nguyện đúng chỗ.”
“Chỗ đó ở đâu?”
“Ở trong cung lòng Thượng Đế.”
“Và con vào đó như thế nào?”
“Con phải hiểu rằng ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."
Tha thứ là một vần đề khó khăn, nhất là khi dối phương đâm mình một vết thương khá sâu, đã mưng mủ va đớn đau trong lòng. Một trong nhưng cách để dễ tha thứ đó là cầu nguyện trong cung lòng Chúa - Trong lúc kết hợp nên một với Ngài, ta sẽ nhìn bằng cặp mắt trong suốt Tâm linh va chotp nhận ra rằng: "Ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."
CHUYỆN TẦM PHÀO
Một đệ tử thú nhận có tật xấu thích ngồi lê đôi mách.
Bằng một giọng ranh mãnh, Minh Sư đáp: "Lặp đi lặp lại những chuyện tầm phào thì không đến nỗi tệ nếu con không thêm thắt vào đấy.”
TIN ĐỒN
Đệ tử nóng lòng muốn thuật lại Minh Sư tiếng đồn nghe ngóng ngoài chợ.
Minh Sư nói: "Hãy thư thả. Con định thuật lại những gì? Chuyện có thực không?”
“Con không tin như thế.”
“Chuyện hữu ích không?”
“Dạ không.”
“Chuyện vui không?”
“Dạ không.”
“Vậy tại sao chúng ta phải nghe những chuyện đó."
Nói chuyện tầm phào thì tạm chấp nhận được vì theo Ánh Mắt Tâm linh thì có thể tới 90% là chuyện tầm phào, dù đó là chuyện chính trị, xã hội, tôn giáo, khoa họ, mỹ thuật...
Nhưng nếu ta lại thêm thắt, dựng chuyện để tỏ vẻ ta đây hay gây hiểu lầm thì quả là tai hại cho chính người nói.
Còn những tin đồn ngoài chợ, ta nên loại bỏ ngay từ đầu vì đây là chuyện tâm phào chính hiệu con nai vàng.
NÁO ĐỘNG
Các đệ tử không ngừng xin Minh-Sư ban bố những lời minh triết; ngài phán bảo họ: "Minh triết không được biểu thị bằng lời nói. Minh triết được biểu lộ bằng việc làm."
Nhưng khi thấy đệ tử lăn xả vào hành động, Minh Sư cười thoải mái và nói: "Đó không phải là hành động mà là náo động."
Người ta thường phân biệt ra ngô ra khoai giữa xuất thế và nhập thế mà người ta quên lời Đức Giê-su đã dạy: Sống trong thế gian nhưng không lệ thuộc thế gian - Chính lúc hành động là lúc cầu nguyện bằng cách sống nên một với Chúa trong thinh lặng sâu thẳm.
CĂN TÍNH
“Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?”
"Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu.”
“Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?”
“Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có.”
“Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?”
“Không phải một, cũng không phải hai.”
“Làm sao có thể như thế được?”
“Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại-dương và những đợt sóng của đại-dương, ca-sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai."
Một trong những khoảng cách tạo lên bức tường ô nhục ngăn cách giữa Chúa và ta đó là lúc nào ta cũng cho rằng Chúa khác, tôi khác. Chúa cao sang thánh thiện - tôi tội lỗi thấp hèn.
CÁI CHẾT BẰNG GIẤY
“Chừng nào con Giác Ngộ?”
Minh Sư trả lời: "Khi con thấy được.”
“Thấy được gì?”
“Thấy cây cối, bông hoa và trăng sao.”
“Nhưng con thấy các thứ đó mỗi ngày.”
“Không, những gì con thấy là những cây cối bằng giấy, bông hoa bằng giấy, và trăng sao bằng giấy. Bởi vì con không sống trong thực tại mà sống trong ngôn ngữ và tư duy của con mà thôi."
Và vì cẩn trọng, Minh Sư dịu dàng nói thêm: "Khổ nỗi, con sống một cuộc sống bằng giấy và con sẽ chết một cái chết bằng giấy."
Chúng ta thường thấy con người, sự vật qua các ý niệm đã hình thành sẵn trong đầu mà chúng ta goi là thiên kiến. Chính vì thế ta chi thấy cái vỏ bằng giấy của nó chứ không thấy được căn tánh của người hay sự ụât mà chúng ta quan sát hay gặp gỡ.
TÌM CHÂN LÝ NƠI LÝ LUẬN
Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.
“Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"
“Thầy không thể.”
“Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?”
“Thầy không thể.’
“Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?”
“Thầy không thể."
Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.
Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy
Nhiều người đã muốn tìm ý nghĩa cuộc đời nơi lý thuyết, sách vở, triết lý, thần học.. để rồi cuối cùng vẫn ngủ mê trong hàng núi tư tưởng. Điều quan trọng là dành nhiều thời gian nhìn trực tiếp vào tâm mình, trầm tư trong thinh lặng để khám phá cuộc sống đang biến chuyển linh động ngay trong giây phut hiện tại và tại đây, và cảm nghiệm niềm an bình, hạnh phúc đích thực.
MINH SƯ CHÍNH LÀ TÂM CỦA MÌNH
Một du khách xem xét chân dung các vị Minh Sư quá cố ở trong đền thờ và nói: "Còn có những Minh Sư nào ở trên đời này nữa không?"
Hướng dẫn viên trả lời: "Còn có một vị."
Du khách van nài được diện kiến vị Minh Sư đó và bắt đầu đặt câu hỏi: “Ngày nay người ta có thể tìm gặp những vị đại Minh-Sư ở đâu?"
Minh Sư la lên: "Này lữ khách!"
Du khách kính cẩn trả lời: "Thưa ngài!"
"ÔNG đang ở đâu vậy?"
Trước kia, tôi cũng mơ ước gặp một Minh sư biết bao, nhưng sau một thời gian mần mò đi tìm chân lý tôi mới chợt khám phá ra rằng, vị Minh sư không ở đâu xa, ngay trong ngôi nhà tâm linh của mình!
LÀM ĐỆ TỬ
Một khách hành hương muốn trở thành đệ tư,û Minh Sư nói với ông: "Bạn có thể sống với tôi, nhưng bạn đừng trở thành người theo tôi.”
“Như vậy, con sẽ theo ai?”
“Không theo ai hết. Ngày nào bạn theo một ai đó thì bạn hết theo Chân-Lý."
Thực ra, khởi đầu tôi phải tầm sư học đạo, phải chọn cho mình một Minh sư thí dụ Đức Giê-su, nhưng có một điều quan trọng là không phải lẽo đẽo theo Đức Giê-su khơi khơi; nhưng hãy nghiên cứu lời nói hành động và nhất là căn tánh của Ngài. Từ đó tập sống và khám phá ra căn tánh của mình...thì ra mình và Ngài giống y chang nhau. bời vì: Đấng thánh hoá là Đức Giê-su, và những ai được thánh hoá đều do một nguồn gốc... Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện (Dt 2: 11, 17) Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người (Rm 8:29). Lúc đó Ngài với tôi là một, không còn chuyện đi theo nữa. Mà chỉ còn là Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi (Gl 2:20)
CẢM NẾM HƠN LÀ NÓI DÔNG DÀI
Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.
“Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"
“Thầy không thể.”
“Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?”
“Thầy không thể.’
“Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?”
“Thầy không thể."
Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.
Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy."
Chúng ta thích suy niệm Lời Chúa rồi thảo luận sối nổi và đưa ra hết sứ điệp này tới sứ điệp khác.... Tháng sau lại tiếp tục thảo luận sối nổi và đưa ra hết sứ điệp này tới sứ điệp khác....
Minh-Sư đáp: "Chắc chắn có.”
“Nhưng một phút chắc chắn quá ngắn ngủi phải không?”
“Nó quá dài đến độ thừa ra năm mươi chín giây đấy!”
Thấy đệ tử ngỡ ngàng, Minh sư bèn nói tiếp: "Phải mất bao lâu để nhìn thấy mặt trăng?”
“Vậy tại sao ta cần phải mất bao nhiêu năm tháng dài để bồi bổ tâm linh?”
“Có thể phải mất cả cuộc đời mới mở được mắt mình ra. Nhưng để nhìn thấy thì chỉ cần một chớp nhoáng.”
Minh Sư trong những mẩu chuyện sau đây không phải là một nhân vật duy nhất. Ngài chính là một Gu-ru Ấn-Độ, một Thiền Sư, một Đạo Nhân, một Ra-Bi Do-Thái, một Đan Sĩ Kitô giáo, một Xu-Phi Hồi giáo. Ngài vừa là Lão-Tử lẫn triết gia Socrate, là Đức Phật Thích-Ca lẫn Chúa Giêsu, là Zarathustra lẫn đức Mahomet và một trong những anh em ngay bên ta, nhưng đã một lần nhìn thấy. Người ta tìm thấy giáo thuyếtù của ngài ở thế kỷ thứ bảy trước công nguyên và ở trong thế kỷ hai mươi nữa. Sự minh triết của ngài thuộc về cả Đông lẫn Tây. Tiểu sử của ngài thực sự có quan trọng lắm không? Nói cho cùng, lịch sử chỉ ghi chép những hiện tượng, chứ không phải cái Thực Chất, những giáo thuyết chứ không phải sự Thinh Lặng.
Chỉ cần một phút để đọc mỗi một giai thoại sau đây. Có thể quí vị sẽ thấy ngôn từ của Minh Sư chói tai, gây phẫn nộ, hoặc hoàn toàn vô nghĩa. Quả thật không phải là một quyển sách dễ đọc! Sách này được viết ra, không phải để giáo huấn nhưng để Thức Giác. Tiềm ẩn trong những trang sách đó (không phải trong những giòng chữ in, không phải ngay cả trong những câu chuyện, nhưng là trong tinh thần, trong tâm thức, trong bầu không khí) là một sự Minh Triết không thể truyền đạt qua ngôn ngữ con người. Khi quí vị đọc những trang sách in và cố gắng lãnh hội ý nghĩa ngôn từ khó hiểu của Minh Sư thì có thể quí vị, mặc dù không chú tâm, sẽ được may mắn sa vào sự Giáo Huấn Thầm Lặng bàng bạc trong suốt quyển sách và quí vị sẽ được Thức Giác - và biến đổi. Minh Triết có nghĩa như sau: quí vị được thay đổi mà không cần phải dùng một nỗ lực mảy may nào; được biến đổi - quí vị tin hay không thì tùy ý- chỉ bằng cách thức giấc để đối diện với thực chất, cái thực chất không nằm trong ngôn từ mà hiện hữu bên kia biên giới của ngôn ngữ.
Nếu quí vị may mắn đã được Thức Giác, quí vị sẽ hiểu vì sao ngôn ngữ tinh tế nhất là ngôn ngữ không được diễn đạt bằng lời nói, hành động tinh tế nhất là hành động không thể hiện bằng việc làm và sự biến đổi tinh tế nhất là sự biến đổi không do ý lực.
CẨN TRỌNG
Quí vị hãy dùng liều lượng nhỏ - mỗi lần đọc một hay hai mẩu chuyện.
Nếu dùng quá liều, sự hiệu nghiệm sẽ giảm đi.
HUYỀN THOẠI
Minh Sư truyền đạt giáo huấn của ngài qua những mẩu chuyện hay dụ ngôn mà đệ tử lãnh hội một cách thích thú hay đôi khi bực dọc vì họ mong ước được nghe những diễn từ sâu sắc hơn.
Minh Sư vẫn thản nhiên. Đối với những phản kháng của đệ tử, ngài chỉ trả lời như sau: “Các con thân mến, các con chưa bao giờ hiểu rằng khoảng cách ngắn nhất giữa con người và Chân Lý là một mẩu chuyện.”
Lần khác ngài nói: “Các con đừng xem thường những mẩu chuyện. Chính nhờ cây nến một xu mà người ta tìm được đồng tiền bằng vàng; xuyên qua những câu chuyện tầm thường, người ta khám phá được những chân lý sâu sắc độc đáo.”
TÔN GIÁO
Nhân một chuyến công du, vị Tổng Trấn sở tại dừng chân đảnh lễ Minh Sư.
Ông nói: "Thưa ngài, Việc Nước bề bộn không cho phép tôi có nhiều thì giờ luận bàn viển vông. Có thể nào ngài tóm gọn cốt lõi của tôn giáo trong một hai câu, cho một người quá bận rộn như tôi không?"
"Vì lợi ích của Thượng Quan, tôi xin tóm tắt điều cốt yếu đó trong một từ (kép)”
“Tuyệt vời! Và từ siêu việt đó là gì?”
“Thinh-Lặng.”
“Và đường nào dẫn tới Thinh-Lặng?”
“Chiêm-niệm.”
“Và xin cho phép tôi được hỏi chiêm-niệm là gì?”
“Thinh-Lặng."
Chúng ta có thể tìm hiểu Thinh Lặng trong mục Những nẻo đường Thinh lặng
CHIỀU SÂU
Minh-Sư nói với doanh nhân: "Cũng như con cá phải chết ở trên đất khô, bạn cũng phải chết như vậy khi bạn vướng mắc thế sự. Con cá phải trở về với nước - bạn cũng phải trở về với sự cô tịch."
Doanh nhân cảm thấy bàng hoàng: "Tôi phải bỏ việc kinh doanh của tôi để vào sống trong tu viện sao?”
“Không, không phải. Bạn cứ duy trì doanh nghiệp của bạn và hãy đi vào trong nội tâm của bạn."
NỘI TÂM
Đệ tử thỉnh cầu một lời minh triết.
Minh Sư đáp: "Con hãy ngồi trong tịnh xá của con và tịnh xá của con sẽ dạy con sự minh triết.”
“Nhưng con không có tịnh xá. Con không phải là một đan sĩ.”
“Dĩ nhiên con có một tịnh xá. Hãy nhìn vào bên trong.”
NGỤC TÙ
Minh-Sư nói với đệ tử: "Con quá tự hào về trí thông minh của con. Con chẳng khác nào một tù nhân hãnh diện về chiều rộng của xà lim nhốt mình.”
Học tập, nghiên cứu thường cung cấp cho chúng ta cả kho kiến thức, và chính kho kiến thức này dễ trở thành bức tường kiên cố của nhà tù mà chính chúng ta vô tình tự giam hãm mình. Điều đáng tiếc là chúng ta vẫn cầm nơi tay Chìa Khoá Ánh Mắt Tâm Linh, nhưng chẳng ai tự mở cửa để được tự do!
THIÊN ĐƯỜNG
Một đệ tử nằm ngủ và mơ thấy mình vào Thiên Đường. Rất đỗi ngạc nhiên, anh ta thấy Minh Sư và các đệ tử khác cũng đang ngồi ở đó, đắm mình trong thiền định.
Anh la lên: "Đó là phần thưởng trên nước Thiên Đường hay sao? Lạ nhỉ! Đúng là điều mà người ta đã làm ở trên mặt đất!"
Anh nghe một tiếng la lớn: "Đồ ngu! Con tưởng những người thiền định đó đang ở trên Thiên Đường sao? Hoàn toàn ngược lại - Thiền Đường ở trong tâm của họ và cũng ở trong tâm của con nữa đấy."
ẢO TƯỞNG
“Làm thế nào để đạt tới sự Sống Vĩnh Cửu?"
“Sự Sống Vĩnh Cửu chính là bây giờ đây. Con hãy trở về với hiện tại.”
“Nhưng con đang sống trong hiện tại bây giờ đây, không phải sao?”
“Không phải đâu.”
“Sao lại không?”
“Tại vì con không buông bỏ quá khứ.”
“Tại sao con phải buông bỏ quá khứ? Không phải tất cả những gì thuộc về quá khứ đều xấu cả.”
“Ta buông bỏ quá khứ, không phải vì quá khứ xấu xa, nhưng vì quá khứ đã chết rồi."
Chúng ta thường nghe nói. Tuổi già thích sống hướng về những kỷ niệm ngọt ngào thòi tuổi thơ qúa khứ êm đềm. Dù quá khứ có êm đềm hay hạnh phúc đến đâu đi nữa, chúng ta hãy nhớ rằng: Quá khứ đã chết rồi.!!!
LINH ĐẠO
Mặc dù đó là Ngày Tịnh Khẩu của Minh-Sư, một khách hành hương đã van lơn ngài ban bố một lời minh triết để có thể hướng dẫn suốt hành trình cuộc sống.
Minh Sư ân cần gật đầu, lấy một tờ giấy và viết gọn lỏn hai chữ: “Thức Tỉnh”.
Lữ khách lúng túng: "Quá vắn tắt. Có thể nào xin thầy vui lòng khai triển thêm chút xíu?”
Minh Sư lại cầm miếng giấy lên và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh.”
Người khách lạ không hiểu ất giáp gì cả nên nói: "Nhưng những chữ đó nghĩa là gì?"
Minh Sư với lấy tờ giấy và viết: “thức tỉnh, thức tỉnh, thức tỉnh nghĩa là THỨC TỈNH”
Quả là khó hiểu!! Xin quý vị vui lòng xem lại bài về Nền tảng sống đới Kitô hữu và Thức tỉnh. Đó là những bản đồ đon giản gợi ý. Điều quan trọng là mỗi người tự bước đi, rối từng bước sẽ khám phá ra ý nghĩa của thức tỉnh bằng trực giác tâm linh.
MINH BẠCH
Minh Sư bảo: "Đừng tìm kiếm Thượng Đế. Các con chỉ cần nhìn thôi - và mọi chuyện sẽ được tỏ bày."
"Nhưng phải nhìn như thế nào?”
“Mỗi khi nhìn vật gì, các con chỉ thấy vật đang ở đó thôi và không thấy vật gì khác nữa."
Các đệ tử hoang mang nên Minh Sư giảng giải cách đơn giản hơn: "Chẳng hạn, khi các con nhìn mặt trăng thì các con chỉ nên thấy mặt trăng thôi mà không thấy gì khác nữa."
“Khi người ta nhìn mặt trăng, thì người ta có thể thấy gì khác ngoại trừ mặt trăng?”
“Người đói bụng có thể (nhìn mặt trăng mà) thấy một mẩu phó mát hình tròn. Người si tình có thể thấy khuôn mặt người yêu."
Khi nhìn một vật hay một người, chúng ta thường chỉ thấy hình dáng bên ngoài của của họ, hoặc chúng ta nhìn với những thành kiến của mình hay những thành kiến mà người khác cài đặt vào tâm trí mình. Chính vì thế mới sinh ra hiểu lầm, tranh giành, ác cảm.
Chính vì thế các minh sư thường khuyên chúng ta nên khám phá ra bản chất con người, sự kiện théo ánh mắt tâm linh trong suốt, không làm méo mó thực tại.
HIỆN DIỆN
“Ở đâu con sẽ tìm được sự Thức Giác?”
“Ở nơi đây.”
“Chừng nào điều đó xảy ra?”
“Đang xảy ra ngay bây giờ đây.”
“Vậy tại sao con không cảm nghiệm được?”
“Bởi vì con không nhìn.”
“Con phải nhìn để tìm gì?”
“Không để tìm cái gì hết. Chỉ nhìn thôi.”
“Nhìn gì?”
“Nhìn cái mà mắt con dán xuống.”
“Con có phải nhìn một cách đặc biệt không?”
“Không. Con chỉ nhìn một cách bình thường mà thôi”
“Nhưng phải chăng con không luôn luôn nhìn một cách bình thường?”
“Không.”
“Tại sao không.”
“Vì muốn nhìn, con phải hiện diện ở đó. Thường khi con vẫn ở đâu đâu.”
THÔNG CẢM
“Làm thế nào để con được ơn đừng bao giờ đoán xét người lân cận?"
"Bằng cầu nguyện.”
“Vậy tại sao con chưa được ơn đó?”
“Tại vì con không cầu nguyện đúng chỗ.”
“Chỗ đó ở đâu?”
“Ở trong cung lòng Thượng Đế.”
“Và con vào đó như thế nào?”
“Con phải hiểu rằng ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."
Tha thứ là một vần đề khó khăn, nhất là khi dối phương đâm mình một vết thương khá sâu, đã mưng mủ va đớn đau trong lòng. Một trong nhưng cách để dễ tha thứ đó là cầu nguyện trong cung lòng Chúa - Trong lúc kết hợp nên một với Ngài, ta sẽ nhìn bằng cặp mắt trong suốt Tâm linh va chotp nhận ra rằng: "Ai phạm tội cũng đều không biết việc mình làm, nên họ đáng được thứ tha."
CHUYỆN TẦM PHÀO
Một đệ tử thú nhận có tật xấu thích ngồi lê đôi mách.
Bằng một giọng ranh mãnh, Minh Sư đáp: "Lặp đi lặp lại những chuyện tầm phào thì không đến nỗi tệ nếu con không thêm thắt vào đấy.”
TIN ĐỒN
Đệ tử nóng lòng muốn thuật lại Minh Sư tiếng đồn nghe ngóng ngoài chợ.
Minh Sư nói: "Hãy thư thả. Con định thuật lại những gì? Chuyện có thực không?”
“Con không tin như thế.”
“Chuyện hữu ích không?”
“Dạ không.”
“Chuyện vui không?”
“Dạ không.”
“Vậy tại sao chúng ta phải nghe những chuyện đó."
Nói chuyện tầm phào thì tạm chấp nhận được vì theo Ánh Mắt Tâm linh thì có thể tới 90% là chuyện tầm phào, dù đó là chuyện chính trị, xã hội, tôn giáo, khoa họ, mỹ thuật...
Nhưng nếu ta lại thêm thắt, dựng chuyện để tỏ vẻ ta đây hay gây hiểu lầm thì quả là tai hại cho chính người nói.
Còn những tin đồn ngoài chợ, ta nên loại bỏ ngay từ đầu vì đây là chuyện tâm phào chính hiệu con nai vàng.
NÁO ĐỘNG
Các đệ tử không ngừng xin Minh-Sư ban bố những lời minh triết; ngài phán bảo họ: "Minh triết không được biểu thị bằng lời nói. Minh triết được biểu lộ bằng việc làm."
Nhưng khi thấy đệ tử lăn xả vào hành động, Minh Sư cười thoải mái và nói: "Đó không phải là hành động mà là náo động."
Người ta thường phân biệt ra ngô ra khoai giữa xuất thế và nhập thế mà người ta quên lời Đức Giê-su đã dạy: Sống trong thế gian nhưng không lệ thuộc thế gian - Chính lúc hành động là lúc cầu nguyện bằng cách sống nên một với Chúa trong thinh lặng sâu thẳm.
CĂN TÍNH
“Người ta tìm kiếm sự hợp nhất với Thượng Đế như thế nào?”
"Con càng khổ công tìm kiếm bao nhiêu thì con càng tạo ra khoảng cách giữa Chúa và con bấy nhiêu.”
“Vậy người ta nên làm gì đối với khoảng cách đó?”
“Con phải hiểu rằng khoảng cách đó không có.”
“Điều đó có nghĩa là Chúa và con chỉ là một ư?”
“Không phải một, cũng không phải hai.”
“Làm sao có thể như thế được?”
“Mặt trời và ánh sáng mặt trời, đại-dương và những đợt sóng của đại-dương, ca-sĩ và bài ca - không phải một. Cũng không phải hai."
Một trong những khoảng cách tạo lên bức tường ô nhục ngăn cách giữa Chúa và ta đó là lúc nào ta cũng cho rằng Chúa khác, tôi khác. Chúa cao sang thánh thiện - tôi tội lỗi thấp hèn.
CÁI CHẾT BẰNG GIẤY
“Chừng nào con Giác Ngộ?”
Minh Sư trả lời: "Khi con thấy được.”
“Thấy được gì?”
“Thấy cây cối, bông hoa và trăng sao.”
“Nhưng con thấy các thứ đó mỗi ngày.”
“Không, những gì con thấy là những cây cối bằng giấy, bông hoa bằng giấy, và trăng sao bằng giấy. Bởi vì con không sống trong thực tại mà sống trong ngôn ngữ và tư duy của con mà thôi."
Và vì cẩn trọng, Minh Sư dịu dàng nói thêm: "Khổ nỗi, con sống một cuộc sống bằng giấy và con sẽ chết một cái chết bằng giấy."
Chúng ta thường thấy con người, sự vật qua các ý niệm đã hình thành sẵn trong đầu mà chúng ta goi là thiên kiến. Chính vì thế ta chi thấy cái vỏ bằng giấy của nó chứ không thấy được căn tánh của người hay sự ụât mà chúng ta quan sát hay gặp gỡ.
TÌM CHÂN LÝ NƠI LÝ LUẬN
Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.
“Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"
“Thầy không thể.”
“Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?”
“Thầy không thể.’
“Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?”
“Thầy không thể."
Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.
Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy
Nhiều người đã muốn tìm ý nghĩa cuộc đời nơi lý thuyết, sách vở, triết lý, thần học.. để rồi cuối cùng vẫn ngủ mê trong hàng núi tư tưởng. Điều quan trọng là dành nhiều thời gian nhìn trực tiếp vào tâm mình, trầm tư trong thinh lặng để khám phá cuộc sống đang biến chuyển linh động ngay trong giây phut hiện tại và tại đây, và cảm nghiệm niềm an bình, hạnh phúc đích thực.
MINH SƯ CHÍNH LÀ TÂM CỦA MÌNH
Một du khách xem xét chân dung các vị Minh Sư quá cố ở trong đền thờ và nói: "Còn có những Minh Sư nào ở trên đời này nữa không?"
Hướng dẫn viên trả lời: "Còn có một vị."
Du khách van nài được diện kiến vị Minh Sư đó và bắt đầu đặt câu hỏi: “Ngày nay người ta có thể tìm gặp những vị đại Minh-Sư ở đâu?"
Minh Sư la lên: "Này lữ khách!"
Du khách kính cẩn trả lời: "Thưa ngài!"
"ÔNG đang ở đâu vậy?"
Trước kia, tôi cũng mơ ước gặp một Minh sư biết bao, nhưng sau một thời gian mần mò đi tìm chân lý tôi mới chợt khám phá ra rằng, vị Minh sư không ở đâu xa, ngay trong ngôi nhà tâm linh của mình!
LÀM ĐỆ TỬ
Một khách hành hương muốn trở thành đệ tư,û Minh Sư nói với ông: "Bạn có thể sống với tôi, nhưng bạn đừng trở thành người theo tôi.”
“Như vậy, con sẽ theo ai?”
“Không theo ai hết. Ngày nào bạn theo một ai đó thì bạn hết theo Chân-Lý."
Thực ra, khởi đầu tôi phải tầm sư học đạo, phải chọn cho mình một Minh sư thí dụ Đức Giê-su, nhưng có một điều quan trọng là không phải lẽo đẽo theo Đức Giê-su khơi khơi; nhưng hãy nghiên cứu lời nói hành động và nhất là căn tánh của Ngài. Từ đó tập sống và khám phá ra căn tánh của mình...thì ra mình và Ngài giống y chang nhau. bời vì: Đấng thánh hoá là Đức Giê-su, và những ai được thánh hoá đều do một nguồn gốc... Bởi thế, Người đã phải nên giống anh em mình về mọi phương diện (Dt 2: 11, 17) Người đã tiền định cho họ nên đồng hình đồng dạng với Con của Người (Rm 8:29). Lúc đó Ngài với tôi là một, không còn chuyện đi theo nữa. Mà chỉ còn là Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi (Gl 2:20)
CẢM NẾM HƠN LÀ NÓI DÔNG DÀI
Trước khi xin làm đệ tử, thỉnh sinh muốn Minh Sư xác quyết đôi điều.
“Thầy có thể dạy bảo con về mục đích của nhân sinh không?"
“Thầy không thể.”
“Hay ít ra, thầy có thể dạy con về ý nghĩa cuộc đời chứ?”
“Thầy không thể.’
“Thầy có thể cắt nghĩa cho con bản chất sự chết và sự sống ở đời sau không?”
“Thầy không thể."
Khách hành hương ra về, lòng đầy khinh miệt. Đệ tử chán nản vì Minh Sư đã để lộ sự kém cỏi của mình.
Bằng một giọng dịu dàng, Minh-Sư giải thích như sau: "Tìm hiểu bản chất và ý-nghĩa cuộc sống để làm gì, nếu các con không bao giờ cảm nếm cuộc sống? Thầy mong muốn các con nên thưởng thức mẩu bánh của mình hơn là nói dông nói dài về cái bánh ấy."
Chúng ta thích suy niệm Lời Chúa rồi thảo luận sối nổi và đưa ra hết sứ điệp này tới sứ điệp khác.... Tháng sau lại tiếp tục thảo luận sối nổi và đưa ra hết sứ điệp này tới sứ điệp khác....
MINH SƯ Ở NGAY TRONG NHÀ MÌNH
“Con có thể trở thành đệ tử của thầy không?”
"Con chỉ là đệ tử vì mắt con nhắm nghiền lại. Ngày nào mắt con mở ra, con sẽ thấy rằng không có gì để con có thể học hỏi với thầy hay với bất cứ ai.”
“Như vậy Minh Sư để làm gì?”
“Để cho con thấy rằng không cần phải có Minh Sư."
TRUNG GIAN
Một khách hành hương hỏi một đệ tử: "Tại sao bạn cần tới Minh Sư?"
Đệ tử trả lời: "Để được đun nóng, nước cần tới một cái ấm để làm trung gian giữa nó với lửa."
Dù có minh sư hay không có minh sư, vấn đề quan trọng nhất vẫn là khao khát đi tìm thì chắc chắn sẽ gặp. tất nhiện là nếu có minh sư hướng dẫn có lẽ sẽ thuận lợi hơn.
KHAO KHÁT
Ngày nào cũng thế, đệ tử chỉ hỏi Minh Sư mỗi một câu: "Làm thế nào con gặp được Thượng Đế"
Và ngày nào Minh Sư cũng trả lời một câu giống nhau, đầy bí ẩn: "Bằng sự ước muốn.”
“Nhưng con ao ước Thượng Đế hết tâm-hồn! Vậy tại sao con không gặp được Ngài?"
Ngày kia, có dịp Minh Sư cùng đệ tử đó đi tắm trong một dòng sông. Ngài dìm đầu đệ tử xuống nước và cứ giữ như thế trong khi đệ tử đáng thương kia vùng vẫy một cách tuyệt vọng để cố thoát thân.
Hôm sau, Minh Sư bắt đầu gợi chuyện: "Tại sao con cố vùng vẫy như thế khi thầy dìm đầu con xuống nước?”
“Bởi vì con muốn hít thở không khí.”
“Khi con nhận lãnh ơn khao khát hít thở Thượng Đế cũng như con khao khát hít thở không khí thì con sẽ gặp gỡ Ngài."
Không chỉ khao khát mà còn phài tự mình đi tìm, mới gặp gỡ Thượng Đế.
ẨN NÚP
Minh Sư đã trở thành một huyền thoại trong khi còn sống. Chuyện kể rằng: ngày kia Chúa hỏi ý kiến như sau: "Cha muốn chơi trò cút bắt với loài người. Cha đã hỏi các thiên sứ chỗ nào tốt nhất để ẩn trốn. Có thiên sứ nói ở dưới đáy đại dương. Thiên-sứ khác nói ở trên đỉnh núi cao. Thiên sứ khác lại nói ở mặt tối phía sau mặt trăng hay ở một hành tinh xa xôi nào đó. Còn con, con đề nghị thế nào?"
Minh Sư thưa: "Xin Cha hãy ẩn núp trong tâm con người. Đó là nơi mà người ta ít nghĩ tới nhất!"
Thực vậy biết bao người đã mệt mỏi đi tìm Chúa ở khắp nơi, khắp chốn: triết lý. thần học, sách đạo đức.. trừ ở ngay tại tâm của mình.
“Con có thể trở thành đệ tử của thầy không?”
"Con chỉ là đệ tử vì mắt con nhắm nghiền lại. Ngày nào mắt con mở ra, con sẽ thấy rằng không có gì để con có thể học hỏi với thầy hay với bất cứ ai.”
“Như vậy Minh Sư để làm gì?”
“Để cho con thấy rằng không cần phải có Minh Sư."
TRUNG GIAN
Một khách hành hương hỏi một đệ tử: "Tại sao bạn cần tới Minh Sư?"
Đệ tử trả lời: "Để được đun nóng, nước cần tới một cái ấm để làm trung gian giữa nó với lửa."
Dù có minh sư hay không có minh sư, vấn đề quan trọng nhất vẫn là khao khát đi tìm thì chắc chắn sẽ gặp. tất nhiện là nếu có minh sư hướng dẫn có lẽ sẽ thuận lợi hơn.
KHAO KHÁT
Ngày nào cũng thế, đệ tử chỉ hỏi Minh Sư mỗi một câu: "Làm thế nào con gặp được Thượng Đế"
Và ngày nào Minh Sư cũng trả lời một câu giống nhau, đầy bí ẩn: "Bằng sự ước muốn.”
“Nhưng con ao ước Thượng Đế hết tâm-hồn! Vậy tại sao con không gặp được Ngài?"
Ngày kia, có dịp Minh Sư cùng đệ tử đó đi tắm trong một dòng sông. Ngài dìm đầu đệ tử xuống nước và cứ giữ như thế trong khi đệ tử đáng thương kia vùng vẫy một cách tuyệt vọng để cố thoát thân.
Hôm sau, Minh Sư bắt đầu gợi chuyện: "Tại sao con cố vùng vẫy như thế khi thầy dìm đầu con xuống nước?”
“Bởi vì con muốn hít thở không khí.”
“Khi con nhận lãnh ơn khao khát hít thở Thượng Đế cũng như con khao khát hít thở không khí thì con sẽ gặp gỡ Ngài."
Không chỉ khao khát mà còn phài tự mình đi tìm, mới gặp gỡ Thượng Đế.
ẨN NÚP
Minh Sư đã trở thành một huyền thoại trong khi còn sống. Chuyện kể rằng: ngày kia Chúa hỏi ý kiến như sau: "Cha muốn chơi trò cút bắt với loài người. Cha đã hỏi các thiên sứ chỗ nào tốt nhất để ẩn trốn. Có thiên sứ nói ở dưới đáy đại dương. Thiên-sứ khác nói ở trên đỉnh núi cao. Thiên sứ khác lại nói ở mặt tối phía sau mặt trăng hay ở một hành tinh xa xôi nào đó. Còn con, con đề nghị thế nào?"
Minh Sư thưa: "Xin Cha hãy ẩn núp trong tâm con người. Đó là nơi mà người ta ít nghĩ tới nhất!"
Thực vậy biết bao người đã mệt mỏi đi tìm Chúa ở khắp nơi, khắp chốn: triết lý. thần học, sách đạo đức.. trừ ở ngay tại tâm của mình.
MÁY MÓC
Ngày kia, Minh Sư hỏi đệ tử: "Điều nào quan-trọng hơn: minh triết hay hành động?"
Các đệ tử đều nhất trí trả lời: "Hành động dĩ nhiên rồi. Có ích lợi gì nếu sự minh triết không được thể hiện bằng hành động?"
Minh Sư đáp: "Và hành động có ích lợi gì nếu phát xuất từ một quả tim không thức giác?"
MÙ QUÁNG
“Con có thể trở thành đệ tử của thầy không?”
"Con chỉ là đệ tử vì mắt con nhắm nghiền lại. Ngày nào mắt con mở ra, con sẽ thấy rằng không có gì để con có thể học hỏi với thầy hay với bất cứ ai.”
“Như vậy Minh Sư để làm gì?”
“Để cho con thấy rằng không cần phải có Minh Sư."
HỒI HƯƠNG
Minh Sư bảo: "Có ba giai đoạn trong tiến trình tu đức đối với mỗi người: giai đoạn thể chất, giai đoạn tâm linh và giai đoạn thần linh."
Các đệ tử nôn nóng hỏi: "Giai đoạn thể chất là gì?”
“Đó là giai-đoạn mà người ta thấy cây cối là cây cối và núi non là núi non.
“Giai đoạn tâm linh là gì?”
“Đó là khi người ta nhìn sự vật một cách thâm sâu hơn - và rồi người ta nhận thấy cây cối không còn là cây cối nữa và núi non không còn là núi non nữa.”
“Và giai đoạn thần linh là gì?"
Minh Sư cười sảng khoái trả lời: "À! Đó là Giác Ngộ, khi cây cối trở lại cây cối và núi non trở lại núi non."
TRƯỞNG THÀNH
Một đệ tử suốt ngày cầu nguyện, Minh Sư bảo: "Chừng nào con mới thôi nương tựa vào Thượng Đế và đứng vững trên đôi chân của con?”
Đệ tử sửng sốt: "Nhưng chính thầy là người đã dạy chúng con nhìn lên Thượng Đế như một người Cha mà!”
“Chừng nào con mới hiểu được rằng người cha không phải là một kẻ để con có thể nương tựa mà là một kẻ giúp con vứt bỏ cái khuynh hướng tựa nương.”
TỈNH THỨC
“Có điều gì con có thể làm để được Thức Giác?”
"Không có điều gì, cũng như con không thể làm cho mặt trời mọc ban sáng được."
“Vậy thì những bài tập tu đức mà thầy truyền dạy, dùng để làm gì?”
“Để chắc chắn con không còn ngủ mê khi mặt trời bắt đầu mọc lên."
“Có điều gì con có thể làm để được Thức Giác?”
"Không có điều gì, cũng như con không thể làm cho mặt trời mọc ban sáng được."
“Vậy thì những bài tập tu đức mà thầy truyền dạy, dùng để làm gì?”
“Để chắc chắn con không còn ngủ mê khi mặt trời bắt đầu mọc lên."
TỚI ĐÍCH
“Con đường đưa tới thức giác khó hay dễ?"
"Cũng không khó, cũng không dễ.”
“Tại sao vậy?”
“Tại vì thức giác không thực hữu.”
“Vậy phải đi như thế nào để tới đích?”
“Không phải đi. Đó là một hành trình không có khoảng cách. Hãy dừng bước và các con sẽ tới."
"Cũng không khó, cũng không dễ.”
“Tại sao vậy?”
“Tại vì thức giác không thực hữu.”
“Vậy phải đi như thế nào để tới đích?”
“Không phải đi. Đó là một hành trình không có khoảng cách. Hãy dừng bước và các con sẽ tới."
KHÔNG CẦN NỔ LỰC
Có một người do dự dấn thân vào việc thăng tiến tâm linh vì sợ phải nỗ lực và từ bỏ; Minh Sư bảo người ấy:
"Phải cần đến bao nhiêu nỗ lực và từ bỏ để mở mắt ra mà nhìn thấy?"
"Phải cần đến bao nhiêu nỗ lực và từ bỏ để mở mắt ra mà nhìn thấy?"
BUÔNG THẢ
“Con phải làm gì để được thức giác?"
"Không làm gì hết."
“Sao lại không?”
“Tại vì không phải làm một điều gì mà người ta đạt tới thức giác. Thức giác xảy tới tự nhiên.”
“Vậy thì không bao giờ có thể đạt tới thức giác?”
“Ồ! Có chứ.”
“Bằng cách nào?”
“Bằng vô vi.”
“Và người ta phải làm gì để đạt đến vô vi?
“Người ta phải làm gì để thiếp ngủ và để thức giấc?"
"Không làm gì hết."
“Sao lại không?”
“Tại vì không phải làm một điều gì mà người ta đạt tới thức giác. Thức giác xảy tới tự nhiên.”
“Vậy thì không bao giờ có thể đạt tới thức giác?”
“Ồ! Có chứ.”
“Bằng cách nào?”
“Bằng vô vi.”
“Và người ta phải làm gì để đạt đến vô vi?
“Người ta phải làm gì để thiếp ngủ và để thức giấc?"
KHÁM PHÁ
"Xin thầy giúp con tìm thấy Thượng Đế."
"Không ai có thể giúp con được.”
“Tại sao vậy?”
“Cũng một lý do là không ai có thể giúp cá biển khám phá ra đại dương."
"Không ai có thể giúp con được.”
“Tại sao vậy?”
“Cũng một lý do là không ai có thể giúp cá biển khám phá ra đại dương."
ẨN DẬT
“Con sẽ giúp đỡ thế giới như thế nào?"
Minh Sư đáp: "Bằng cách tìm hiểu thế giới.”
“Và con sẽ tìm hiểu thế giới như thế nào?”
“Bằng cách xa lánh thế giới.”
“Như vậy con sẽ phục vụ nhân loại thế nào?”
“Bằng cách tìm hiểu chính con.”
THIỂN CẬN
Minh Sư nói với một đệ tử sống trên mây: "Nếu con biến thầy thành một người có thẩm quyền đối với con, thì con đã làm hại chính con, vì con không nhìn xem mọi việc bằng chính đôi mắt của con."
Và nghĩ một chút, ngài nói nhỏ nhẹ: "Con cũng làm hại thầy nữa, vì con không nhìn thầy đúng như con người thực của thầy."
Và nghĩ một chút, ngài nói nhỏ nhẹ: "Con cũng làm hại thầy nữa, vì con không nhìn thầy đúng như con người thực của thầy."
TRẤN ÁP
Minh Sư đã hôn mê từ nhiều tuần lễ và ở trong tình trạng thập tử nhất sinh. Ngày kia, thình lình mở mắt ra, ngài nhận thấy người đệ tử mà ngài quý mến đang ngồi bên cạnh.
Ngài hỏi nhỏ nhẹ: "Con không rời cạnh giường thầy chút nào phải không?”
"Thưa thầy, không. Con không thể nào rời được.”
“Tại sao vậy?”
“Vì thầy là ánh sáng đời con."
Minh Sư thở dài não nuột: "Con ơi, có phải thầy làm lóe mắt con rồi không, nên con đành không nhận ra ánh sáng ở trong con?"
Ngài hỏi nhỏ nhẹ: "Con không rời cạnh giường thầy chút nào phải không?”
"Thưa thầy, không. Con không thể nào rời được.”
“Tại sao vậy?”
“Vì thầy là ánh sáng đời con."
Minh Sư thở dài não nuột: "Con ơi, có phải thầy làm lóe mắt con rồi không, nên con đành không nhận ra ánh sáng ở trong con?"
CHẤP NHẬN
“Làm thế nào để tôi có thể trở thành một vĩ nhân như thầy."
Minh Sư đáp: "Tại sao phải trở thành một vĩ nhân? Thành nhân đã là một kỳ công vĩ đại rồi!"
Minh Sư đáp: "Tại sao phải trở thành một vĩ nhân? Thành nhân đã là một kỳ công vĩ đại rồi!"
TƯỞNG TƯỢNG
“Kẻ thù lớn nhất của thức giác là gì?"
"Là sự sợ hãi.”
“Và sự sợ hãi do đâu mà đến?”
“Do ảo tưởng.”
“Và ảo tưởng là gì?”
“Là tưởng rằng những bông hoa quanh mình là những con rắn độc.”
“Làm thế nào để con có thể đạt được giác thức?”
“Con hãy mở mắt để thấy.”
“Thấy gì?”
“Thấy rằng không có con rắn độc nào ở chung quanh con."
"Là sự sợ hãi.”
“Và sự sợ hãi do đâu mà đến?”
“Do ảo tưởng.”
“Và ảo tưởng là gì?”
“Là tưởng rằng những bông hoa quanh mình là những con rắn độc.”
“Làm thế nào để con có thể đạt được giác thức?”
“Con hãy mở mắt để thấy.”
“Thấy gì?”
“Thấy rằng không có con rắn độc nào ở chung quanh con."
SÁNG TẠO
Khi được hỏi lý do tại sao chính ngài lại từ chối tham gia tích cực công việc cách mạng xã hội, Minh Sư trả lời bằng câu ngạn ngữ đầy bí ẩn sau đây:
"Ta ngồi yên
Ta vô vi
Xuân vẫn đến
Cỏ vẫn mọc. »
ĐÔI NÉT VỀ TÁC GIẢ
LỜI MỞ ĐẦU
Anthony de Mello (1931-1987), một linh mục Dòng Tên người Ấn-Độ, đã có âm hưởng sâu xa khắp nhiều nơi trên thế giới. Ngài được xem như một trong những bậc thầy tu đức hiện đại, nổi tiếng vì những khóa linh thao và những buổi hội thảo liên quan đến sự giải thoát nội tâm.
Qua những mẩu chuyện ngắn, ngài mời độc-giả hãy có một cái nhìn khác biệt đối với vấn đề tu đức, một cái nhìn về thực tế, chứ không phải những diễn văn hay những điều xác tín.
Những sách của cha Anthony de Mello được ấn hành trong bối cảnh đa tôn giáo, nhằm mục đích giúp tín hữu mọi tôn giáo, kể cả người vô thần hay người theo thuyết bất khả tri, trong tiến trình học hỏi tâm linh. Chủ đích của tác giả không nhằm huấn giáo theo đức tin Công Giáo.
Tạp chí “Vida Nueva” (Đời Sống Mới) ở Madrid, Tây-Ban-Nha, ngày 12-09-1987 đã nhận xét như sau về cha Anthony De Mello:
"Cái gì đứng đằng sau hiện-tượng thành-công đó? Rất đơn-giản, đó là một sự biểu lộ lòng khao khát về tâm linh đang lan tràn khắp thế giới. Đó là một sự khao khát với những tính chất rất đặc biệt. Dân chúng không còn muốn thủ đắc những công thức có sẵn hay những thứ đạo đức vô vị của một thời xa xưa; những đường mòn đã thất bại trong việc đưa người ta đến chỗ thức giác tâm linh. Đó là một sự truy tầm khắc khoải, đôi khi mập mờ không định hướng, đối với một tầm nhìn có tính cách phóng khoáng hơn. Con người thời đại đang bị dun rủi vào hoàn cảnh thay đổi của một nền văn hóa có sẵn, tiên vàn mong muốn được biết mình là ai, cái gì đã giam hãm linh hồn mình, cái gì đã đứng vững trên con đường tiến bộ về tâm linh. Con người đó mong muốn tái khám phá Thượng Đế bên kia tất cả những gì đã tự đồng hóa với Thượng Đế qua bao năm tháng dài: những luật lệ, qui tắc, giáo thuyết phi nhập thể, những ngôn từ rất xa lạ với cuộc sống.
Đó là lý do tại sao cha Anthony de Mello đã nói rằng “nền tảng linh đạo có tính cách hung hãn của chúng ta đã tạo thành những nan đề cho chúng ta”, rằng “Chúa Giêsu Kitô đã bị làm ố danh bởi những gì đã được người ta nói về Ngài trên các tòa giảng” và rằng “thật là khó khăn để nhận ra một vị thánh vì ngài xem ra giống như mọi người khác”. Nói tóm lại, điều mà cha Anthony de Mello muốn nói với chúng ta là nếu chúng ta muốn làm cho Kitô-Giáo khả tín thì chúng ta cần phải thăm dò chiều sâu của tâm thức con người, vượt qua bên kia biên vực hiện tiền của chúng ta.
"Cái gì đứng đằng sau hiện-tượng thành-công đó? Rất đơn-giản, đó là một sự biểu lộ lòng khao khát về tâm linh đang lan tràn khắp thế giới. Đó là một sự khao khát với những tính chất rất đặc biệt. Dân chúng không còn muốn thủ đắc những công thức có sẵn hay những thứ đạo đức vô vị của một thời xa xưa; những đường mòn đã thất bại trong việc đưa người ta đến chỗ thức giác tâm linh. Đó là một sự truy tầm khắc khoải, đôi khi mập mờ không định hướng, đối với một tầm nhìn có tính cách phóng khoáng hơn. Con người thời đại đang bị dun rủi vào hoàn cảnh thay đổi của một nền văn hóa có sẵn, tiên vàn mong muốn được biết mình là ai, cái gì đã giam hãm linh hồn mình, cái gì đã đứng vững trên con đường tiến bộ về tâm linh. Con người đó mong muốn tái khám phá Thượng Đế bên kia tất cả những gì đã tự đồng hóa với Thượng Đế qua bao năm tháng dài: những luật lệ, qui tắc, giáo thuyết phi nhập thể, những ngôn từ rất xa lạ với cuộc sống.
Đó là lý do tại sao cha Anthony de Mello đã nói rằng “nền tảng linh đạo có tính cách hung hãn của chúng ta đã tạo thành những nan đề cho chúng ta”, rằng “Chúa Giêsu Kitô đã bị làm ố danh bởi những gì đã được người ta nói về Ngài trên các tòa giảng” và rằng “thật là khó khăn để nhận ra một vị thánh vì ngài xem ra giống như mọi người khác”. Nói tóm lại, điều mà cha Anthony de Mello muốn nói với chúng ta là nếu chúng ta muốn làm cho Kitô-Giáo khả tín thì chúng ta cần phải thăm dò chiều sâu của tâm thức con người, vượt qua bên kia biên vực hiện tiền của chúng ta.
Giáo Sư Đỗ Tấn Hưng chuyển ngữ Một Phút Minh Triết - Lm. Anthony de Mello, S.J |