VỊ THẦY GỐC
Câu hỏi:
Kính bạch Thầy! Con có một câu hỏi canh cánh bấy lâu, mong được Thầy từ bi chỉ dạy. Làm thế nào để nhận ra ai là vị Thầy gốc của mình (Thầy của mình từ nhiều kiếp trước)? Đâu là kết nối nghiệp mà mình phải theo (Thiền tông, Mật tông, hay Tịnh độ? Nếu là Mật tông thì theo dòng truyền thừa nào?). Con đang theo Mật tông nhưng vẫn băn khoăn không biết con đường mình đi có đúng với căn cơ, duyên nghiệp của mình hay không?
Con kính chúc Thầy luôn mạnh khỏe, an lạc!
Trả lời:
Theo thầy vị thầy gốc và muôn đời của mỗi người chính là tánh biết hay tánh giác của tâm. Ở trong con có đủ tất cả căn cơ duyên nghiệp phù hợp với con nhất, nên con không cần theo tông môn hệ phái nào cả. Đức Phật dạy rất đơn giản là cứ ngay nơi thân - thọ - tâm - pháp mà thấy ra thực tánh là được. Và Ngài khẳng định rằng: "Mình là nơi nương tựa của chính mình, không có nơi nương tựa nào khác, khi chính mình thuần tịnh, thì đó là nơi nương nhờ khó được". Vậy con cần gì phải phân vân đi tìm chỗ nương nhờ?
Hành đúng pháp mới là cách thờ tốt nhất
Ngày gửi: 15-10-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Khi Quy Y Tam bảo, đệ tử hứa nguyện đã quy y Tam Bảo thì không quy y các vị thần thánh - vốn vẫn còn trong luân hồi. Vì vậy, giờ con không đi lễ đình, đền nữa. Nhưng không biết phải ứng xử thế nào đối với bàn thờ đã lập ở nhà trước khi quy y Tam bảo. Mà thông thường, bàn thờ ở gia đình thì thường thờ ông bà tổ tiên hoặc thổ công, chúa đất. Con xin được Thầy chỉ dạy ạ. Con cảm ơn Thầy!
Trả lời:
Thờ Phật hay thờ gia tiên thực ra cũng chỉ để nhớ ơn và tỏ lòng tôn kính thôi, chứ thờ trong lòng và hành đúng pháp mới là cách thờ tốt nhất . Thờ Thần Hoàng, Thổ Địa cũng vậy, Thần Hoàng là người khai canh đầu tiên nơi mà mình đang ở, Thổ địa cũng vậy, kính trọng và nhớ ơn họ không có nghĩa là quy y. Ngay cả quy y Tam Bảo cũng để sống (hành động nói năng suy nghĩ) theo 3 đức sáng suốt, định tĩnh, trong lành của Phật Pháp Tăng chứ không phải là quy y gì cả.
Ốc Đảo Tự Thân
1. Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Mấy hôm trước, trong lúc tâm trạng rối bời, con đã viết thư cho Thầy nhờ Thầy cho con lời khuyên nhưng đến hôm nay con vẫn chưa nhận được thư Thầy. Trong thời gian con chờ thư Thầy cũng là lúc con học cách trở lại với chính mình. Những ngày qua con đã thấy tham, sân khởi lên trong con sau khi mỗi suy nghĩ khởi lên trước nó. Khi đó con nhìn thật sâu vào tâm thì suy nghĩ đó diệt ngay, chỉ còn cảm giác trên thân, con nhìn cảm giác, thì cảm giác cũng từ từ mất đi. Vậy mà lâu nay con đã thiếu tỉnh thức để những cảm giác, cảm xúc đánh lừa mình nên đau khổ. Những ngày qua những lời dạy chính yếu của Thầy lại hiện rõ trong tâm như nhắc nhở con phải quay về với thưc tại thân tâm để học bài học giác ngộ chứ việc học và nghe pháp thôi chỉ giúp con hiểu trên bề mặt ý thức. Đó mới là ý nghĩa đúng đắn của con người. Con chợt nhận ra, sự im lặng của Thầy là lời chỉ dạy con phải biết nương tựa vào bản thân mình. Con viết thư này để xin Thầy xá tội cho con. Con thành kính tri ân Thầy. Con mong Thầy thường được sức khỏe.
Trả lời:
Đúng rồi, rất tốt! Có những sự kiện con phải tự mình đối mặt mới thấy ra sự thật chứ không phải ỷ lại vào lời giải đáp của thầy, giống như con bướm phải tự mình phá cải vỏ nhộng của nó mới bay được tự do, nếu nó nhờ ai đó phá giúp thì dù ra được nó cũng không thể nào có đủ sức để tự mình cất cánh bay lên. Vậy là con đã học được một bài học thực tế vô cùng quý giá. Thật tuyệt vời, chúc mừng con!
Hành đúng pháp mới là cách thờ tốt nhất
Ngày gửi: 15-10-2012
Câu hỏi:
Thưa Thầy! Khi Quy Y Tam bảo, đệ tử hứa nguyện đã quy y Tam Bảo thì không quy y các vị thần thánh - vốn vẫn còn trong luân hồi. Vì vậy, giờ con không đi lễ đình, đền nữa. Nhưng không biết phải ứng xử thế nào đối với bàn thờ đã lập ở nhà trước khi quy y Tam bảo. Mà thông thường, bàn thờ ở gia đình thì thường thờ ông bà tổ tiên hoặc thổ công, chúa đất. Con xin được Thầy chỉ dạy ạ. Con cảm ơn Thầy!
Trả lời:
Thờ Phật hay thờ gia tiên thực ra cũng chỉ để nhớ ơn và tỏ lòng tôn kính thôi, chứ thờ trong lòng và hành đúng pháp mới là cách thờ tốt nhất . Thờ Thần Hoàng, Thổ Địa cũng vậy, Thần Hoàng là người khai canh đầu tiên nơi mà mình đang ở, Thổ địa cũng vậy, kính trọng và nhớ ơn họ không có nghĩa là quy y. Ngay cả quy y Tam Bảo cũng để sống (hành động nói năng suy nghĩ) theo 3 đức sáng suốt, định tĩnh, trong lành của Phật Pháp Tăng chứ không phải là quy y gì cả.
Ốc Đảo Tự Thân
1. Câu hỏi:
Kính thưa Thầy! Mấy hôm trước, trong lúc tâm trạng rối bời, con đã viết thư cho Thầy nhờ Thầy cho con lời khuyên nhưng đến hôm nay con vẫn chưa nhận được thư Thầy. Trong thời gian con chờ thư Thầy cũng là lúc con học cách trở lại với chính mình. Những ngày qua con đã thấy tham, sân khởi lên trong con sau khi mỗi suy nghĩ khởi lên trước nó. Khi đó con nhìn thật sâu vào tâm thì suy nghĩ đó diệt ngay, chỉ còn cảm giác trên thân, con nhìn cảm giác, thì cảm giác cũng từ từ mất đi. Vậy mà lâu nay con đã thiếu tỉnh thức để những cảm giác, cảm xúc đánh lừa mình nên đau khổ. Những ngày qua những lời dạy chính yếu của Thầy lại hiện rõ trong tâm như nhắc nhở con phải quay về với thưc tại thân tâm để học bài học giác ngộ chứ việc học và nghe pháp thôi chỉ giúp con hiểu trên bề mặt ý thức. Đó mới là ý nghĩa đúng đắn của con người. Con chợt nhận ra, sự im lặng của Thầy là lời chỉ dạy con phải biết nương tựa vào bản thân mình. Con viết thư này để xin Thầy xá tội cho con. Con thành kính tri ân Thầy. Con mong Thầy thường được sức khỏe.
Trả lời:
Đúng rồi, rất tốt! Có những sự kiện con phải tự mình đối mặt mới thấy ra sự thật chứ không phải ỷ lại vào lời giải đáp của thầy, giống như con bướm phải tự mình phá cải vỏ nhộng của nó mới bay được tự do, nếu nó nhờ ai đó phá giúp thì dù ra được nó cũng không thể nào có đủ sức để tự mình cất cánh bay lên. Vậy là con đã học được một bài học thực tế vô cùng quý giá. Thật tuyệt vời, chúc mừng con!
2. Câu hỏi: Thưa Thầy! Con có một số người bạn đã cùng con trải qua một thời gian dài trong khó khăn, đồng cam cộng khổ, giờ cuộc sống đã tạm ổn, vậy mà bạn ấy vì những lí do vô lý, mà rời xa con, vậy con phải làm sao cho đúng với lương tâm của mình? Nếu con không giữ lại có vẻ như vô tình quá, còn giữ lại thì như con đã ràng buộc bạn ấy chịu cực khổ cùng con, thì như vậy con thấy mình ích kỷ. Thưa Thầy con phải suy nghĩ như thế nào cho đúng? Con cảm đức Thầy!
Trả lời:
Con đừng suy nghĩ tính toán quá nhiều mà chỉ nên sống tuỳ duyên thuận pháp thôi. Lý lẽ không bao giờ phù hợp với sự vận hành tự nhiên của pháp.Giống như nước cứ tuỳ duyên mà chảy chứ không tính trước đường đi nước bước của mình, vậy mà nước không bao giờ thấy mình bị trở ngại, chịu tất cả mọi thứ mà tính nước vẫn trong. Con chỉ cần sống sáng suốt định tĩnh trong lành còn mọi chuyện cứ tuỳ duyên mà ứng, tùy cảnh mà an chứ đừng tìm một sự an toàn hay hoàn hảo lý tưởng nào. Lòng con hồn nhiên trong sáng thì vạn pháp đều an nhiên vô ngại.
3. Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có một số vấn đề thắc mắc sau, mong Thầy giải đáp giúp con:1/ Khi ngồi thiền rơi vào trang thái tâm yên tịnh rỗng rang và thấy ánh sáng chung quanh hoặc trước mặt, vậy đó là Tà Định hay Chánh Định ạ? Nếu rơi vào Tà Định thì con phải làm sao?
2/ Khi gặp trời mưa/bão mà ngồi thiền thì có nguy hiểm gì không ạ?
3/ Khi con thận trọng chú tâm quan sát, tâm con an tịnh giống như ngồi thiền, như vậy thì có tiếp nhận được năng lượng của vũ trụ không ạ?
Con cảm ơn Thầy ạ!
Trả lời:
1) Nếu nói thiền định chung chung thì trạng thái con đạt được là tốt. Ánh sáng là một trong những dấu hiệu ban đầu(ấn chứng) gọi là hỷ (pìti) rất tốt của những thiền chi trong định. Tà định có 2 loại: một là định có mục đích xấu (bất thiện), hai là định có mục đích tốt (tịnh hảo, thiện) vì vậy tà định không hoàn toàn có nghĩa xấu như nhiều người tưởng và xem là thiền bất chính của ma giáo. Chữ tà (micchà) ở đây chỉ có nghĩa là không đúng con đường minh sát, giác ngộ Niết-bàn thôi. Sai lầm của định này dù tốt hay xấu đều còn hữu vi, hữu ngã và tất nhiên là đính mắc vì vậy nó là trở ngại hàng đầu trong 10 phiền não chướng cho tuệ giác của thiền tuệ.
Chánh định là định đúng hướng với thiền tuệ, và đi chung trong thiền tuệ vì vậy chánh định mới đi đến Thánh định, một yếu tố trong Bát Thánh Đạo của bậc Thánh. "Tà định tốt" cũng có thể được xem là chánh định khi yếu tố tỉnh giác vẫn soi chiếu được những thiền chi để không bị rơi vào dính mắc và lầm tưởng đó là tuệ chứng. Nghĩa là khi chứng nghiệm qua những trạng thái định ấy tuệ tĩnh thức vẫn thầy rõ chứ không chấp lầm.
2) Nếu định tâm chỉ mới sơ cơ, ở mức tầm tứ hoặc mới vào cận định thì tiếng sấm sét có thể gây chấn động mạnh không tốt. Người sơ cơ thường quá cố gắng nên hơi bị căng thẳng do đó nên tránh tiếng động mạnh. Tâmđịnh cao và thiền Minh sát thì không sao.
3) Nếu tâm đã rỗng lặng trong sáng thì còn muốn thu năng lượng vũ trụ làm gì nữa.ữa? Tâm rỗng lặng trong sáng chính là năng lượng vũ trụ rồi nên chỉ phát năng lượng thôi chứ không cần thu. Chỉ có tâm định hữu vi hữu ngã và vị kỷ mới còn muốn thu năng lượng, một tâm rỗng lặng (vô vi, vô ngã), trong sáng thì chỉ vị tha nên phát chứ không thu mà không bao giờ cạn.
Trả lời:
Con đừng suy nghĩ tính toán quá nhiều mà chỉ nên sống tuỳ duyên thuận pháp thôi. Lý lẽ không bao giờ phù hợp với sự vận hành tự nhiên của pháp.Giống như nước cứ tuỳ duyên mà chảy chứ không tính trước đường đi nước bước của mình, vậy mà nước không bao giờ thấy mình bị trở ngại, chịu tất cả mọi thứ mà tính nước vẫn trong. Con chỉ cần sống sáng suốt định tĩnh trong lành còn mọi chuyện cứ tuỳ duyên mà ứng, tùy cảnh mà an chứ đừng tìm một sự an toàn hay hoàn hảo lý tưởng nào. Lòng con hồn nhiên trong sáng thì vạn pháp đều an nhiên vô ngại.
3. Câu hỏi:
Kính thưa Thầy, con có một số vấn đề thắc mắc sau, mong Thầy giải đáp giúp con:1/ Khi ngồi thiền rơi vào trang thái tâm yên tịnh rỗng rang và thấy ánh sáng chung quanh hoặc trước mặt, vậy đó là Tà Định hay Chánh Định ạ? Nếu rơi vào Tà Định thì con phải làm sao?
2/ Khi gặp trời mưa/bão mà ngồi thiền thì có nguy hiểm gì không ạ?
3/ Khi con thận trọng chú tâm quan sát, tâm con an tịnh giống như ngồi thiền, như vậy thì có tiếp nhận được năng lượng của vũ trụ không ạ?
Con cảm ơn Thầy ạ!
Trả lời:
1) Nếu nói thiền định chung chung thì trạng thái con đạt được là tốt. Ánh sáng là một trong những dấu hiệu ban đầu(ấn chứng) gọi là hỷ (pìti) rất tốt của những thiền chi trong định. Tà định có 2 loại: một là định có mục đích xấu (bất thiện), hai là định có mục đích tốt (tịnh hảo, thiện) vì vậy tà định không hoàn toàn có nghĩa xấu như nhiều người tưởng và xem là thiền bất chính của ma giáo. Chữ tà (micchà) ở đây chỉ có nghĩa là không đúng con đường minh sát, giác ngộ Niết-bàn thôi. Sai lầm của định này dù tốt hay xấu đều còn hữu vi, hữu ngã và tất nhiên là đính mắc vì vậy nó là trở ngại hàng đầu trong 10 phiền não chướng cho tuệ giác của thiền tuệ.
Chánh định là định đúng hướng với thiền tuệ, và đi chung trong thiền tuệ vì vậy chánh định mới đi đến Thánh định, một yếu tố trong Bát Thánh Đạo của bậc Thánh. "Tà định tốt" cũng có thể được xem là chánh định khi yếu tố tỉnh giác vẫn soi chiếu được những thiền chi để không bị rơi vào dính mắc và lầm tưởng đó là tuệ chứng. Nghĩa là khi chứng nghiệm qua những trạng thái định ấy tuệ tĩnh thức vẫn thầy rõ chứ không chấp lầm.
2) Nếu định tâm chỉ mới sơ cơ, ở mức tầm tứ hoặc mới vào cận định thì tiếng sấm sét có thể gây chấn động mạnh không tốt. Người sơ cơ thường quá cố gắng nên hơi bị căng thẳng do đó nên tránh tiếng động mạnh. Tâmđịnh cao và thiền Minh sát thì không sao.
3) Nếu tâm đã rỗng lặng trong sáng thì còn muốn thu năng lượng vũ trụ làm gì nữa.ữa? Tâm rỗng lặng trong sáng chính là năng lượng vũ trụ rồi nên chỉ phát năng lượng thôi chứ không cần thu. Chỉ có tâm định hữu vi hữu ngã và vị kỷ mới còn muốn thu năng lượng, một tâm rỗng lặng (vô vi, vô ngã), trong sáng thì chỉ vị tha nên phát chứ không thu mà không bao giờ cạn.
www.trungtamhotong.org
“Hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (attà-dìpàviharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attà-saranà), chớ y tựa một cái gì khác. Dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, chớ nương tựa một cái gì khác“.
Trong Tương Ưng III, 51, Ðức Phật xác định lời khuyên một lần nữa cho các đệ tử của mình lấy chánh pháp làm hòn đảo, lấy chánh pháp làm chỗ nương tựa: “Hãy sống, tự mình làm hòn đảo cho chính mình, này các Tỷ kheo, hãy nương tựa với chính mình, không nương tựa một ai khác. Hãy lấy pháp làm hòn đảo, hãy lấy pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một ai khác”.
Trong một bài kinh rất có danh tiếng, Kinh Kalamasutta (Tăng I, 213-216), Ðức Phật khuyên các đệ tử của Ngài hãy tin ở nơi mình, không tin một ai khác, tin ở nơi khả năng phán xét thiện ác của mình, chớ có tin vào một phương pháp nào khác...
(Trích " Hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi" HT Thích Minh Châu)