Hãy thực với bản thân mình


Hãy nhớ phải thực với bản thân mình. Làm thế nào? Ba điều phải ghi nhớ. Một, đừng bao giờ nghe bất kì ai, điều họ nói bạn phải là: bao giờ cũng hãy lắng nghe tiếng nói bên trong của mình, điều bạn muốn là vậy. Bằng không toàn thể cuộc sống của bạn sẽ bị phí hoài.
Cả nghìn lẻ một cám dỗ xung quanh bạn bởi vì nhiều người có đó rao bán chuyện của họ. Đó là siêu thị, thế giới này, và mọi người đều quan tâm tới việc bán cái của mình cho bạn; mọi người đều là người bán hàng. Nếu bạn nghe quá nhiều người bán hàng bạn sẽ phát điên. Đừng nghe ai cả, hãy nhắm mắt lại và nghe tiếng nói bên trong. Đó chính là thiền tất cả là gì: lắng nghe tiếng nói bên trong. Đây là điều đầu tiên.
Thế rồi điều thứ hai - nếu bạn đã làm điều thứ nhất chỉ thế thì điều thứ hai mới trở thành có thể: đừng bao giờ đeo mặt nạ. Nếu bạn giận, hãy giận. Điều đó là mạo hiểm, nhưng đừng mỉm cười, bởi vì điều đó là không thật. Nhưng bạn đã được dạy rằng khi bạn giận, hãy mỉm cười; thế thì nụ cười của bạn trở thành giả dối, mặt nạ,... chỉ là bài tập của môi, chẳng cái gì khác. Trái tim đầy giận dữ, chất độc, và môi mỉm cười - bạn trở thành hiện tượng giả tạo.
Thế rồi điều khác cũng xảy ra: khi bạn muốn mỉm cười bạn không thể mỉm cười được. Toàn thể cơ cấu của bạn bị lộn ngược bởi vì khi bạn muốn giận bạn lại không giận, khi bạn muốn ghét bạn lại không ghét. Bây giờ bạn muốn yêu; đột nhiên bạn thấy rằng cơ chế này không hoạt động. Bây giờ bạn muốn mỉm cười; bạn phải ép buộc điều đó. Thực sự trái tim bạn đầy nụ cười và bạn muốn cười to, nhưng bạn không thể cười to được, cái gì đó tắc nghẹn trong tim, cái gì đó tắc nghẹn trong họng. Nụ cười không tới, hay cho dù nó tới, nó là nụ cười rất nhợt nhạt và chết. Nó không làm bạn hạnh phúc. Bạn không sôi sục với nó. Nó không toả ra quanh bạn.
Khi bạn muốn giận, hãy giận. Chẳng có gì sai trong việc giận cả. Nếu bạn muốn cười, hãy cười. Chẳng có gì sai trong việc cười to. Dần dần bạn sẽ thấy rằng toàn thể hệ thống đang vận hành. Khi nó vận hành, thực sự, nó rù rù êm êm quanh mình, cũng như chiếc xe, khi mọi sự diễn ra tốt đẹp, nó chạy êm rù rù. Người lái xe yêu xe biết rằng bây giờ mọi sự đều vận hành tốt, có sự thống nhất hữu cơ - cái máy đang vận hành tốt. Bạn có thể thấy: bất kì khi nào máy móc của một người đang chạy tốt, bạn có thể nghe thấy tiếng rù rù quanh người đó. Người đó bước, nhưng bước đi của người đó có điệu vũ trong nó. Người đó nói, nhưng lời của người đó mang tính thơ ca tinh tế trong chúng. Người đó nhìn vào bạn, và người đó thực sự nhìn; nó không hờ hững, nó thực sự nồng nàn. Khi người đó chạm vào bạn người đó thực sự chạm bạn; bạn có thể cảm thấy năng lượng của người đó đi vào trong thân thể bạn, một luồng cuộc sống đang được truyền qua... bởi vì máy móc của người đó đang vận hành tốt.
Đừng đeo mặt nạ; bằng không bạn sẽ tạo ra việc vận hành sai trong máy móc của mình - các khối chắn. Có nhiều khối chắn trong thân thể bạn. Người đã từng đàn áp giận dữ, quai hàm của người đó trở nên bị chốt chặt. Tất cả giận dữ dồn lên quai hàm và rồi dừng lại ở đó. Tay người đó trở nên xấu. Chúng không có chuyển động duyên dáng của vũ công, không, bởi vì cơn giận đi vào ngón tay - và bị chốt lại. Hãy nhớ, giận dữ có hai nguồn cần được xả ra từ đó. Một nguồn là răng, nguồn kia là ngón tay: bởi vì mọi con vật, khi chúng giận dữ - chúng sẽ cắn bạn bằng răng hay chúng sẽ bắt đầu xé bạn bằng cẳng. Cho nên móng vuốt và răng là hai điểm từ đó giận dữ được xả ra.
Tôi có hoài nghi rằng bất kì chỗ nào giận dữ bị đàn áp quá nhiều, mọi người đều có rắc rối về răng. Răng của họ đi sai bởi vì quá quá nhiều năng lượng có đó và chẳng bao giờ được xả ra. Và bất kì ai đàn áp giận dữ đều sẽ ăn nhiều; người giận dữ bao giờ cũng sẽ ăn nhiều hơn bởi vì răng cần tập luyện nào đó. Người giận dữ sẽ hút thuốc nhiều hơn. Người giận dữ sẽ nói nhiều hơn; họ có thể trở thành người nói ám ảnh bởi vì, bằng cách nào đó, hàm cần luyện tập để cho năng lượng được xả ra chút ít. Và tay của người giận dữ sẽ trở nên sần sùi, xấu xí. Nếu năng lượng được xả ra chúng có thể trở thành bàn tay đẹp.
Nếu bạn đàn áp bất kì cái gì, trong thân thể có bộ phận nào đó, bộ phận tương ứng, với xúc động đó. Nếu bạn không muốn khóc, mắt bạn sẽ mất vẻ rực rỡ bởi vì nước mắt được cần tới; chúng là hiện tượng rất sống động. Thỉnh thoảng khi bạn kêu khóc, thực sự bạn đi vào trong nó - bạn trở thành nó - và nước mắt bắt đầu chảy xuống từ mắt bạn; mắt bạn được lau sạch, mắt bạn lại trở thành tươi tắn, trẻ trung, và trong trắng. Đó là lí do tại sao đàn bà có mắt đẹp hơn, bởi vì họ vẫn có thể khóc. Đàn ông đã đánh mất đôi mắt của mình bởi vì họ có khái niệm sai rằng đàn ông không nên khóc. Nếu ai đó, đứa con trai nhỏ khóc, ngay cả bố mẹ, người khác cũng đều nói, "Con làm gì vậy? Con có là kẻ yếu đuối không đấy?" Vô nghĩa làm sao, bởi vì Thượng đế đã cho bạn - đàn ông, đàn bà - cùng tuyến lệ. Nếu đàn ông không khóc, đáng ra sẽ phải không có tuyến lệ chứ. Toán học đơn giản. Sao tuyến lệ lại tồn tại trong đàn ông theo cùng tỉ lệ như chúng tồn tại trong đàn bà? Mắt cần kêu khóc, và điều thực sự đẹp là bạn có thể kêu và khóc toàn tâm.
Hãy nhớ, nếu bạn không thể kêu khóc toàn tâm, bạn cũng không thể cười được, bởi vì đó là cực khác. Những người có thể cười cũng có thể khóc; những người không thể khóc thì không thể cười được. Và đôi khi bạn có thể đã quan sát ở trẻ con: nếu chúng cười to và lâu, chúng bắt đầu khóc - bởi vì cả hai điều này được nối liền. Tôi đã nghe các bà mẹ nói với con mình, "Đừng cười quá nhiều; bằng không con sẽ bắt đầu khóc đấy." Thực sự đúng đấy, bởi vì hiện tượng là không khác - cùng năng lượng chuyển sang các cực đối lập.
Điều thứ hai: đừng dùng mặt nạ - hãy chân thực với bất kì giá nào.
Và điều thứ ba về tính đích thực: bao giờ cũng trong hiện tại - bởi vì mọi cái giả tạo đều đi vào hoặc từ quá khứ hoặc từ tương lai. Cái đã qua là đã qua rồi - đừng bận tâm về nó. Và đừng mang nó như gánh nặng; bằng không nó sẽ không cho phép bạn được đích thực với hiện tại. Và tất cả những cái còn chưa tới thì vẫn chưa tới - đừng bị bận tâm không cần thiết về tương lai; bằng không điều đó sẽ đi vào hiện tại và phá huỷ nó. Hãy chân thực với hiện tại, và thế thì bạn sẽ đích thực. Ở đây - bây giờ là đích thực.

Trích từ "Cân bằng thân tâm"



Sống bằng con tim đồng nghĩa với việc khám phá ý nghĩa của cuộc sống.
Trí óc là gì ? Nó là tất cả những gì bạn đã biết. Nó là quá khứ, là những điều đã qua đi. Trí óc chỉ là quá khứ được tích lũy, là ký ức. Con tim là tương lai; con tim luôn sống cùng niềm hy vọng, con tim luôn thuộc về tương lai. Trí óc nghĩ về quá khứ; con tim mơ về tương lai.
Tương lai vẫn chưa đến. Tương lai là một tiềm năng - nó sẽ đến, nó luôn đang trên đường đến. Liên tục mọi khoảnh khắc, tương lai trở thành hiện tại, và hiện tại trở thành quá khứ.
....
Cuộc sống không lắng nghe những lý luận của bạn; nó diễn ra theo cách của nó, không bị quấy nhiễu. Bạn phải lắng nghe cuộc sống.
Khi bạn bước vào cuộc sống, bạn trông thấy gì? Một cơn bão mạnh xuất hiện, những gốc cây to ngã quỵ. Lẽ ra chúng phải sống sót, theo lập luận của Charles Darwin, vì chúng là đối tượng mạnh khoẻ nhất, chắc chắn nhất. Bạn hãy nhìn một gốc cây cổ thụ, cao ba trăm foot, ba nghìn năm tuổi. Nó khiến bạn nghĩ ngay đến sự vững chắc và sức mạnh – nhưng sau cơn bão này, nó bị quật ngã và không còn sống nữa, mọi sức mạnh của nó biết mất. Bão tố luôn xuất hiện – vì bão tố bắt nguồn từ cái trọn vẹn và gốc cây này chỉ là một cá nhân.
Ngoài ra còn có các loại cây nhỏ và cỏ – khi cơn bão đến thì cỏ oằn mình xuống để nhường bước và cơn bão không thể gây hại cho cỏ. Cùng lắm thì cơn bão chỉ có thể gội sạch cỏ, chỉ thế thôi; mọi bụi bặm được cuốn đi. Cơn bão giúp cỏ được tắm gội và khi cơn bão qua đi, các loại cây nhỏ và cỏ lại vui đùa trong gió. Cỏ gần như không có gốc rễ, trẻ con có thể dễ dàng nhổ bật chúng lên, nhưng cỏ có thể đánh bại được cơn bão hùng mạnh. Điều gì đã xảy ra?
Cỏ đã hành động theo cách của Đạo, cách của Lão Tử và gốc cây to đã hành động theo cách của Charles Darwin. Gốc cây to này rất mạnh mẽ, nó cố gắng kháng cự, nó cố gắng thể hiện sức mạnh của nó. Nếu bạn cố gắng thể hiện sức mạnh của mình, bạn sẽ bị đánh bại. Hitler, Napoleon, Alexander là những gốc cây to lớn. Tất cả họ đều đã bị đánh bại. Những người hành động theo cách của Lão Tử là những loại cây nhỏ; không ai có thể đánh bại họ vì họ luôn sẵn sàng nhường bước. Làm sao bạn có thể đánh bại một người luôn nhường bước, một người luôn nói rằng: “Tôi đã bị đánh bại rồi” một người luôn nói rằng: “Thưa ngài, ngài xứng đáng là người chiến thắng, không cần phải tạo thêm rắc rối. Tôi là người bại trận.”? Ngay cả Alexander cũng cảm thấy vô ích trước một Lão Tử – không thể làm gì hơn. Điều đó đã xảy ra, thực sự đã xảy ra rằng…
Một nhà sư khất thực, tên gọi là Dandamis, xuất hiện vào thời của Alexander, khi Alexander đến Ấn Độ. Bạn bè của Alexander nói với ông khi ông sắp sửa đến Ấn Độ rằng khi quay về ông nên mang theo một nhà tu khất thực, vì các nhà tu khất thực chỉ sống tại Ấn Độ. Họ nói: “Chúng tôi muốn tận mắt trông thấy một nhà tu khất thực”.
Alexander mãi mê chiến đấu đến độ ông gần như quên bẵng đi việc này, nhưng khi ông quay về, khi gần đến biên giới Ấn Độ, ông chợt nhớ ra. Ông ra lệnh cho quân lính vào làng tìm kiếm xem liệu có nhà sư khất thực nào ở đó không. Tình cờ khi ấy Dandamis có mặt tại ngôi làng này, và người ta nói rằng: “Ngài đến rất đúng lúc. Có nhiều nhà sư khất thực, nhưng một nhà sư khất thực chân chính luôn rất hiếm hoi và ông ấy có mặt ở đây. Ngài có thể đến thăm ông ấy.”
Alexander bật cười và nói: “Lính của tôi sẽ đến bắt ông ấy. Tôi sẽ mang ông ấy về đất nước của mình.”
Dân làng nói: “Việc ấy sẽ không dễ…”
Alexander không tin thế – sao có thể khó được? Ông đã chinh phục nhiều hoàng đế và những nhân vật to lớn; với một nhà sự khất thực thì có khó khăn gì? Lính của ông đến gặp Dandamis, lúc này Dandamis đang ngồi khoả thân bên bờ sông. Họ nói: “Alaxander vĩ đại mời ông đồng hành về đất nước của Người. Ông sẽ có được bất kỳ thứ gì ông muốn. Ông sẽ trở thành khách mời đặc biệt của Hoàng gia.”
Nhà sư khoả thân bật cười lớn và nói: “Các người hãy nói với vua của các người rằng một người tự gọi mình là vĩ đại thì không thể vĩ đại được. Và không ai có thể đưa ta đi đâu cả – một nhà sư khất thực là người trôi dạt như những áng mây, trong sự tự do hoàn toàn. Ta không là nô lệ của bất kỳ ai.”
Họ nói: “Ắt hẳn ông đã nghe nói về Alexander, đó là người nguy hiểm. Nếu ông trái lệnh, ông sẽ bị chặt đầu!”
Alexander phải đích thân đến gặp Dandamis, vì quân lính tâu rằng: “Ông ấy là người phi thường, toả sáng, dường như có một cái gì đó rất lạ vây quanh ông ấy. Ông ấy trần truồng, nhưng ngài không cảm thấy rằng ông ấy trần truồng – sau đó ngài mới nhớ rằng ông ấy đã xuất hiện trong trạng thái trần truồng. Ông ấy mạnh mẽ đến mức khi ông ấy xuất hiện chúng ta có thể quên đi cả thế giới. Ông ấy là người Ngài nên gặp, nhưng có lẻ ông ấy sẽ gặp rắc rối, lão già tội nghiệp, vì ông ấy nói rằng không ai có thể đưa ông ấy đi đâu, rằng ông ấy không phải là nô lệ của bất kỳ ai.”
Alexander đến gặp Dandamis với thanh gươm trần trên tay. Dandamis bật cười lớn và nói: “Hãy vất thanh gươm của ngươi đi, ở đây nó trở thành vật vô dụng. Hãy tra nó vào vỏ. Nó trở thành vô dụng ở đây vì ngươi chỉ có thể chém lìa thân xác của ta, nhưng ngươi không thể chém lìa ta. Thế nên hãy tra nó vào vỏ; đừng trẻ con thế.”
Và truyện kể rằng đó là lần đầu tiên Alexander làm theo lệnh của người khác. Ông tra gươm vào vỏ và nói: “Ta chưa bao giờ gặp người nào đẹp đẽ thế này.” Và khi ông quay về trại của mình, ông nói: “Khó có thể giết một người đã sẵn sàng chết, việt giết chết ông ta trở thành việc vô nghĩa. Các ngươi có thể giết chết một người đang chiến đấu, vì việc giết chết hắn là có ý nghĩa; nhưng các ngươi không thể giết chết một người đã sẵn sàng chết và nói rằng, đây là đầu của ta, ngươi hãy cắt lấy nó”
Và Dandamis quả thực đã nói rằng: “Đây là đầu của ta, ngươi hãy cắt lấy nó. Khi đầu của ta rơi xuống, ngươi sẽ trông thấy nó lăn trên mặt đất và ta cũng sẽ trông thấy nó lăn trên mặt đất, vì ta không còn tồn tại ở thể xác của ta.”
Alexander đã phải nói với bạn bè của mình rằng: “Có nhiều nhà sư khất thực mà ta có thể mang về, nhưng đó không phải là những nhà sư khất thực chân chính. Sau đó ta tình cờ gặp một người thực sự phi thường – không ai có thể ép buộc ông ấy vì ông ấy không sợ chết. Khi một người không sợ chết, làm sao ta có thể ép buộc ông ấy làm điều gì?”
Chính sự lo sợ của bạn biến bạn thành một tên nô lệ. Khi bạn không lo sợ thì bạn không còn là một tên nô lệ nữa. Thật vậy, chính sự lo sợ của bạn biến bạn thành nô lệ của người khác trước khi họ cố gắng biến bạn thành nô lệ của họ.
Một người không lo sợ sẽ không sợ bất kỳ ai và cũng không khiến ai phải lo sợ mình. Sự lo sợ hoàn toàn biết mất.
....chỉ với những ai thật sự can đảm và không lo sợ, họ mới thật sự đang sống cuộc đời chính mình!

Trích trong tập sách “Osho – sống can đảm, sống thật với chính mình” của tác giả Osho
_________________

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét