Bồ Tát Đạo
Đức Phật cũng dạy các vị Thanh Văn chia ra nhiều hướng để truyền bá con đường giác ngộ, vì lợi ích chúng sinh, vì sự an lạc cho đời, thì Thanh Văn cũng có lòng vị tha vậy. Bồ Tát đích thực thì không có đeo hàm, không có đẳng cấp, không cần bất kỳ một nhãn hiệu nào. Vì người giác ngộ ví như mặt trời. Mặt trời thì chiếu sáng, đấy là chức năng tự nhiên của mặt trời.Những vị đã giác ngộ giúp khai ngộ cho người khác là điều tự nhiên, là chuyện đương nhiên.
Như vậy, ai tu hành đúng đắn theo đạo giác ngộ thì cũng đều là Bồ tát cả.
( Có người hỏi: )
- Người ta thường nói tu Thanh Văn khác, tu Bồ tát khác, chúng ta nên hiểu ra sao?
- Thật ra hồi nãy chúng ta đã nói rồi. Người nào đang tu đúng theo giáo Pháp của Đức Phật đều là Thanh Văn cả, và vì họ đang theo con đường giác ngộ nên cũng đều là Bồ tát cả. Nhưng Bồ tát có ba bậc: Bồ tát hạnh Thanh Văn, Bồ tát hạnh Đôc Giác và Bồ tát hạnh Toàn Giác. Cả ba bậc đều cùng tu ba-la-mật, đều giác ngộ giải thoát như nhau, đều có thể tướng dụng hoàn hảo, nhưng bậc thanh văn chủ về thể, bậc độc giác chủ về tướng, bậc toàn giác chủ về dụng. Như vậy nói ba bậc là nói theo dụng hạnh nhưng cùng một thể giải thoát đó là vô sanh. Vô sanh là bổn lai thanh tịnh, là ân đức A-la-hán của Chư Phật.
Ví như cùng tốt nghiệp bác sĩ nhưng người thì đi dạy y khoa, người thì đi chữa bệnh, người lại làm phòng thí nghiệm v.v., công dụng khác nhau nhưng cũng là bác sĩ.
- Xin hỏi vì sao thầy lại nói ai giác ngộ cũng đều là Thanh Văn cả?
- Đúng vậy. Ví như một ông bác sĩ đang dạy học thì gọi là giáo sư, còn những người học y khoa đang tốt nghiệp thì gọi là sinh viên bác sĩ. Sự thật ai cũng là bác sĩ cả mà một bên là bác sĩ thầy một bên là bác sĩ trò vậy thôi. Và ông bác sĩ giáo sư cũng đã từng là bác sĩ sinh viên chứ đâu phải tự nhiên mà có. Bác sĩ giáo sư ví như Phật Toàn Giác, bác sĩ sinh viên ví như Phật Thanh Văn. Người giác ngộ nhờ được người khác khai thị thì gọi là thanh văn giác. Chúng ta đều là những người đang học Phật Pháp, nhờ Phật Pháp khai ngộ, nhờ chư thầy tổ khải thị thì xấu hổ gì mà không dám nhận mình là thanh văn.
Các vị có đọc bài kinh Sambudhe (chư Phật Toàn Giác) không? Trong bài kinh có khẳng định rằng, bậc Toàn Giác hạnh trí tuệ như Đức Bổn Sư Thích Ca của chúng ta, đã từng nghe pháp của 512.000 vị Toàn Giác quá khứ và cuối cùng được 28 vị toàn giác thọ ký từ Phật Nhiên Đăng cho đến Phật Ca Diếp. Như vậy Phật Toàn Giác cũng đã từng nghe pháp(sāvaka) nghĩa là Thanh Văn. Bậc Toàn Giác có hạnh tinh tấn và đức tin lại còn học đạo kiểu Thanh Văn nhiều hơn gấp đôi gấp ba lần như vậy nữa.
Vậy đừng chấp danh từ, chúng ta không thể hiểu nổi mật hạnh Bồ tát làm Thanh Văn và Thanh Văn làm Phật đâu, đừng lạm bàn mà mang tội vô ích.
* Hành : Thực hành
* Thâm bát-nhã ba-la-mật-đa: phát xuất từ gambhirā paññā pāramitā tức là trí tuệ sâu xa đến bờ kia, trí tuệ đáo bĩ ngạn.
Trước hết ta hãy xem bài kệ của Đức Phật trong kệ Pháp Cú rồi so sánh với vài đoạn kinh văn trong Bát-nhã.
“Sabbe saṅkhārā aniccā’ti
Sabbe saṅkhārā ca dukkhā’ti
Sabbe dhammā anattā’ti
Yadā paññāya passati
Atha nibbindati dukkhe
Esa maggo visuddhiya”.
Nghĩa là:
Tất cả hành vô thường
Tất cả hành là khổ
Tất cả pháp vô ngã
Khi trí tuệ (bát-nhã) quán chiếu
Ắt thoát ly khổ não
Đó là thanh tịnh đạo”
Chẳng có điều gì trên thế gian là vô giá trị. Tất cả đều hoàn hảo. Không có bất cứ điều gì trong vũ trụ mà chúng ta phải loại ra hoặc thêm vào. Thật sự, chẳng có điều gì sai lệch.
Người ta đang đi tìm một sự hoàn hảo, tuy thế nó lại nằm trong sự sai sót nơi mà mọi người lầm lạc. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo nơi một vị thiền sư Phật giáo hoặc ở truyền thống Phật giáo, người này sẽ bị vỡ mộng vì nó. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo ở bất cứ ai, hoặc sự hoàn hảo nơi thân xác của một người, và những trạng thái tâm của một người... điều này không thể đạt được! Người ta không thể buộc tâm chỉ nghĩ đến những ý nghĩ tốt lành, hoặc luôn luôn từ bi bác ái, không có thù hận hoặc ác cảm.
Tâm giống như một tấm gương - nó phản chiếu. Như vậy những bậc có trí tuệ biết được phản chiếu là phản chiếu, và không phải là ngã (cái tôi). Những sự phản chiếu không làm hư hại chiếc gương chút nào. Chiếc gương có thể phản chiếu những điều cực kỳ xấu xa nhất nhưng không bị điều xâ`1u xa làm dơ bẩn. Và những sự phản chiếu sẽ thay đổi. Chúng vô thường.
Sự xấu xa nhất và dơ bẩn cũng đóng một vai trò quan trọng. Sân hận và những điều xấu xa trong tâm của một người giống như phân bón bốc mùi hôi hám. Nó không tốt đẹp và người ta không thích thú khi gần nó. Tuy thế nó thật sự mang lại nhiều nguồn dinh dưỡng tốt cho rễ cây để chúng sẽ trổ ra nhiều cành hoa xinh đẹp. Nếu người ta có thể xem xét phân bón và biết nó dùng cho việc gì, như vậy người ấy có thể đánh giá được giá trị của nó, thay vì nói “Ồ, hãy đem nó đi nơi khác! Tôi không cần nó cho bất cứ điều gì”.
Ngay cả sân hận là Dhamma (Chân lý), dạy chúng ta rằng nó là vô thường và vô ngã. Mọi việc đều đưa chúng ta đến chân lý tuyệt đối, nhờ thấy rằng bất cứ điều gì điều sanh rồi cũng diệt. Như vậy ngay những ý tưởng xấu xa nhất trong tâm của một người cũng như thế; nó đơn thuần là điều kiện thay đổi. Nếu một người không cưỡng lại được hoặc buông thả, nó khởi lên từ sự rỗng không và quay trở lại sự rỗng không. Nó hoàn hảo. Không có điều gì là sai lệch và đó là lý do tại sao không có gì để lo sợ.
Nếu một người cố gắng suy nghĩ ra những phương cách để thay đổi để mà thế giới sẽ thật hoàn hảo, người ta sẽ hết sức chua xót và thất vọng. Mọi người cảm thấy rất khó chịu khi tôi nói điều này, bởi vì họ nghĩ rằng tôi không làm gì cả. Điều gì cần phải làm, tôi sẽ làm. Điều gì không cần làm, tôi không làm.Chỉ duy điều này : Người ta làm điều thiện và tránh xa điều xấu. Đó là tất cả những gì mà tôi có thể gánh vác. Tôi không thể làm điều gì khác cho thế gian ngoài điều này. Khái niệm về thế gian sẽ thay đổi khi trí tuệ phát sinh từ trong bản thân của chúng ta. Rồi lúc ấy chúng ta sẽ nhìn thế giới theo bản chất thật của nó, đúng hơn là tin tưởng vào thế giới như chúng ta nghĩ nó là như thế.
Ajahn Sumedho
Tất cả hành vô thường
Tất cả hành là khổ
Tất cả pháp vô ngã
Khi trí tuệ (bát-nhã) quán chiếu
Ắt thoát ly khổ não
Đó là thanh tịnh đạo”
Thầy Viên Minh
Trích: Thực tại hiện tiền
Đi tìm Đức Phật
Ngài Ajahn Chah thường tỏ ra dễ dãi và cảm thông với những đệ tử xuất gia Tây phương thích đến rồi đi. Theo truyền thống, một thầy tỳ khưu mới tu phải ở với vị thầy đầu tiên ít nhất năm hạ rồi mới được ra đi làm một du tăng khất sĩ. Ajahn Chah thường nhắn nhủ đệ tử phải giữ gìn giới luật trong sạch. Giới luật là phần tối thiết yếu trong việc tu trì của một nhà sư. Phải nghiêm trì giới luật, ép mình trong khuôn khổ kỷ luật của thiền viện và của tăng đoàn. Nhưng một số nhà sư Tây phương, giống như trẻ được nuông chiều, đã được Ajahn Chah cho phép ra đi trước thời hạn để đến học với những vị thầy khác. Thông thường một vị sư ra đi là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải luyến lưu, nhung nhớ hay gây chút xáo trộn nào trong thiền viện. Đời sống trong giáo pháp trực tiếp, đầy đủ và trọn vẹn. Mỗi lần ngồi ở đâu Ajahn Chah đều nói, "Chẳng có ai đến và chẳng có ai đi."
Sau một năm rưỡi tu tập tại chùa Wat Pah Pong, một nhà sư Mỹ xin phép đến tu học với các thầy người Thái và Miến Điện khác. Một hai năm sau, nhà sư Mỹ trở về với nhiều mẩu chuyện về cuộc hành trình của mình gồm nhiều tháng hành thiền tích cực và một số kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Sau buổi tụng kinh lễ Phật chấm dứt, nhà sư Mỹ được đối xử bình thường như chẳng hề có chuyện ra đi. Sau buổi thảo luận Phật Pháp và hoàn tất mọi công việc thường nhật với các nhà sư và khách đến viếng thăm, Ajahn Chah hỏi nhà sư Mỹ xem thử nhà sư có tìm thấy giáo pháp gì mới lạ và hay ho không?
-- Không, mặc dù tôi đã học được nhiều điều mới trong khi hành thiền, nhưng thật ra, tất cả những điều đó đều tìm thấy ở Wat Pah Pong này. Giáo pháp luôn luôn ở ngay đây để mọi người thấy và thực hành.
Ajahn Chah cười nói:
-- A! Đúng vậy. Tôi đã từng nói với sư điều này trước khi sư đi, nhưng sư không hiểu đó thôi.
Nhà sư Mỹ sau đó đến cốc của Ajahn Sumedho, vị học trò đầu đàn người Tây phương của Ajahn Chah, và kể lại tất cả hành trình của mình, những điều hiểu biết mới và những thành quả lớn lao trong việc hành thiền. Sumedho yên lặng lắng nghe và chuẩn bị bình trà buổi chiều được pha bằng một vài loại cây rừng. Sau khi câu chuyện chấm dứt, Sumedho mỉm cười nói, "Vâng, thật kỳ diệu. Hãy để cho chúng trôi qua."
Cứ thế, những người Tây phương tiếp tục đến rồi đi, tất cả đều tự mình học những bài học này. Đôi lúc, trước khi họ lên đường, Ajahn Chah chúc họ đi thành công, nhưng thường thì nói vài câu trêu chọc họ.
Một nhà sư người Anh băn khoăn trong việc tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo, một vị thầy hoàn hảo, đến rồi đi, xuất gia rồi hoàn tục nhiều lần. Thấy thế, Ajahn Chah quở trách, "Nhà sư này đang tìm kiếm gì đây?" Ajahn Chah tuyên bố với toàn thể tăng chúng, "Con rùa có râu không? Quí vị nghĩ xem ông ta phải đi bao xa mới tìm thấy nó?"
Tệ hơn nữa, một vị sư Tây phương đến xin phép Ajahn Chah để đi, vì nhà sư thấy rằng việc thực tập với đời sống bó buộc của tu viện quá khó khăn, thấy quanh mình thật nhiều tệ hại, "Một số sư nói chuyện nhiều quá! Tại sao chúng tôi phải tụng kinh mới được chứ? Tôi cần nhiều thì giờ ngồi thiền một mình. Những vị sư cao hạ hơn, và ngay cả thầy nữa, chẳng chỉ vẽ gì cho người mới cả." Nhà sư nói trong nỗi thất vọng, "Ngay cả thầy cũng chẳng có vẻ gì là người giác ngộ cả. Thầy luôn luôn thay đổi. Lúc thì thật khó khăn, lúc thì như bất cần. Làm sao tôi biết thầy đã đắc đạo chưa?"
Ajahn Chah cười cởi mở khi nghe nhà sư người Anh nói thế. Vừa vui đùa, vừa chọc tức nhà sư trẻ, Ajahn Chah nói:
-- Cái hay là ở chỗ tôi không tỏ ra đã đắc đạo đối với sư. Bởi vì nếu như tôi giống khuôn mẫu người giác ngộ của sư, người giác ngộ lý tưởng phải làm những hành động như sư nghĩ thì sư vẫn dính mắc mãi vào việc tìm kiếm ông Phật ở bên ngoài. Ông Phật không ở ngoài, Phật ở ngay trong chính tâm của sư."
Nhà sư trẻ cúi đầu lạy Ajahn Chah, rồi trở về cốc để tìm ông Phật thật.
Thiền sư Ajahn Chah
Trích: Mặt hồ tĩnh lặng - Quyển 2
Ngài Ajahn Chah thường tỏ ra dễ dãi và cảm thông với những đệ tử xuất gia Tây phương thích đến rồi đi. Theo truyền thống, một thầy tỳ khưu mới tu phải ở với vị thầy đầu tiên ít nhất năm hạ rồi mới được ra đi làm một du tăng khất sĩ. Ajahn Chah thường nhắn nhủ đệ tử phải giữ gìn giới luật trong sạch. Giới luật là phần tối thiết yếu trong việc tu trì của một nhà sư. Phải nghiêm trì giới luật, ép mình trong khuôn khổ kỷ luật của thiền viện và của tăng đoàn. Nhưng một số nhà sư Tây phương, giống như trẻ được nuông chiều, đã được Ajahn Chah cho phép ra đi trước thời hạn để đến học với những vị thầy khác. Thông thường một vị sư ra đi là chuyện đương nhiên, chẳng có gì phải luyến lưu, nhung nhớ hay gây chút xáo trộn nào trong thiền viện. Đời sống trong giáo pháp trực tiếp, đầy đủ và trọn vẹn. Mỗi lần ngồi ở đâu Ajahn Chah đều nói, "Chẳng có ai đến và chẳng có ai đi."
Sau một năm rưỡi tu tập tại chùa Wat Pah Pong, một nhà sư Mỹ xin phép đến tu học với các thầy người Thái và Miến Điện khác. Một hai năm sau, nhà sư Mỹ trở về với nhiều mẩu chuyện về cuộc hành trình của mình gồm nhiều tháng hành thiền tích cực và một số kinh nghiệm đáng ghi nhớ. Sau buổi tụng kinh lễ Phật chấm dứt, nhà sư Mỹ được đối xử bình thường như chẳng hề có chuyện ra đi. Sau buổi thảo luận Phật Pháp và hoàn tất mọi công việc thường nhật với các nhà sư và khách đến viếng thăm, Ajahn Chah hỏi nhà sư Mỹ xem thử nhà sư có tìm thấy giáo pháp gì mới lạ và hay ho không?
-- Không, mặc dù tôi đã học được nhiều điều mới trong khi hành thiền, nhưng thật ra, tất cả những điều đó đều tìm thấy ở Wat Pah Pong này. Giáo pháp luôn luôn ở ngay đây để mọi người thấy và thực hành.
Ajahn Chah cười nói:
-- A! Đúng vậy. Tôi đã từng nói với sư điều này trước khi sư đi, nhưng sư không hiểu đó thôi.
Nhà sư Mỹ sau đó đến cốc của Ajahn Sumedho, vị học trò đầu đàn người Tây phương của Ajahn Chah, và kể lại tất cả hành trình của mình, những điều hiểu biết mới và những thành quả lớn lao trong việc hành thiền. Sumedho yên lặng lắng nghe và chuẩn bị bình trà buổi chiều được pha bằng một vài loại cây rừng. Sau khi câu chuyện chấm dứt, Sumedho mỉm cười nói, "Vâng, thật kỳ diệu. Hãy để cho chúng trôi qua."
Cứ thế, những người Tây phương tiếp tục đến rồi đi, tất cả đều tự mình học những bài học này. Đôi lúc, trước khi họ lên đường, Ajahn Chah chúc họ đi thành công, nhưng thường thì nói vài câu trêu chọc họ.
Một nhà sư người Anh băn khoăn trong việc tìm kiếm một cuộc sống hoàn hảo, một vị thầy hoàn hảo, đến rồi đi, xuất gia rồi hoàn tục nhiều lần. Thấy thế, Ajahn Chah quở trách, "Nhà sư này đang tìm kiếm gì đây?" Ajahn Chah tuyên bố với toàn thể tăng chúng, "Con rùa có râu không? Quí vị nghĩ xem ông ta phải đi bao xa mới tìm thấy nó?"
Tệ hơn nữa, một vị sư Tây phương đến xin phép Ajahn Chah để đi, vì nhà sư thấy rằng việc thực tập với đời sống bó buộc của tu viện quá khó khăn, thấy quanh mình thật nhiều tệ hại, "Một số sư nói chuyện nhiều quá! Tại sao chúng tôi phải tụng kinh mới được chứ? Tôi cần nhiều thì giờ ngồi thiền một mình. Những vị sư cao hạ hơn, và ngay cả thầy nữa, chẳng chỉ vẽ gì cho người mới cả." Nhà sư nói trong nỗi thất vọng, "Ngay cả thầy cũng chẳng có vẻ gì là người giác ngộ cả. Thầy luôn luôn thay đổi. Lúc thì thật khó khăn, lúc thì như bất cần. Làm sao tôi biết thầy đã đắc đạo chưa?"
Ajahn Chah cười cởi mở khi nghe nhà sư người Anh nói thế. Vừa vui đùa, vừa chọc tức nhà sư trẻ, Ajahn Chah nói:
-- Cái hay là ở chỗ tôi không tỏ ra đã đắc đạo đối với sư. Bởi vì nếu như tôi giống khuôn mẫu người giác ngộ của sư, người giác ngộ lý tưởng phải làm những hành động như sư nghĩ thì sư vẫn dính mắc mãi vào việc tìm kiếm ông Phật ở bên ngoài. Ông Phật không ở ngoài, Phật ở ngay trong chính tâm của sư."
Nhà sư trẻ cúi đầu lạy Ajahn Chah, rồi trở về cốc để tìm ông Phật thật.
Thiền sư Ajahn Chah
Trích: Mặt hồ tĩnh lặng - Quyển 2
Tất cả đều hoàn hảo
Người ta đang đi tìm một sự hoàn hảo, tuy thế nó lại nằm trong sự sai sót nơi mà mọi người lầm lạc. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo nơi một vị thiền sư Phật giáo hoặc ở truyền thống Phật giáo, người này sẽ bị vỡ mộng vì nó. Nếu một người đi tìm sự hoàn hảo ở bất cứ ai, hoặc sự hoàn hảo nơi thân xác của một người, và những trạng thái tâm của một người... điều này không thể đạt được! Người ta không thể buộc tâm chỉ nghĩ đến những ý nghĩ tốt lành, hoặc luôn luôn từ bi bác ái, không có thù hận hoặc ác cảm.
Tâm giống như một tấm gương - nó phản chiếu. Như vậy những bậc có trí tuệ biết được phản chiếu là phản chiếu, và không phải là ngã (cái tôi). Những sự phản chiếu không làm hư hại chiếc gương chút nào. Chiếc gương có thể phản chiếu những điều cực kỳ xấu xa nhất nhưng không bị điều xâ`1u xa làm dơ bẩn. Và những sự phản chiếu sẽ thay đổi. Chúng vô thường.
Sự xấu xa nhất và dơ bẩn cũng đóng một vai trò quan trọng. Sân hận và những điều xấu xa trong tâm của một người giống như phân bón bốc mùi hôi hám. Nó không tốt đẹp và người ta không thích thú khi gần nó. Tuy thế nó thật sự mang lại nhiều nguồn dinh dưỡng tốt cho rễ cây để chúng sẽ trổ ra nhiều cành hoa xinh đẹp. Nếu người ta có thể xem xét phân bón và biết nó dùng cho việc gì, như vậy người ấy có thể đánh giá được giá trị của nó, thay vì nói “Ồ, hãy đem nó đi nơi khác! Tôi không cần nó cho bất cứ điều gì”.
Ngay cả sân hận là Dhamma (Chân lý), dạy chúng ta rằng nó là vô thường và vô ngã. Mọi việc đều đưa chúng ta đến chân lý tuyệt đối, nhờ thấy rằng bất cứ điều gì điều sanh rồi cũng diệt. Như vậy ngay những ý tưởng xấu xa nhất trong tâm của một người cũng như thế; nó đơn thuần là điều kiện thay đổi. Nếu một người không cưỡng lại được hoặc buông thả, nó khởi lên từ sự rỗng không và quay trở lại sự rỗng không. Nó hoàn hảo. Không có điều gì là sai lệch và đó là lý do tại sao không có gì để lo sợ.
Nếu một người cố gắng suy nghĩ ra những phương cách để thay đổi để mà thế giới sẽ thật hoàn hảo, người ta sẽ hết sức chua xót và thất vọng. Mọi người cảm thấy rất khó chịu khi tôi nói điều này, bởi vì họ nghĩ rằng tôi không làm gì cả. Điều gì cần phải làm, tôi sẽ làm. Điều gì không cần làm, tôi không làm.Chỉ duy điều này : Người ta làm điều thiện và tránh xa điều xấu. Đó là tất cả những gì mà tôi có thể gánh vác. Tôi không thể làm điều gì khác cho thế gian ngoài điều này. Khái niệm về thế gian sẽ thay đổi khi trí tuệ phát sinh từ trong bản thân của chúng ta. Rồi lúc ấy chúng ta sẽ nhìn thế giới theo bản chất thật của nó, đúng hơn là tin tưởng vào thế giới như chúng ta nghĩ nó là như thế.
Ajahn Sumedho
Cuộc đời là một trường học
"Bạn sẽ phải học các bài học trong đời. Chúng ta đã đăng ký trọn thời gian trong một trường học không chính thức, được gọi là cuộc đời".
Toàn bộ cuộc đời của chúng ta là một trường học. Chúng ta học dưới mái trường này, từ lúc mới mở mắt lọt lòng cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã cõi đời. Mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong đời, mỗi âm thanh, mỗi hình ảnh, dù tốt dù xấu cũng đều chỉ là những bài học, không có một ngoại lệ nào cả. Nếu chúng ta có thể học hỏi từ nó, chúng ta sẽ trở nên ngày càng trí tuệ hơn. Nhưng để có thể học được các bài học từ trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, lại cần phải có chánh niệm. Nếu chúng ta thất niệm, đãng trí và với cái tâm chai cứng, nhẫn tâm thì sẽ không học được bài học nào cả và cũng chẳng có chút trí tuệ nào.
Cuộc đời là một trường học. Từ khi sinh ra đến lúc chết đi, chúng ta đều ở trong trường học đó. Mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong cuộc đời này, những thứ ta nghe, ta nhìn, dù xấu hay tốt cũng đều là các bài học. Nếu biết cách học bài, chúng ta sẽ có trí tuệ và tri kiến - song để học được những bài học này, chúng ta cần phải có chánh niệm. Sống phóng dật, lơ đễnh thì chúng ta sẽ chẳng học được gì cả.
Trẻ con đến trường, ngồi trong lớp mà mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ đâu đâu thì sẽ không nghe được thầy giáo đang giảng những gì, chúng sẽ không hiểu, không ghi nhớ được bài học - và rốt cuộc sẽ không học được bài. Trong cuộc đời, chúng ta luôn quay cuồng bận rộn, sống buông thả, hời hợt và đầy ảo tưởng mộng mơ, nên dù đã trải qua biết bao thăng trầm trong đời, nhưng rốt cuộc cũng chẳng học được bài học nào. Nếu chúng ta muốn học được nhiều bài học, thì phải thực hành cách sống chánh niệm thật nhiều - chúng ta phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh thức; đó là con đường duy nhất để học bài.
"Bạn sẽ phải học các bài học trong đời. Chúng ta đã đăng ký trọn thời gian trong một trường học không chính thức, được gọi là cuộc đời".
Toàn bộ cuộc đời của chúng ta là một trường học. Chúng ta học dưới mái trường này, từ lúc mới mở mắt lọt lòng cho đến tận khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã cõi đời. Mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong đời, mỗi âm thanh, mỗi hình ảnh, dù tốt dù xấu cũng đều chỉ là những bài học, không có một ngoại lệ nào cả. Nếu chúng ta có thể học hỏi từ nó, chúng ta sẽ trở nên ngày càng trí tuệ hơn. Nhưng để có thể học được các bài học từ trong một hoàn cảnh nhất định nào đó, lại cần phải có chánh niệm. Nếu chúng ta thất niệm, đãng trí và với cái tâm chai cứng, nhẫn tâm thì sẽ không học được bài học nào cả và cũng chẳng có chút trí tuệ nào.
Cuộc đời là một trường học. Từ khi sinh ra đến lúc chết đi, chúng ta đều ở trong trường học đó. Mọi thứ chúng ta trải nghiệm trong cuộc đời này, những thứ ta nghe, ta nhìn, dù xấu hay tốt cũng đều là các bài học. Nếu biết cách học bài, chúng ta sẽ có trí tuệ và tri kiến - song để học được những bài học này, chúng ta cần phải có chánh niệm. Sống phóng dật, lơ đễnh thì chúng ta sẽ chẳng học được gì cả.
Trẻ con đến trường, ngồi trong lớp mà mơ mộng, suy nghĩ vẩn vơ đâu đâu thì sẽ không nghe được thầy giáo đang giảng những gì, chúng sẽ không hiểu, không ghi nhớ được bài học - và rốt cuộc sẽ không học được bài. Trong cuộc đời, chúng ta luôn quay cuồng bận rộn, sống buông thả, hời hợt và đầy ảo tưởng mộng mơ, nên dù đã trải qua biết bao thăng trầm trong đời, nhưng rốt cuộc cũng chẳng học được bài học nào. Nếu chúng ta muốn học được nhiều bài học, thì phải thực hành cách sống chánh niệm thật nhiều - chúng ta phải luôn luôn chánh niệm, tỉnh thức; đó là con đường duy nhất để học bài.
Sayādaw U Jotika
Trích: Ngôi nhà chánh niệm
Trích: Ngôi nhà chánh niệm